Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp

Thoái Hóa Đốt Sống Lưng L4 L5: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh lý về xương khớp liên quan đến đốt sống L4 L5 đang có dấu hiệu bị suy yếu. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh. Việc chú ý phát hiện và áp dụng biện pháp điều trị từ sớm để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. 🟣 Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh gì? Cột sống của một người bình thường có tổng cộng 33 đốt xương, trong đó có: 7 đốt sống cổ đánh dấu từ C1 - C7. 12 đốt sống ngực, đánh dấu từ T1 - T12. 5 đốt sống lưng, đánh dấu từ L1 - L5. 5 đốt sống cùng, đánh dấu từ S1 - S5. Đống sống lưng L4 L5 nằm ở vị trí cuối cùng của cột sống thắt lưng. Nó có chức năng giúp nâng đỡ cơ thể đứng thẳng, làm phần thân trên chuyển động một cách nhịp nhàng. Đồng thời, phần đốt sống này cũng giúp con người có thể vận động theo các hướng và thực hiện các động tác cúi, gập, xoay, vặn mình,...Hiện tượng thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng suy yếu đốt sống và các đĩa đệm xung quanh. Theo đó, cấu trúc của cột sống cũng sẽ có những thay đổi, gây ra các cơn đau nhức, hạn chế khả năng hoạt động. Thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 là tình trạng đốt sống bị suy yếuVới chức năng nâng đỡ nên đốt sống lưng L4 L5 thường phải chịu áp lực lớn của thân trên nên vị trí này thường gặp nhiều tổn thương và các chấn thương nhất. Từ đó, dẫn đến hiện tượng thoái hóa. Thông thường, người bệnh sẽ bị thoái hóa ở cột sống lưng đầu tiên, dần dần mới lan sang các đốt sống khác. 🟣 Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, thường được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính là yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong (bệnh lý): Nguyên nhân từ yếu tố bên ngoàiCác yếu tố có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến đốt sống lưng L4 L5 là: Tuổi tác: Tuổi càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên sẽ diễn ra. Hiện tượng này không tránh khỏi bất cứ ai. Lúc này, các chức năng của xương khớp sẽ dần kém đi. Chính vì lý do này mà đối tượng mắc bệnh chính thường là người cao tuổi. Tính chất công việc: Người thường xuyên làm việc nặng, mang vác đồ nặng,... có thể khiến đốt sống lưng phải chịu nhiều áp lực dẫn đến tổn thương và lão hóa. Chấn thương: Các chấn thương ở vị trí đốt sống lưng có nguy cơ mắc thoái hóa cao hơn so với người bình thường. Khi bị chấn thương, người bệnh cần chú ý điều trị dứt điểm ngay. Lười vận động: Theo thống kê, tỷ lệ người mắc thoái hóa đốt sống lưng L4 và L5 chủ yếu rơi vào những người lười vận động hoặc ít vận động. Sở dĩ vậy bởi khi cột sống không hoạt động thường xuyên hoặc ngồi sai tư thế sẽ làm đẩy nhanh quá trình bị thoái hóa. Người thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể nặng sẽ tăng áp lực lên đốt sống lưng L4, L5, khiến cho đốt sống dễ bị tổn thương hơn. Người thường xuyên dùng chất kích thích: Dùng nhiều rượu bia, cà phê, thuốc lá,... có nguy cơ cao bị thoái hóa hơn những người bình thường. Nguyên nhân chính là do các chất kích thích tác động, cản trở quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến xương nhanh ị thoái hóa hơn. Mang vác vật nặng tạo áp lực lớn lên đốt sống lưngCác yếu tố bên trongCác yếu tố về bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng L4, L5: Bệnh hẹp cột sống. Các bệnh lý viêm nhiễm. Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5Bệnh phình đĩa đệm. Việc xác định đúng căn nguyên gây bệnh là rất cần thiết. Dựa trên yếu tố hình thành bệnh, các bác sĩ chuyên khoa mới có thể định hướng và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, giúp đẩy lùi bệnh toàn diện. 🟣 Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng L4 L5Khi bị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5, bạn thường sẽ cảm nhận được các triệu chứng cơ bản giống như các bệnh lý thoái hóa khác của xương khớp. Điển hình như:Đau nhức vùng thắt lưng: Đây là dấu hiệu đầu tiên của bệnh mà bất kỳ bệnh nhân nào cũng đều sẽ cảm nhận được. Hiện tượng đau nhức xảy ra do đốt sống L4 lệch về phía trước làm chèn ép dây thần kinh ở vùng thắt lưng. Khi mới khởi phát, cơn đau thường thoáng qua trong thời gian ngắn và biến mất. Dần dần, bệnh tiến triển nặng hơn sẽ xuất hiện những cơn đau dữ dội tại vị trí thắt lưng. Cơn đau lan rộng hơn: Ngoài vị trí thắt lưng, cơn đau dần sẽ lan rộng sang các vùng lân cận, đặc biệt là chân. Điều này khiến cho người bệnh không idd thẳng được, thậm chí nặng nhất có thể hạn chế vận động hoặc mất khả năng di chuyển. Giảm khả năng vận động: Các hoạt động đi đứng, cúi gập người,... đều có thể làm xuất hiện cơn đau ở vùng thắt lưng. Ngứa ra, tê bì: Khi các rễ thần kinh chèn ép sẽ gây nên tình trạng ngứa râm ran, tê và hơi châm chích tại vùng đốt sống thắt lưng L4, L5. Nó có thể lan dần xuống hông, đùi, đầu gối, bàn chân. Thực tế, các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 kể trên rất dễ nhầm lần với các bệnh lý xương khớp khác. Do đó, nếu phát hiện những biểu hiện trên, người bệnh nên đến các cơ sở thăm khám bệnh uy tín để được chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời, phù hợp. 🟣 Thoái hóa đốt sống lưng L4, L5 có nguy hiểm không? Các biến chứngĐốt sống lưng L4 L5 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống xương khớp của toàn bộ cơ thể. Nếu bị tổn thương hoặc thoái hóa mà không được phát hiện kịp thời, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Đau dây thần kinh tọa: Hình thành do gai xương xuất hiện ở đốt sống L4 L5 làm chèn ép lên dây thần kinh hông, gây tê bì, đau nhức và ngứa ran. Thoát vị đĩa đệm: Các đốt sống khi bị suy yếu sẽ gây áp lực lên vị trí đĩa đệm. Do đó, đĩa đệm bị mất đi độ đàn hồi, xuất hiện tình trạng nứt và chảy dịch nhầy ra bên ngoài. Bại liệt: Đây là biến chứng nặng nhất mà thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 có thể gây ra. Nó làm mất đi khả năng vận động của người bệnh nếu không kịp thời ngăn chặn. Một số biến chứng khác: Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các biến chứng như gù lưng, vẹo cột sống, biến dạng cột sống, rối loạn chức năng của dây thần kinh,... Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm🟣 Cách chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 Vì các triệu chứng của bệnh tương đối giống với đau dây thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm nên khá khó để khẳng định. Chính vì vậy, người bệnh cần tiến hành các chẩn đoán cụ thể để có những đánh giá chính xác nhất: Chụp X-quang: Qua hình ảnh X-quang, bệnh nhân sẽ phát hiện được gai xương, khoảng cách giữa các đĩa đệm và cột sống,... Chụp cộng hưởng từ MRI: Giúp hiển thị các hình ảnh một cách rõ ràng hơn X-quang. Nó sẽ thể hiện được các vị trí bị tổn thương của mô mềm quanh cột sống như đĩa đệm, dây chằng, dây thần kinh tọa,... Xét nghiệm máu: Thông qua xét nghiệm giúp phát hiện kịp thời có các rối loạn miễn dịch hay nhiễm trùng nào dẫn đến  đau nhức hay không. Để được chẩn đoán chính xác, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín với đầy đủ trang thiết bị để được xác định đúng bệnh và nguyên nhân hình thành. 🟣 Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 Thực tế, thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 hiện chưa có biện pháp nào có thể điều trị tận gốc bởi quá trình lão hóa xương khớp là tự nhiên. Tuy nhiên, có nhiều cách chữa có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.Dưới đây là một số cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 phổ biến:Sử dụng thuốc Tây y Một số loại thuốc Tây thường được các bác sĩ chỉ định trong đơn thuốc của người thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là: Thuốc giảm đau chống viêm: Một số thuốc có tác dụng từ nhẹ đến trung bình có thể kể đến như Paracetamol, Ibuprofen, Naproxen và một số loại thuốc thuộc nhóm NSAID khác. Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng giãn cơ bắp và các dây chằng bao quanh ở cột sống để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức. Thuốc giảm đau gây nghiện: Tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, làm giảm các cơn đau nhức ở nhiều mức độ khác nhau. Thuốc này có tác dụng giảm đau mạnh hơn nhưng cũng dễ gây ra tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng nếu chưa được bác sĩ chỉ định. Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Nhóm thuốc này tiêm trực tiếp vào màng cứng bên ngoài cột sống, giúp giảm viêm, giảm đau và giảm độ nhạy của sợi thần kinh. Thuốc Tây cho hiệu quả giảm triệu chứng bệnh nhanh chóngVật lý trị liệu Cách này giúp cải thiện tình trạng đau nhức hiệu quả và phục hồi các chức năng của xương khớp. Một số kỹ thuật vật lý trị liệu được áp dụng nhiều gồm: Kích thích điện: Sử dụng dòng điện có tần số thấp, kích thích và tác động trực tiếp lên dây chằng và cơ bắp. Các triệu chứng đau của bệnh sẽ được giảm thiểu đáng kể, đồng thời các chức năng vận động được phục hồi. Sử dụng tia hồng ngoại: Chiếu tia hồng ngoại lên vị trí đau ở đốt sống giúp dây chằng và cơ bắp được thư giãn, giảm tình trạng co thắt. Chườm nóng, chườm lạnh: Cách này tận dụng nhiệt độ để làm giảm đau nhức. Tuy nhiên, thường cách chườm chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Phẫu thuậtCách này thường được áp dụng trong trường hợp bệnh trở nặng, không đáp ứng với các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 đã được liệt kê ở trên. Mục đích của việc phẫu thuật là để cân bằng lại cấu trúc của cột sống, cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh. Một số thủ thuật phổ biến được dùng trong phẫu thuật thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là: Phẫu thuật cắt bỏ vi mô. Cắt bỏ laminectomy. Cắt bỏ nội soi. Cắt bỏ khớp mặt. Loại bỏ dịch nhầy. Ổn định cấu trúc cột sống lưng. Thay đĩa đệm nhân tạo. Phẫu thuật thay đốt sống. Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng l4 l5 Phẫu thuật tác động trực tiếp đến vị trí bị tổn thương, mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại dễ để lại nhiều biến chứng và rủi ro cao. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc khi lựa chọn phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống lưng L4, L5. 🟣 Những lưu ý để phòng bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tốt nhất Để phục vụ cho quá trình điều trị và phòng bệnh hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều sau: Kiểm soát cân nặng phù hợp, không để bị thừa cân, béo phì. Có chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh. Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc điều độ. Hạn chế mang vác nặng và làm việc sai tư thế. Cố gắng hạn chế để các chấn thương xảy ra. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như rau xanh, thịt trắng, cá, đậu, trứng,... Hạn chế dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ uống có ga, thức ăn nhanh,... Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là bệnh lý gây ra nhiều nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan với bệnh mà cần có biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Xem thêm:Thoái Hóa Khớp Ngón Tay: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều TrịTổng quan tất cả về bệnh thoái hóa khớp khuỷu tayThoát vị đĩa đệm cột sống cổ: "Tất tần tật" những điều cần biếtBệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Có nguy hiểm không?Thoát vị đĩa đệm L5 S1 | Tốt nhất nên điều trị sớm

