Với những người phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm thì ở giai đoạn hậu phẫu, chức năng vận động của xương chưa thể đạt được trạng thái như ban đầu. Đó cũng là lúc mà bệnh nhân sẽ cần được phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm.
1. Lý do cần phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm là vô cùng cần thiết vì những lý do sau đây:
- Giúp bệnh nhân rút ngắn được thời gian hồi phục sau ca mổ.
- Việc phục hồi chức năng sau mổ giúp giúp cột sống và xương sớm đạt được trạng thái bình thường như ban đầu, giúp người bệnh có thể sớm trở lại với nếp sinh hoạt bình thường.
- Không chỉ giúp phục hồi chức năng xương khớp, đây còn là biện pháp giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe chung của bệnh nhân.
- Ngăn ngừa các biến chứng sau mổ có thể xảy ra một cách hiệu quả hơn.
- Góp phần giúp tâm lý người bệnh trở nên lạc quan và tích cực hơn trong cả quá trình điều trị.
2. Bài tập phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm
Sau đây là một số động tác tập luyện hậu phẫu mà các bạn có thể tập theo để hỗ trợ phục hồi hiệu quả:
2.1 Đi bộ
Đi bộ là biện pháp giúp người bệnh phục hồi cơ thể sau phẫu thuật hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bệnh nhân nên bắt đầu đi bộ từ tốn, nhẹ nhàng khoảng 1 tuần sau phẫu thuật để giúp xương khớp được vận động trở lại. Bên cạnh đó thì việc đi bộ cũng giúp tinh thần người bệnh thoải mái, nhẹ nhàng hơn.

2.2 Động tác co chân
Đây là bài tập giúp co giãn cơ lưng, hông, chân cùng với xương cột sống. Sau khi phẫu thuật thì vết mổ vẫn còn đau. Vì vậy mà bệnh nhân nên hạn chế vận động mạnh. Để an toàn hơn thì bệnh nhân nên dùng tới đai thắt lưng để luyện tập:
- Bước 1: Bệnh nhân sẽ nằm thẳng, đặc biệt là phần hông và lưng.
- Bước 2: Gập 2 đầu gối lại rồi dùng 2 bàn tay ôm chặt lấy để kéo sát bụng.
- Bước 3: Giữ tư thế này trong khoảng 10 giây rồi lại trở về tư thế nằm thẳng lưng và hông như ban đầu. Thực hiện động tác này khoảng 10 tới 15 lần.

2.3 Động tác đạp xe
Động tác này có tác dụng giúp tăng cường độ đàn hồi và dẻo dai cho xương khớp. Đồng thời thì tư thế xe đạp cũng giúp cho phần cơ chân, cơ bụng và hông của người bệnh trở nên khỏe mạnh hơn.
- Bước 1: Người bệnh nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng 2 chân và hai tay, thả lỏng cơ thể. Hít thở đều đặn và nhẹ nhàng.
- Bước 2: Người bệnh đặt 2 tay song song với thân người, giữ 2 chân co bên trên không trung rồi chuyển động như đang đạp xe đạp. Lưu ý giữ cho phần đùi luôn được vuông góc với mặt đất, bắp chân cũng phải song song với mặt đất…
- Bước 3: Cứ thế “đạp xe” cho tới lúc mỏi chân thì nghỉ một lúc rồi lại làm tương tự như vậy.

3. Cách chăm sóc người bệnh sau mổ
- Sau khi phẫu thuật thì người bệnh cần phải được nghỉ ngơi, tránh làm những công việc nặng nhọc tử 6 tháng cho tới 1 năm. Người bệnh cũng lưu ý tránh những tư thế sai, tránh lao động quá nặng… sẽ khiến cho bệnh tái phát.
- Người nhà nên khuyến khích cho bệnh nhân thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng và tốt cho xương khớp như tập yoga, đạp xe, đi bộ…
- Cho bệnh nhân dùng nhiều loại thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp. Tiêu biểu là các món ăn chứa nhiều canxi và vitamin như tôm, cá, súp lơ xanh, đậu nành… Bên cạnh đó thì nên tránh cho bệnh nhân sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng…
- Giữ cho bệnh nhân tâm trạng thoải mái, luôn tươi vui và lạc quan. Tránh để bệnh nhân suy nghĩ nhiều, tâm lý lo âu, ảnh hưởng không tốt cho việc phục hồi lẫn sức khỏe nói chung.
Vừa rồi là một số thông tin về việc phục hồi chức năng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Hậu phẫu là giai đoạn quan trọng trong việc phục hồi sau bệnh tật, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường một cách hiệu quả. Chính vì vậy mà cả bệnh nhân lẫn gia đình của bệnh nhân cũng nên tìm hiểu thật kỹ để có được lối sinh hoạt phù hợp nhất.
Các bài viết liên quan đến thoát vị đĩa đệm:
- Vật lý trị liệu sau mổ thoát vị đĩa đệm
- Biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm