Đau xương khớp

Đau xương khớp

Cây mã tiền - Không biết cách sử dụng sẽ là con dao hai lưỡi

Cây mã tiền là một trong những vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, nhờ vào sự đa dạng trong thành phần và dược tính mà loài cây này có thể làm thông kinh lạc, giảm đau, mạnh gân cốt, chỉ thống, tiêu thũng. Mặt lợi là thế, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gây liệt hô hấp dẫn tới tử vong. Do đó nếu không biết cách dùng sẽ như con dao hai lưỡi vậy. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bạn hiểu rõ hơn về dược liệu này cũng như liều dùng, cách sử dụng một cách hiệu quả nhất. Tìm hiểu ngay nhé.Tìm hiểu về cây mã tiềnTìm hiểu về cây mã tiềnCây mã tiền có tên khoa học là Strychnos pierriana A.W.Hill, được người dân gọi với nhiều cái tên rất hay như là Phan mộc miết, Củ chi, Mắc sèn sứ,...Trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ, các chiến sĩ của chúng ta luôn mang theo bên mình hạt cây mã tiền để dùng làm thuốc xoa bóp. Đặc biệt đây cũng chính là nguồn gốc giúp các nhà nghiên cứu điều chế ra hoạt chất Strychnin, dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.Đặc điểm hình tháiMã tiền thuộc loại cây thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 5 - 12m, một số khác có thể cao lên tới 25m. Vỏ cây có màu xám trắng, đối với cây non sẽ có nhiều gai. Lá cây mã tiền đơn, mọc đối, có lá kèm, phiến lá hình bầu dục, hai đầu hơi nó, gân lá hình lông chim. Hoa dạng xim nhỏ, có màu trắng hoặc vàng, mọc ở nách lá, mùi rất là thơm. Quả có hình cầu, khi chín có màu vàng, bên trong chứa 1 - 5 hạt.Hình ảnh cây mã tiềnHạt hình dẹt giống khuy áo, hình dạng không đồng đều, có hạt bị méo, lõm một mặt, lồi một mặt. Hạt có màu xám nhạt hoặc vàng nhạt, bề mặt phủ một lớp lông tơ bóng mượt mà. Rốn hạt có một lỗ chồi nhỏ ở giữa, sống noãn hơi lồi. Ngoài ra còn có một loại mã tiền nữa đang được trồng ở miền Bắc nước ta là cây mã tiền dây, chưa được xác định tên khoa học. Loài cây này có đường kính thân 10 - 15cn, cao khoảng 30 - 40m.Phân bốCây thích hợp với vùng nhiệt đới, ưa sáng, nhiệt độ trung bình từ 24 - 26 độ trở lên, do đó chịu được khí hậu khô nóng. Ở nước ta, cây thường mọc ở những vùng rừng thưa hoặc rừng nửa rụng lá như ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bà rịa - Vũng tàu,...Hạt thường nảy mầm sau những mùa mưa, đặc biệt khả năng tái sinh sau mỗi lần chặt rất mạnh mẽ. Đối với những cây mọc từ hạt phải 10 năm mới có quả. Thu hái và bào chếBộ phận dùng làm thuốc của cây là hạt từ quả. Thông thường, người dân sẽ thu hái vào mùa đông, những quả nào đã già, để mang về bổ lấy hạt. Họ sẽ loại bỏ phần thịt, hạt non, hạt lép. Với hạt đạt chuẩn chất lượng sẽ mang đi phơi nắng và sấy ở 50 - 60 độ cho tới khi khô. Theo tây y, họ sẽ tiến hành bào chế bằng cách: Rửa sạch hạt mã tiền, sau đó đem đi đồ tới khi mềm thì đem đi thái mỏng. Sau đó sẽ xay, sấy khô rồi tán trong cối bằng sắt kín, sẽ thu được bột màu vàng nhạt, đắng, chứa 2,5% alkaloid toàn phần.Cách bảo chế thêm trung y: Chuẩn bị một cái nồi đất và cho cát vào, rang nóng đến 100 độ, sau đó cho hạt mã tiền vào và sao nóng tới 200 độ. Dưới tác động của nhiệt độ cao, hạt sẽ phồng lên, nổ lép bép đồng thời lớp lông nhung bên ngoài cũng cháy vàng. Lưu ý, phải rang cho tới khi lớp vỏ bên ngoài tách nẻ ra thì mới dừng, sàng bỏ cát. Bước cuối cùng là mang hạt đi quay cho sạch lông rồi tán bột.Ở nước ta, có rất nhiều cachs bào chế khác nhau, điển hình như trong thời kỳ chiến tranh, các chiến sĩ đã ngâm hạt mã tiền với nước vo gạo trong một ngày tới khi mềm, rồi lấy ra cạo vỏ và thái mỏng, sao với cát cho vàng đậm rồi đem ngâm với rượu làm thuốc xoa bóp. Ngoài ra còn có thể thực hiện những cách cho hạt mã tiền vào dầu vừng rồi đun sôi cho tới khi hạt nổi lên thì vớt ra. Sau đó thái nhỏ rồi sấy khô là có thể dùng được. Dược liệu sau khi được chế biếnTuy nhờ vào sự kết hợp giữa phương pháp bào chế cổ truyền và công nghệ hiện đại, đã giúp người bệnh có thể an tâm khi sử dụng dược liệu với một liều lượng nhất định. Hiện tại, hạt mã tiền sống đang được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A, hạt mã tiền chế biến xếp vào nhóm B.Thành phần hóa họcTrong hạt mã tiền chứa nhiều thành phần đa dạng mang nhiều công dụng khác nhau như 2- 5% Alkaloid bao gồm 50%strychnine, novocain, brucin, vomicin, pseudostrychin. Trong đó strychnin là hoạt chất có dược tính độc tố rất cao. Ngoài ra còn chứa 4 -5% dầu béo, glycosid, axit loganic, stigmasterin,...Cây mã tiền có tác dụng gì đối với sức khỏe?Theo Y học cổ truyền, hạt mã tiền có vị đắng, tính hàn, độc tính rất mạnh, quy vào kinh can, tỳ với công năng thông kinh lạc, giảm đau, mạnh gân cốt, giảm sưng viêm. Được ứng dụng nhiều trong điều trị bệnh lý về xương khớp như phong thấp, tê bì, viêm nhiễm, sưng, đau dây thần kinh, mụn nhọt,...Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng mình được những tác dụng dược lý của mã tiền chủ yếu từ hoạt chất strychnin. Vậy cây mã tiền chữa bệnh gì? Dưới đây là một số công dụng phổ biến của vị thuốc:Tác dụng giúp chữa đau xương khớpStrychnin, brucin là 2 hợp chất thuộc nhóm alkaloid có tác dụng giúp giảm đau xương khớp hiệu quả, do chúng có tác dụng đối với hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, giúp tăng dẫn truyền thần kinh, tăng lực cơ và giảm đau. Đồng thời dược liệu này có khả năng làm tê liệt thần kinh cảm giác vùng rễ, từ đó giảm những cơn đau xương khớp.Tác dụng đối với xương khớp rất hiệu quảHầu hết khi người bệnh bị bệnh lý xương khớp, đều đặc trưng bởi những cơn đau cấp và mãn tính. Hoạt chất brucine và dẫn xuất của nó sẽ ức chế sử giải pháo prostaglandin E2 trong mô viêm, hỗ trợ cải thiện tình trạng đau nhức.Tác dụng trên hệ thống tiêu hóaHạt mã tiền có thể làm tăng bài tiết dịch vị, tăng sự co bóp ở dạ dày để đẩy thức ăn uống ruột nhanh hơn. Tuy nhiên nếu dùng kéo dài thì có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hoá rối loạn co bóp ở dạ dày.Các tác dụng khácMã tiền còn có tác dụng làm tăng huyết áp, co mạch máu ở ngoại vi. Ở liều thấp sẽ có tác dụng kích thích hệ thần kinh, trong khi đó khi sử dụng ở liều lượng cao sẽ gây co giật nên phải hết sức lưu ý.Strychnin là một chất gây hưng phấn ở trung khu thần kinh, đặc biệt là tế bào vận động của thần kinh trung ương; hệ tim mạch; hô hấp nhưng nếu dùng ở liều cao sẽ gây ngộ độc, thậm chí tử vong. Liều dùng và cách sử dụngĐối với cây mã tiền sống: Dùng mã tiền ngâm rượu để xoa bóp ở ngoài da.