Cây liền xương được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt còn được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao? Cây liền xương là cây gì và có chữa được gãy xương hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Cây liền xương là cây gì? Đặc điểm nổi bậtCây liền xương hay còn được biết đến với cái tên khác là tiểu cốt, cây xương khỉ hay cây bìm bịp, một trong những loại thảo dược được dùng lâu đời trong dân gian. Trong danh pháp khoa học, loài cây này có tên là Clinacanthus Nutans, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).Đây là loại cây thân thảo, mọc thành bụi, trưởng thành có thể cao từ 2-3m. Lá cây liền xương màu xanh thẫm, hơi thuôn dài, mặt nhẵn. Lá non có thể được dùng để nấu canh, khi khô có mùi thơm nhẹ nhàng như cơm nếp. Chính vì vậy nên lá này thường được dùng để làm bánh hoặc ngâm bột gạo nếp.Hoa cây xương khỉ màu đỏ hoặc hồng, khi nở rủ xuống ngọn. Cây này dễ dàng tìm thấy ở nhiều vùng quê Việt Nam, mọc hoang hoặc nhân giống bằng cách giâm cành, trồng trực tiếp trên đất ấm. Bạn có thể dùng cây liền xương để nấu canh, làm bánh, hoặc làm thuốc dưới dạng tươi và khô đều được.Cây liền xương hay còn gọi khác là cây xương khỉ, cây bìm bịpVề thành phần hoá học, cây bìm bịp chứa nhiều loại khoáng chất, cùng với hợp chất glycerol, glycosid, cerebroside. Ngoài ra, với hàm lượng chất béo dồi dào, chất xơ và canxi nên rất tốt cho sức khỏe con người. Cây liền xương có vị ngọt, tính bình, không chứa chất độc hại nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, mát gan, lợi mật, viêm xoang,...đặc biệt là đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư.Cây liền xương chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?Ngoài công dụng mát gan, lợi tiểu, giảm phù nề nên dễ dàng chế biến các món ăn giải nhiệt thì cây liền xương thường được sử dụng trong y học dân gian với nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như điều trị viêm nhiễm, chống viêm nhiễm, và có tác dụng làm lành vết thương.Chính vì vậy, mà loại cây này có thể chữa chứng sưng đau, gãy xương, đau nhức xương khớp, bong gân, vết thương chảy máu,...Lý giải cho điều này là vì chúng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất như glycosid, tanin, cerebrosid, glycerol. Tóm lại, cây liền xương giúp hỗ trợ điều trị đau xương, gãy xương,...vô cùng hiệu quả.Cây liền xương chữa các bệnh xương khớp hiệu quảTuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian, gãy xương là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi quá trình điều trị chuyên nghiệp. Để chữa trị gãy xương, thường cần thiết phải thực hiện cách can thiệp y tế như đặt nạnh xương, phẫu thuật, hoặc đặt gps để bảo vệ và giữ cho xương liền lại.Bài thuốc chữa gãy xương bằng cây liền xươngMột trong những công dụng chủ yếu của cây liền xương là có thể sử dụng như một loại thuốc đắp giúp thúc đẩy quá trình lành xương. Cách làm như sau:Chuẩn bị một nắm lá cây liền xương, một ít muối tinh, nẹp gỗ, vải mỏng và băng dính.Rửa sạch lá cây xương khỉ, cho thêm muối tinh vào rồi giã nát cùng nhau.Nắn lại phần xương bị gãy cho thẳng, định hình một cách chuẩn xác.Đắp lá liền xương xung quanh vết gãy, quấn vải trắng xung quanh để giữ lá không bị rơi.Dùng nẹp gỗ nẹp cố định, lưu ý tránh tác động mạnh khiến xô lệch.Lấy băng dính băng lại toàn bộ khớp xương tương tự như cách bó bột.Đắp 2 hôm thì tháo ra và thay lá, hết sức nhẹ nhàng trong quá trình thay băng.Bài thuốc chữa gãy xương bằng cây xương khỉThực hiện liên tục như vậy trong một tuần để cảm thấy hiệu quả. Ngoài ra có thể kết hợp thêm việc uống nước lá cây liền xương để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian, đôi khi chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ. Nếu bạn bị nặng hoặc sau thời gian áp dụng mà vết gãy không có dấu hiệu phục hồi, càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Những lưu ý khi sử dụng cây liền xươngKhi sử dụng cây liền xương hoặc bất kỳ loại thảo dược nào, bạn nên tuân theo một số lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra:Chọn sản phẩm chất lượng: Mua sản phẩm cây liền xương từ nguồn uy tín, ví dụ như các cửa hàng thảo dược đáng tin cậy hoặc các sản phẩm được chứng nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền.Tuân thủ liều lượng: Luôn tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng được đề xuất. Không nên tự quyết định tăng hoặc giảm liều mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm. Tránh sử dụng quá nhiều vì dễ dẫn đến tích lũy độc tố.Đối tượng sử dụng: Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những người có thể hàn hoặc huyết áp thấp.Các lưu ý khi sử dụng cây liền xươngThời gian uống: Nước sắc từ cây chỉ nên uống trong ngày chứ không nên để qua đêm vì có thể nhiễm khuẩn hoặc biến chất dẫn đến tình trạng đau bụng.Theo dõi tác động phụ: Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng tác động phụ như dị ứng, buồn nôn, đau bụng hoặc bất kỳ vấn đề gì khác, ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.Lưu trữ đúng cách: Bảo quản cây liền xương hoặc sản phẩm thảo dược ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.Không thay thế cho phương pháp y tế chuyên nghiệp: Cây liền xương và các thảo dược khác không nên được xem là thay thế cho chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn có bệnh tình nghiêm trọng hoặc cần can thiệp y tế, hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.Như vậy, cây liền xương dễ tìm, dễ sử dụng và có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là gãy xương. Tuy nhiên, đây chỉ là dược liệu dân gian, chưa thực sự có những minh chứng khoa học cụ thể. Do đó, nếu sau thời gian sử dụng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.Xem thêm:Thiếu canxi nên ăn gì - Top 12 thực phẩm cực tốt cho xương khớpĐau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và hướng xử lýBị trẹo cổ nên làm gì? Cách cải thiện và khôi phục nhanh chóngKhắc phục lệch xương chậu đúng cách
“Người bị thiếu canxi nên ăn gì” là một vấn đề phổ biến, thu hút sự quan tâm đông đảo của những người đang phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm do thiếu canxi gây ra. Do đó, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá danh sách 12 thực phẩm bổ sung canxi cực tốt cho mẹ bầu, trẻ nhỏ, người già nói riêng hoặc những ai đang gặp tình trạng thiếu canxi nói chung.Tìm hiểu các loại thực phẩm tốt cho người thiếu canxiKhám phá nhu cầu bổ sung canxi theo từng độ tuổiTheo bác sĩ Marc Tafuro tại phòng khám ACC, canxi là một trong những khoáng chất không thể thiếu trong việc duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, đảm bảo hoạt động ổn định của tim, hệ cơ và thần kinh. Mặc dù vậy, nếu lạm dụng hoặc bổ sung canxi quá mức có thể khiến người dùng phải gánh nhiều hiểm họa tiềm ẩn. Một loạt các biến chứng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu canxi đó là: tạo cặn canxi trong thận và mạch máu; gây thiếu máu do ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt; tăng nguy cơ đái tháo đường; cản trở lưu thông máu,...Do đó, việc bổ sung canxi cần được duy trì đều đặn với mức độ phù hợp là vô cùng quan trọng; nhằm đảm bảo sức khỏe tổng thể và tránh nguy cơ lạm dụng không mong muốn. Sau đây là bảng nhu cầu canxi cần thiết được khuyến nghị bổ sung mỗi ngày cho từng đối tượng cụ thể, mời bạn theo dõi!Độ tuổiNhu cầu canxi (mg/ngày)Lượng canxi tiêu thụ tối đa (mg/ngày)Trẻ sơ sinh200 - 2601000Trẻ 1-3 tuổi7002500Trẻ 4-8 tuổi10002500Trẻ 9-18 tuổi13003000Người trưởng thành 19-50 tuổi10002500Nam từ 51-70 tuổi10002000Nữ từ 51-70 tuổi12002000Người trưởng thành >70 tuổi12002000Phụ nữ mang thai/cho con bú1000-13002500⚠️Lưu ý: Tùy vào thể trạng, cường độ hoạt động của mỗi người mà nhu cầu canxi sẽ có sự khác biệt rõ rệt. Do đó, để biết chính xác lượng canxi cần nạp mỗi ngày là bao nhiêu, bạn nên tìm đến sự tư vấn chuyên sâu của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.Người thiếu canxi nên ăn gì? TOP 12 thực phẩm cần bổ sungTheo nhiều tài liệu nghiên cứu, lượng canxi dồi dào được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm sau:Sữa và chế phẩm từ sữaSữa và những sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi giàu chất lượng, giúp duy trì tính chắc khỏe và độ dẻo dai của xương. Không những vậy, chúng còn chứa lượng vitamin D dồi dào, giúp cải thiện sự hấp thu canxi trong cơ thể.Do đó, hình thành thói quen bổ sung 1 ly sữa (sữa tươi, sữa đậu nành, sữa chua, sữa chua Hy Lạp, phô mai) mỗi ngày có thể giúp hệ cơ xương trở nên cứng cáp và giảm nguy cơ loãng xương.Người bị thiếu canxi nên bổ sung sữa và chế phẩm từ sữaCác loại hạtCác loại hạt như hạt lanh, hạt óc chó, hạt chia, hạt hướng dương chứa lượng lớn canxi tốt, đặc biệt là canxi liên kết với chất cơ. Nhờ đó, chúng có thể củng cố và hỗ trợ duy trì sức khỏe xương.Đồng thời, đây cũng là nguồn chứa acid béo omega-3, chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa; giúp giảm viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả.Hạnh nhânHạnh nhân là một trong những loại hạt chứa hàm lượng canxi cao nhất mà người thiếu canxi cần bổ sung. Theo đó, với khoảng 28g (~22 hạt) hạnh nhân chứa đến 75mg canxi, đáp ứng 8% nhu cầu canxi của người trưởng thành. Ngoài ra, món ăn nhẹ yêu thích của nhiều người này còn cung cung cấp hàm lượng protein, chất xơ, chất béo và vitamin E cực cao; giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và đáp ứng nhu cầu canxi hàng ngày.Hạnh nhân chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, đặc biệt là xương khớpRau dềnPhần lá của rau dền chứa lượng canxi đáng kể, cụ thể 132g lá dền đáp ứng đến 28% nhu cầu canxi cần thiết. Không chỉ vật, loại rau này còn cung cấp Folate, vitamin K và nhiều khoáng chất quan trọng cho sự hấp thu canxi vào xương, rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai.Vì thế, đối với câu hỏi “mẹ bầu thiếu canxi nên ăn gì” - Chắc chắn là rau dền!Các loại đậuNhững loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu xanh, natto,... không chỉ là nguồn canxi thực vật quý báu mà còn là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng dành cho cơ thể. Điều này đặc biệt hữu ích cho người ăn chay hoặc ưa chuộng chế độ ăn thuần thực vật.Theo ước tính, một cốc 155g đậu nành nôn còn vỏ hoặc đậu tương lên men (natto) cung cấp đến 10% nhu cầu canxi mỗi ngày. Bên cạnh đó, đậu phụ cũng chứa hàm lượng canxi dồi dào, với 126g đậu có thể đáp ứng đến 86% nhu cầu canxi hàng ngày.Đậu tương lên men Nhật Bản rất tốt cho quá trình cung cấp và hấp thụ lượng canxi thực vật quý báuCác loại rau có màu xanh đậmNếu đã theo dõi nhiều bài viết của chúng tôi hoặc thường xuyên tìm hiểu về sức khỏe, chắc hẳn bạn đã biết các loại rau có màu xanh đậm tự nhiên như: cải rổ, cải xoăn, rau bina, cải bó xôi,... chứa hàm lượng canxi rất cao. Cụ thể, cứ 190g cải rổ nấu chính đáp ứng đến ¼ nhu cầu canxi trong ngày.Vì thế, nếu chưa biết người bị thiếu canxi nên ăn gì? - Hãy ăn rau, đặc biệt là các loại rau có màu xanh đậm!Bông cải xanhTrong 100g bông cải xanh chứa 43g canxi cùng lượng lớn vitamin C. Sự kết hợp này không chỉ cải thiện sự hấp thụ canxi và bảo vệ xương khỏi sự thiếu hụt vitamin C. Đặc biệt, theo thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, bông cải xanh nói riêng và các loại rau họ cải nói chung còn có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư ở người cao tuổi. Do đó, đừng bỏ lỡ cơ hội bảo vệ sức khỏe xương khớp, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tật bằng cách bổ xung bông cải xanh trong thực đơn ăn uống hàng ngày.Bông cải xanh được khuyến nghị chỉ nên ăn tối đa 160g bông cải xanh cho mỗi khẩuQuả sung khôSung là nguồn cung cấp canxi dồi dào, đem lại nhiều lợi ích cho những ai đang thiếu canxi. Trung bình cứ mỗi 100g sung khô chứa khoảng 162g canxi, giúp bổ sung lượng khoáng chất cần thiết cho xương và răng.Bên cạnh đó, sung khô còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất khác như Kali, Sắt và vitamin K. Sự kết hợp này có khả năng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, duy trì chức năng cơ bắp, hệ xương khớp và nhiều quá trình quan trọng khác trong cơ thể.Cá hồi và cá mòiCác loại cá biển như cá hồi, cá mòi không chỉ chứa canxi mà còn rất giàu omega-3, giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp và chức năng tim mạch. Đặc biệt, khi thường xuyên bổ sung cá hồi, cá mòi vào thực đơn ăn uống hàng ngày, người bệnh sẽ giảm bớt nguy cơ mắc các vấn đề như huyết áp cao, tắc nghẽn mạch máu và giúp duy trì sự cân bằng trong quá trình cung cấp dưỡng chất cho xương.Khoai langKhoang lai không chỉ là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt đến sức khỏe xương. Tuy nhiên, ăn khoai lang nhiều có thể dẫn tới tình trạng chướng bụng, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu bổ sung canxi của từng độ tuổi mà bạn sẽ quyết định được chính xác lượng khoai cần nạp trong một ngày. Không chỉ là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, khoai lang còn đem lại nhiều giá trị đối với sức khỏe xương khớpCam và nước camCó thể bạn chưa biết, cam hoặc nước cam nguyên chất không chỉ cung cấp vitamin C mà còn chứa hàm lượng lớn canxi. Khi 2 dưỡng chất này kết hợp cùng nhau, chúng sẽ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu canxi và xương, đồng thời bảo vệ xương khỏi sự thoái hóa.Bí đaoMột trong những giải pháp cho câu hỏi “trẻ em thiếu canxi nên ăn gì” chính là bí đao. Đây là nguồn cung cấp canxi tự nhiên, giúp bảo vệ xương khỏi nguy cơ mất canxi.Mặt khác, các khoáng chất như magie, kali trong bí đao còn được công nhận có tác dụng tích cực với đề kháng và cơ bắp, tham gia cân bằng nước và điện giải giữa các tế bào cơ, từ đó hỗ trợ hệ cơ bắp phát triển và tăng cường sức mạnh.Trẻ bị thiếu canxi nên uống hoặc ăn bí đao thường xuyên10 lưu ý quan trọng khi bổ sung canxiSau khi đã biết người thiếu canxi nên ăn gì để bổ sung, bạn cần lưu ý những điều sau:Không quá liều canxi: Không tiêu thụ quá lượng canxi được khuyến cáo hàng ngày, vì chúng có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như sỏi thận, táo bón, hấp thu kém các khoáng chất như kẽm và sắt.Ưu tiên bổ sung Vitamin D: Luôn cung cấp đủ lượng vitamin D từ thức ăn, thực phẩm chức năng hoặc ánh nắng mặt trời để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể hấp thu canxi.Chọn thực phẩm đúng: Hạn chế hoặc không ăn các thực phẩm làm từ bột xương, san hô hoặc vỏ hàu chưa qua tinh chế vì chúng có thể chứa chì/kim loại độc hại.Giải quyết tác dụng phụ: Nếu có hiện tượng táo bón khi ăn hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi, bạn cần uống nhiều nước, đồng thời ăn nhiều chất xơ để cải thiện tình trạng trên.Cẩn thận trong khâu lựa chọn: Hãy chọn lọc các thực phẩm bổ sung canxi có nguồn gốc rõ ràng nhằm đảm bảo hiệu quả!Hãy chắc rằng mọi thực phẩm bạn mua đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn khi sử dụngTư vấn bởi bác sĩ: Cung cấp canxi bằng biện pháp ăn uống chỉ mang tính hỗ trợ, không mang tính đặc trị nên không thể thay thế phác đồ điều trị từ bác sĩ. Do đó, người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám và tìm cách khắc phục phù hợp.Hạn chế sử dụng bia, rượu, cà phê vì chúng có thể giảm khả năng hấp thu hoặc loại bỏ hoàn toàn canxi ra khỏi cơ thể.Đối tượng không được sử dụng: Người có canxi huyết cao không thể dùng các loại thực phẩm bổ sung canxi. Vận động thể chất đều đặn: Sự vận động cơ bắp thường xuyên sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất; từ đó giúp làm chậm quá trình lão hóa, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể và tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương phát triển vững chắc hơn.Tập thể dục đều đặn và tối thiểu 30 phút/ngày để giúp cơ thể hấp thu canxi, tăng cường sức khỏe toàn diện tốt hơn.Mua sản phẩm hỗ trợ đúng đắn: Sử dụng kết hợp sản phẩm hỗ trợ xương khớp chứa Collagen Type II an toàn, lành tính nhằm giúp hỗ trợ đẩy nhanh tiến trình cải thiện sụn khớp và mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững.Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, buồn bã chân tay, chuột rút, tê tay tê chân, đau cơ bắp do thiếu canxi, bạn có thể tham khảo sản phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan Gold - giải pháp toàn diện cho các vấn đề xương khớp.Khương Thảo Đan Gold là sản phẩm được phát triển bởi Công ty Dược phẩm Thái Minh, có tác dụng hỗ trợ làm trơn khớp, phục hồi sụn khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giảm đau nhức xương khớp, tê buồn chân tay và hỗ trợ sức mạnh của xương, cơ và khớp,... Hiện nay, sản phẩm đang được phân phối chính hãng trên hơn 10.000 nhà thuốc lớn nhỏ tại Việt Nam, được các cơ quan chức năng cấp giấy phép lưu hành theo số ĐKSP: 6922/2021/ĐKSP và GPQC: 2477/2021/XNQC-ATTP. Vì thế, hãy yên tâm khi sử dụng Khương Thảo Đan Gold như một giải pháp tự nhiên hỗ trợ các vấn đề xương khớp.Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp hỗ trợ an toàn, lành tính cho những vấn đề xương khớpNhằm khẳng định chất lượng cũng như đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người tiêu dùng, hiện tại sản phẩm Khương Thảo Đan Gold vẫn đang triển khai chương trình cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cảm thấy tình trạng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay thuyên giảm sau 2 tháng sử dụng.Để tìm hiểu thêm về Khương Thảo Đan Gold, quý khách vui lòng truy cập trang web chính thức tại https://khuongthaodan.com/ hoặc liên hệ tổng đài 1800. 1156 để nhận sự tư vấn và hỗ trợ trực tuyến các chuyên gia dược sĩ tại Thái Minh - nơi bạn có thể nhận được thông tin miễn phí!Nguồn tham khảo:https://vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/thieu-canxi-nen-gi/ https://medlatec.vn/tin-tuc/thieu-canxi-nen-an-gi-top-cac-loai-thuc-pham-giau-canxi-nhat-s51-n32781https://acc.vn/thuc-pham-bo-sung-canxi-cho-nguoi-lon-tuoi-khong-the-bo-qua/https://khuongthaodan.com/Tóm lại, việc duy trì cân bằng canxi thông qua chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng để bảo vệ xương khớp và sức khỏe tổng thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên rèn luyện thể chất tối thiểu 30 phút mỗi ngày và kết hợp thêm các sản phẩm hỗ trợ như Khương Thảo Đan Gold để gia tăng hiệu quả cải thiện.Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về “người thiếu canxi nên ăn gì” và những điều cần lưu ý. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ chúng đến người thân, gia đình, bạn bè để giúp họ cũng tiếp cận được thông tin giá trị này nhé!Xem thêm:Đau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và hướng xử lýBị trẹo cổ nên làm gì? Cách cải thiện và khôi phục nhanh chóngKhắc phục lệch xương chậu đúng cáchBị trẹo cổ tay thì phải làm sao? Cách phòng ngừa trẹo cổ tay hiệu quả
Đau đầu gối là bệnh gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi đặc biệt được nhiều người quan tâm và muốn đi tìm câu trả lời. Đau nhức đầu gối là một dạng bệnh lý về xương khớp, mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Chi tiết về căn bệnh này sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây.
Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang có sự thay đổi tiêu cực. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan không đi khám chữa kịp thời khiến triệu chứng này trở nên trầm trọng hơn. Vậy phải làm gì nếu bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống? Mời các bạn tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết dưới đây.Tổng quan về đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là những cơn đau tập trung xung quanh vùng đầu gối ngay khi hoạt động và có thể kéo dài trong quá trình nghỉ ngơi. Trong nhiều trường hợp, cơn đau lan lên vùng đùi, hông hoặc lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.Ngoài ra, người bệnh có thể cảm thấy tê bì, ngứa ran, châm chích hai chân, xuất hiện các vết thâm tím hoặc tiếng lạo xạo do xương khớp va chạm ở vùng đầu gối, gặp khó khăn khi thực hiện hoạt động hàng ngày…Nguyên nhân gây đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngTuổi tácKhi tuổi cao, kích thước cơ bắt đầu co lại và mật độ xương suy giảm. Ngay cả những công việc thường ngày cũng khiến hệ thống xương khớp căng thẳng và dễ chấn thương. Trong khi đó, đầu gối là nơi chịu áp lực liên tục của toàn bộ cơ thể và phải hoạt động thường xuyên. Vì vậy, người cao tuổi thường cảm thấy đau nhức đầu gối, đặc biệt là khi đứng lên ngồi xuống.Người cao tuổi thường cảm thấy đau nhức xương khớp, đặc biệt là vùng đầu gối.Thói quen sinh hoạt không lành mạnhHoạt động quá mức: Mang vác nặng thường xuyên, tập luyện thể thao quá sức là nguyên nhân tạo áp lực mạnh lên hệ thống xương khớp, đặc biệt là đầu gối. Từ đó, xương sụn, dây chằng, gân cơ… có thể bị tổn thương và thoái hóa sớm, dẫn đến tình trạng đau nhức, tê bì.Lười vận động: Khi lười vận động, dịch khớp tiết ra ít và dây chằng co cứng. Điều này làm hạn chế phạm vi hoạt động vùng đầu gối khiến người bệnh đứng lên ngồi xuống khó khăn. Đôi khi, tình trạng đau nhức có thể xảy ra do khớp gối không được bôi trơn, các đầu xương chà xát mạnh vào nhau. Đây là trường hợp phổ biến đối với những đối tượng như: nhân viên văn phòng, học sinh sinh viên, người lười vận động…Tập thể dục sai tư thế: Nếu thực hiện các động tác không đúng tư thế, bạn có thể lệch khớp gối, tổn thương sụn, đứt dây chằng, tràn dịch ổ khớp… Từ đó, tình trạng đau nhức dữ dội xuất hiện làm cản trở các hoạt động hàng ngày.Chế độ ăn thiếu dưỡng chấtNếu không cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, đầu gối trở nên kém linh hoạt, cơ bắp yếu dần, các chấn thương khi vận động mạnh, luyện tập thể thao có thể dễ dàng xảy ra. Từ đó, triệu chứng đau nhức đầu gối xuất hiện và trầm trọng hơn khi đứng lên ngồi xuống.Một số hoạt chất tốt cho xương khớp bao gồm:➤ Protein: là thành phần cấu tạo chính của xương. Khi tiêu thụ đủ lượng protein, các tế bào xương bị bào mòn trong quá trình vận động được bù đắp nhanh chóng, khắc phục những tổn thương vùng đầu gối. Protein có mặt nhiều trong thịt, cá, ngũ cốc, các loại hạt…➤ Canxi: là khoáng chất thiết yếu giúp xương chắc khỏe, cải thiện những vết nứt, gãy và phòng ngừa tình trạng loãng xương. Thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm: sữa, sữa chua, phô mai, đậu nành…➤ Vitamin D: là hoạt chất giúp cơ thể tiếp nhận và sử dụng canxi, hình thành nên khung xương hoặc sửa chữa những tổn thương. Vitamin D có thể được hấp thụ qua da bằng cách tắm nắng. Ngoài ra, vi chất này còn được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như: lòng đỏ trứng, các loại cá béo…➤ Vitamin C: đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp collagen, giúp dây chằng và sụn khớp chắc khỏe. Không những thế, vitamin C còn là một chất chống oxy hóa, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp gối, hạn chế sự hình thành gai xương chèn ép dây thần kinh. Thực phẩm chứa nhiều vi chất này bao gồm: cam, quýt, cà chua, kiwi, rau xanh…Canxi có thể dễ dàng tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm từ thiên nhiên.Chấn thươngKhi chịu tác động mạnh từ bên ngoài, xương khớp vùng đầu gối có thể bị chấn thương. Những mảnh xương vỡ tự do di chuyển và làm rách các mô mềm xung quanh như dây chằng, cơ, tủy sống… Từ đó, triệu chứng đau nhức xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh đứng lên ngồi xuống.Ngoài ra, trong giai đoạn phục hồi, cơ thể chủ động tăng chuyển hóa. Điều này dẫn đến các biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau quanh vị trí tổn thương.Béo phìKhi trọng lượng cơ thể vượt mức cho phép, áp lực lên hệ thống xương khớp vùng đầu gối tăng lên, gây đau nhức triền miên.Ngoài ra, béo phì còn là nguyên nhân làm giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường, các bệnh lý tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…Nguyên nhân bệnh lýĐau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ảnh hưởng xấu đến hệ thống xương khớp, ví dụ:➤ Thoái hóa khớp gối: Đây là căn bệnh phổ biến của tuổi già và đang có xu hướng lan rộng ở lớp trẻ do những thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, dịch bôi trơn tiết ra ít, dây chằng dày lên và căng cứng. Điều này gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày, dẫn đến tình trạng đau nhức khớp gối và ngăn cản quá trình hoạt động.➤ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: Do chấn thương hoặc các đốt sống sai lệch chèn ép lâu ngày, lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài đĩa đệm bị rách. Từ đó, nhân nhầy thoát ra và có nguy cơ tác động mạnh vào rễ thần kinh, tủy sống, gây đau nhức vùng thắt lưng, hông, lan xuống đùi, đầu gối. Nếu không có phương pháp khắc phục kịp thời, tình trạng teo cơ, mất cảm giác các chi hoặc tê liệt vĩnh viễn có thể xảy ra.➤ Gai cột sống thắt lưng: Quá trình bù đắp tế bào xương bị rối loạn hình thành nên vết lõm hoặc gai xương ở rìa các đốt sống. Khi gai xương phát triển quá to, chèn ép mạnh vào những mô mềm xung quanh như gân, cơ, dây chằng, rễ thần kinh, tủy sống… gây đau nhức từ vùng thắt lưng xuống đùi, đầu gối, cẳng chân và các đầu ngón chân.➤ Viêm khớp gối: Bệnh lý bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như tổn thương phần mềm quanh khớp (màng hoạt dịch, sụn, gân, cơ, dây chằng…), nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa (tăng acid uric trong bệnh gout)… Những triệu chứng thường gặp là đau nhức, sưng tấy, nóng đỏ đầu gối, tê bì chân, thu hẹp phạm vi hoạt động…Viêm khớp khiến đầu gối đau nhức, sưng tấy.Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có nguy hiểm không?Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống do lối sống sinh hoạt, ăn uống chưa lành mạnh không để lại biến chứng nguy hiểm. Nếu có biện pháp khắc phục hợp lý, tình trạng này có thể thuyên giảm sau vài ngày.Tuy nhiên, đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống do yếu tố bệnh lý thường lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Cơn đau kéo dài khiến người bệnh lo lắng, trầm cảm, mất tập trung trong công việc và học tập… Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện như: teo cơ, mất cảm giác các chi, liệt vĩnh viễn…Để tránh hậu quả đáng tiếc, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế uy tín khám và điều trị nếu bắt gặp các triệu chứng dưới đây:Đau nhức dữ dội vùng đầu gối cả ban ngày lẫn ban đêm kéo dài hơn 72 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm.Tình trạng sưng, nóng, đỏ xuất hiện liên tục xung quanh đầu gối.Phạm vi vận động bị thu hẹp, người bệnh không thể thực hiện được những hoạt động cơ bản như đi lại, đứng lên ngồi xuống…Khi cố gắng hoạt động, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục phát ra ở các khớp xương.Hướng xử lý phù hợpTrong trường hợp đau nhức nhẹ, xuất hiện với tần suất thấp, người bệnh có thể tự khắc phục tại nhà.Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nên dữ dội kèm theo các hiện tượng như sưng, nóng, đỏ, vận động khó khăn… người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác bệnh lý và điều trị kịp thời.Với trường hợp nhẹ➤ Nghỉ ngơi: Nếu xuất hiện triệu chứng đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, người bệnh nên hạn chế cử động khoảng 2 – 3 ngày đầu tiên, rồi từ từ vận động trở lại. Đây là khoảng thời gian giúp khớp gối thư giãn và tái phục hồi những tổn thương.➤ Tác động nhiệt: Người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh tùy vào từng trường hợp:Chườm lạnh: Phương pháp này phù hợp cho các chấn thương mới từ 24 - 48 giờ đầu, giúp giảm đau, tiêu viêm, khắc phục sưng tấy. Cách tiến hành: Dùng túi đá chườm quanh đầu gối theo chuyển động tròn trong vòng 5 - 10 phút với tần suất 2 - 5 lần/ngày.Chườm nóng: Liệu pháp giúp hạn chế tình trạng đau nhức mạn tính, thư giãn cơ và dây chằng, cải thiện tuần hoàn máu, không phù hợp cho những vết thương còn sưng viêm. Cách tiến hành: Dùng túi nhiệt đắp lên đầu gối trong khoảng 20 phút, tối đa 3 lần/ngày.➤ Luyện tập thể thao: Các bài tập thể thao đơn giản giúp đẩy mạnh hấp thu dưỡng chất, làm lành nhanh chóng vị trí bị tổn thương, xoa dịu cơn đau vùng đầu gối. Đồng thời, việc luyện tập giúp tăng sức bền và chất lượng của cơ xương khớp. Trong đó, yoga là lựa chọn phù hợp cho người bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống với các động tác như: tư thế chiến binh II, tư thế tam giác, tư thế cái cây…Tư thế chiến binh II là động tác yoga phù hợp cho người bị đau nhức đầu gối.Với trường hợp nặngSử dụng thuốc giảm đauKhi cơn đau trở nên dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt, người bệnh có thể sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Lưu ý rằng quá trình dùng thuốc phải đảm bảo tuân thủ đúng liều lượng, đúng thời điểm để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, phổ biến nhất là suy gan, thận…Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống là:Thuốc giảm đau Paracetamol.Thuốc giảm đau chống viêm không steroid NSAID: Aspirin, Meloxicam, Naproxen…Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: Pethidine, Tramadol…Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, Metaxalone, Tizanidine…Vitamin B.Vật lý trị liệuPhương pháp tác động cơ học lên vị trí tổn thương giúp xoa dịu đau nhức, thư giãn gân, cơ, dây chằng, cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, vật lý trị liệu còn kích thích cơ thể sản sinh những chất hóa học tự nhiên, đặc biệt nhất là endorphin giúp giảm đau, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.Một số hình thức vật lý trị liệu phổ biến cho người đau cứng cổ sau gáy: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu, laser…Tiêm khớpNgười bệnh có thể tiêm khớp tại cơ sở y tế uy tín để khắc phục cơn đau và cải thiện khả năng vận động:➤ Tiêm acid hyaluronic: Acid hyaluronic là một chất lỏng đặc, tương tự như dịch bôi trơn tự nhiên ở khớp gối. Liệu pháp này giúp khắc phục đau nhức và cải thiện phạm vi hoạt động. Thời gian duy trì tác dụng có thể kéo dài đến 6 tháng.➤ Tiêm corticosteroids: Mục đích chính là giảm đau và ngăn chặn triệu chứng viêm trong khoảng vài tháng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại nhiều tác dụng phụ như yếu cơ, tăng đường huyết, giảm đề kháng…➤ Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): PRP là chế phẩm từ máu chứa hàm lượng tiểu cầu cao, gồm nhiều yếu tố tăng trưởng và các phân tử sinh học. Tiêm PRP có khả năng giảm đau và tái tạo những tổn thương ở đầu gối trong thời gian ngắn.Tiêm khớp gối là phương pháp cải thiện triệu chứng đau nhức tạm thời.Phẫu thuậtPhẫu thuật là phương án cuối cùng được bác sĩ đề xuất khi những biện pháp khác không mang lại hiệu quả, các triệu chứng diễn biến trầm trọng đe dọa đến khả năng vận động của người bệnh. Một số phẫu thuật được áp dụng phổ biến hiện nay là:Phẫu thuật nội soi khớp gối: Kỹ thuật hiện đại giúp loại bỏ hoặc sửa chữa mô sụn hư hỏng, tái tạo những dây chằng bị rách.Phẫu thuật thay khớp gối: Bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc toàn phần sụn và xương dưới sụn, thay bằng các bộ phận nhân tạo.Phòng ngừa đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐể ngăn ngừa cơn đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống, bạn lưu ý những vấn đề sau:Lên thực đơn ăn uống đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là: protein, canxi, vitamin D, vitamin C… từ các thực phẩm thiên nhiên để cơ xương khớp luôn khỏe mạnh.Không tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia… vì đây là những nguyên nhân cản trở quá trình hấp thụ canxi của xương.Duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế áp lực chèn ép lên các khớp xương, đặc biệt là khớp gối.Luyện tập thể thao đều đặn, đúng tư thế, phù hợp với thể trạng của bản thân giúp khớp gối luôn dẻo dai, tăng sức bền của cơ xương.Nên vận động nhẹ nhàng 5 - 10 phút sau khi giữ nguyên một tư thế quá lâu.Hỗ trợ giảm đau nhức đầu gối hiệu quảNgười bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống có thể tham khảo sử dụng sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn mà hiệu quả.Khương Thảo Đan được phát triển dựa trên nghiên cứu hoạt chất KGA1 chiết xuất từ củ địa liền của các chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam giúp xoa dịu đau nhức, chống viêm hiệu quả. Việc thành công nghiên cứu ra kỹ thuật tách chiết hoạt chất KGA1 từ cây địa liền đã tạo bước ngoặt lớn cho sản phẩm hỗ trợ các vấn đề về xương khớp. Bởi tác dụng của KGA1 vượt trội hơn hẳn những loại thuốc Tây y điều trị xương khớp phổ biến nhất hiện nay như Paracetamol, Efferalgan, Indomethacin…Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho các đối tượng:Người bị đau đầu gối, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay…Người bị thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống…Để tìm mua sản phẩm Khương Thảo Đan tại nhà thuốc gần nhất, vui lòng truy cập tại đây.Xem thêm:Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bịPhương pháp cách tự bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quảĐiểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảĐau đầu gối khi chạy bộ - Tình trạng nguy hiểm bạn chớ xem thường!Đau đầu gối không ngồi xổm được cảnh báo bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Trẹo cổ là vấn đề liên quan đến xương khớp, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi và thường xuất hiện đột ngột vào buổi sáng sau khi thức dậy. Mặc dù ở mức độ nhẹ, tình trạng này thường không quá nguy hiểm, nhưng khi kéo dài, chúng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đáng lo ngại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trẹo cổ và cách chữa trẹo cổ an toàn, hiệu quả nhất.Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng khi cổ bị trẹoTổng quan về trẹo cổTheo bài viết “Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả” được tham vấn y khoa bởi Bác sĩ Wade Brackenbury - Phòng khám ACC: “trẹo cổ là tình trạng co thắt cơ trơn, dẫn đến rối loạn vận động ở cơ cổ và làm cho đầu bị nghiêng sang một bên”. Người bị trẹo cổ (trật cổ, vẹo cổ) sau khi ngủ dậy thường cảm thấy đau khi xoay, ngẩng, nghiêng hoặc cúi đầu.Cổ bị trẹo không quá nguy hiểm trong giai đoạn đầu nhưng gây nhiều bất tiện, phiền toái trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, may mắn là tình trạng này hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được tiếp cận và khắc phục kịp thời.Trẹo cổ được chia thành 2 loại, đó là:Trẹo cổ cấp tính: Xảy ra đột ngột và kéo dài từ vài ngày đến vài tuần do. Các dấu hiệu trẹo cổ bao gồm căng cơ, sưng cơ cổ, tư thế đầu bất thường, viêm hạch bạch huyết và đau nhức dữ dội sau khi ngủ dậy hoặc thực hiện một vài hoạt động đặc biệt.Trẹo cổ mãn tính: Kéo dài trong thời gian dài (từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí là nhiều năm) do các thói quen xấu, chấn thương hoặc chưa điều trị dứt điểm trẹo cổ cấp tính.Trẹo cổ khi ngủ dậy thường khiến người bệnh đau đớn, gặp nhiều bất tiệnNguyên nhân gây trẹo cổNguyên nhân gây trẹo cổ rất đa dạng và phức tạp, thường liên quan đến tình trạng cơ, xương và các mô mềm xung quanh cổ vai gáy. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến khiến cổ bị trẹo, có thể phù hợp với tình trạng của bạn.Nguyên nhânGiải thích chi tiếtCăng thẳng, áp lực Căng thẳng, áp lực tạo ra hiện tượng căng cơ và áp lực quá mức lên các cơ và mô xung quanh khu vực cổ - vai. Nếu không được giải phóng, chúng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, bao gồm trẹo cổ mãn tính.Tổn thương vùng cổ - vai Khu vực cổ và vai là phần quan trọng trong hệ thống cơ xương khớp. Do đó, khi bị tổn thương, chúng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng và hoạt động bình thường của cơ và xương, dẫn đến nhiều vấn đề vùng cổ.Tuổi tác Cơ bắp và xương dần trở nên yếu hơn theo thời gian. Điều này nghĩa là khi bạn càng lớn tuổi, cơ bắp và xương của bạn càng mất đi sức mạnh, độ cứng cáp, dẻo dai ban đầu, từ đó góp phần làm tăng nguy cơ trẹo tại vùng cổ vai gáy.Vận động sai kỹ thuật Vận động sai kỹ thuật có thể tạo ra áp lực và căng thẳng không cần thiết lên khu vực cổ và vai. Điều này gây ra sự không ổn định trong hệ cơ xương khớp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xảy ra trật cổ.Chấn thương Các chấn thương do va chạm, tai nạn giao thông có thể gây tổn thương cho các cơ, xương và mô mềm trong khu vực cổ vai gáy. Vì thế, khi xảy ra chấn thương, những tác động từ bên ngoài có thể làm thay đổi sự cân bằng và liên kết giữa các cơ trong khu vực này, dẫn đến tình trạng trẹo.Bệnh lý cơ xương khớp Các bệnh lý xương khớp như loãng xương, viêm khớp cổ/vai, thấp khớp cổ, thoái hóa đốt sống cổ, có thể gây ra sự thay đổi về cấu trúc xương, sự ổn định và linh hoạt trong khu vực cổ - vai - gáy, dẫn đến sự hạn chế vận động tự nhiên và tạo điều kiện cho việc xảy ra trẹo.Di truyền Một số gen bất thường có thể được truyền từ cha mẹ sang con cái. Các biến đổi này có thể ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của cơ, xương, khớp, góp phần vào tình trạng trẹo khu vực này.Tư thế ngủ không đúng Ngủ một bên, ngủ úp mặt, ngủ với gối quá cao hoặc không đúng vị trí đều có thể gây căng cơ, tạo áp lực lên cổ và vai, dẫn đến tình trạng trẹo cổ vai gáy.Kê gối quá cao cũng có thể khiến bạn bị trẹo cổ khi ngủ dậy⚠️Lưu ý: Trên đây chỉ là những nguyên nhân phổ biến gây trẹo vùng và có thể còn rất nhiều nguyên nhân khác chưa được đề cập. Vì thế, để xác định chính xác nguyên nhân gây trẹo vùng cổ của bản thân, việc tham khảo và nhận tư vấn bởi chuyên gia y tế là điều cần thiết!Trẹo cổ bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?Thời gian hồi phục và tình trạng trẹo cổ có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và phương pháp điều trị. Tuy nhiên, thông thường, thời gian để hồi phục cổ bị trẹo có thể được xác định như sau:Đối với trẹo cổ cấp tính: Cải thiện trong vòng 24 - 48 giờ, tuy nhiên một số triệu chứng cần đến một tuần hoặc lâu để chấm dứt hoàn toàn. Đôi khi, các triệu chứng có thể tái phát sau đó mà không rõ lý do.Đối với trẹo cổ mãn tính: Bệnh khó điều trị và có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như căng cơ kéo dài, viêm nhiễm, hạn chế vận động và nhiều triệu chứng thần kinh khác.Như vậy, trẹo hay vẹo cổ thường không gây nguy hiểm trong trường hợp cấp tính. Tuy nhiên, đối với trường hợp mãn tính, việc kiểm tra và điều trị dưới sự hỗ trợ của bác sĩ là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa, giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra.Chứng trật cổ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thờiBị trẹo cổ phải làm sao? 4+ cách chữa trẹo cổ hiệu quảKhi các cơn đau do vẹo cổ bắt đầu xuất hiện, nhiều người thường rơi vào trạng thái khủng hoảng, không biết bị trẹo cổ nên làm gì cho hết; từ đó dẫn đến những hành động không phù hợp, khiến tình trạng trẹo trở nên nặng hơn. Theo các chuyên gia, trong tình huống này, bạn cần hết sức bình tĩnh và áp dụng lần lượt các biện pháp sau đây:Cách chữa trẹo cổ tại nhàCách 1 - Xoa bóp: Dùng lòng bàn tay xoa xát vùng cổ trong vài phút, sau đó thoa một chút dầu cao hoặc cồn rượu nên vùng bị trẹo rồi nhẹ nhàng ấn các đầu ngón tay vào cổ để các cơ được thư giãn, giảm đau và khó chịu.Cách 2 - Chườm nóng/lạnh: Dùng khăn nóng hoặc túi chườm đá để chườm lên chỗ bị đau nhằm giảm sưng, viêm, giãn cơ và dịu nhanh chóng cơn đau.Cách 3 - Điều chỉnh tư thế ngủ/ngồi/làm việc: Khi ngủ, bạn nên ưu tiên nằm ngửa, sử dụng gối mềm và có độ cao vừa phải. Khi ngồi hoặc làm việc, bạn nên ngồi thẳng lưng, đầu không cúi, không dựa về phía trước, đặc biệt là khi xem điện thoại hoặc ngồi máy tính. Cách 4 - Tập các bài tập cổ: Tập các bài tập nhẹ nhàng như: kéo giãn, cải thiện sự chuyển động (xoay đầu, gật đầu) có thể cải thiện sự chuyển động ở các cơ và giảm đau nhức hiệu quả.Ngủ bị trẹo cổ phải làm sao? - Tập các bài tập kéo giãn, cải thiện sự chuyển động cổ⚠️Lưu ý: Các cách chữa vẹo cổ tại nhà trên chỉ áp dụng cho trường hợp nhẹ, giúp cắt cơn đau tạm thời nhưng có thể bị tái phát.Dùng thuốc giảm đauMột số trường hợp trẹo cổ sẽ được bác sĩ kê thuốc giãn cơ diazepam, thuốc giảm đau paracetamol, thuốc giảm đau mạnh codein, thuốc giảm đau chống viêm ibuprofen,... Ngoài ra, người bệnh còn có thể được chỉ định tiêm lượng nhỏ botulinum toxin vào cơ thể để giảm đau hiệu quả hơn. Mặc dù chỉ mang tính chất giảm đau tạm thời, tuy nhiên việc sử dụng thuốc nên được thực hiện theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ; tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.Tập vật lý trị liệuTập vật lý trị liệu được đánh giá là một trong những cách chữa trẹo cổ khi ngủ an toàn, hiệu quả và được bác sĩ khuyến nghị nhiều nhất. Tùy vào tình trạng cụ thể mà bác sĩ có thể xây dựng bài tập phù hợp. Trong điều kiện tốt nhất, người bệnh sẽ được tập vật lý trị liệu kết hợp với các thiết bị hỗ trợ hiện đại để giảm sưng, giảm đau và cải thiện khả năng vận động cổ nhanh chóng. Tập vật lý trị liệu là phương pháp cải thiện tình trạng trẹo, vẹo cổ rất tốtPhẫu thuậtNếu chứng vẹo cổ quá nghiêm trọng, những cách cải thiện trên không mang lại kết quả tốt thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc can thiệp y khoa chuyên sâu. Cụ thể, các phương pháp phẫu thuật trẹo cổ thường được áp dụng bao gồm: kéo dài cơ cổ, cắt dây thần kinh/cơ, kích thích não cản trở các tín hiệu thần kinh hoặc hợp nhất các đốt sống cổ bất thường.⚠️Lưu ý: Các phương pháp phẫu thuật trẹo/vẹo cổ cần rất nhiều chi phí nhưng lại tiềm ẩn khá nhiều rủi ro như nhiễm trùng, bệnh tái phát, cơn đau nặng hơn,... Do đó, cách chữa vẹo cổ này được khuyến khích là biện pháp cuối cùng - khi điều trị nội khoa thất bại.5 lời khuyên quan trọng giúp ngăn ngừa, cải thiện chứng trẹo cổChăm sóc khi bị vẹo cổ rất quan trọng trong việc giảm đau, tăng tốc quá trình phục hồi và ngăn ngừa các biến chứng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho người bị trẹo/vẹo cổ.Nghỉ ngơi và giới hạn hoạt động: Để các cơ và đốt sống cổ phục hồi, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và tránh các hoạt động gây đau đớn và căng thẳng vùng cổ như: cắt cỏ, nâng đồ nặng hoặc những hoạt động gây áp lực lên cổ.Sử dụng băng đỡ: Bằng đỡ cổ là dụng cụ hỗ trợ rất tốt trong việc ổn định, giảm áp lực lên vùng cổ bị trẹo (dù bạn có phẫu thuật hay không). Do đó, hãy tìm hiểu các loại bằng đỡ chất lượng để đảm bảo tính hiệu quả.Nên sử dụng băng đỡ khi ngủ dậy bị trẹo cổDuy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Người bị vẹo cổ nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu protein (thịt gà, cá, hạt hướng dương, đậu, hạt chia), thực phẩm chứa chất chống viêm (lựu, mâm xôi, dầu ô liu, hạt chia, húng quế và các loại rau xanh), thực phẩm giàu canxi và vitamin D (sữa, sữa đậu nành, rau xanh, hạt lựu và cá) nhằm hỗ trợ thúc đẩy quá trình phục hồi đạt hiệu quả tối đa.Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: Nếu muốn sử dụng các loại thuốc hoặc điều trị vật lý trị liệu, hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nếu không muốn gặp tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.Bổ sung các sản phẩm tốt cho xương khớp: Hãy lựa chọn những sản phẩm lành tính có chứa CARYOTIN - thành phần trong quả Đủng đỉnh có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả hoặc Collagen Type II - Collagen tự nhiên trong sụn khớp giúp làm dày mạng lưới fibrillar, qua đó tăng cường sự dẻo dai và độ bền của sụn khớp.Nếu bạn thường xuyên gặp phải các vấn đề về xương khớp như khớp gối kêu lục cục, thấp khớp hoặc bị trẹo cổ khi ngủ dậy, hãy tham khảo Khương Thảo Đan Gold. Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe nổi tiếng với công dụng làm trơn khớp, giảm đau, kháng viêm tận gốc, đồng thời tái tạo phục hồi sản sinh tế bào sụn khớp mang lại hiệu quả bền vững cho người bệnh.Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp an toàn cho các vấn đề xương khớpCác thành phần trong Khương Thảo Đan Gold đã được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt theo quy định của Bộ Y Tế. Theo thông tư số 75/2019/ATTP-CN GMP, nhà máy Thái Minh Hitech - nơi sản xuất sản phẩm đã đạt chất lượng ISO 17025, được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành sản xuất tốt thực phẩm bảo vệ sức khỏe.Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Khương Thảo Đan Gold như một giải pháp hỗ trợ bảo vệ xương khớp một cách toàn diện, có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn vui lòng truy cập website chính thức của Khương Thảo Đan theo đường dẫn sau: https://khuongthaodan.com/ Nguồn tham khảo: https://acc.vn/treo-co-la-gi-nguyen-nhan-va-cach-chua-hieu-qua/ https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/suc-khoe-thuong-thuc/lam-gi-khi-bi-treo-co/ https://tuoitre.vn/cach-xu-ly-khi-ngu-day-veo-co-266759.htm Nhìn chung, trẹo cổ không chỉ gây ra sự đau đớn, khó chịu mà ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày. Vì thế, việc tìm được phương pháp chữa trị thích hợp và kịp thời là điều cần thiết, giúp thúc đẩy thời gian phục hồi đốt sống cổ và nâng cao chất lượng cuộc sống.Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh đang có dấu hiệu trẹo cổ, hãy đưa họ đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Hoặc bạn có thể liên hệ đến 1800 1156 để được tư vấn chi tiết và chuyên sâu về tình trạng bệnh cũng như các giải pháp an toàn, hiệu quả để cải thiện chứng trẹo cổ bằng các loại thảo dược tự nhiên!Xem thêm:Khắc phục lệch xương chậu đúng cáchBị trẹo cổ tay thì phải làm sao? Cách phòng ngừa trẹo cổ tay hiệu quảNguyên nhân và cách chữa khớp vai kêu lục cụcKhám phá 9 bài tập chống gù lưng - Lấy lại tự tin chỉ từ 4 tuầnVôi hoá cột sống có chữa được không? Cách điều trị thế nào?
Trẹo cổ tay là một chấn thương thường gặp gây đau đớn và ảnh hưởng tới sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tình trạng này thường do thói quen chống tay khi ngã, chơi một số môn thể thao quá sức hoặc là nâng vật nặng thường xuyên. Vậy bị trẹo cổ tay thì phải làm sao, cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhé. Bị trẹo cổ tay gây ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hằng ngàyHiện tượng trẹo cổ tay là gì?Cổ tay được tạo thành từ tám xương nhỏ và được nối lại với nhau bằng dây chằng, mô cứng giúp bàn tay cử động, cầm nắm và làm việc dễ dàng hơn. Trẹo cổ tay là một loại chấn thương dây chằng đau đớn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Chúng thường được gây ra bởi một vết rách ở dây chằng khiến cho một hoặc nhiều xương nhỏ ống cổ tay bị dịch chuyển khỏi vị trí bình thường gây trật khớp, đau đớn. Các tình trạng bị trẹo cổ tay mà người bệnh thường gặp phải:Trật khớp xương bán nguyệtLoại trẹo cổ tay này xảy ra khi xương bán nguyệt di chuyển ra khỏi vị trí bình thường trong khi các xương khác vẫn giữ nguyên vị trí. Nó không đặc biệt phổ biến, chỉ chiếm khoảng 10% các ca chấn thương ở cổ tay, với những chấn thương này chủ yếu đến từ những người trẻ tuổi chơi các môn thể thao hoạt động mạnh.Trật khớp xương bán nguyệt do vận động quá sứcTrật khớp quanh xương bán nguyệtLoại chấn thương này xảy ra khi các dây chằng radioscaphocapitate (RSC), dây chằng giữa các xương có vảy (SLI) và dây chằng giữa các sợi cơ (LTI) bị tổn thương dẫn đến xương bị xoay. Tình trạng này thường là kết quả của việc ngã ở tư thế bàn tay đang dang rộng ra. Đây là một trong những chấn thương cổ tay nguy hiểm nhất, vì vậy người bệnh cần phải đi thăm khám ngay để điều trị kịp thời. Gãy xương GaleazziLoại trật khớp này bắt nguồn từ việc gãy xương quay dẫn đến trật khớp quay trụ. Đây thường là kết quả của một cú ngã trên một bàn tay đang dang rộng để đỡ. Gãy xương Galeazzi thường phổ biến ở nam giới trẻ tuổi bị chấn thương từ thể thao, tai nạn xe cộ, ngã từ trên cao hoặc phụ nữ lớn tuổi bị chấn thương nhẹ như vô tình ngã xuống mặt đất. Gãy xương MonteggiaLoại trật khớp này xảy ra do sự phá vỡ xương trụ, dẫn đến trật khớp ở một trong các đầu của bán kính. Không giống như các trật khớp khác, gãy xương Monteggia hiếm gặp ở người lớn và thay vào đó thường gặp ở trẻ em từ 4 tới 10 tuổi.Các triệu chứng phổ biến của trẹo cổ tayTùy thuộc vào loại trẹo cổ tay mà người bệnh mắc phải, các triệu chứng có thể sẽ khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu phổ biến sẽ thường bao gồm như:Cảm giác đau đớn ngay sau khi bị thương và động tới cổ tay.Sưng và bầm tím xung quanh khu vực bị thương.Khó cử động tay và các khớp ngón tay bị cứng lại.Cánh tay có thể bị biến dạng do xương hoặc khớp cổ tay bị lệch.Đau khi di chuyển ngón tay cái hoặc bàn tay khó cầm nắm đồ vật do các cơ xung quanh khu vực bị ảnh hưởng gây suy yếu. Bị tê và ngứa ran nếu tổn thương thần kinh xảy ra trong quá trình chấn thương.Những triệu chứng khi bị trẹo cổ tayNguyên nhân dẫn tới trẹo cổ tayTình trạng bị trẹo cổ tay có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như do chấn thương khi di chuyển, do mang vác vật nặng hay khi chơi thể thao quá sức. Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng cụ thể là:Các môn thể thao gây tác động mạnh: Một nguyên nhân phổ biến khiến cổ tay bị trật khớp là chấn thương khi chơi các môn thể thao có tác động mạnh như bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền. Lực tác động đột ngột trong các môn thể thao này có thể khiến bàn tay và cánh tay bị vặn một cách không đột ngột dẫn đến dịch chuyển khớp cổ tay. Tuy nhiên, không chỉ các môn thể thao va chạm mới có thể dẫn đến loại chấn thương này, các hoạt động như thể dục dụng cụ cũng liên quan đến các pha nguy hiểm và động tác có thể yêu cầu sự phối hợp và thăng bằng phức tạp nên dễ bị trật khớp hơn.Chơi các môn thể thao tác động mạnh có thể gây trẹo cổ tayDo tai nạn xe hơi: Khi bạn đang lái xe hay ngồi trên xe với tư cách là hành khách, bất kỳ loại va chạm nào cũng có khả năng gây lực tác động lên cánh tay hoặc bàn tay khiến các dây chằng xung quanh khớp cổ tay bị kéo căng ra ngoài phạm vi bình thường, dẫn đến dịch chuyển xương. Các nguyên nhân có thể như viêm khớp, hội chứng ống cổ tay và thậm chí là do di truyền. Bị trẹo cổ tay thì phải làm sao?Bị trẹo cổ tay thì phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều người bệnh thắc mắc. Việc sơ cứu tình trạng trật khớp là hành động cực kỳ quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng về sau và khớp nhanh chóng phục hồi. Do đó khi bị trẹo cổ tay, những người xung quanh cần phải sơ cứu theo các bước sau để hỗ trợ người bệnh:Người bệnh cần ngồi yên một chỗ, bàn tay và cổ tay duỗi thẳng và đặt trên một mặt phẳng để cổ tay được nghỉ ngơi.Sau đó dùng khăn hoặc mảnh vải quấn vào đá lạnh rồi chườm thật nhẹ nhàng lên chỗ bị trật khớp để giảm đau, sưng cho người bệnh. Đá lạnh có tác dụng làm co mạch máu, giảm tình trạng viêm và sưng tấy rất hiệu quả.Không được tự ý nắn khớp bị trật về vị trí ban đầu nếu không biết sơ cứu đúng cách.Dùng gạc hoặc vải buộc vết thương lại, lưu ý là không được buộc quá lỏng hay quá chặt.Cuối cùng phải nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để chụp MRI hoặc X-quang cổ tay và được bác sĩ thăm khám, chữa trẹo cổ tay kịp thời. Cách phòng ngừa nguy cơ bị trẹo cổ tayCách chữa trẹo cổ tay tốt nhất có lẽ là phòng ngừa để chúng không xảy ra. Vì vậy để phòng tránh cơn đau xảy ra trong sinh hoạt, làm việc người bệnh cần:Hạn chế nâng đồ quá nặng thường xuyên vì sẽ tác động trực tiếp lên cổ tay và gây tổn thương không đáng có. Đồng thời khi mang vác đồ cần giữ đúng tư thế cổ tay, không lệch xiên vẹo gây tình trạng trẹo cổ tay.Khi chơi thể thao cần phải trang bị đồ bảo hộ cho cổ tay như băng quấn cổ tay lại.Khi tham gia giao thông hay chạy nhảy cần hạn chế chạy ẩu, chạy quá nhanh vì điều này có thể gây té ngã và khiến bạn có xu hướng dùng bàn tay để chống đỡ. Tình huống này cực kỳ nguy hiểm đối với khớp cổ tay.Thường xuyên tập thể dục thể thao để cơ xương khớp chắc khỏe và dẻo dai hơn.Với công việc đặc thù phải leo trào, mang vác và sử dụng tay nhiều thì cần phải có đồ bảo hộ thân thể và cổ tay.Cung cấp dưỡng chất cần thiết để khớp nhanh được phục hồiNgười bệnh chữa trẹo cổ tay tại nhà hay phẫu thuật đều phải cần một thời gian mới hồi phục được trạng thái tốt nhất. Vì vậy để hỗ trợ quá trình phục hồi và giúp các khớp ở cổ tay khỏe khoắn, dẻo dai hơn thì bệnh nhân có thể bổ sung những thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa các dưỡng chất tốt cho khớp.Khương Thảo Đan Gold giúp hỗ trợ quá trình phục hồi sụn khớpKhương Thảo Đan Gold của Dược Phẩm Thái Minh với công dụng giảm đau an toàn, phục hồi sụn khớp từ cấp độ phân tử, hỗ trợ phần xương khớp cổ tay bị tổn thương, giúp khớp được chữa lành nhanh hơn. Sản phẩm với với thành phần 100% là thảo dược quý hiếm từ thiên nhiên nên vô cùng an toàn và lành tính, không gây ảnh hưởng tới gan thận, dạ dày. Khương Thảo Đan Gold được rất nhiều người tiêu dùng đánh giá cao và là lựa chọn ưu tiên hàng đầu do hiệu quả mà sản phẩm mang lại.Trên thực tế, trẹo cổ tay không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến người bệnh đau đớn và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thường ngày của họ. Đặc biệt, khớp đã từng trật thì rất dễ bị lại nếu người bệnh không cẩn thận. Do đó, khi gặp phải tình trạng trên người bệnh nên đi khám để tìm ra cách điều trị trẹo cổ tay tốt nhất. Xem thêm:Nguyên nhân và cách chữa khớp vai kêu lục cụcKhám phá 9 bài tập chống gù lưng - Lấy lại tự tin chỉ từ 4 tuầnVôi hoá cột sống có chữa được không? Cách điều trị thế nào?Cách đeo đai lưng cột sống hiệu quả nhất#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả
Lệch xương chậu không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng lại đang là nỗi lo của rất nhiều người do thói quen làm việc, sinh hoạt không đúng. Vì vậy việc khắc phục lệch xương chậu đúng cách bằng những bài tập hay là thay đổi thói quen đang là giải pháp hiệu quả được nhiều người thực hiện.Cách khắc phục lệch xương chậu hiệu quảDấu hiệu lệch xương chậuLệch xương chậu là tình trạng xương chậu bị lệch so với cột sống. Vì xương chậu đóng một vai trò quan trọng nối cột sống và xương đùi, trải đều trọng lượng của cơ thể và giúp nâng toàn bộ cơ thể. Vì vậy khi bị lệch sẽ dẫn tới một phần mông bị cao hơn. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh, do một bên chân dài hơn, nhưng hầu như đều do tác động từ bên ngoài như ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu, lười vận động.Những dấu hiệu lệch xương chậu Thông thường, người bệnh rất khó nhận ra bản thân có bị lệch xương chậu hay không, vì mức độ lệch không quá rõ ràng. Nhưng khi tình trạng này xảy ra sẽ khiến cho các đốt sống bị xoay hoặc bị trật sang một bên gây cảm giác đau đớn khi vận động hay làm việc và sẽ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Những dấu hiệu lệch xương chậu mà bệnh nhân cần lưu ý như: Đi lại khập khiễng, khó khăn hơn trước. Tình trạng đau ở bàn chân ngày càng tăng lên và kéo dài chạy dọc xuống đầu gối.Phần hông trở nên cứng và khó vận động.Khi kiểm tra chân có thể chân dài, chân ngắn hay chân đứng, chân ngửa.Biến chứng lệch xương chậuNếu tình trạng lệch xương chậu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nên những ảnh hưởng không đáng có tới xương khớp, vóc dáng cơ thể điển hình như: Lệch xương chậu khiến các đốt sống bị xoay, trật sang một bên gây cong vẹo cột sống.Trong trường hợp nặng còn làm thay đổi thân hình như gây chân thấp chân cao, chân ngửa chân đứng. Đồng thời còn tác động tới chức năng của tim, hoạt động của phổi, gây biến dạng xương chậu còn ảnh hưởng tới khả năng sinh con sau này.Biến chứng của lệch xương chậuCách khắc phục lệch xương chậuLệch xương chậu đang là một vấn đề khá phổ biến hiện nay, còn gây ra nhiều hệ lụy như vẹo cột sống, đau lưng, di chuyển khó khăn và làm giảm chất lượng cuộc sống. Vậy có những cách chữa lệch xương chậu nào được nhiều người đang thực hiện: Tập thể dục Thường xuyên tập các bài tập thể dục như đạp xe, chạy, bơi lội là những cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe chung. Đặc biệt, các bài tập chữa lệch xương chậu sẽ tập trung vào các phần cơ bụng, cơ đùi. Vận động đúng cách sẽ giúp tăng lượng cơ, giảm lượng mỡ, hỗ trợ điều chỉnh xương chậu.Tập yogaĐây là một trong những bài tập lệch xương chậu mang tới hiệu quả rất tốt và được rất nhiều phụ nữ lựa chọn. Phương pháp giúp hỗ trợ cơ khớp, tăng khả năng linh hoạt và vận động. Những bài tập này giúp điều chỉnh phần xương chậu bị lệch, cân bằng phần hông và chậu.Bài tập chữa lệch xương chậuĐiều chỉnh tư thế Duy trì thói quen luôn điều chỉnh tư thế ngồi hay đứng đúng cách để giảm sự căng thẳng ở các khớp xương, nhờ vậy tình trạng sai lệch xương chậu cũng được giảm bớt phần nào.Phương pháp vật lý trị liệu Hiện nay nắn chỉnh khớp chậu được nhiều bệnh nhân biết tới bởi cách chữa lệch xương chậu này không xâm lấn, an toàn và không gây biến chứng. Phương pháp dựa trên nguyên lý vận động của xương khớp, tập trung vào hệ thần kinh. Bác sĩ sẽ dùng tay để nắn chỉnh, thay đổi cột sống, khớp nhằm giúp làm mềm các cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, đưa khung chậu trở về trạng thái sinh lý.Phương pháp vật lý trị liệu rất hiệu quảNhững bài tập chữa lệch xương chậu giúp hồi phục nhanh chóng như : Bài tập 1: Xoay nửa thân người dướiHạ lưng xuống thảm, co 2 đầu gối lại với nhau sau đó mở rộng 2 chân. Đặt 2 tay ngay ngắn ở bụng, nâng lưng trên rồi kéo dài, đổ gối sang bên trái, xoay cổ sang bên phải. Cảm nhận được vùng hông, chậu, thắt lưng được kéo dãn ra, sau đó hít vào thở ra đổ sang bên phải, xoay cằm ngoảnh sang bên trái. Tiếp tục thả lỏng vùng chậu, hông thắt lưng. Bài tập 2: Tư thế cây cầuHít một hơi thật sâu, để 2 lòng bàn tay xuống thảm, co chân thu lại sát mông, rồi chậm rãi hít vào thật sâu. Điều chỉnh phần hông ,tiếp đó thở ra rồi cuộn xương cụt hướng về rốn, nâng lưng dưới, lưng giữa và lưng trên đẩy lên hết cỡ có thể , kéo toàn bộ bụng dưới hướng về ngực, giữ nguyên tay và bàn chân vững chắc, xếp nhẹ cơ đùi, đổ hông về bên trái và bên phải, bạn sẽ cảm thấy vùng hông được đưa sang theo ý thích của bạn. Tư thế cây cầu giúp cải thiện lệch xương hông rất rốtBài tập 3: Đưa 2 chân sát ngực Đặt lưng xuống thảm, gấp 2 gối và đặt 2 bàn chân trên sàn nhà. Căng cơ bụng rồi đẩy lưng về phía sàn nhà, kéo 2 gối về sát ngự rồi giữ vị trí này trong vòng 5 giây.Bài tập 4: Căng cơ khép háng Đặt lưng và 2 lòng bàn tay xuống thảm, gập đầu gối lại và đạt bàn chân chắc chắn xuống sàn. Dạng 2 đầu gối ra xa nhau để căng cơ phần đùi, giữ nguyên tư thế trong 15 tới 30 giây. Thực hiện động tác 3 lần liên tục.Phòng tránh lệch xương chậuNhững biện pháp giúp hạn chế tình trạng lệch xương chậu đem lại hiệu quả tốt như: Điều chỉnh tư thế ngồi giúp chữa lệch xương chậu Giữ thói quen lúc học tập, làm việc đúng tư thế như luôn giữ lưng thẳng tạo với phần đùi góc 90 độ, mắt luôn nhìn thẳng để hạn chế cổ phải cúi xuống gây mỏi cổ, 2 chân và đùi tạo tư thế góc 90 độ.Không nên có những tư thế như ngủ gục trên bàn, ngồi co 1 chân lên, ngồi vắt chéo chân, ngồi trượt mông ngả về sau, ngồi kiểu chữ W,..Phụ nữ sau sinh nên vệ sinh đúng cách, không nên quan hệ tình dục quá sớm hay quá mạnh, đi lại hoạt động 1 cách nhẹ nhàng, chú ý không được làm việc quá sức gây ảnh hưởng với vùng xương chậu.Lệch xương chậu không những gây ra đau nhức khó chịu mà còn ảnh hưởng tới ngoại hình. Vì vậy việc điều chỉnh tư thế, tập các bài tập lệch xương chậu hay phương pháp vật lý trị liệu sẽ tạo nên sự cân bằng và khắc phục lệch xương chậu nhanh chóng.Xem thêm:Bị trẹo cổ tay thì phải làm sao? Cách phòng ngừa trẹo cổ tay hiệu quảNguyên nhân và cách chữa khớp vai kêu lục cụcKhám phá 9 bài tập chống gù lưng - Lấy lại tự tin chỉ từ 4 tuầnVôi hoá cột sống có chữa được không? Cách điều trị thế nào?Cách đeo đai lưng cột sống hiệu quả nhấtLệch xương chậu
Khớp vai kêu lục cục là bệnh lý về xương khớp vô cùng phổ biến gặp phải mọi độ tuổi. Tình trạng này có thể vô hại hoặc là đang tiềm ẩn một nguy cơ gì đó về xương khớp. Vậy nguyên nhân và cách chữa như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé.Khớp vai kêu lục cục phổ biến ở mọi lứa tuổiKhớp vai kêu lục cục là bệnh gì? Nguyên nhân gây nên tình trạng này Khớp vai là một khớp vô cùng quan trọng và phức tạp bởi sẽ thường phải cử động nhiều nên dễ bị thoái hoá nhất. Hậu quả là dẫn tới các sụn khớp bị bào mòn, khô làm cho các đầu xương bả vai không còn được bảo vệ, cọ xát vào nhau gây đau đớn và phát ra những tiếng kêu lục cục.Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây nên khớp vai kêu lục cục:Thoái hóa khớpKhi tuổi càng cao, sụn khớp bị mòn đi, mỏng và khớp mất đi lượng đệm ở giữa các xương. Viêm xương khớp có thể gây ra tiếng lục cục - âm thanh của xương cọ xát vào nhau. Sự gia tăng ma sát có thể gây đau nhức và cứng khớp. Thoái hóa khớp vai gây tình trạng khớp vai kêu lục cụcViêm xương khớp phổ biến hơn nếu người bệnh làm việc trong nghề đặc thù, phải sử dụng cánh tay và vai liên tục. Ví dụ như vẽ tranh, làm tóc và làm nông. Các cách để hạn chế tình trạng viêm khớp bao gồm duy trì cân nặng hợp lý, tránh các bài tập tác động mạnh vào vai và tăng cường sức khỏe các cơ xung quanh.Do khô dịch khớp gốiDịch khớp gối là một chất nhầy có công dụng bôi trơn lên các đầu xương và sụn, giúp các khớp cử động linh hoạt. Tuy nhiên khi tuổi càng lớn, dịch khớp gối sẽ càng khô khiến các đầu xương và sụn cọ xát vào nhau, tạo thành tiếng kêu lục cục, đồng thời gây ra tình trạng đau nhức và giảm khả năng vận động.Viêm bao hoạt dịchTúi hoạt dịch có chức năng giúp các bề mặt của khớp di chuyển nhẹ nhàng, khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây đau nhói và nóng khiến khớp vai kêu lục cục và đau khi cử động.U xương sụnXương ở vai hoặc khung xương sườn có thể hình thành khối u lành tính được gọi là u xương sụn. Sự phát triển của của khối u khiến cho khớp vai kêu lục cục và đau.Gãy xương vaiXương ở khớp vai có thể không lành hoàn toàn sau khi đã bị gãy. Ngay cả những vết nứt chân tóc ở xương cánh tay hoặc xương bả vai chỉ có thể lành lại thành những đường gờ chứ không trơn như ban đầu. Điều này khiến cho khớp vai phát ra tiếng động lục cục mỗi khi sử dụng cánh tay.Gãy xương vai là một trong các nguyên nhân khiến khớp vai kêu lục cụcẢnh hưởng của khớp vai kêu lục cục đối với sức khỏe của bạnNếu thỉnh thoảng khớp vai kêu lục cục và không đau thì tình trạng không có vấn đề gì đáng ngại. Nhưng nếu người bệnh bị đau, nóng hoặc nhức ở khớp vai cùng với tiếng lục cục thì đây là triệu chứng của chấn thương hoặc của bệnh lý xương khớp như viêm khớp, thoái hoá khớp,...Ảnh hưởng của khớp vai kêu lục cục đối với sức khỏeNếu không điều trị chấn thương và viêm khớp kịp thời thì sẽ gây ảnh hưởng tới hệ gân và cơ, làm hạn chế di chuyển của khớp. Vì vậy cần phải trao đổi với bác sĩ về nguyên nhân và các phương pháp điều trị nếu vai thường xuyên bị đau và phát ra tiếng lục cục khi vận động.Cách chữa khớp vai kêu lục cụcSử dụng thuốc điều trị, thực phẩm bảo vệ sức khỏeThuốc chống viêm Khớp vai kêu lục cục và đau thường liên quan đến viêm xương khớp. Thông thường bác sĩ sẽ kê các thuốc chống viêm như ibuprofen, aspirin và naproxen có thể giúp giảm sưng và đau do viêm khớp. Thuốc tây là một trong những cách chữa khớp vai kêu lục cục thường sẽ có tác dụng ngay tức khắc, nhưng không điều trị được căn nguyên gây bệnh, dùng nhiều sẽ gây nhờn thuốc và còn ảnh hưởng tới gan thận, dạ dày. Vì thế cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nhé.Sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo ĐanViên xương khớp Khương Thảo Đan với thành phần 100% là thảo dược từ thiên nhiên, tác động được vào căn nguyên gây bệnh, không gây ảnh hưởng tới gan thận dạ dày. Tuy nhiên hiện nay có nhiều sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên lại đang tràn lan trên thị trường, thật giả lẫn lộn nên việc lựa chọn thương hiệu uy tín rất là quan trọng. Viên xương khớp Khương Thảo Đan của Dược phẩm Thái Minh với công dụng hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp, làm chậm được quá trình thoái hóa khớp giảm đau nhức xương khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, khớp vai kêu lục cục,...được nhiều người bệnh tin dùng và đã mang lại hiệu quả cao.Viên xương khớp Khương Thảo Đan của Dược phẩm Thái Minh Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là một cách chữa khớp vai kêu lục cục hiệu quả vì giúp các cơ và gân được phục hồi nhanh chóng và bớt đau căng hơn.Tiêm Corticosteroid Một mũi tiêm corticosteroid có thể giúp giảm viêm và giúp khớp dần được lành lại. Nên tiêm trong trường hợp bị chấn thương hoặc khớp gây lục cục và đau.Phòng ngừa tình trạng bệnh khớp vai kêu lục cụcKhi tình trạng khớp vai kêu lục cục không đau nhức, người bệnh được khuyến cáo chưa cần dùng thuốc thì nên phòng ngừa sớm tránh trường hợp nặng thêm. Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng hiệu quả như : Duy trì tư thế đúng khi làm việc và học tập Hãy đảm bảo ngồi hoặc đứng đúng tư thế, vai thẳng luôn giữ lưng thẳng để tạo với phần đùi góc 90 độ, mắt phải luôn nhìn thẳng. Tránh cúi vai quá mức hoặc gập vai khi làm việc để không tạo áp lực lên khớp vai. Vì cúi người có thể làm lệch vai, khiến bọt khí tích tụ và làm khớp vai kêu lục cục khi di chuyển.Duy trì tư thế đúng khi làm việc để phòng tránh khớp vai kêu lục cụcTập thể dục và vận động nhẹ nhàngTập thể dục giúp tăng cường cơ xương khớp, củng cố cơ bắp quanh khớp vai mang lại cảm giác thoải mái hơn và ngăn ngừa tiếng kêu lục cục. Các bài tập như kéo cơ vai, xoay cổ tay và tập trung vào phạm vi chuyển động của khớp vai cũng có thể giúp tăng cường sự linh hoạt và ổn định của nó. Đồng thời yoga cũng là một lựa chọn tốt mà không gây căng thẳng hoặc chấn thương vai. Ăn uống khoa họcNên ăn những thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, tránh ăn đồ cay nóng, đồ ngọt,...Chườm đá lạnh ở vai Chườm đá lạnh tại vai trong 10 đến 15 phút vài lần một ngày có thể làm giảm hạn chế khớp vai kêu lục cục và đau.Với những thông tin ở trên hy vọng sẽ giúp người bệnh hiểu rõ hơn về nguyên nhân của tình trạng bệnh và tìm được cách chữa khớp vai kêu lục cục hiệu quả nhất.Xem thêm:Khám phá 9 bài tập chống gù lưng - Lấy lại tự tin chỉ từ 4 tuầnVôi hoá cột sống có chữa được không? Cách điều trị thế nào?Cách đeo đai lưng cột sống hiệu quả nhất#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quảBị trẹo cổ chân phải làm sao? Bao thì lâu khỏi?