[Giải đáp] Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

Đạp xe là bộ môn thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, người bị thoái thoái khớp gối có nên đạp xe không? Đối tượng này phải luyện tập như thế nào để mang lại hiệu quả và không gây chấn thương? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.Thoái hoá khớp gối có nên đạp xeLợi ích của việc đạp xeĐạp xe là môn thể dục lành mạnh, phù hợp với mọi lứa tuổi và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, bao gồm: ☛ Rèn luyện cơ bắp: Đạp xe tác động vào nhiều nhóm cơ trong cơ thể, tăng cường sức mạnh và độ bền bỉ của xương khớp. Đặc biệt, những tác động này thường ít gây căng thẳng và chấn thương hơn hầu hết các hình thức luyện tập thể thao khác. ☛ Ngăn ngừa bệnh tật: Đạp xe kích thích quá trình lưu thông máu và trao đổi chất, làm chậm sự thoái hóa của xương khớp cũng như các cơ quan khác. Đây là phương pháp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nguy hiểm như: viêm khớp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư… ☛ Cải thiện tinh thần: Đạp xe kích thích cơ thể sản sinh endorphin tự nhiên, giảm bớt căng thẳng, lo lắng và những suy nghĩ tiêu cực, tăng cường trí nhớ, sự tập trung, cải thiện giấc ngủ. ☛ Duy trì cân nặng hợp lý: Đạp xe hàng ngày với cường độ phù hợp giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể, kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa bệnh béo phì. ☛ Dễ tập luyện: Đạp xe là phương pháp luyện tập đơn giản, phù hợp với cả những người mới bắt đầu. Bạn có thể đạp xe với cường độ thấp sau khi chấn thương, phẫu thuật và tăng dần theo thời gian. ☛ Bảo vệ môi trường: Đạp xe là phương thức di chuyển tiện lợi, làm giảm lượng khí thải carbon vào môi trường. Sử dụng xe đạp thay cho những phương tiện giao thông khác là một cách bảo vệ môi trường hiệu quả.Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?Đau nhức là triệu chứng phổ biến nhất của căn bệnh này. Cơn đau thường tập trung ở đầu gối, có thể lan lên đùi, hông hoặc lan xuống cẳng chân, bàn chân và các đầu ngón chân. Đặc biệt, người bệnh thường cảm thấy đau hơn khi vận động và giảm dần lúc nghỉ ngơi. Do đó, nhiều người cho rằng đạp xe có thể khiến tình trạng thoái hóa khớp gối trở nên tồi tệ hơn. Trên thực tế, theo nghiên cứu, đạp xe đúng cách là một hình thức luyện tập phù hợp cho những đối tượng trên, mang lại nhiều tác dụng, bao gồm:Giảm đau: Đạp xe kích thích sản sinh endorphin tự nhiên trong cơ thể. Hoạt chất này có khả năng xoa dịu đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu.Làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối: Đạp xe thúc đẩy lưu thông máu và hấp thụ dưỡng chất khiến thoái hóa tại khớp gối diễn ra chậm hơn. Ngoài ra, hình thức luyện tập này còn kích thích sản sinh chất nhờn bôi trơn, giúp khớp trở nên linh hoạt và nhanh chóng phục hồi những vị trí bị tổn thương.Tăng khả năng vận động: Đạp xe thường xuyên giúp khớp gối và các cơ xung quanh luôn dẻo dai, tăng sức bền và khắc phục tình trạng co cứng. Từ đó, người bệnh dễ dàng hoạt động hơn.Giảm áp lực ở khớp gối: Đạp xe làm giảm lượng cholesterol xấu tồn tại trong khớp gối, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế áp lực mạnh dồn nén vào vị trí này.Do đó, người bị thoái hóa khớp gối nên đạp xe để cải thiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, quá trình luyện tập được thực hiện như thế nào còn tùy thuộc vào từng trường hợp:Thoái hóa khớp gối nhẹ: Người bệnh có thể bắt đầu luyện tập ngay lập tức với cường độ và tần suất phù hợp tùy thuộc vào khả năng của bản thân.Thoái hóa khớp gối có viêm: Bệnh nhân nên ưu tiên điều trị triệu chứng viêm, đến khi khỏi hẳn mới được tham gia bộ môn thể thao này.Thoái hóa khớp gối kèm sưng tấy nặng hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh nhân cần thời gian điều trị và nghỉ ngơi theo hướng dẫn của chuyên gia. Sau khi các triệu chứng đã được khắc phục, người bệnh đạp xe với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian giúp cải thiện hoạt động ở khớp gối.Đạp xe đúng cách giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối.Cách đạp xe đúng khi bị thoái hóa khớp gốiChuẩn bị trước khi đạp xeHiện nay, có hai hình thức đạp xe phổ biến là đạp xe trong nhà và đạp xe ngoài trời. Tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân: 1. Đạp xe trong nhà: Hình thức này đảm bảo an toàn cho người bị thoái hóa khớp gối nặng với khả năng giữ thăng bằng kém. Khi đạp xe trong nhà, người bệnh cần chuẩn bị một xe đạp cố định. Sản phẩm thường được thiết kế như xe đạp truyền thống, đặt trên một bệ cố định. Người bệnh nên chọn loại có tay cầm cao cho phép bạn ngồi thẳng hơn, không phải nghiêng người về phía trước, ít tác động vào cổ, lưng, đặc biệt là khi bạn bị thoái hóa cột sống.  Xe đạp cố định vô cùng tiện lợi giúp bạn có thể luyện tập bất cứ lúc nào.2. Đạp xe ngoài trời: Đạp xe ngoài trời giúp thay đổi không gian luyện tập, cải thiện tinh thần và tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể tốt hơn. Đầu tiên, người bệnh cần lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp với bản thân, giúp tối ưu phạm vi chuyển động của hông và đầu gối. Ngoài ra, dù lựa chọn bất kỳ hình thức luyện tập nào, bạn cần chuẩn bị thêm:Giày thể thao chuyên dụng có kích thước vừa chân, thường làm bằng cao su với độ đàn hồi và lực ma sát cao.Quần áo thể thao vừa vặn, ưu tiên chất liệu cotton mềm mại, thấm hút mồ hôi.Một số phụ kiện khác như găng tay, mũ bảo hiểm, dụng cụ bảo hộ đầu gối, bình nước...Trong quá trình đạp xeNgoài việc chuẩn bị đầy đủ những dụng cụ cần thiết, người bệnh cần thiết lập một lộ trình đạp xe phù hợp như sau: ☛ Bước 1: Bạn nên khởi động nhẹ nhàng để làm nóng các khớp xương trong khoảng 5 - 10 phút. ☛ Bước 2: Người bệnh bắt đầu đạp xe một cách chậm rãi trong 5 - 10 phút để cơ thể làm quen với bài tập. ☛ Bước 3: Tăng dần cường độ luyện tập sao cho phù hợp với thể lực của bản thân và không làm ảnh hưởng xấu đến khớp gối. Bên cạnh đó, tư thế đạp xe đúng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng:Bạn nên duy trì cột sống thẳng, hơi nghiêng người về phía trước, kéo bụng về phía lưng dưới, mở rộng thân và giữ cho phần ngực được nâng lên.Khung chậu phải ở tư thế trung lập, hai chân di chuyển lên xuống từ khớp hông, đồng thời đầu gối gập và mở rộng.Thở đều bằng bụng với khả năng sử dụng cơ hoành để đẩy nhanh không khí vào phổi. Cách này làm chậm nhịp thở, giảm tiêu hao năng lượng và tăng sức bền của cơ thể.Thời gian và cường độ đạp xe phù hợpTrong những ngày đầu tiên, người bệnh nên đạp xe 5 lần/tuần với 10 - 15 phút mỗi lần. Sau đó, người bệnh tăng dần thời gian luyện tập nhưng chú ý không nên quá 30 phút/lần. Thời điểm đạp xe thích hợp nhất là buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc buổi chiều tối mát mẻ, sau bữa ăn 2 - 3 giờ đồng hồ.Người bị thoái hóa khớp gối cần chú ý gì khi đạp xe?Như đã nói ở trên, đạp xe là hình thức luyện tập mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho người bị thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, các tổn thương có thể trở nên trầm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:Tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi bắt đầu để được hướng dẫn cách đạp xe và tần suất luyện tập phù hợp với bản thân.Thực hiện đúng kỹ thuật và tư thế khi đạp xe để hạn chế tối đa các chấn thương.Nếu có những dấu hiệu bất thường như đau nhức dữ dội hơn, sưng tấy ở đầu gối, người bệnh nên đến gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất để khám và có phương pháp xử lý kịp thời.Bên cạnh đạp xe, người bệnh có thể kết hợp thực hiện một số bài tập kéo giãn làm tăng độ dẻo dai và sức bền của khớp gối.Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và luyện tập phù hợp tạo điều kiện cho cơ xương khớp được thư giãn, phục hồi.Bổ sung đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày, đặc biệt là các hoạt chất tốt cho xương khớp như: canxi, vitamin D, acid béo omega-3…Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích như rượu, bia, không tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường, muối… vì chúng làm giảm chất lượng xương khớp.Uống đủ lượng nước trong ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.Viên xương khớp Khương Thảo Đan - Hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quảNgoài việc luyện tập thể thao đúng cách, người bị thoái hóa khớp gối cần tìm sản phẩm hỗ trợ điều trị giúp giảm đau, phục hồi khớp mà không mang lại tác dụng phụ trong thời gian dài sử dụng. Và sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trên, được chuyên gia và nhiều bệnh nhân tin dùng là viên xương khớp Khương Thảo Đan.Viên xương khớp Khương Thảo Đan phù hợp với những đối tượng sau:Người bị thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…Người bị đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh tọa, tê bì chân tay…Bài viết trên cung cấp những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?” Mong rằng với những kiến thức này kèm theo hướng dẫn điều trị của chuyên viên y tế, bạn có thể tự tin hơn trong hành trình luyện tập khắc phục bệnh lý trên. Nếu muốn được tư vấn thêm về các bệnh lý xương khớp, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1156 để gặp các chuyên gia. Xem thêm:[TỔNG HỢP] Bài tập thoái hóa cột sống đơn giản, hiệu quảThoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?Thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống lưng [có video hướng dẫn]11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóng


Hướng Dẫn Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Đơn Giản, Hiệu Quả Cao