Đối với mã tiền chế biến: Sẽ được dùng ở dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc, người lớn dùng liều 0.05g/lần, ngày dùng 3 lần; liều tối đa 0,1g/l, ngày dùng 3 lần. Trẻ em trên 3 tuổi dùng 0.005g vào buổi tối. Không được dùng quá liều quy định. Đối với dạng cao, mỗi lần uống 10 - 15mg, tối đa 50mg. Nitrat strychnin mỗi lần uống 0.0005 - 0.001g hoặc tiêm 1ml dung dịch 0.1%. Nếu dùng quá liều lượng quy định có thể gây co giật, khó thở, chân tay khó vận động, nặng có thể hôn mê. Một số lưu ý khi sử dụng cây mã tiền Thông thường cây mã tiền thường được dùng để ngâm rượu hoặc xoa bóp ngoài da. Ngoài ra còn có thể dùng ở dưới dạng bột thuốc sắc hoặc phối cùng các vị thuốc khác để tăng tác dụng điều trị. Lưu ý chỉ nên uống vào lúc no, không uống kéo dài tránh để bị ngộ độc. Đồng thời những đối tượng sau đây tuyệt đối không được dùng:Trẻ em dưới 3 tuổiPhụ nữ mang thai và cho con búNgười thường xuyên bị mất ngủNgười mẫn cảm với thành phần dược liệuNgười có thể trạng yếu, suy nhượcNgười bị di hoạt tinh.Khi bị ngộ độc do dùng quá liều, có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:Mạch yếu, nhỏBị chóng mặt, buồn nônGiật cơ môi, sợ ánh sáng và chảy nước dãiCứng cơ, liệt hô hấpCó thể tử vong.Cần dùng theo chỉ định của bác sĩMột số bài thuốc trị xương khớp từ cây mã tiềnBài thuốc chữa đau vai gáy và đau nhức do phong thấpChuẩn bị: 30g mã tiền chế sao cháy vàng và 60g huyết kiệt Thực hiện: Đem dược liệu đi tán thành bột, ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 1,5g.Bài thuốc chữa chấn thương do ngãChuẩn bị: Hạt mã tiền và chỉ xác với liều lượng bằng nhau. Sau đó đem mã tiền ngâm với đồng tiện trong 49 ngày. Vớt ra rồi để cho ráo, cạo sạch lông rồi thái lát, sao tồn tính và hạ thổ.Thực hiện: Đem 2 vị dược liệu trên đi nghiền thành bột, ngày dùng 1.2 - 2g, uống luân phiên cùng đường đỏ và rượu trắng. Cây mã tiền là một vị dược liệu quý mang đến nhiều ứng dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên đi kèm với lợi ích này chính độc tố có trong vị thuốc, nếu không dùng đúng liều lượng theo bác sĩ chỉ định sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ nguy hiểm tới tính mạng. Do đó bất kể lý do gì cũng không được tự ý dùng mà phải hỏi ý kiến của chuyên gia y tế trước nhé. Xem thêm:Những công dụng của Thiên niên kiện mà có thể bạn chưa biếtMộc qua - Khắc tinh của tiêu chảy và đau xương khớpCây huyết đằng - Vị thuốc quý trong kho tàng thuốc NamThực hư chữa đau xương khớp bằng dây đau xươngCây đơn châu chấu - Thảo dược quý chữa xương khớp hiệu quả


Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là bệnh gì?