Con người thường có xu hướng cúi đầu, khom lưng về phía trước lâu dần gây gù lưng, ảnh hưởng đến diện mạo và các hoạt động thường ngày. Thấu hiểu vấn đề đó, bài viết này xin được cung cấp thông tin quan trọng về các bài tập chống gù lưng, giúp bạn cải thiện đáng kể vị trí lưng, tăng cường sức mạnh và linh hoạt cho cơ bắp chỉ sau 4 tuần. Gù cột sống có thể được cải thiện nhờ những bài tập giúp thẳng lưng an toàn, hiệu quảTổng quan về gù lưngTrước khi đi tìm hiểu các bài tập chống gù lưng, chúng ta cần hiểu rõ thế nào là gù lưng, tại sao bị gù lưng,... từ đó có được hướng cải thiện xương khớp phù hợp và hiệu quả nhất.Trên thực tế, gù lưng (gù cột sống) là hiện tượng cột sống bị cong quá mức (>50 độ) về phía trước dẫn đến biến dạng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai và được xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: bê vác nặng, thói quen hoặc các vấn đề về xương như loãng xương, thoát vị đĩa đệm, gãy xương,...Trong đó, người già thường có xu hướng gù lưng do chất lượng xương giảm, gây lún xẹp cột sống. Còn với trẻ em hoặc thanh thiếu niên, dị tật và tư thế sai được cho là tác nhân chủ yếu gây biến dạng các đốt sống lưng.Lưng gù không ảnh hưởng lớn đến sự tự tin về vóc dáng mà còn khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sốngCó 4 loại gù lưng chính, đó là: gù tư thế, gù bẩm sinh, gù do chuyển hóa và gù Scheuermann. Đa phần các trường hợp nhẹ như gù do tư thế không gây nên bất kỳ vấn đề đáng lo ngại nào nên không cần thiết điều trị. Người bệnh chỉ cần kiên trì tập luyện theo 9 bài tập dưới đây để dần cải thiện tư thế đúng của xương, tăng sức mạnh đột sống.9 bài tập chống gù lưng an toàn, hiệu quả ngay tại nhàTùy thuộc vào thể trạng, sở thích và tình trạng cột sống lưng mà mỗi người sẽ có những bài tập phù hợp khác nhau. Dưới đây là 9 bài tập dành riêng cho những người chưa bị gù lưng, phòng ngừa gù lưng hoặc đã bị gù do sai tư thế. Cụ thể: Image Mirror - Bài tập hình ảnh phản chiếuImage Mirror là bài tập chống gù lưng nổi tiếng thông qua việc thực hiện các động tác ngược lại so với tư thế ban đầu - tư thế lưng bị gù. Để thực hiện phương pháp này, bạn chỉ cần làm theo 4 bước sau:Bước 1: Đứng thẳng lưng hoặc dựa lưng vào tườngBước 2: Hóp cằm và di chuyển đầu thẳng qua vaiBước 3: Hạ và di chuyển xương bả vai về phía sau, giữ nguyên từ 30 giây - 1 phút. Nếu thấy quá khó, bạ có thể đặt 1 chiếc gối phía sau và dần ngả đầu vào gối.Bước 4: Lặp lại động tác liên tục trong 5 phút, 1 - 2 lần/ngày.Head retraction - Tư thế rút đầuHead retraction là bài tập phòng ngừa gù lưng hiệu quả chỉ với 2 bước:Bước 1: Đứng thẳng, kéo cằm về phía sau (càng xa càng tốt)Bước 2: Giữ tư thế trong 15 giây rồi lặp lại từ 5 - 10 lần liên tụcCác bước thực hiện Head retraction - Bài tập giúp kéo căng và cải thiện các nhóm cơ cổ bị yếuTập với con lănTập với con lăn chống gù lưng là phương pháp luyện tập phổ biến trong pilates và yoga. Theo đó, phương pháp này tập trung vào việc giãn cơ, nâng cao sức khỏe cột sống, từ đó giảm nguy cơ gù lưng và duy trì tư thế chính xác trong ngày dài. Các bước thực hiện bao gồm:Bước 1: Nằm thẳng trên thảm trải yoga, kê con lăn xốp đặt bên dưới lưngBước 2: Dần di chuyển lên xuống con lăn bằng lưngBước 3: Duy trì động tác trong vòng 1 phútSuperman - Tư thế siêu nhânNghe có vẻ kỳ quặc nhưng Superman là một trong những bài tập chống gù lưng đơn giản, hiệu quả, được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Chỉ với 3 động tác sau, các đốt sống lưng sẽ mau chóng trở về vị trí ban đầu:Bước 1: Nằm sấp ra sàn đồng thời đưa tay ra trước đầuBước 2: Đưa mắt nhìn về phía sàn nhà, đồng thời nâng cả 2 tay và chân lên phía trần nhàBước 3: Giữ nguyên trong 3 giây rồi lặp lại 10 lần liên tụcCách cải thiện lưng gù bằng tư thế siêu nhân (Superman) ngay tại nhàĐộng tác vươn vaiVươn vai là bài tập yoga giúp thẳng lưng, tập trung kéo căng các cơ vùng ngực và tăng cường sức mạnh cho cơ lưng. Dưới đây là các bước thực hiện động tác vươn vai chống gù lưng đơn giản:Bước 1: Đứng thẳng, thả lỏng đầu gối và nâng cánh tay lên trên tạo thành hình chữ YBước 2: Ưỡn người, vai và tay về phía sauBước 3: Hít thở sâu khoảng 3 lần rồi giữ nguyên tư thế đến khi thở raBài tập thẳng lưng hiệu quả, đơn giản tại nhàTư thế chống đẩy tườngChống đẩy tường là phương pháp tác động trực tiếp trên cùng bắp tay, cơ tam đầu, ngực và các cơ delta phía trước; giúp hỗ trợ chuyển động vai, tăng sức mạnh cho cơ lưng, cơ bụng và cơ hông. Các bước cần thực hiện gồm:Bước 1: Đứng thẳng, cách tường 30cmBước 2: Hai chân bước rộng bằng hôngBước 3: Đặt lòng bàn tay lên tường sao cho khoảng cách giữa 2 tay cũng bằng hôngBước 4: Giữ cơ thể hơi nghiêm (chống tay hẳn vào tường)Bước 5: Hít vào và đẩy cơ thể gần sát bức tường, giữ nguyên tư thế này trong 1 giây rồi lặp lại 10 lần. Thực hiện 4 lần liên tiếp/ngày, liên tục trong 3 tháng để thấy được hiệu quảThường xuyên tập tư thế chống đẩy tường có thể cải thiện cột sống lưng đáng kểCat cow pose - Tư thế con mèo, con bòCat cow pose là bài tập chống gù lưng thiên về kéo giãn cột sống, từ đó giảm căng thẳng vùng cổ - vai - gáy, tăng cường máu lưu thông. Các bước thực hiện bao gồm:Bước 1: Quỳ xuống đất theo tư thế con mèoBước 2: Hóp bụng đồng thời hít vào khi nhìn lên trần nhàBước 3: Thả ra rồi cong cột sống về phía trần nhà, hơi hếch cằm vào ngựcBước 4: Giữ nguyên trong 1 phút sau đó lặp lại khoảng 3 lần/ngàyCách cải thiện lưng gù hiệu quả bằng tư thế con mèo con bò - Cat cow poseTư thế rắn hổ mangTrong những bài tập cải thiện lưng gù, tư thế rắn hổ mang được đánh giá là phương pháp giúp tăng cường sức mạnh cột sống và duy trì vùng vai - lưng - cổ tốt nhất. Các bước thực hiện như sau:Bước 1: Nằm sấp người ở tư thế 2 tay chống 2 bên, các ngón chân chạm vào nhauBước 2: Từ từ dồn trọng lượng cơ thể lên lòng bàn tay, đồng thời hít vào và nâng đầu, thân lênBước 3: Giữ nguyên tư thế trong 30 giây rồi lặp lại từ 5 - 6 lầnCác bước thực hiện tư thế rắn hổ mang giúp thẳng lưng nhanh chóng tại nhàPlankPlank là phương pháp tập trung vào tập luyện cơ bụng và các cơ cố định. Khi thực hiện plank, cơ bụng bắt buộc phải gồng để duy trì tư thế thẳng lưng; nhờ đó hỗ trợ cột sống, giảm căng thẳng lưng và ngăn ngừa tối đa tình trạng gù lưng. Để phương pháp plank đạt hiệu quả, bạn cần thực hiện theo 3 bước sau:Bước 1: Nằm xuống sàn và bắt đầu ở tư thế chống đẩy (cong khuỷu tay 90 độ, bàn tay hướng về phía trước)Bước 2: Nâng hông sao cho gót chân, hông và vai nằm trên một đường thẳng đồng thời siết chặt cơ bụng và mông.Bước 3: Hướng mắt về phía trước và giữ nguyên tư thế trong 20 giây rồi tăng dần thời gian trong các lần tiếp theoPlank là một trong những bài tập có tác dụng chống gù lưng tại nhà an toàn, hiệu quả caoTrên đây là 9 bài tập chống gù lưng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả như mong muốn, bạn đừng quên kiên trì luyện tập đều đặn kết hợp cùng một số điều quan trọng sau đây:5 Lưu ý khi thực hiện các bài tập chống gù lưngTần suất tậpVới tất cả các bài tập giãn cơ và chống gù lưng, người tập chỉ nên tập với cường độ, tần suất hợp lý trong giai đoạn đầu. Theo đó, cường độ và tần suất lý tưởng nhất là một lần một động tác mỗi ngày. Lâu dần, bạn có thể tăng dần cách tập luyện bài cách kéo dài thời gian tập mỗi bài và tăng số lần lặp lại các động tác.Để cải thiện hoặc chống gù lưng, bạn nên tập thể dục đều đặn mỗi ngàyĐiều này không chỉ khiến tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh của cơ bắp lưng, mà còn giúp tăng khả năng chịu đựng của hệ cơ học xương khớp trong vùng lưng; từ đó cải thiện và hạn chế gù lưng.Tư thế đúngMột tư thế đúng được coi là “chìa khóa vàng” giúp lưng và cột sống luôn thẳng, chắc khỏe và giảm nguy cơ biến dạng do gù lưng. Do đó, ngay cả khi không tập các bài tập chữa gù lưng, bạn vẫn nên chủ động giữ lưng thẳng, hạn chế cúi hoặc gập lưng quá nhiều nhằm tránh gây căng thẳng cho vùng lưng.Bên cạnh đó, trong quá trình luyện tập, hãy tập trung vào cách thực hiện đúng kỹ thuật thay vì để tâm đến hình ảnh của mình trong bài tập đó liệu có đẹp hay không. Điều này vừa đảm bảo hiệu quả luyện tập, vừa giúp giảm nguy cơ chấn thương cho người tập.Làm ấm cơ thểTrước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ bài tập chống gù lưng nào, người tập đều nên làm ấm cơ thể bằng các động tác đơn giản như: nghiêng thân, vỗ tay, nâng cao đùi, xoay cổ; nhằm giãn cơ, tránh chấn thương do cơ thể còn cứng.Cơ thể cần được làm ấm trước khi thực hiện bất kỳ bài tập thẳng lưng nàoĐừng ép buộc bản thânNếu cảm thấy quá đau, mỏi hoặc không thoải mái khi thực hiện các bài tập, hãy dừng lại và nghỉ ngơi ngay lập tức! Bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã chạm ngưỡng “giới hạn” và cần được bảo vệ. Việc ngó lơ, không lắng nghe cơ thể có thể gây chấn thương và ảnh hưởng tiêu cực trong suốt quá trình tập luyện. Tham khảo ý kiến chuyên giaNếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về lưng hoặc sức khỏe nói chung, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ/chuyên gia y tế trước khi tập luyện để chắc rằng bài tập không bị quá sức với thể trạng sức khỏe.Tuy nhiên, chữa gù lưng bằng cách tập luyện chưa hẳn là lựa chọn lý tưởng cho mọi trường hợp. Một nghiên cứu của Hangartner và Gilsanz vào năm 1996 đã chỉ ra rằng, người trưởng thành với khung xương cứng sẽ khó điều chỉnh lại khi cấu trúc xương khớp đã bị thay đổi. Do đó, để tăng hiệu quả chống gù lưng, bạn nên áp dụng kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ, trong đó việc bổ sung sản phẩm liên quan đến xương khớp đóng vai trò quan trọng và là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều đối tượng muốn cải thiện cấu trúc lưng.Nên kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ xương khớp khác nhau để tăng hiệu quả chống gù cột sốngKhương Thảo Đan Gold là sản phẩm đáp ứng tốt 3 tiêu chí: giảm đau - giảm viêm - phục hồi sụn khớp từ cấp độ phân tử, được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi PGS TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự tại INPC - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Bên cạnh đó, nhờ có chứa hoạt chất Caryotin nên sản phẩm còn có tác dụng vượt trội trong việc chống Oxy hóa, từ đó giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa sụn khớp, hạn chế tình trạng gù lưng do thoái hóa.Với nhiều thành phần an toàn, lành tính như thảo dược Caryotin (chiết xuất từ quả Đủng Đỉnh), KGA1 (thành phần trong cây Địa liền) và Collagen Type II, Khương Thảo Đan Gold gần như mang lại hiệu quả lâu dài, không gây ra tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày, đồng thời không gây phá huỷ nội tạng và không gây tăng/giảm huyết áp đột ngột. Khương Thảo Đan Gold - Viên uống xương khớp giúp hạn chế tình trạng gù lưng do thoái hóaĐể tìm hiểu thêm về công dụng, cách dùng của sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ đến 1800 1156 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí!Nhìn chung, việc chủ động phòng ngừa và cải thiện hình thể là hành động đáng khen ngợi. Tuy nhiên, để thúc đẩy hiệu quả của quá trình tập luyện, người bệnh cũng nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, thoải mái và luôn vui vẻ. Ngoài ra, ngay khi bạn cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường về xương khớp, tốt nhất bạn nên tạm thời nhưng tập các bài tập chống gù lưng và đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn, đánh giá và tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất. Mặt khác, hãy truy cập https://khuongthaodan.com/ nếu bạn có hứng thú, muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề xương khớp khác.Tài liệu tham khảo:https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhung-bai-tap-chong-gu-lung-don-gian-va-de-thuc-hien-58250.htmlhttps://acc.vn/bai-tap-chua-gu-lung-khong-phai-ai-cung-biet/https://tamanhhospital.vn/gu-lung/ https://www.healthshots.com/fitness/staying-fit/6-exercises-to-get-rid-of-a-hunchback/ Xem thêm:Vôi hoá cột sống có chữa được không? Cách điều trị thế nào?Cách đeo đai lưng cột sống hiệu quả nhất#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quảBị trẹo cổ chân phải làm sao? Bao thì lâu khỏi?[Giải mã] Hiện tượng khớp gối kêu lục cục & 5+ cách điều trị
Vôi hoá cột sống hiện nay đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá , bất kỳ ai cũng có thể gặp phải và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, vận động. Thậm chí có thể gây nhiều biến chứng dẫn đến tổn thương dây thần kinh nếu không được điều trị kịp thời.Bệnh vôi hoá cột sống ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hằng ngàyVôi hoá cột sống là gì và dấu hiệu nhận biết khi gặp phải của bệnh ?Vôi hóa cột sống là sự tích tụ canxi ở các khớp xương, gây nên tình trạng thoái hóa làm hình thành các gai cột sống, khiến các khớp xương bị hạn chế cử động, gây khó khăn khi hoạt động và chèn ép các dây thần, kinh mạch máu khiến bệnh nhân thường xuyên bị tê bì chân tay, đau nhức và gây thiểu năng tuần hoàn não như mất ngủ, chóng mặt,..Hình ảnh vôi hoá cột sống Về lý thuyết, vôi hoá cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường sẽ gặp phải 2 loại chủ yếu là vôi hóa cột sống lưng và vôi hoá cột sống cổ. Trước đây, tình trạng này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, lao động nặng nhưng hiện đang xuất hiện nhiều ở cả những người trẻ tuổi do thói quen lười vận động và ngồi sai tư thế khi làm việc. Dấu hiệu vôi hóa cột sốngVì bệnh lý này ngày càng có xu hướng trẻ hoá, mặt khác nhiều người lớn tuổi sẽ dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, ảnh hưởng tới quá trình điều trị. Vì thế để nhận biết dấu hiệu vôi hoá cột sống rất là quan trọng: Thường xuyên cảm thấy cứng khớp, khó vận động hơn ở những vị trí bị vôi hóa như việc vôi hóa cột sống thắt lưng sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc xoay người hay cúi người xuống dưới.Xuất hiện những cơn đau buốt dữ dội thường xuyên hơn, kể cả ban đêm lúc ngủ, rồi bắt đầu lan ra những khu vực xung quanh.Tê bì tay chân cảm giác châm chích, khó chịu như kiến bò, đau mỏi vai gáy, đau nhức khiến đêm mất ngủ do sự chèn ép của gai cột sống khiến máu kém lưu thông hơn tới các chi và cổ vai gáy.Gây nên tình trạng thiếu máu lên não như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, giảm trí nhớ,...Dấu hiệu nhận biết vôi hoá cột sốngNguyên nhân dẫn tới bệnh lý vôi hoá cột sống Do tuổi tác lão hoá theo tự nhiênKhi tuổi tác càng lớn thì xương khớp càng dễ bị thoái hoá, nguy cơ tích tụ canxi tăng lên hình làm thành các gai xương gây vôi hóa cột sống. Đồng thời sự tái tạo xương cũng khó khăn nếu ít vận động và làm việc quá sức khi tuổi càng cao. Do chấn thương gây nênNguyên nhân vôi hóa cột sống có thể do tai nạn, do làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng tới cột sống khiến nó bị biến đổi. Tuỳ vào mức độ chấn thương nhẹ hay vừa, các khớp xương sẽ tự phục hồi theo thời gian. Còn nếu gặp chấn thương nặng thì có thể sẽ xuất hiện vôi cột sống hoặc gai cột sống.Do làm việc sai tư thếHầu hết nhân viên văn phòng thường ít có thời gian vận động cơ thể, ngồi nhiều dẫn tới máu kém lưu thông trong cơ thể, các khớp xương bị chèn ép nhiều gây nên tình vôi hoá cột sống. Đây cũng là lý do tuổi còn trẻ đã gặp bệnh này rồi. Vì thế cần thường xuyên vận động, thể dục thể thao hơn.Làm việc sai tư thế dẫn tới bị vôi hóa cột sốngĐồng thời những người thường xuyên phải lái xe, hay các công nhân bốc vác… luôn phải giữ 1 tư thế quá lâu khiến các khớp xương bị chèn ép nặng nề rồi dẫn đến cột sống bị vôi hoá, vẹo cột sống, đau cổ,....Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợpKhi người bệnh cung cấp quá nhiều canxi vào cơ thể dẫn tới dư thừa gây bệnh vôi hóa cột sống, ngoài ra bổ sung quá ít so với tiêu chuẩn khiến cho xương không nhận đủ dưỡng chất. Vôi hoá cột sống có chữa được không ?Vôi hóa cột sống hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện kịp thời, bệnh chưa ảnh hưởng tới nhiều cơ quan và quan trọng hơn hết là cần phải điều trị sớm. Thông thường sẽ khó biết bản thân có đang bệnh vôi hóa cột sống không, do các triệu chứng không được thể hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bệnh nhân cần phải có thói quen thăm khám tổng quát định kỳ và sử dụng thuốc điều trị xương khớp phù hợp, uy tín để kiểm soát bệnh tránh trở nặng hơn.Vôi hoá cột sống hoàn toàn có thể chữa được nếu điều trị kịp thờiCách điều trị vôi hoá cột sống hiệu quả Điều trị bằng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giảm tình trạng vôi hoá cột sốngThuốc tây y như thuốc chống viêm giảm đau thuốc nhóm thuốc Piroxicam hay Meloxicam có thể giúp bệnh nhân giảm các cơn đau tạm thời. Thuốc hỗ trợ giãn cơ tác động trực tiếp vào hệ thần kinh làm hạn chế sự co thắt ở chỗ đau như Mydocalm,...Tuy nhiên lại không có tác động vào căn nguyên gây bệnh, dùng nhiều nhờn thuốc và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến gan thận, dạ dày,..nên cẩn phải dùng thuốc theo hướng dẫn bác sĩ. Viên xương khớp Khương Thảo Đan với thành phần 100% là thảo dược từ thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới gan thận dạ dày, tác động được vào căn nguyên gây bệnh và điều trị tận gốc triệu chứng. Nhưng hiện nay có quá nhiều sản phẩm có thành phần thảo dược tràn lan trên thị trường, vì vậy bệnh nhân cần sáng suốt để tìm mua những nơi uy tín, chất lượng. Ví dụ như sản phẩm Khương Thảo Đan của công ty Dược Phẩm Thái Minh với công dụng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm, giảm đau nhức xương khớp, vôi hóa cột sống,...được rất nhiều bệnh nhân tin dùng bởi mang lại hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng.Khương thảo đan hỗ trợ điều trị vôi hoá cột sống, thoái hoá khớpĐiều trị bằng vật lý trị liệuHiện nay nhiều bệnh nhân áp dụng 1 số phương pháp điều trị vật lý để giúp phục hồi cột sống và giảm cơn đau như : • Chiếu tia hồng ngoại, điện năng hay là dùng nhiệt.• Phương pháp kéo dãn cột sống,..Điều trị bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệtDùng ngón tay hoặc kim châm để tác dụng lên các huyệt đạo của cơ thể nhằm mục đích giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể. Đồng thời khi sử dụng phương pháp này, những cơn đau ở cột sống được giảm nhanh chóng tuy nhiên chỉ được tạm thời, điều trị liên tục có thể gây nhờn khi đó tình trạng có thể nặng hơn trước nên cần lưu ý.Bị vôi hoá cột sống nên ăn những thực phẩm gì?Những thực phẩm cần bổ sung trong khi điều trị vôi hoá cột sống bao gồm: Thực phẩm giàu canxi như cải xoăn, đậu Hà Lan, đậu đen hay là một số loài cá như cá hồi,...Thực phẩm giàu vitamin A, K, B12 như phô mai, trứng, quả mơ, xuân đào,..Thực phẩm giàu chất xơ như rau chân vịt, súp lơ xanh,..Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt để chữa vôi hoá cột sống lưngVôi hoá cột sống kiêng ăn gì ?Những người bị vôi hoá cột sống nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng vì sẽ khiến cho tình trạng viêm và vôi hoá nặng hơn, những cơn đau nhức cứ thế tăng lên. Đồng thời tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều đường fructose, purin như thịt lợn muối, gan động vật,...cũng gây tăng biến chứng xương khớp.Cách phòng ngừa bệnh vôi hoá cột sốngKhông những cần phải có một chế độ ăn uống khoa học mà cần phải lưu ý những việc sau để phòng ngừa bệnh vôi hoá: Không nên lao động quá sức liên tục và tác động mạnh tới vùng cổ vai gáy.Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để tăng lưu thông máu, cơ xương khớp khỏe mạnh như đi bộ, chạy, bơi,...Kiểm soát cân nặng của bản thân.Nếu phải ngồi hay đứng liên tục vì công việc đặc thù thì nên sau 2 giờ làm việc nghỉ ngơi, đi lại vận động chút.Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.Với những thông tin cung cấp ở trên về tình trạng vôi hóa cột sống và cách điều trị , hy vọng sẽ mang đến được nhiều kiến thức bổ ích hơn. Hãy bảo vệ sức khỏe của mình, thăm khám thường xuyên, sử dụng các sản phẩm uy tín và phòng ngừa bệnh hiệu quả nhé.Xem thêm:Cách đeo đai lưng cột sống hiệu quả nhất#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quảBị trẹo cổ chân phải làm sao? Bao thì lâu khỏi?[Giải mã] Hiện tượng khớp gối kêu lục cục & 5+ cách điều trịNguyên nhân mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi và cách chữa thế nào?