Chữa thoái hóa cột sống hiện nay có rất nhiều cách khác nhau, mang lại cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, không phải cách nào cũng cho hiệu quả cao và an toàn. Vì vậy, người bệnh thoái hóa cột sống cần cẩn trọng trong việc lựa chọn giải pháp điều trị bệnh. Trong bài viết bên dưới sẽ tổng hợp các cách chữa bệnh thoái hóa cột sống tốt nhất, mời bạn đọc tham khảo. 🔷 Áp dụng bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống Chữa thoái hóa cột sống lưng bằng mẹo dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn. Đây thường là những cách do bà con truyền miệng từ đời này qua đời khác, sử dụng những cây thuốc có tác dụng điều trị thoái hóa ở quanh nhà. Cách này vừa dễ làm, tiết kiệm chi phí lại khá an toàn. 🔹 Cây nhàu - cách điều trị thoái hóa cột sống phổ biến Trong cây nhàu có chữa nhiều dược tính có tác dụng hoạt huyết, chỉ thống, điều kinh. Cây này được áp dụng nhiều trong các bài thuốc chữa xương khớp bởi có tác dụng điều trị cách chứng mỏi nhức khớp, đau lưng,... Cây nhàu giúp giảm đau thoái hóa cột sống hiệu quảCách sử dụng cây nhàu điều trị thoái hóa đốt sống lưng: Chuẩn bị khoảng 300g quả nhàu non, rửa sạch và thái mỏng, sao khô và hạ thổ. Dùng quả nhàu đã được hạ thổ ngâm cùng 2 lít rượu 40 độ, ngâm trong 2 tuần là có thể mang ra dùng. Mỗi ngày uống khoảng 30 - 40ml rượu ngâm, tần suất ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể. Với những người bị viêm thận, huyết áp thấp hoặc đang sử dụng thuốc hạ áp không được sử dụng bài thuốc này. 🔹 Cây dây đau xương chữa thoái hóa cột sống lưng hiệu quả Cây dây đau xương có tác dụng điều trị chứng đau nhức xương khớp, kháng viêm và kiểm soát cơn đau hiệu quả bởi khả năng ứng chế thần kinh trung ương và an thần. Bạn có thể dùng cây này chữa thoái hóa cột sống bằng hai cách dưới đây: Cách 1: Dùng 1 lít rượu trắng ngâm với một lượng dây đau xương đã rửa sạch, giã nát. Sau đó, mang đi sao nóng và đắp lên vùng cột sống bị thoái hóa khoảng 15 phút mỗi lần. Cách 2: Dùng 30g nhục quế, 50g vỏ cây ô môi, dây đau xương và cốt toái bổ mỗi loại 100g. Sử dụng các nguyên liệu trên để ngâm với rượu nếp trắng trong khoảng 20 ngày và mang ra uống mỗi ngày khoảng 30 - 40ml. 🔹 Cách điều trị thoái hóa cột sống lưng bằng gừng tươiGừng có vị cay nồng, tính ấm có tác dụng tán hàn, giảm các triệu chứng đau nhức do phong hàn xâm nhập vào cơ thể. Ứng dụng gừng chữa bệnh xương khớp sẽ giúp cải thiện sưng đau, giảm tình trạng cứng khớp, phục hồi chức năng vận động nhanh chóng. Cách sử dụng gừng chữa thoái hóa cột sống: Chuẩn bị một củ gừng tươi và hành tím đã rửa sạch, giã nát và trộn chung với khoảng 30g bột mì. Cho hỗn hợp trên lên chảo sao nóng và đổ ra miếng vải mỏng, chườm lên đúng vừng cột sống bị đau nhức. Mỗi ngày thực hiện một lần, kiên trì trong vòng khoảng 4 ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng thoái hóa cột sống thuyên giảm rõ rệt. Gừng tươi là nguyên liệu dễ tìm, có tác dụng giảm đau, kháng viêmNhìn chung, các bài thuốc dân gian nêu trên đều rất dễ thực hiện và có cho tác dụng giảm đau thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên tự ý dùng khi chưa biết cách. Đồng thời, hàm lượng dược tính có trong các cây thuốc nam không cao nên khi áp dụng cách này chỉ giúp giảm đau chứ không thể điều trị được bệnh tận gốc. 🔷 Tây y chữa thoái hóa cột sống được người bệnh ưa chuộng Có thể nói, chữa thoái hóa cột sống bằng tây y là liệu pháp được nhiều người bệnh lựa chọn hiện nay bởi tác dụng mang lại nhanh chóng, tiện lợi. Tuy vậy, tây y lại chưa thật sự có loại thuốc nào có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn bệnh thoái hóa cột sống mà chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, ngăn chặn phần nào tiến triển của bệnh. Thậm chí, nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây hại cho cơ thể và tốn kém. Tây y có một số cách điều trị bệnh như sau: 🔹 Sử dụng thuốcCách chữa thoái hóa cột sống bằng Tây y có thể dùng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Dựa trên tình trạng bệnh mà các bác sĩ có chuyên môn sẽ lên liệu trình thuốc phù hợp. Các loại thuốc được dùng nhiều nhất với người thoái hóa cột sống là: Thuốc giảm đau paracetamolThuốc kháng viêm loại Ibuprofen, Aspirin,... Thuốc bổ sung, tăng cường sức khỏe như Glucosamine, Chondroitin sulfate,... Thuốc Tây giúp giảm đau nhanh chóng nhưng không cắt đứt được bệnh hoàn toànTrong quá trình sử dụng thuốc Tây, bệnh nhân cần đặc biệt tuân thủ theo liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc bởi có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 🔹 Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống Với trường hợp bệnh nặng, tiến triển phức tạp và không đáp ứng các loại thuốc hỗ trợ điều trị, Tây y có giải pháp là phẫu thuật. Thông thường, các trường hợp cụ thể được chỉ định phẫu thuật là người bị lỗi đĩa đệm, bao xơ chưa bị rách, thoái hóa độ I, II. Phẫu thuật có nhiều cách khác nhau về kỹ thuật, công nghệ và chi phí, cụ thể: Mổ nội soi. Mổ mở hoặc mổ qua ống banh. Khi phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống, người bệnh chắc chắn sẽ tốn nhiều chi phí hơn. Đồng thời, thời gian phục hồi cơ thể và xương khớp sau phẫu thuật cũng lâu hơn. 🔷 Sử dụng thực phẩm chức năng chữa thoái hóa cột sống Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị thoái hóa cột sống rất tốt. Đặc biệt, khác với dùng thuốc, người bệnh có thể yên tâm rằng thực phẩm chức năng không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, cách này cũng cần sự kiên trì và tương đối tốn kém. Một số dòng thực phẩm chức năng tốt cho người thoái hóa cột sống là: 🔹 Khương Thảo Đan Nói  về độ an toàn và lành tính, chắc chắn không thể bỏ qua sản phẩm chăm sóc sức khỏe Khương Thảo Đan. Sản phẩm này được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên như Độc hoạt, Tang ký sinh, Ngưu tất,... đặc biệt có thành phần KGA1 và Collagen type II.  Khương Thảo Đan là thực phẩm chức năng có tác dụng mạnh trong điều trị thoái hóa cột sốngBẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂYThành phần sản phẩm tác động theo cơ chế “Dẫn đúng điểm, đánh trúng đích”, Khương Thảo Đan có tác dụng giảm đau, chống viêm và phục hồi thoái hóa khớp hiệu quả. Cụ thể: Hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp. Hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp diễn ra. Giảm đau nhức xương khớp, giảm triệu chứng viêm khớp, thoái hóa cột sống. Bởi độ an toàn và lành tính cao, sản phẩm này có thể sử dụng với mọi đối tượng người bệnh bị thoái hóa cột sống.🔹 Viên uống Bi-Jcare hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống Đây là viên uống nổi tiếng có khả năng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của thoái hóa cột sống. Thành phần chính gồm có Glucosamine HCL, MSM, Hyaluronic acid (HA), Collagen tuýp 2,... Công dụng của viên uống Bi-Jcare: Giảm tình trạng đau cơ khớp do thoái hóa cột sống gây ra. Tăng khả năng hấp thụ canxi vào xương, hỗ trợ bền khớp và cải thiện chức năng vận động. Tăng dịch khớp, giúp bôi trơn các sụn và cải thiện hoạt động đi - đứng - ngồi linh hoạt hơn. 🔹 Viên uống Glucosamine Orihiro Viên uống này có nguồn gốc xuất xứ từ Nhật Bản, được người tiêu dùng tại Việt Nam đánh giá cao về công dụng. Thành phần chính của viên uống gồm có Chondroitin, MSM, Vitamin B, Collagen thủy phân, mầm đậu nành,... Viên uống Glucosamine Orihiro của Nhật Công dụng của viên uống Glucosamine Orihiro: Bổ sung hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Kích thích sản xuất chất nhầy, tăng khả năng vận động và tái tạo sụn khớp. Đẩy lùi tình trạng thoái hóa cột sống do làm việc năng hoặc ngồi không đúng tư thế. 🔷 Đông y chữa thoái hóa cột sống Các giải pháp từ Đông y cũng cho hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống cao. Bạn có thể dùng các bài thuốc điều trị hoặc ứng dụng vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt để cải thiện bệnh này. 🔹 Các bài thuốc Đông y chữa thoái hóa cột sống Bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau bệnh thông qua đường uống, đắp hoặc xông hơi. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến hàng đầu: Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang giúp điều trị bệnh thoái hóa cột sống ở thể hàn thấp pháp trị khu phong tán hàn, lợi thấp, thông kinh lạc. Bài thuốc Gia vị nhị diệu tán dành cho thể thấp nhiệt, thanh nhiệt lợi thấp. Bài thuốc Thận thống trục ứ thang áp dụng cho bệnh nhân thể huyết ứ, pháp trị hoạt huyết, thông ứ, lý khí trị đau.Bài thuốc Bát vị kiện cân dành cho người thận dương hư, bổ thận trợ dương. 🔹 Châm cứu điều trị thoái hóa cột sống Biện pháp này sử dụng kim châm tác động vào các huyệt đạo vùng cột sống giúp kích thích hệ cơ giãn nở. Từ đó, giúp cho lực chèn ép lên hệ rễ thần kinh được giảm bớt, các cơn đau cũng vì thế là thuyên giảm. Những huyệt đạo thường được châm cứu khi bị thoái hóa cột sống gồm có: Thoái hóa cột sống cổ: Huyệt kiên tỉnh, cự cốt, kiên ngung, khúc trì và phòng trì. Thoái hóa cột sống lưng: Huyệt thận du, đại trường du, khí hải du, hoàn khiêu, ủy trung, thừa phủ, thừa sơn, dương lăng tuyền. Châm cứu giúp vị trí thoái hóa cột sống được lưu thông máu, giảm đau hiệu quả🔹 Xoa bóp bấm huyệtPhương pháp này sử dụng lực tay tác động đến huyệt vị giúp kích thích lưu thông máu để hồi phục thể chất cơ thể. Trong quá trình xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống, thầy thuốc sẽ tác động vào các huyệt vị sau: Thận duKhí hải duỦy trung Đại trường du. Ngoài các liệu pháp trên, trong Đông y còn ứng dụng cấy chỉ và thủy châm trong chữa trị bệnh thoái hóa cột sống. Các cách này cần kết hợp với y học hiện đại để thực hiện, giúp mang lại hiệu quả được tối ưu nhất. 🔷 Kết luận Nhìn chung, các cách chữa thoái hóa cột sống vô cùng đa dạng, người bệnh có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau. Tuy nhiên, không nên chọn theo cảm tính mà cần dựa theo sức khỏe bản thân cũng như mức độ bệnh của mình. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để được tư vấn, định hướng giải pháp phù hợp, an toàn và hiệu quả đạt được tốt nhất. Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp tương đối khó phát hiện nên người bệnh cần tạo thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm nhận biết bệnh kịp thời. Từ đó, chữa thoái hóa cột sống cho hiệu quả và bền vững hơn. Xem thêm:Gai Cột Sống Cổ Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều TrịThoái hóa khớp vai có triệu chứng gì? Cách điều trị hiệu quảGai cột sống bẩm sinh | Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh bệnhĐừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhTổng hợp hình ảnh thoái hóa cột sống theo từng vị trí

Đừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh

Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là tình trạng đốt sống cổ bị thoái hóa ở mức độ nguy hiểm. Bệnh lý này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Vậy, thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị nó ra sao? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh (Ảnh minh hoạ)Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là gì?Có thể hiểu, thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là tình trạng phần cột sống cổ bị tổn thương lệch khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày sẽ dẫn tới xơ hóa, mất đi chức năng dẫn truyền điện tích, từ đó gây ra những cơn đau dữ dội vùng cổ, vai gáy và thậm chí còn lan xuống hai cánh tay.Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh nào?Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa đốt sống cổ thường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh cổ và dây thần kinh cánh tay. Các triệu chứng và dấu hiệu của sự chèn ép phụ thuộc vào vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng.Thoái hóa đốt sống cổ thường chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tayThoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh cổỞ cổ có hệ thống dây thần kinh quan trọng đi từ não tới các cơ quan khác trong cơ thể. Do vậy, khi đốt sống cổ bị thoái hóa rất dễ gây tổn thương đến những dây thần kinh này. Một số dấu hiệu phổ biến khi dây thần kinh cổ bị chèn ép bao gồm:Đau nhức, tê mỏi ở vùng cổ, vai gáy và bả vai.Cơn đau có thể lan xuống cánh tay và gây khó khăn khi vận động.Đau đớn dữ dội dẫn tới mệt mỏi kéo dài và suy nhược cơ thể.Thoái hóa đốt sống cổ chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tayỞ cổ, các dây thần kinh liên kết chặt chẽ và phức tạp với nhau để hỗ trợ cảm giác cũng như hoạt động ở cánh tay. Vì vậy, khi dây thần kinh bị chèn ép sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cánh tay, bắp tay, cổ tay và cả các ngón tay. Các dấu hiệu nhận biết chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tay bao gồm:Đau nhức và ngứa ngáy cánh tay.Tê tay.Khó cầm nắm đồ vật.Cánh tay mất đi sự linh hoạt bình thường.Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhTheo một số nghiên cứu, tình trạng dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ có thể liên quan đến các nguyên nhân như:– Sự thoái hóa: Người trung niên ở độ tuổi từ 40 - 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao nhất. Ở giai đoạn này, quá trình lão hóa xương khớp bắt đầu được đẩy nhanh dẫn đến đốt sống cổ dễ bị thoái hóa gây chèn ép dây thần kinh, đặc biệt là nếu trước đó bạn không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.– Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc hoặc người thực hiện các động tác lặp lại thường xuyên như vận động viên bơi lội có thể khiến đốt sống cổ bị thoái hóa và chèn ép lên các dây thần kinh.– Tổn thương ở cổ: Các chấn thương ở cổ trong quá khứ có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh.– Thói quen xấu: Các thói quen xấu bao gồm cúi gập cổ khi sử dụng điện thoại, máy tính có thể làm ảnh hưởng đến đường cong sinh lý của cột sống, từ đó dẫn đến cột sống bị biến dạng và tăng nguy cơ chèn ép lên các dây thần kinh.– Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể quá cao dẫn đến cột sống cổ phải chịu nhiều áp lực, từ đó hình thành các gai xương, làm tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh.Thừa cân khiến cho cột sống cổ phải chịu nhiều áp lực, từ đó dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhNgoài ra, hút thuốc lá, căng thẳng, lười vận động và không có kế hoạch nghỉ ngơi phù hợp cũng có thể một trong số các nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh cổ và cánh tay.Thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh có nguy hiểm không?Dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới sưng viêm, đau đớn, tê mỏi, mất cảm giác vùng cổ và vai gáy. Nếu không được điều trị kịp thời, các dây thần kinh này có thể bị mất chức năng, tê liệt và không thể hồi phục.Trong giai đoạn đầu, các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh chỉ bao gồm đau nhẹ khi thực hiện các vận động như cúi, ngửa hoặc xoay cổ. Đôi khi cơn đau cũng xuất hiện khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc cười lớn. Trong giai đoạn nghiêm trọng, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, di chuyển cánh tay và ngón tay, thậm chí là teo cơ, mất khả năng vận động nếu như không được điều trị kịp thời. Cụ thể, việc dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như:Ù tai và tầm nhìn kém: Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh ở tai và mắt, dẫn đến hiện tượng ù tai, hoa mắt và giảm tầm nhìn.Rối loạn tiền đình: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép có thể gây tổn thương mạch máu, khiến cho máu không thể lưu thông đến não. Điều này dẫn tới rối loạn tiền đình với các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi,...Rối loạn huyết áp: Dây thần kinh bị chèn ép có thể khiến chỉ số huyết áp không ổn định, bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là ngất xỉu. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn tới đột quỵ, tai biến mạch máu não và nhiều rủi ro khác.Hội chứng cổ - tim: Tình trạng này có thể khiến người bệnh bị co giật, tim đập nhanh, luôn cảm thấy đau và khó thở vùng xương ức.Rối loạn chi: Các dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày có thể gây rối loạn cánh tay, tê bì tay, mất chức năng và thậm chí là liệt nửa người.Rối loạn tiền đình là một trong những biến chứng do dây thần kinh bị chèn ép (Ảnh minh họa)[tds_warning]Tóm lại, thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, bạn cần phát hiện càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.[/tds_warning]Chẩn đoán chèn dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổĐể xác định tình trạng thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe tổng thể, khả năng phản xạ của người bệnh và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Một số xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác bệnh lý này bao gồm:– Chụp X - quang: Thông qua hình ảnh phim X - quang, bác sĩ có thể phát hiện được các dấu hiệu bất thường ở cột sống cổ như: mất đường cong sinh lý, có sự hình thành gai xương, hẹp đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp,... Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể xác định cột sống cổ có bị thoái hóa hay không mà chưa thể chẩn đoán tình trạng chèn ép dây thần kinh tại đó.– Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh MRI được cho là chính xác nhất để xác định mức độ bị chèn ép của các dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ. Ngoài ra, phương pháp chẩn đoán bằng chụp cộng hưởng từ còn giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh ít gặp như: viêm đĩa đệm cột sống cổ, ung thư xương,...– Chụp cắp lớp vi tính (CT Scan): Chụp CT Scan có thể cho hình ảnh chi tiết hơn của các gai xương, đặc biệt là ở lỗ liên hợp, từ đó có thể xác định được tình trạng cột sống bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên phương pháp này lại hạn chế trong việc đánh giá sự chèn ép dây thần kinh do thoái hóa đốt sống cổ. Vì vậy, nó chỉ được áp dụng khi bệnh nhân không thể chụp được cộng hưởng từ do có dị vật kim khí trong cơ thể.Điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhNhư đã nêu ở phần trên, điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh từ sớm là hết sức cần thiết. Dù lựa chọn phương pháp chữa trị nào thì mục tiêu hướng đến đều là kiểm soát các triệu chứng đau nhức, tê bì và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh. Bên cạnh đó, việc điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn ép thần kinh cũng hướng đến việc giảm thiểu tổn thương thần kinh, tủy sống và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh lý này mà bạn có thể tham khảo.Chăm sóc tại nhàĐể xoa dịu cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bạn có thể áp dụng một số phương pháp khắp phục tại nhà bao gồm:– Chườm nóng: Chườm nóng giúp xoa dịu các cơn đau nhẹ, thư giãn các mạch máu và dây thần kinh. Nhiệt độ có thể làm tăng cường lưu thông máu, cải thiện cảm giác đau nhức và tê buốt, đồng thời hỗ trợ phục hồi chức năng vận động vùng cổ và cánh tay.– Massage: Massage và xoa bóp vùng cổ, vai gáy có thể giúp thả lỏng các cơ, dây thần kinh, từ đó tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ giảm đau.– Tập thể dục: Duy trì hoạt động là rất cần thiết để phục hồi tổn thương thoái hóa đốt sống cổ và ngăn ngừa sự chèn ép các dây thần kinh. Ngay cả khi đang bị đau nhức vùng cổ và vai gáy, người bệnh cũng nên thực hiện một số vận động nhẹ nhàng để giúp cho hệ xương khớp trở nên linh hoạt hơn.Tập thể dục giúp cho xương khớp vận động linh hoạt hơn, từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương thoái hóa đốt sống cổSử dụng thuốc TâySử dụng thuốc Tây là một cách kiểm soát tốt các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Thông thường, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau:– Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Đây là nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm cơn đau do đốt sống bị thoái hóa, ngăn chặn các biến chứng do viêm ở vùng xương khớp bị tổn thương. Mặc dù có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả, song việc lạm dụng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp đến đường tiêu hóa của người bệnh.– Thuốc có chứa thành phần corticoid: Sử dụng các loại thuốc điều trị thuộc nhóm corticoid sẽ cho hiệu quả giảm đau nhức và sưng viêm nhanh chóng. Cũng giống như NSAIDs, nếu không được sử dụng đúng cách, nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: loét dạ dày - tá tràng, loãng xương, suy giảm miễn dịch,...– Thuốc giãn cơ: Thuốc giãn cơ được sử dụng để ngăn chặn các cơn co cứng cơ và dây chằng, từ đó giúp kiểm soát tốt các cơn đau nhức vùng cổ. Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện trong quá trình điều trị bao gồm: buồn nôn, dị ứng,...Sử dụng thuốc Tây là một cách kiểm soát tốt các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhDù bạn được bác sĩ chỉ định loại thuốc nào thì cũng cần lưu ý một số điều sau:Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.Dừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ khi xuất hiện triệu chứng bất thường.Kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.Vật lý trị liệuTùy theo mức độ thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh, bạn sẽ được trị liệu với các loại máy và bài tập vận động thích hợp.– Sóng ngắn: Sóng ngắn giúp gia tăng tuần hoàn trong các mô sâu, từ đó tăng cường vận chuyển dinh dưỡng tới vùng cột sống bị tổn thương và tăng đào thải các chất gây viêm, đau.– Siêu âm: Nếu bệnh nhân có điểm đau, siêu âm cho hiệu quả cao nhờ tác động của lực cơ học, màng tế bào rung lên làm tăng hoạt động của màng, tăng cường dinh dưỡng cục bộ, đồng thời kiểm soát tốt các triệu chứng đau nhức và sưng viêm.– Kích thích điện: Các dòng điện giảm đau được sử dụng khi bệnh nhân xuất hiện cơn đau cấp và có thèm theo co thắt cơ. Các dòng điện này làm giảm đau thông qua cơ chế ức chế dẫn truyền thần kinh lên não, đồng thời làm giảm cơn co thắt giúp người bệnh nhanh chóng hết đau.– Vận động trị liệu: Vận động trị liệu với các động tác và bài tập kéo căng cơ giúp tăng cường các cơ ở cổ và vai. Đồng thời, việc kéo giãn cột sống giúp cung cấp nhiều không gian hơn cho dây thần kinh bị chèn ép, từ đó ngăn ngừa tổn thương các dây thần kinh và một số rủi ro khác.Phẫu thuậtNếu phương pháp điều trị bảo tồn không đem lại hiệu quả hoặc khi các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn thì phẫu thuật sẽ là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một trong số các phẫu thuật dưới đây với mục đích chính là giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh:Phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị hoặc các gai xương.Phẫu thuật cắt bỏ một phần đốt sống.Phẫu thuật hợp nhất một đoạn đốt sống.Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhSau khi phẫu thuật đốt sống cổ, các cơn đau sẽ được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định để có thể phục hồi các cử động vùng cổ.Hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổSong song với các phương pháp điều trị kể trên, sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan là sự lựa chọn được nhiều bệnh nhân tin dùng. Đây là một trong số ít các sản phẩm trên thị trường được các chuyên gia xương khớp khuyên dùng trong hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh. Khương Thảo Đan là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho Công ty Cổ phần Dược phẩm Thái Minh. Sản phẩm được các chuyên gia xương khớp đánh giá cao bởi một số ưu điểm vượt trội:BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYKết luậnThoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu đau nhức vùng cổ, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi thu thập được sẽ phần nào giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn sớm bình phục!Mọi vấn đề cần thắc mắc về bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinh cũng như muốn tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số hotline 1800 1156 hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.Xem thêm:Tổng hợp hình ảnh thoái hóa cột sống theo từng vị tríThoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn không?Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệuVôi Hóa Cột Sống: Chớ Coi Thường Nếu Có Các Biểu Hiện SauGai khớp gối - Chuyên gia chia sẻ những thông tin cần thiết