Đau nhức xương khớp tê bì chân tay là tình trạng thường gặp ở rất nhiều người. Ngoài các nguyên nhân do thay đổi thời tiết, tuổi tác tăng cao, làm việc sai tư thế thì đau nhức xương khớp tê bì tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mặc bệnh lý nguy hiểm về xương khớp. Vậy cụ thể đâu là nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Đau nhức trong xương là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau nhức trong xương là bệnh gì có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm khi cảm nhận được những đau đớn từ trong xương. Vậy có những bệnh lý nào gây nên chứng đau nhức xương khớp, biện pháp phòng ngừa và giảm đau như thế nào, cùng tham khảo ở bài viết sau nhé.Đau nhức trong xương là bệnh gì🔴 Tổng quan về bệnh đau nhức trong xươngĐau nhức trong xương hay còn được gọi là đau xương, đau đến từ xương,... Hiện tượng ít phổ biến hơn đau khớp, đau cơ và nó cũng khác hoàn toàn so với đau khớp, đau cơ. Đau xương thường liên quan đến các bệnh ảnh hưởng đến chức năng hoặc cấu trúc bình thường của xương.Tình trạng đau nhức trong xương có thể xảy ra ở nhiều vị trí như cổ tay, cổ chân,... trong đó phổ biến nhất là tay bị đau nhức trong xương. Cơn đau thường xuất hiện ở cuối ngày và sáng sớm khi thức dậy. Hiện tượng đau nhức nếu không được can thiệp và khắc phục kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ quả như mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tay bị đau buốt xương xảy ra phổ biếnBất cứ ai cũng có thể gặp tình trạng tay bị đau nhức trong xương. Tuy nhiên, dưới đây là một số nhóm đối tượng hay gặp phải bệnh nhất: Người cao tuổi. Người bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động. Người ít vận động, người hay ngồi lâu một chỗ. Vận động viên thể thao thường xuyên vận động mạnh.🔴 Phân biệt đau xương với đau khớp, đau cơĐau cơ xương khớp là một thuật ngữ mà ta rất thường nghe. Đây là một thuật ngữ rộng dùng để chỉ bất kỳ cơn đau nào ảnh hưởng đến xương, khớp, cơ, gân, dây chằng và dây thần kinh.Tuy nhiên, ta cần biết rằng, đau xương, đau cơ và đau khớp có những triệu chứng khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau:Đau xương thường có xu hướng khu trú và được mô tả là một cơn đau sâu, sắc nét, thâm nhập hoặc âm ỉ.Đau cơ thường ít dữ dội hơn đau xương, có thể bao gồm co thắt cơ hoặc chuột rút. Đau cơ có thể do chấn thương, tình trạng tự miễn dịch, mất lưu lượng máu đến cơ, nhiễm trùng hoặc do khối u.Đau khớp xảy ra ở một hoặc nhiều khớp, cơn đau có đặc điểm là gây cứng khớp, co rút khớp, sờ vào da quanh khớp bị ảnh hưởng thấy mềm, ấm, sưng,... Tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng, cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi..v.v.Phần dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các triệu chứng đau nhức trong xương.Đau xương, đau cơ và đau khớp có những triệu chứng khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau (Ảnh minh họa)🔴 Triệu chứng đau nhức trong xươngTriệu chứng thường gặpĐau, khó chịu là triệu chứng thường gặp nhất khi đau xương.Các cơn đau này thường có đặc điểm là:Cực kỳ đau, khó chịu ở một hay nhiều xương;Đau sâu, sắc nét hoặc âm ỉ;Dù bạn đang ngồi yên hay di chuyển thì cơn đau vẫn còn và không thuyên giảm (khác với đau cơ, đau khớp).Triệu chứng kèm theoCó nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau nhức trong xương, vì thế các triệu chứng kèm theo sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như:Bầm tím quanh vùng xương bị ảnh hưởng, sưng, vỡ, biến dạng xương có thể nhìn thấy được (gãy xương);Đau cơ, mô, rối loạn giấc ngủ, chuột rút, mệt mỏi (thiếu khoáng);Đau lưng, có tư thế khom lưng, mất chiều cao theo thời gian (loãng xương);Đau đầu, đau ngực, gãy xương, co giật, chóng mặt, vàng da, khó thở, sưng bụng (ung thư xương di căn, các triệu chứng tùy thuộc vào nơi ung thư đã lan rộng)Tăng nguy cơ bị gãy xương, có một khối u dưới da, tê hoặc ngứa ran (nếu có khối u chèn ép vào dây thần kinh) (ung thư xương nguyên phát);Đau khớp, yếu khớp, mất chức năng khớp (suy giảm tuần hoàn máu tới xương, thường xảy ra do bị xơ vữa động mạch, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm);Có vệt, đỏ, sưng, ấm ở vị trí bị nhiễm trùng, giảm phạm vi chuyển động, buồn nôn, chán ăn (nhiễm trùng xương);Mệt mỏi, da xanh xao, khó thở, đổ mồ hôi đêm, sụt cân không rõ nguyên nhân (bệnh bạch cầu);.v.v.Phần dưới chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn các bệnh lý có thể gây ra đau nhức trong xương.Các triệu chứng đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể (Ảnh minh họa)🔴 Các bệnh lý liên quan đến đau nhức trong xươngLưu ý: Đây không phải là toàn bộ các nguyên nhân gây ra triệu chứng đau nhức trong xương.Chấn thươngChấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau nhức trong xương. Bạn có thể bị chấn thương do tai nạn giao thông, ngã từ vị trí cao, khi chơi thể thao,...Chấn thương nhẹ có thể gây ra bầm tím, đau nhẹ ở xương bị ảnh hưởng. Chấn thương nặng có thể làm gãy xương, vỡ xương, biến dạng xương, gây đau đau đớn dữ dội...Thiếu khoángĐể duy trì sự khỏe mạnh, xương của chúng ta cần có đủ khoáng chất và vitamin, đặc biệt là canxi và vitamin D. Sự thiếu hụt hai khoáng chất này thường dẫn đến chứng loãng xương, một loại bệnh xương khớp phổ biến nhất. Những người ở giai đoạn cuối của bệnh loãng xương thường bị đau xương.Những người ở giai đoạn cuối của bệnh loãng xương thường bị đau xương (Ảnh minh họa)Thoát vị đĩa đệmBị thoát vị đĩa đệm có nghĩa là đĩa đệm của người bệnh bị lệch ra khỏi vị trí bình thường của nó bên trong đốt sống. Đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức trong xương, tê và yếu ở tay, chân, gây khó khăn trong vận động...Thoái hóa khớpHiện tượng đau nhức trong xương của bệnh viêm khớp là do lớp sụn bao bọc ở đầu khớp bị sói mòn, khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau, dẫn đến đau, cứng, giảm khả năng vận động, thậm chí có thể hình thành gai xương.Xơ vữa động mạchXơ vữa động mạch xảy ra khi có một khối vật chất bám trong mạch máu khiến tắc nghẽn lưu thông. Sự tắc nghẽn này làm suy giảm tuần hoàn máu tới xương, khớp, khiến cho xương không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, dẫn tới đau nhức và yếu xương, yếu khớp.Suy giảm tuần hoàn máu đến xương do tắc nghẽn khiến cho xương không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất, dẫn tới đau nhức và yếu xương, yếu khớp (Ảnh minh họa)Lao xương khớpLà một bệnh do vi trùng lao gây ra, bệnh gây đau ở các khớp háng, cột sống và khớp gối. Biểu hiện khi bị đau nhức xương do lao gây ra là khớp háng không co duỗi chân được, đối với cột sống thì không cúi, gập hay ngửa ra được.Ung thư xương nguyên phátĐau nhức trong xương một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương. Ung thư xương được chia thành hai loại là ung thư xương nguyên phát và ung thư xương di căn (ung thư xương thứ phát).Bệnh đa u tủyĐa u tủy xương là một bệnh lý ung thư máu, còn được gọi là bệnh Kahler. Bệnh biểu hiện bởi sự tăng sinh bất thường và không kiểm soát được của tương bào trong tủy xương.Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau xương sườn, xương cột sống, đau khớp, đau đầu,... Tới giai đoạn toàn phát, bệnh gây suy nhược toàn thân, đau xương cột sống thắt lưng, xương sọ, xương ức, cường độ đau liên tục và không đáp ứng với thuốc giảm đau. Có trường hợp bệnh nhân còn bị gãy xương tự phát.Bệnh nhân bị đa u tủy xương có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, ăn uống kém, đau xương sườn, xương cột sống, đau khớp, đau đầu (Ảnh minh họa)Bệnh bạch cầuCác cơn đau xương thường gặp nhất trong bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (hay còn gọi là bệnh ung thư máu), tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra trong bệnh bạch cầu cấp tính hoặc hội chứng loạn sinh tuỷ myelodysplastic.