Tổng hợp hình ảnh thoái hóa cột sống theo từng vị trí

Ngày nay, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống được áp dụng rộng rãi giúp chuyên gia phát hiện được vị trí, mức độ của bệnh và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu thêm thông tin về các phương pháp chẩn đoán và một số hình ảnh thoái hóa cột sống trong bài viết dưới đây.Hình ảnh thoái hóa cột sốngTổng quan về thoái hóa cột sốngThoái hóa cột sống là hệ quả của quá trình lão hóa tự nhiên trong cơ thể. Đến một độ tuổi nhất định, các tổ chức liên quan đến cột sống biến đổi, ví dụ: đĩa đệm mất nước trở nên cứng hơn, bị chèn ép và thoát vị, dây chằng suy yếu, sụn khớp kém đàn hồi và giảm khả năng chịu lực, xuất hiện gai xương ở rìa đốt sống…Từ đó, người bệnh bắt gặp một số triệu chứng như:Đau nhức tại vị trí cột sống bị thoái hóa lan sang các vùng xung quanh như vai gáy, hai tay, hai chân, hông… Cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, khi hoạt động quá sức hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.Tê bì, ngứa ran, châm chích các chi.Vùng da tại vị trí cột sống bị thoái hóa có thể chuyển màu thâm tím, sưng, nóng.Các khớp xương phát ra tiếng lạo xạo khi cử động như: xoay cổ, cúi đầu, nghiêng đầu, xoay hông, cúi người…Suy giảm sức lực các chi, hạn chế khả năng vận động.Thoái hóa cột sống thường xuất hiện ở cổ và thắt lưng vì đây là 2 vị trí phải vận động thường xuyên và chịu nhiều áp lực liên tục của cơ thể.Đau nhức cổ vai gáy là triệu chứng phổ biến của người bị thoái hóa cột sống cổ.Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sốngHiện nay, có 3 phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống phổ biến nhất là: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI, chụp cắt lớp vi tính (CT scan).Chụp X-quangChụp X quang là phương pháp cận lâm sàng, sử dụng các chùm tia X (một dạng sóng điện từ) chiếu xuyên qua cơ thể. Xét nghiệm không gây đau đớn, đưa ra kết quả nhanh chóng, chi phí thấp mà vẫn đảm bảo tái hiện rõ ràng cấu trúc xương.Chụp X-quang tạo ra hình ảnh 2D giúp xác định bệnh thoái hóa cột sống thông qua một số thông tin như sau:Hình ảnh gai xương thô và đặc, nhô hẳn ra ngoài so với xương và sụn.Chiều cao khe đĩa đệm không đồng đều, có xu hướng hẹp lại.Mật độ xương tăng, xương dưới sụn bị khô cứng đồng thời cột sống bị thoái hóa làm bề mặt xương trở thành một khối dày đặc.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chụp X-quang không thể tái hiện rõ ràng mức độ nặng nhẹ của bệnh thoái hóa cột sống.Chụp X-quang là chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện bệnh thoái hóa cột sống.Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)Chụp cắt lớp vi tính (CT scan) được thực hiện bằng cách dùng chùm tia X chiếu xuyên qua cơ thể. Máy quét CT quay trên trục và chụp nhiều hình ảnh 2D từ các góc độ khác nhau, rồi tổng hợp lại đưa ra kết quả 3D hiển thị chi tiết cấu trúc cột sống. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế đối với các tổn thương ở mô mềm như: gân, cơ, dây chằng…, khó quan sát tủy sống.Chụp cắt lớp vi tính thường được chỉ định trong cấp cứu, sau khi cột sống bị va đập, chấn thương.Chụp cộng hưởng từ MRIKhi chụp MRI, thay vì sử dụng bức xạ điện từ như chụp X-quang và CT, các chuyên gia dùng sóng vô tuyến và từ trường mạnh xây dựng hình ảnh 3D về cấu trúc cột sống.Chụp MRI mang lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình chẩn đoán các tổn thương ở đĩa đệm, tủy sống, khớp, mô mềm, dây chằng và gân xung quanh cột sống. Từ đó, bác sĩ đưa ra được kết luận về tình trạng và mức độ thoái hóa.Cận cảnh hình ảnh thoái hóa cột sống theo từng vị tríHình ảnh thoái hóa cột sống cổCột sống cổ được cấu tạo bởi 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống cổ 1 (hay còn gọi là đốt sống đội) nằm ngay dưới xương sọ.Đặc điểm của cột sống cổ bình thường:Thân đốt nhỏ, rộng bề ngang.Cuống sống không dính vào mặt sau mà dính vào mặt bên của thân đốt.Mỏm ngang có lỗ cho động mạch đốt sống đi qua.Đỉnh mỏm gai tách làm 2 (trừ đốt sống cổ 7).Ngoài hệ thống các khớp liên mấu sống, cột sống cổ còn có khớp mấu bán nguyệt (khớp Luschka).Đốt sống cổ 1 không có thân đốt sống, chỉ có hai cung nối với nhau bởi khối bên.Đốt sống cổ 2 (hay còn gọi là đốt trục) có thân nhỏ, phía trước thân nhô lên một mỏm dài khoảng 1.5 cm gọi là mỏm nha.Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa cột sống cổ:Hẹp đĩa đệm và sự hình thành gai xương ở cột sống cổ.Đốt sống cổ 7 bị dị dạng.Gai xương mỏm móc của khớp móc gây hẹp lỗ gian đốt sống C3/4, C4/5 trên phim chụp chếch cột sống cổ.Hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưngCột sống thắt lưng được cấu tạo từ 5 đốt sống nối liền với nhau, nằm giữa lồng xương sườn và xương chậu.Đặc điểm của cột sống thắt lưng bình thường:Thân đốt sống to, rộng ngang.Mỏm ngang thắt lưng 3 dài nhất.Mỏm gai hình chữ nhật.Cuống đốt sống dày.Không có lỗ ngang như đốt sống cổ.Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng:Đốt sống thắt lưng bị nứt vỡ do chấn thương.Gai xương hình thành ở rìa đốt sống thắt lưng.Gai xương ở đốt sống thắt lưng có thể chèn ép dây thần kinh gây đau nhức, tê bì, hạn chế khả năng hoạt động.Trượt đốt sống thắt lưng.Cột sống bị vẹo, biến dạng.Nên làm gì nếu bị thoái hóa cột sống?Khi bị thoái hóa cột sống, bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, không tự ý ngưng thuốc hoặc uống thêm thuốc khi chưa có sự đồng ý của chuyên gia.Dưới đây là một số thuốc thường được chỉ định cho người bị thoái hóa cột sống:Thuốc giảm đau Paracetamol.Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID): Meloxicam, Ibuprofen, Naproxen…Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Pethidine, Tramadol…Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, Metaxalone, Tizanidine…Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: ASU, Glucosamine, Chondroitin…Vitamin B.Nếu bệnh lý diễn biến trầm trọng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa khả năng vận động, bác sĩ sẽ đề xuất tiến hành phẫu thuật. Một số phẫu thuật thường áp dụng cho bệnh nhân thoái hóa cột sống bao gồm:Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống: Phương pháp giúp mở rộng không gian giữa hai đốt sống, hạn chế chèn ép tủy sống và rễ thần kinh.Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm: Những mảnh đĩa đệm bị thoát vị và gây áp lực mạnh lên dây thần kinh sẽ được loại bỏ.Phẫu thuật cắt bỏ gai xương: Khi xương thừa phát triển quá to và đè nén vào dây thần kinh, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt bỏ để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.Phẫu thuật là phương án cuối cùng nếu bệnh thoái hóa cột sống diễn biến trầm trọng.Ngoài việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bị thoái hóa cột sống cần thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.☛ Ăn đủ chất: Người bệnh lên thực đơn ăn uống đủ dinh dưỡng từ các thực phẩm tươi sạch từ thiên nhiên, chứa nhiều canxi, protein, vitamin D, vitamin C… để gia tăng mật độ xương khớp, giúp cột sống chắc khỏe và hạn chế quá trình lão hóa.☛ Không hút thuốc, hạn chế rượu bia: Vì đây là nguyên nhân làm cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của hệ thống xương khớp.☛ Duy trì cân nặng hợp lý: Điều này giúp hạn chế áp lực liên tục lên cột sống, ngăn ngừa sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm thoát vị và sự hình thành của gai xương.☛ Cải thiện tư thế sinh hoạt: Người bệnh phải giữ cột sống luôn thẳng trong mọi hoạt động hàng ngày để phân bố đều trọng lượng cơ thể lên cột sống. Bên cạnh đó, người bệnh nên dùng dụng cụ hỗ trợ hoặc nhờ người giúp đỡ khi hoạt động mạnh, thay đổi tư thế thường xuyên sau 30 - 45 phút để tránh cơ co cứng, sắp xếp thời gian làm việc và thư giãn phù hợp để cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng.☛ Luyện tập thể thao thường xuyên: Các bài tập thể thao có khả năng xoa dịu đau nhức, tăng sức bền và độ dẻo dai của cột sống, làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần luyện tập cường độ phù hợp với thể trạng của bản thân dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để tránh thực hiện sai động tác khiến cột sống thêm tổn thương.Hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quảThoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa tự nhiên trong cơ thể, không có phương pháp chữa trị hoàn toàn. Người bệnh thường có xu hướng sử dụng thuốc Tây y để khắc phục các triệu chứng tức thì mà không biết rằng nếu lạm dụng thuốc có thể mắc nhiều tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, suy gan, thận…Do đó, việc lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống giúp giảm đau, kháng viêm, dùng được trong thời gian dài mà không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe là vô cùng cần thiết. Đồng thời giúp bệnh ổn định, sụn khớp được phục hồi theo thời gian, từ đó sẽ hạn chế được những cơn đau tái phát.Và sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu trên là viên xương khớp Khương Thảo Đan. Khương Thảo Đan có nhiều ưu điểm nổi trội so với các sản phẩm khác trên thị trường:☛ KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền giúp giảm đau, chống viêm. Theo nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà, KGA1 được chứng minh vượt trội hơn hẳn những loại thuốc sử dụng phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…☛ Collagen type II không biến tính có khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ và tái tạo sụn khớp tổn thương một cách nhanh chóng.☛ Thành phần thiên nhiên kế thừa bài thuốc Đông y nổi tiếng Độc Hoạt Tang Ký Sinh bao gồm: độc hoạt, tang ký sinh, ngưu tất, phòng phong, bạch thược, cam thảo… có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Đây cũng đóng vai trò là bài thuốc dẫn, giúp đưa KGA1 và Collagen type II đến đúng vị trí khớp bị thoái hóa, để từ đó các hoạt chất phát huy được tối đa công dụng của mình.Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn, hiệu quả. Sản phẩm phù hợp cho các đối tượng:Người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…Người bị đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYTài liệu tham khảo:Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn không?Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệuVôi Hóa Cột Sống: Chớ Coi Thường Nếu Có Các Biểu Hiện SauGai khớp gối - Chuyên gia chia sẻ những thông tin cần thiếtNguyên Nhân, Triệu Chứng Khô Khớp Gối Là Gì? Cách Khắc Phục

Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống chuẩn tại nhà

Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ hiện đang là một trong những phương pháp điều trị được nhiều người quan tâm vì hiệu quả làm giảm đau nhanh chóng và an toàn đối với sức khỏe của người bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về phương pháp này cũng như cách thực hiện bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ qua bài viết dưới đây.Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ (Ảnh minh hoạ)🟡 Bấm huyệt là gì?Huyệt là nơi khí của tạng phủ, kinh lạc, cân cơ xương khớp tụ lại, tỏa ra ở phần bên ngoài cơ thể. Nói cách khác, huyệt là nơi tập trung cơ năng hoạt động của mỗi tạng phủ, kinh lạc. Huyệt nằm ở một số vị trí cố định trên cơ thể con người và mỗi huyệt thường tương ứng với một cơ quan.Huyệt vị có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động sinh lý và biểu hiện bệnh lý cơ thể. Do đó, huyệt vị giúp chẩn đoán và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đó là lý do vì sao bấm huyết được xem là một phương pháp chữa bệnh.Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng đôi bàn tay tác dụng lực vào vị trí các huyệt trên cơ thể. Khi các huyệt này được kích thích, thần kinh sẽ được thư giãn, cùng với đó là tuần hoàn máu được lưu thông. Không chỉ vậy, bấm huyệt cũng tác động đến hệ thống thần kinh, da thịt, mạch máu, cơ quan thụ cảm làm xuất hiện những thay đổi về thần kinh, nội tiết, thể dịch. Từ đó tăng khả năng lưu thông khí huyết, sản sinh hormone endorphin giảm đau nội sinh, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, giãn cơ và đạt được mục đích điều trị như mong muốn.Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ - Hình ảnh minh họa🟡 Tác dụng của bấm huyệt đối với thoái hóa đốt sống cổTrước khi tìm hiểu tác dụng bấm huyệt mang lại cho điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần biết được căn bệnh này là gì?Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý về xương khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên. Như các bạn đã biết cổ là nơi phải chịu nhiều tải trọng liên tục khi vừa chống đỡ trọng lực của đầu, vừa tập hợp hệ thống các dây thần kinh khổng lồ từ não đến các cơ quan trên cơ thể. Lâu dần, đốt sống cổ sẽ suy yếu dẫn đến thoái hóa.Người bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội vùng cổ khiến cho những cử động ở vùng này bị hạn chế và khó khăn. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt.Hiện nay có rất nhiều các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Trong đó bao gồm cả bấm huyệt. Bấm huyệt đối với thoái hóa đốt sống cổ là một phương pháp điều trị không cần dùng thuốc mà vẫn mang lại hiệu quả tích cực. Do đó rất nhiều người bệnh lựa chọn áp dụng phương pháp này.Tác dụng của bấm huyệt đối với thoái hóa đốt sống cổ (Ảnh minh hoạ)Một số tác dụng mà bấm huyệt mang lại cho người bị thoái hóa đốt sống cổ phải kể đến là:✔ Làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Máu huyết lưu thông giúp làm giảm tình trạng sưng viêm, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.✔ Tuần hoàn máu được lưu thông cũng làm tăng dưỡng chất đến cơ và xương khớp.✔ Bấm huyệt tác động trực tiếp lên các dây thần kinh thụ cảm dưới da. Điều này kích thích cơ thể tăng sinh sản các chất gây hưng phấn như endorphin, dopamine,... có tác dụng ức chế thần kinh trung ương làm giảm đau nhức.✔ Giãn cơ, giảm co cứng giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi vận động, đi lại.✔ Tăng cường tính linh hoạt, độ dẻo dai của xương khớp. Từ đó hạn chế tổn thương, chấn thương từ các tác nhân bên ngoài.✔ Kích thích hệ thống lympho (là một loại tế bào bạch cầu chính trong hệ miễn dịch của cơ thể, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm), tăng cường miễn dịch và cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Từ đó giúp nâng cao sức khỏe bản thân và phòng chống được nhiều bệnh lý.✔ Tan tụ máu, tán ứ trong khớp, chống kết dính các sợi cơ, gân trong chấn thương, hỗ trợ phục hồi chấn thương nhanh chóng.✔ Hạn chế căng thẳng, mất tập trung, tăng nhu động ruột và cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chữa bệnh xương khớp diễn ra nhanh hơn.🟡 Hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổBấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ tuy là một biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả nhưng lại không hề đơn giản. Nhất là đối với những người không nắm rõ kỹ thuật hoặc chưa xác định được vị trí của các huyệt đạo thì rất dễ gặp phải những sai sót. Nếu thực hiện không đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ rạn xương, tổn thương cơ, dây thần kinh, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.Do đó, để hạn chế những điều này, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ theo thứ tự 3 bước như sau|:Bước 1: Xoa bóp nhẹ nhàngXoa bóp nhẹ nhàng trước khi bấm huyệt giúp làm nóng và thư giãn cơĐể bắt đầu quá trình bấm huyệt, trước tiên bạn cần xoa bóp nhẹ nhàng trên các huyệt đạp cần bấm. Xoa bóp sẽ giúp làm nóng và thư giãn mô cơ. Các vùng cần xoa bóp bao gồm cổ, gáy, bả vai với những thao tác tương ứng là:Vùng cổ: Sử dụng bàn tay và ngón tay phải xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng cổ trái. Lực xoa bóp ở mức vừa phải theo chiều từ trên xuống. Sau 1 phút, đổi chiều xoa bóp từ dưới vòng lên trên. Làm tương tự với tay trái còn lại ở cổ bên phải.Vùng gáy: Đan hai bàn tay với nhau và đặt ra phần sau gáy. Tiến hành chà xát nhẹ nhàng theo hướng từ chân tóc xuống vai. Tiếp đến dùng hai bàn tay bóp nhẹ và day cơ ở hai bên cổ.Vùng bả vai: Cúi đầu về đằng trước, dùng tay phải xoa bóp bả vai trái hoặc đấm nhẹ nhàng lên cơ của vùng này từ 10-15 lần. Làm tương tự với bên còn lại. Lúc này cơ vai của bạn sẽ được giãn ra.Lưu ý: Bước xoa bóp bạn có thể tự mình thực hiện hoặc nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Nhưng lưu ý chỉ nên sử dụng một lực vừa đủ, nhẹ nhàng để giúp cơ được thư giãn, kích thích tuần hoàn máu mà không gây bầm tím hay tổn thương mô mềm.Bước 2: Thực hiện bấm huyệtĐây là bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Để kết quả điều trị hiệu quả cao nhất, người bệnh cần được xác định đúng các huyệt đạo trước, sau đó mới tiến hành thực hiện bấm huyệt.Có 5 huyệt vị mà người thoái hóa đốt sống cổ nên tập trung bao gồm: Huyệt á thị, huyệt phong trì, huyệt kiên tỉnh, huyệt hậu kê, huyệt bách hội. Với mỗi huyệt sẽ có cách xác định cùng cách bấm tương ứng như sau:Huyệt á thị Vị trí: Huyệt á thị không có vị trí cố định như các huyệt đạo khác. Tuy nhiên bạn vẫn có thể xác định huyệt thông qua vùng bị đau nhức. Cụ thể, ở người bị thoái hóa đốt sống cổ, dùng đầy ngón tay ấn nhẹ, vị trí đau nhiều nhất thì đó chính là huyệt á thị.Cách bấm huyệt: Dùng đầu ngón tay ấn và đồng thời day nhẹ tại vị trí bị đau, giữ động tác khoảng 45 giây và thả ra. Lặp lại như vậy 5 lần/ngày để quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả tốt nhất.Hiệu quả: Giúp giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết, thông kinh, hoạt lạc, giảm đau đớn.Huyệt phong trìVị trí huyệt phong trìVị trí: Huyệt Phong Trì là huyệt quan trọng, nằm ở vùng cổ gáy. Vị trí của huyệt được xác định bằng cách:Xòe 2 bàn tay và đặt phần lõm giữa lòng bàn tay lên 2 đỉnh tai.Để các ngón tay ôm chặt lấy đầu, ngón cái hướng ra sau gáy.Dùng ngón cái vuốt dọc xuống, đi qua 1 ụ xương tới chỗ lõm nằm giữa 2 khối cơ là vị trí của huyệt phong trì.Cách bấm huyệt: Dùng 2 ngón tay cái ấn vào 2 huyệt này và 4 ngón còn lại ôm lấy đầu. Bấm vào huyệt trong vòng 2 phút cho đến khi cảm thấy căng tức và nóng là được.Hiệu quả: Trị chứng đau đầu, tê cứng gáy và cổ, hoa mắt, chóng mặt.Huyệt kiên tỉnhVị trí huyệt kiên tỉnhVị trí: Nằm ở chỗ lõm của đỉnh vai, là giao điểm của đường thẳng nằm vắt ngang qua đầu với điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn. Chỉ cần giơ ngang tay ra thì sẽ xác định được huyệt nằm trên vai lõm xuống. Nếu xác định đúng, lúc ấn nhẹ xuống huyệt sẽ thấy có cảm giác ê tức.Cách bấm huyệt: Sau khi xác định được chính xác vị trí của huyệt, dùng ngón trỏ hoặc ngón giữa của tay trái bấm vào huyệt bên phải từ 1-2 phút rồi thực hiện tương tự với bên còn lại.Hiệu quả: Trị đau mỏi, cứng cổ vai gáy do thoái hóa, giảm đau lưng, đau vai, cứng cổ, bại liệt do trúng phong hàn.Huyệt hậu khêVị trí huyệt hậu khêVị trí: Xác định vị trí của huyệt bằng cách nắm bàn tay lại sẽ thấy huyệt nằm ở nếp gấp ngang thứ 2 của khớp bàn tay và ngón út.Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay bấm vào huyệt bên đối diện trong vòng 2 phút. Thực hiện tương tự với bên còn lại.Hiệu quả: Trị đau đầu, đau lưng, yếu liệt tay, cứng cổ gáy, giảm đau nhức ở cổ do thoái hóa đốt sống cổ gây ra.Huyệt bách hội Huyệt bách hội nằm ở chính giữa đỉnh đầuVị trí: Huyệt bách hội có vị trí rất dễ xác định, nằm chính giữa của đỉnh đầu. Thuộc giao điểm của đường ngang phía trên đỉnh vành tai và đường thẳng chạy dọc theo giữa đầu.Cách bấm huyệt: Sử dụng ngón tay đặt vào giữa huyệt bách hội và ấn giữa trong khoảng 30 giây cho đến khi phần da đầu cảm thấy tê dần đều thì thả tay nhẹ nhàng. Người bệnh có thể thực hiện 5 lần mỗi ngày.Hiệu quả: Làm giảm triệu chứng cứng cổ, đau đầu, tăng cường tuần hoàn máu não.[tds_note]Lưu ý: Không phải người bệnh nào cũng thực hiện được phương pháp này. Bấm huyệt chỉ phù hợp với bệnh nhân bị đau, tê mỏi do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Đặc biệt chống chỉ định với trường hợp:Chấn thương vùng cổ.Người bệnh bị loãng xương.Bệnh nhân đang sốt cao.Người mắc các bệnh lý về máu như cục máu đông, rối loạn tuần hoàn máu.Bị viêm loét da, vết thương hở hoặc hoặc sưng tấy ngoài da tại vùng cần bấm huyệt.Giãn tĩnh mạch.[/tds_note]Bước 3: Thư giãn sau khi bấm huyệtBài tập kéo cổ sang hai bên giúp thư giãn sau khi bấm huyệtKết thúc các bài bấm huyệt, bệnh nhân nên thực hiện một vài động tác thư giãn đơn giản tại vùng cổ. Điều này có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị của liệu pháp bấm huyệt đồng thời tăng cường sự linh hoạt cho các đốt sống cổ để cải thiện chức năng vận động của cổ.Dưới đây là 2 động tác phù hợp trong lúc này:Cúi ngửa cổ: Ngồi trên ghế với tư thế lưng thẳng, đầu cân bằng, mất nhìn về phía trước. Từ từ cúi đầu xuống cho đến khi cằm chạm vào ngực. Giữ nguyên tư thế này trong vài giây rồi trở về tư chế chuẩn bị. Tiếp tục từ từ ngửa đầu hết cỡ ra phía sau, tương tự giữ nguyên trong vài giây và trở lại với tư thế ban đầu. Lặp lại các thao tác trên từ 5-7 lần.Kéo cổ sang hai bên: Tư thế chuẩn bị giống với động tác cúi ngửa cổ. Đầu tiên dùng tay trái vòng qua đầu nắm lấy tai phải. Từ từ kéo căng cổ sang bên trái và giữ trong vài giây rồi trả về tư thế chuẩn bị. Thực hiện tương tự đối với bên còn lại. Lặp lại xen kẽ cho mỗi bên cũng khoảng 5 – 7 lần.🟡 Những điều cần lưu ý khi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổKhi bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều nhằm đảm bảo an toàn và tăng tính hiệu quả trong quá trình chữa bệnh:Đến các trung tâm ý tế để được kiểm tra, thăm khám tình trạng bệnh và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng trị liệu bằng bấm huyệt.Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ cần thực hiện đúng kỹ thuật. Thực hiện sai kỹ thuật có thể gây ra nhiều rủi ro nguy hiểm như co giật, chấn thương, yếu liệt chi,...Với những người không am hiểu về huyệt đạo thì tuyệt đối không tự ý bấm huyệt tại nhà.Tốt nhất, bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ nên được thực hiện bởi người có chuyên môn, kinh nghiệm và am hiểu về huyệt đạo.Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thoái hóa đốt sống cổ và sức khỏe của người bệnh mà thời gian trị liệu bấm huyệt của mỗi người là khác nhau.Khi thực hiện bấm huyệt cần sử dụng lực nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh dễ gây bầm tím hay tổn thương mô mềm.Bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng giảm đau hiệu quả nhưng không thể thay thế hoàn toàn phương pháp điều trị bằng thuốc được chỉ chỉ định bởi bác sĩ.Người bệnh cần kết hợp thêm một chế độ ăn uốnG giàu canxi và vitamin D, sinh hoạt lành mạnh và luyện tập thể dục điều độ để tăng hiệu quả điều trị.🟡 Khương Thảo Đan hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổVới những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ, các chuyên gia khuyến khích việc kết hợp các sản phẩm hỗ trợ điều trị bên cạnh các phương pháp điều trị bằng thuốc hay vật lý trị liệu nhằm năng cao hiệu quả điều trị, hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh. Khương Thảo ĐanHiện nay trong các sản phẩm có mặt trên thị trường, viên uống xương khớp Khương Thảo Đan đang là sản phẩm được nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng. Khương Thảo Đan được nghiên cứu và phát triển bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, dựa theo đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà.Ngoại trừ việc được kế thừa công thức từ bài thuốc chữa đau xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt tang ký sinh thì sản phẩm còn được kết hợp thêm hoạt chất KGA1 từ củ Địa liền và  Collagen type II không biến tính làm tăng hiệu quả điều trị.Có thể nói, đây là sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng được trọn vẹn mục tiêu hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp nhờ vào sự kết hợp giữa 3 thành phần trên để tạo thành 1 tam giác khép kín, giúp GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYKết luận: Như vậy bài viết trên đã cung cấp những thông tin đầy đủ về phương pháp bấm huyệt chữa thoái hóa đốt sống cổ. Đây được xem là phương pháp điều trị không cần dùng thuốc mà vẫn mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tìm hiểu kỹ về kỹ thuật thực hiện cũng như các lưu ý cần tuân thủ để tránh những rủi ro không đáng có.Xem thêm:Đừng chủ quan khi thoái hóa đốt sống cổ chèn dây thần kinhBệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệuNgười mắc thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì, kiêng gì?Thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!Hướng dẫn xoa bóp bấm huyệt chữa thoái hóa cột sống lưng [có video hướng dẫn]

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được hoàn toàn không?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, đời sống sinh hoạt và giấc ngủ của bệnh nhân. Vậy, thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi hoàn toàn được không hay bệnh nhân sẽ phải sống chung với nó suốt đời? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?Tổng quan về bệnh thoái hóa đốt sống cổCơ thể chúng ta giống như một cỗ máy, theo thời gian, các bộ phận sẽ dần bị hao mòn, hoạt động kém hiệu quả và không còn trơn tru như lúc ban đầu. Và cột sống cũng vậy, sau một thời gian dài phải chống đỡ với trọng lượng của đầu và những hoạt động ở cổ, vai gáy, chúng dần bị thoái hóa và suy giảm chức năng, đĩa đệm bị xẹp dần, xơ hóa, mất nước và kém đàn hồi. Tất cả những yếu tố này dẫn đến bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ. Theo chia sẻ của chuyên gia xương khớp, các đốt sống trên đoạn cột sống cổ đều có thể bị tổn thương và thoái hóa. Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất ở vị trí C5, C6 và C7.Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp nhất ở vị trí C5, C6 và C7.Trước đây, thoái hóa đốt sống cổ được cho là căn bệnh tuổi già do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thế nhưng trong xã hội hiện đại, bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa với tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng cao, đặc biệt là những người có thói quen sinh hoạt không khoa học hoặc thường xuyên phải lao động nặng.Bệnh thoái hóa đốt sống cổ khiến cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc vận động và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vì các cơn đau nhức thường gia tăng vào ban đêm.Nếu không được điều trị kịp thời, các khớp cổ có thể bị biến dạng, rễ thần kinh bị chèn ép gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể, thậm chí là bại liệt cánh tay. Vì vậy, bạn không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này. Hãy đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Không có bất cứ phương pháp nào có thể giúp đốt sống bị thoái hóa, tổn thương trở về nguyên trạng như ban đầu. Nhưng việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa là hoàn toàn có thểĐể trả lời câu hỏi thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không, bạn cần hiểu rõ được nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa đốt sống cổ là gì? Như đã nêu ở phần trên, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thoái hoá đốt sống cổ. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể gây ra bệnh lý này, bao gồm: chế độ dinh dưỡng không hợp lý, chấn thương, lao động nặng trong thời gian dài, ngồi sai tư thế,... Tất cả những điều này sẽ khiến cho các bộ phận của cột sống như: đốt sống, đĩa đệm, dây chằng và sụn khớp bị tổn thương, biến dạng, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn và sớm hơn.Về cơ chế sinh học, một khi cột sống đã bị thoái hóa, biến dạng, thay đổi cấu trúc thì rất khó có thể hồi phục trở lại như ban đầu, dù là đối tượng già hay trẻ. Kể cả việc thay thế đốt sống hay đĩa đệm bằng phương pháp phẫu thuật thì bệnh vẫn có khả năng tái phát.Bởi vậy, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn. Không có bất cứ phương pháp nào có thể giúp đốt sống bị thoái hóa, tổn thương trở về nguyên trạng như ban đầu.Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh và làm chậm quá trình thoái hóa là hoàn toàn có thể. Nếu bạn áp dụng phương pháp điều trị đúng cách, các triệu chứng đau nhức sẽ được thuyên giảm đáng kể, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Ngược lại, nếu chủ quan và điều trị sai cách, bạn có nguy cơ cao phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như: teo cơ, mất khả năng vận động, bại liệt,...Khi mắc phải bệnh lý này, bạn cần hiểu rõ rằng thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh của thời gian, vì thế bạn cần học cách “chung sống hòa bình'' với chúng.Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toànCách điều trị thoái hóa đốt sống cổTheo các chuyên gia xương khớp, khi bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn cần xác định rõ mục tiêu điều trị bệnh như sau:Trước mắt: Kiểm soát tốt các triệu chứng đau nhức của bệnh, từ đó cải thiện khả năng vận động, giúp bạn hồi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống.Lâu dài: Bổ sung dinh dưỡng cho cột sống chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu đi.Việc xác định đúng mục tiêu điều trị bệnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp sẽ giúp cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh, từ đó nhanh chóng hồi phục vùng cột sống bị tổn thương. Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ mà bạn có thể tham khảo.Biện pháp hành viMục tiêu của biện pháp hành vi là tập trung vào việc khắc phục các yếu tố nguy cơ khiến triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.☛ Xây dựng chế độ ăn uống phù hợpXây dựng chế độ ăn uống phù hợp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, từ đó hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổChế độ ăn uống là một yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp và hỗ trợ cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn cần bổ sung.– Thực phẩm giàu omega-3: Khi đi vào cơ thể, acid béo omega-3 sẽ biến đổi thành prostaglandin - hoạt chất giữ vai trò quan trọng trong chuỗi phản ứng kháng viêm, từ đó giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Một số thực phẩm giàu omega – 3 bao gồm: cá thu, cá trích, cá hồi,...– Thực phẩm giàu canxi: Không chỉ giúp cột sống chắc khỏe, canxi còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào xương, từ đó phục hồi tổn thương tại các đốt sống bị thoái hóa. Một số thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể sử dụng gồm: nước cam, đậu nành, tôm, cua, ốc,...– Các loại nấm: Đây là thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời chúng còn có công dụng chống lão hóa và ngăn ngừa khô khớp. Đặc biệt, một số loại nấm có chứa hoạt chất polysaccharid giúp tăng cường sức đề kháng và chống viêm hiệu quả, từ đó giúp các triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ được thuyên giảm đáng kể.– Thực phẩm giàu magie: Magie là khoáng chất đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển cấu trúc xương, tổng hợp DNA và vận chuyển canxi qua màng tế bào. Nói cách khác, nếu bạn bổ sung đầy đủ canxi mà thiếu chất dẫn truyền vận chuyển (magie) thì cơ thể sẽ không có khả năng hấp thu canxi, làm cho tình trạng bệnh thoái hóa cột sống cổ trở nên xấu đi. Một số thực phẩm giàu magie mà bạn cần bổ sung bao gồm: socola đen, bơ, chuối, ngũ cốc nguyên hạt,...– Các loại trái cây: Một số trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ,... nên được bổ sung thường xuyên vì các loại quả này là nguồn cung cấp các men kháng viêm và vitamin C cho cơ thể. Ngoài công dụng chống oxy hóa, vitamin C còn tham gia vào quá trình tổng hợp collagen và làm tăng mật độ xương, từ đó giúp cho vùng cột sống cổ bị tổn thương nhanh chóng hồi phục.Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa cân và béo phì, bạn cần cân bằng giữa việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và kiểm soát tốt cân nặng vì nếu trọng lượng cơ thể tăng sẽ làm tăng áp lực lên vùng cột sống cổ, từ đó làm nặng thêm tình trạng bệnh.Ngoài ra, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chiên dầu mỡ và tránh sử dụng rượu, bia, chất kích thích vì những thực phẩm này đều có hại cho hệ xương khớp.Người thoái hoát đốt sống cổ cần tránh sử dụng rượu, bia và các chất kích thích☛ Thay đổi thói quen sinh hoạtBên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp, để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức và nhanh chóng hồi phục bệnh, bạn nên hình thành cho mình những thói quen sau:– Nghỉ ngơi đúng cách: Nằm nghiêng hoặc nằm ngửa trên đệm không quá cứng, thả lỏng cơ thể khi cơn đau xuất hiện. Điều này giúp hỗ trợ và duy trì đường cong sinh tự nhiên của cột sống, từ đó giúp giảm áp lực lên chúng và xoa dịu cơn đau hiệu quả.– Không vận động mạnh: Người bệnh không nên mang vác vật quá nặng, không thực hiện các cử động vặn người hoặc uốn cong lưng đột ngột,... để tránh làm gia tăng tần suất của các cơn đau. Ngoài ra, những hoạt động này còn khiến tăng mức độ tổn thương ở vùng cột sống cổ.– Chườm nóng: Sự tác động của nhiệt độ sẽ giúp cho đĩa đệm, cơ và các dây thần kinh xung quanh được thư giãn, giảm cứng khớp và xoa dịu cơn đau. Khi chườm nóng, bạn nên dùng khăn ấm, miếng đệm ấm hoặc chai nước ấm áp lên vị trí đau trong khoảng 20 phút. Lưu ý rằng, bạn cần sử dụng nhiệt độ thích hợp (50 – 60 độ C) để tránh gây bỏng da.– Tắm nước ấm: Tương tự như chườm ấm, tắm và ngâm mình trong nước ấm cũng là một cách giảm các triệu chứng đau do thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Biện pháp này giúp các khớp xương và cơ xung quanh vùng cổ được thư giãn, tăng lưu thông máu, xoa dịu tình trạng co thắt và đau nhức của bệnh.– Xoa bóp: Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây co thắt. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể xoa bóp để giúp các cơ được thư giãn. Bên cạnh đó, tác động từ lực xoa bóp còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giảm cứng khớp và giảm đau, từ đó giúp bệnh nhân cải thiện khả năng vận động một cách rõ rệt.☛ Tập thể dụcTập thể dục thường xuyên cũng là một cách giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ. Điều này giúp duy trì tính linh hoạt và sự dẻo dai cho cột sống, đồng thời giúp bệnh nhân điều chỉnh tư thế và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện những bài tập có cường độ nhẹ để tránh gây thêm tổn thương cho vùng cột sống cổ.Tập thể dục giúp duy trì tính linh hoạt và dẻo dai cho cột sốngSử dụng thuốc TâySử dụng thuốc Tây là phương pháp điều trị bảo tồn được áp dụng phổ biến đối với bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:– Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm: Nếu cơn đau ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, Paracetamol sẽ là thuốc đầu tiên được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, khi gặp phải tình trạng đau kèm theo triệu chứng sưng viêm, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số NSAIDs như: Diclofenac, Meloxicam,...– Nhóm thuốc corticoid: Nhóm thuốc này được sử dụng với mục đích giảm đau, chống viêm cho trường hợp đau nhức ở mức độ nặng và không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. Corticoid có thể sử dụng đường uống hoặc đường tiêm tùy theo chỉ định của bác sĩ. Một số đại diện của nhóm thuốc này bao gồm: Prednisolon, Methylprednisolon,...– Nhóm thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này có tác dụng giãn cơ và giảm sự co thắt gân cơ, từ đó khắc phục tình trạng căng cứng khớp và đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Một số thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: Cyclobenzaprine, Tolperisone,...Lưu ý: Các nhóm thuốc trên có thể đem lại tác dụng nhanh và kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như: loét dạ dày – tá tràng, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận,... Vì vậy, bạn cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn.Sử dụng thuốc Tây giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổVật lý trị liệuVật lý trị liệu điều trị thoái hóa đốt sống cổ là một trong những phương pháp hiệu quả và được áp dụng phổ biến. Phần lớn các chương trình vật lý trị liệu đều liên quan đến các biện pháp giảm đau và phục hồi chức năng cột sống cổ. Tuy nhiên, các bài tập cụ thể và thời gian thực hiện những bài tập này phụ thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người. Vì vậy, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được hướng dẫn cụ thể.Các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ thường hướng đến các mục tiêu sau:Giảm đau vùng cổ và giảm cứng khớp.Cải thiện phạm vi hoạt động của đầu và cổ.Tăng cường sức mạnh ở cổ và các cơ hỗ trợ xung quanh.Hỗ trợ phục hồi và ngăn ngừa cơn đau tái phát.Ngay cả khi cơn đau không được khắc phục hoàn toàn, vật lý trị liệu vẫn là phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tư thế cổ và phục hồi chức năng vận động vùng cổ.Vật lý trị liệu (Ảnh minh họa)Phẫu thuậtPhẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng được với các phương pháp điều trị kể trên. Tuy theo tình trạng bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một trong số các phương pháp phẫu thuật sau:– Phương pháp mổ hở: Sau khi xác định được vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa, bác sĩ sẽ rạch một vết mổ lớn để loại bỏ sự chèn ép của cột sống lên các rễ thần kinh, từ đó giảm tình trạng thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, do bệnh nhân phải chịu vết thương trên da nên phương pháp này mang lại nhiều đau đớn và thời gian hồi phục sau phẫu thuật lâu hơn các phương pháp khác.– Phương pháp mổ nội soi: Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết nhỏ sau cổ tại vị trí đốt sống bị thoái hóa. Sau đó, ống banh nội soi giúp nhìn rõ cấu trúc của cột sống thông qua kính hiển vi phẫu thuật, từ đó bác sĩ sẽ tìm cách can thiệp một cách chính xác nhất. Đây là phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn và không mất nhiều máu.– Phương pháp cố định đốt sống cổ: Khi bệnh đã biến chứng nặng làm cho phần đĩa đệm bị lệch ra ngoài, cột sống biến dạng thì phương pháp này giúp loại bỏ phần thừa đĩa đệm, cố định cột sống cổ bằng cách hàn nối từ các mảnh ghép xương. Sau đó, các đốt sống sẽ được cố định lại bằng ốc vít và dây kim loại. Phương pháp cố định đốt sống cổ giúp nắn chỉnh lại hình dạng ban đầu của cột sống, từ đó người bệnh có thể vận động và di chuyển linh hoạt hơn.Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổNhờ sự tiến bộ của nền y học cùng với nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, PGS. Tiến sĩ Lê Minh Hà – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng cộng sự đã tìm ra quy trình chiết tách hoạt chất KGA1 từ củ Địa liền, từ đó bào chế thành công viên xương khớp Khương Thảo Đan. Sản phẩm này có công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Khương Thảo Đan giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổKhương Thảo Đan là sự kết hợp độc đáo giữa những thảo dược quý từ bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Tang Kí Sinh, Địa liền, Hy thiêm, Thổ phục linh cùng với Collagen type II không biến tính. Chúng đều là những thành phần có lợi cho hệ xương khớp, trong đó KGA1 và Collagen type II không biến tính là 2 hoạt chất có công dụng nổi bật.Nhờ các yếu tố trên mà Khương Thảo Đan đáp ứng được bộ ba tam giác khép kín GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO, đem lại sức khỏe xương khớp toàn diện cho người tiêu dùng. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên. Vì vậy, bạn có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo ngại đến vấn đề tác dụng phụ. Hãy sử dụng Khương Thảo Đan ngay hôm nay để có một sức khỏe xương khớp trọn vẹn.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYKết luậnTóm lại, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, chăm sóc và điều trị đúng cách có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển, đồng thời kiểm soát tốt được các triệu chứng của bệnh và phục hồi khả năng vận động. Vì vậy, nếu bị đau vùng cổ hay có những vấn đề xương khớp bất thường, bạn cần đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị kịp thời và đúng cách.Để được tư vấn về các bệnh xương khớp, bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1800 1156 (miễn cước) hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.Xem thêm:Bệnh thoái hóa đốt sống cổ: Nguyên nhân và dấu hiệuVôi Hóa Cột Sống: Chớ Coi Thường Nếu Có Các Biểu Hiện SauGai khớp gối - Chuyên gia chia sẻ những thông tin cần thiếtNguyên Nhân, Triệu Chứng Khô Khớp Gối Là Gì? Cách Khắc PhụcThoát Vị Đĩa Đệm Cổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Cách chọn gối cho người thoái hóa cột sống thắt lưng theo lời chuyên gia

Việc chọn gối cho người thoái hóa cột sống thắt lưng là vô cùng quan trọng, làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu còn băn khoăn không biết nên chọn loại gối như thế nào, mời bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.

Thoái hóa cột sống cổ có nên tập thể dục hay không?

Tập thể dục là hoạt động rất tốt và cần thiết cho sức khỏe, giúp các cơ xương khớp được vận động trơn tru. Vậy đối với người bị thoái hoá cột sống có nên tập thể dục hay không? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.Bệnh thoái hóa đốt sống cổ có nên tập thể dục không?Thoái hóa cột sống cổ là một bệnh lý thoái hóa xảy ra ở vùng cột sống cổ. Ban đầu, các khớp xương bị tổn thương, giảm hoặc mất chức năng, sau đó lan tỏa tổn thương đến dây chằng và các sụn khớp. Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thường khá mờ nhạt, người bệnh thường bỏ qua khiến bệnh tiến triển nặng hơn.Các bài tập thể dục rất cần thiết với bệnh thoái hóa cột sống cổNgày nay, bệnh thoái hóa cột sống cổ đã trở thành một căn bệnh phổ biến, có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, theo quan điểm của nhiều người thường nghĩ rằng khi bị các vấn đề liên quan đến xương khớp thì nên hạn chế các vận động thể chất, vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên sự di chuyển của xương khớp, làm tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.[tds_info]Nhưng trên thực tế, các chuyên gia hàng đầu về cột sống đều cho rằng hoạt động thể dục thể thao là rất cần thiết đối với những bệnh nhân đang mắc căn bệnh thoái hóa, đặc biệt là thoái hóa các đốt sống cổ.[/tds_info]Khi không vận động cổ thường xuyên và giữ nguyên cổ ở một vị trí, các cơ, khớp xương trở nên kém linh động. Dịch khớp từ đó bị giảm tiết, gây mất tính trơn tru tại khớp. Ngoài ra, khi không vận động cổ thường xuyên, các mạch máu cũng sẽ giảm lưu thông, giảm lượng máu tới. Từ đó giảm chất dinh dưỡng cung cấp cho khớp cổ, tăng nguy cơ thoái hóa cũng như làm tình trạng thoái hóa trở nên nặng hơn.Các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp và đúng cách sẽ không gây hại gì tới người bệnh bị thoái hóa cột sống cổ mà còn đem lại rất nhiều lợi ích:Kiên trì vận động sẽ giúp các màng dịch khớp được linh hoạt hơn làm giảm đáng kể tình trạng đau cứng cổ.Các dây chằng bao quanh khớp, các cơ được co duỗi thường xuyên sẽ vững chắc và có được độ đàn hồi tốt, giúp cải thiện sức mạnh của cơ xương khớp, cải thiện được chất lượng sụn khớp.Vận động thường xuyên làm tăng tốc độ lưu thông máu, tăng khả năng hồi phục cơ xương khớp cũng như phòng triệu chứng tái phát một cách hiệu quả.Ngoài ra, luyện tập thể dục thường xuyên còn giúp kiểm soát cân nặng, giảm trọng tải lên khớp.Tập luyện cũng giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, tăng cường sức đề kháng nâng cao sức khỏe.Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì ?Khi cột sống cổ bị thoái hóa, khả năng vận động của đốt sống sẽ giảm. Vì vậy, nếu chọn các bài tập thể dục mạnh hoặc tập sai tư thế sẽ khiến đốt sống bị tổn thương nặng hơn. Chúng ta cần tìm hiểu kỹ các bài tập thể dục phù hợp với bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ, ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng và luyện tập đúng cách để đảm bảo an toàn, đồng thời giúp giảm tình trạng đau nhức và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.Đi bộĐi bộ là bài tập thể dục nhẹ nhàng, tác động lên toàn khối cơ xương của cơ thể, đơn giản dễ thực hiện, do đó, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ có thể áp dụng hằng ngày. Khi đi bộ, người bệnh nên kết hợp với động tác xoay cổ nhẹ nhàng sẽ giúp cho hệ tuần hoàn lưu thông tốt hơn và giảm tình trạng đau cứng cổ.Các bài tập cổBài tập gập cổ lên xuốngTư thế gập cổ lên xuống hết sức giúp dây chằng và cơ được co giãn một cách hiệu quả, giúp giảm tình trạng cứng cổ, cử động dễ dàng hơn.Bài tập gập cổ lên xuống giúp gia tăng khả năng vận động của khớp cổCách thực hiện:Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.Từ từ ngửa cổ ra sau hết mức có thể, để gáy tựa vào vai, và mắt nhìn về phía sau.Sau đó từ từ nâng cổ lên rồi cúi mặt xuống thấp nhất, cố gắng để phần cằm có thể chạm tới ngực. Song song kết hợp hít thở sâu trong suốt bài tập.Thực hiện liên tục 10 lần động tác.Lưu ý: Khi mới bắt đầu thực hiện có thể chưa quen nên không thể gập hoặc ngửa cổ hết sức, không nên gắng sức quá.Bài tập xoay cổBài tập này giúp các cơ bao quanh sụn khớp cổ trở nên đàn hồi, màng dịch cũng được tác động tăng tiết dịch giúp làm giảm ma sát giữa các khớp, giảm tình trạng đau đáng kể.Cách thực hiện:Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.Từ từ xoay đầu sang trái và giữ nguyên tư thế trong 10 giây.Tiếp đến từ từ xoay đầu lại tư thế ban đầu và tiếp tục thực hiện tương tự sang bên phải.Thực hiện nhẹ nhàng lặp lại động tác 10 lần.Lưu ý: Khi mới bắt đầu luyện tập, bạn nên tập chậm, xoay cổ nhẹ nhàng tránh tác động mạnh làm cơn đau tái phát.Bài tập nhún vaiBài tập này không những chỉ tác động vùng cổ và còn giúp vùng vai và gáy được tác động, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn lưu thông máu tới các vùng này, giảm tình trạng cơn đau lan tỏa.Bài tập nhún vai tác dụng lên cả vùng cổ và vai gáyCách thực hiện:Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.Từ từ nâng hai vai lên và giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây rồi quay lại tư thế ban đầu.Ngoài ra có thể thực hiện bài tập này theo một cách khác: Nâng vai phải và giữ trong 5 giây, rồi chuyển sang nâng vai trái và cũng giữ trong vòng 5 giây. Thực hiện liên tục động tác 10 lần trong mỗi buổi tập.Lưu ý: Chọn một trong hai cách để thực hiện, không thực hiện đồng thời, kiên trì tập đủ cường độ để có hiệu quả.Bài tập xoay tròn cổĐộng tác xoay tròn cổ tác động đến tất cả cơ, khớp, dây chằng quanh cổ, đẩy nhanh quá trình phục hồi cột sống một cách hiệu quả.Cách thực hiện:Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.Từ từ xoay đầu xung quanh cổ từ bên trái sang bên phải, từ trước ra sau, tạo thành một vòng tròn trong mỗi lần xoay.Làm tương tự các bước như trên sang bên phải.Thực hiện động tác 10 lần cho mỗi buổi tập.Bài tập căng cơ cổCác cơ quanh cổ nhờ bài tập này sẽ được căng giãn tối đa, giúp cơ trở nên đàn hồi, linh hoạt hơn, giúp người tập cử động cổ dễ dàng hơn.Bài tập căng cơ cổ giúp vùng cổ được thư giãn, giảm đau hiệu quảCách thực hiện:Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.Bắt đầu đan hai tay đặt phía sau đầu, đồng thời đầu dồn sức ra phía sau. Lúc này hai tay dùng lực đẩy phần đầu về phía trước. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây sau đó, quay lại tư thế ban đầu.Thực hiện lặp lại bài tập 10 lần.Lưu ý: Động tác này có độ khó tương đối cao, người thực hiện cần hết sức cẩn thận để tránh gây tổn thương tới đốt sống cổ.Bài tập nghiêng cổNghiêng cổ khiến cho các dây chằng, cơ cũng như màng hoạt dịch được tác động tối đa, làm tăng khả năng tiết dịch của màng, giảm đau hiệu quả.Cách thực hiện:Tư thế chuẩn bị: Ngồi trong tư thế khoanh chân, giữ thẳng cổ, hai mắt nhìn thẳng, thả lỏng cơ thể.Bắt đầu nghiêng cổ nhẹ nhàng từ từ sang bên trái rồi nghiêng cổ sang bên phải.Thực hiện động tác liên tục 10 lần.Đối với người mới thực hiện có thể sẽ gặp khó khăn do khớp xương chưa được linh hoạt, do đó cần tập các động tác nhẹ nhàng, không nên gắng sức quá, đặc biệt nên kiên trì tập đủ các động tác để đạt hiệu quả tốt nhất.[tds_council]Các bài tập kể trên không chỉ có tác dụng đối với những người mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ mà còn là bài tập giúp vùng cổ vai gáy đỡ căng thẳng, mỏi mệt. Vì vậy, ngay ở người bình thường, đặc biệt là những người có công việc đặc thù ngồi văn phòng nhiều cũng nên áp dụng các bài tập này để phòng tránh căn bệnh thoái hóa cột sống cổ và bảo vệ cột sống khỏe mạnh hơn.[/tds_council]Một số tư thế yogaNgoài các bài tập trên, người bệnh có thể tham khảo thêm các bài tập yoga nhẹ nhàng có tác động lên cổ, vai, gáy để khắc phục, giảm cơn đau. Không những thế, tập yoga còn giúp hệ tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, làm tăng lưu lượng máu tới nơi tổn thương bị thoái hóa khiến quá trình hồi phục xương khớp diễn ra nhanh hơn và làm giảm đáng kể tình trạng tê bì tay chân máu tới cung cấp đủ nuôi dưỡng các dây thần kinh.Những lưu ý khi tập luyện cho người thoái hóa cột sống cổVì khi hoạt động thể dục sẽ có những tác động trực tiếp lên xương khớp - nơi đang bị tổn thương thoái hóa. Vì vậy, khi chọn lựa bài tập thể dục, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:Chon bài tập một cách phù hợp với bản thân để tránh các tác động khiến các cơn đau vùng cổ trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là nên tìm đến lời khuyên của các chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các huấn luyện viên có chuyên môn kỹ thuật cao.Cần theo dõi tiến độ tập luyện và tình trạng, cường độ các cơn đau để có những giải pháp khắc phục kịp thời.Cần thực hiện động tác theo đúng kỹ thuật, đặc biệt chú ý vị trí đầu và cổ vì nếu tập sai cách sẽ khiến cơn đau trở nên dữ dội hơn.Khi các bài tập áp dụng thấy phù hợp, nên tập luyện theo cường độ tăng dần để cơ thể điều chỉnh và thích nghi kịp thời cũng như giúp tăng hiệu quả tập luyệnNgoài tập thể dục, cần tránh các thói quen sinh hoạt làm tăng tình trạng thoái hóa cột sống cổ như: tránh đọc sách, ngồi máy vi tính hoặc lái xe quá lâu…Đồng thời người bệnh nên thiết lập một chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện tình trạng xương khớp.Cần lưu ý rằng, dù có những tác dụng nhất định trong quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ nhưng các bài tập thể dụng chỉ mang tính chất bổ trợ, hỗ trợ làm giảm cơn đau, không mang tính chất điều trị bệnh dứt điểm.Khương Thảo Đan - Giải pháp cho thoái hóa cột sống cổDù có những công dụng giảm đau hiệu quả nhưng các bài tập thể dục chỉ hỗ trợ phần nào quá trình điều trị bệnh. Vì nguyên nhân đó, nhiều bài thuốc chữa thoái hóa cột sống cổ đã được nghiên cứu, trong đó Khương Thảo Đan được coi là giải pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ. Khương Thảo Đan - Giải pháp cho thoái hóa cột sống cổKhương Thảo Đan là sản phẩm được nghiên cứu trực tiếp bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các thành phần cần thiết cho sự phục hồi sụn khớp cùng các thảo dược tự nhiên.Trên đây là bài viết về căn bệnh thoái hóa cột sống cổ cũng như một số phương pháp giúp giảm triệu chứng của cơn đau do thoái hóa cột sống cổ gây nên. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.Xem thêm:[TỔNG HỢP] Bài tập thoái hóa cột sống đơn giản, hiệu quảThoái hóa cột sống lưng có nên tập gym không?Thoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!11 bài tập thoái hóa đốt sống cổ giúp giảm đau nhanh chóngThoái hóa khớp gối nên tập gì? Các bài tập tốt cho thoái hóa khớp!