Đau xương khi mang thaiĐau xương chậu là tình trạng phổ biến đối với nhiều bà bầu. Hiện tượng này đôi khi còn được gọi là đau vùng chậu thai kỳ (PPGP). Các triệu chứng bao gồm đau ở xương mu, cứng và đau ở xương chậu.Đau xương chậu thai kỳ thường chỉ được điều trị sau khi mẹ bầu đã sinh em bé. Các lựa chọn điều trị có thể bao gồm:Vật lý trị liệu;Thực hiện các bài tập nước, các bài tập tăng cường sàn chậu;Sử dụng một số loại thuốc,...Đau xương chậu là tình trạng phổ biến ở nhiều bà bầu (Ảnh minh họa)🔴 Đau nhức trong xương có cần đi khám không?Khi bị đau nhức trong xương nếu các cơn đau chỉ xuất hiện khi hoạt động hay làm việc nhiều mà hết đau khi được nghỉ ngơi thì có thể không cần đi khám. Với trường hợp này bạn chỉ cần chú ý làm việc hay hoạt động vừa sức, nhẹ nhàng và nghỉ ngơi hợp lý.Ngược lại, bệnh nhân cần đi khám sớm nếu các cơn đau kéo dài, mức độ nghiêm trọng, xấu đi theo thời gian, hoặc thấy có hiện tượng sưng, đỏ, ấm, sốt, giảm cân không rõ nguyên nhân hay sờ thấy các khối, cục. Bởi với các triệu chứng kể trên bạn có thể đã mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm về xương như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp...Việc đi khám kịp thời sẽ giúp phát hiện sớm nguyên nhân gây đau nhức trong xương, từ đó có cách khắc phục sớm, giảm các cơn đau cũng như áp lực tinh thần cho người bệnh.🔴 Chẩn đoánĐể chẩn đoán đau nhức xương, bác sĩ sẽ phải xem xét tiền sử bệnh án chi tiết của bạn, kiểm tra thể chất và tiến hành làm một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh, xét nghiệm máu,... tùy thuộc vào sự nghi ngờ của bác sĩ về nguyên nhân tiềm ẩn.Tiền sử bệnhĐể tìm hiểu tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi, như:Bạn đau ở vị trí nào?Cơn đau nhức trong xương xuất hiện lúc nào?Bạn có trải qua bất kỳ chấn thương hay va đập nào gần đây không?Cơn đau của bạn diễn ra liên tục hay đến rồi đi?Có điều gì làm cho nỗi đau của bạn tồi tệ hơn hoặc tốt hơn không?Cơn đau có đánh thức bạn vào ban đêm?Bạn có gặp các triệu chứng nào khác ngoài đau không, ví dụ, sốt, giảm cân hoặc yếu cơ?Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, sau đó tiến hình làm các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết (Ảnh minh họa)Kiểm tra thể chấtBác sĩ sẽ sờ nắn và ấn vào vị trí đau của bạn để kiểm tra mức độ đau, sưng, đổi màu ở vùng da quanh đó, kiểm tra xem có các khối, cục hay không. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các cơ và khớp xung quanh để đánh giá khả năng chịu trọng lượng và di chuyển của xương bị ảnh hưởng.Xét nghiệm máuMột số xét nghiệm máu có thể được yêu cầu là:Xét nghiệm công thức máu;Xét nghiệm điện di Protein;Xét nghiệm kháng nguyên (ví dụ, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA ), kháng nguyên carcinoembyronic (CEA),...)Xét nghiệm hình ảnhNhững xét nghiệm này có thể bao gồm:X-quang;Quét xương;Chụp cắt lớp vi tính (CT);Chụp PET/CT;Chụp cộng hưởng từ (MRI);Sinh thiếtThường được chỉ định nếu bác sĩ nghi ngờ ung thư xương, nhiễm trùng xương,...🔴 Điều trị đau nhức trong xươngPhác đồ điều trị đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cơ bản của bạn. Hãy nhớ rằng, đối với nhiều trường hợp, kế hoạch điều trị có thể khá phức tạp, cần kết hợp nhiều phương pháp.Về cơ bản, để điều trị đau nhức trong xương, thường áp dụng các phương pháp dưới đây.Điều trị ung thư xương, gồm các lựa chọn:Phẫu thuậtHóa trịXạ trịThuốc Mifamurtide, bisphosphonates, thuốc opioids...Điều trị đau nhức trong xương do nguyên nhân khác, gồm:Tự chăm sóc tại nhàThuốc giảm đauKháng sinhBổ sung canxi và vitamin D (cho bệnh loãng xương)Hydrea (hydroxyurea)Thuốc chống co giậtThuốc chống trầm cảmCorticosteroidVật lý trị liệuThực hiện các bài tậpThay khớp.v.v.Phác đồ điều trị đau nhức trong xương sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán cơ bản của bạn (Ảnh minh họa)Tự chăm sócĐối với đau nhức xương khớp, bầm tím do chấn thương nhẹ, bạn có thể tự giảm đau bằng một số phương pháp đơn giản tại nhà, chẳng hạn như:Nghỉ ngơi. Giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.Chườm đá. Chườm lạnh lên vùng xương bị bầm tím có thể làm giảm sưng, cứng và đau.Sử dụng công cụ hỗ trợ. Nếu xương bị bầm gần khớp (như xương đầu gối), bạn có thể đeo nẹp đầu gối để giúp ổn định xương, giảm đau.Thuốc giảm đauCó nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau. Với các cơn đau nhức xương nhẹ, bác sĩ có thể kê Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đối với những cơn đau nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc có opioids.BisphosphonateĐây là một loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương, bệnh Paget và những tổn thương xương do ung thư.Kháng sinhĐược truyền qua tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) để điều trị nhiễm trùng xương.Bổ sung canxi và vitamin DNếu bệnh nhân bị đau nhức xương do thiếu khoáng, việc bổ sung canxi và vitamin D là cực kỳ cần thiết. Với việc bổ sung này, các cơn đau xương có thể cải thiện đáng kể trong vòng vài tuần.Bổ sung canxi và vitamin D cho bệnh nhân thiếu khoáng giúp cải thiện tốt tình trạng đau nhức trong xương (Ảnh minh họa)HydreaĐây là loại thuốc uống được sử dụng để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu myelogenous mãn tính,... Nếu sử dụng để điều trị bệnh hồng cầu hình liềm, thuốc sẽ giảm số lượng các đợt tấn công.Thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảmViệc sử dụng các loại thuốc này có thể được xem xét ở những bệnh nhân bị đau xương có nguồn gốc thần kinh.CorticosteroidHay còn gọi là steroid. Đây là một loại thuốc giúp giảm đau, chống viêm mạnh mẽ. Thuốc được chỉ định cho nhiều loại đau như: Đau lưng, đau cổ, đau xương,...Hóa trịPhương pháp điều trị ung thư sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào và mô ác tính.Xạ trịPhương pháp sử dụng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.Xạ trị để điều trị bệnh ung thư (Ảnh minh họa)Vật lý trị liệuĐây thường là một phần quan trọng trong kế hoạch trị liệu gãy xương (đặc biệt với các xương chính như xương hông). Sau khi xương gãy đã lành, vật lý trị liệu sẽ được thực hiện. Mục đích của vật lý trị liệu là tăng cường, cải thiện tính linh hoạt và khả năng vận động của các cơ xung quanh xương. Vật lý trị liệu cũng hữu ích để cải thiện sức mạnh và sức khỏe của xương ở những người bị loãng xương hoặc nhuyễn xương. Ngoài các bài tập, bác sĩ vật lý trị liệu cũng có thể sử dụng một số liệu pháp như: liệu pháp nhiệt, xoa bóp, siêu âm,...Tập thể dụcMột số bài tập cũng giúp giảm đau nhức trong xương do một số nguyên nhân cụ thể, chẳng hạn như:Đau lưng dưới. Các bài tập kéo dài, đi bộ, bơi lội, đạp xe;Loãng xương. Đi bộ, tập với máy chạy bộ, leo cầu thang, khiêu vũ, bơi lội, đạp xeViêm xương khớp. Đi bộ, bơi lội và đạp xe. Tránh các bài tập gây căng thẳng cho khớp, chẳng hạn như chạy, các bộ môn có tính cạnh tranh cao, thể dục nhịp điệu.Một số bài tập cũng giúp giảm đau nhức trong xương do một số nguyên nhân cụ thể (Ảnh minh họa)Phẫu thuậtPhẫu thuật có thể được chỉ định để:Sửa chữa xương bị gãy;Loại bỏ xương và mô bị tổn thương do nhiễm trùng;Ổn định xương do ung thư xương đã làm nó suy yếu hoặc gãy;Loại bỏ một phần xương để cải thiện lưu lượng máu trong hoại tử xương;.v.v.🔴 Các biện pháp phòng ngừa và giảm đau nhức trong xươngĐể phòng ngừa cũng như giảm đau nhức trong xương cần chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hay các bài tập vật lý trị liệu...Chế độ ăn uống: Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, nhóm B, C, E, khoáng chất kali, magie sẽ giúp chống oxy hóa qua đó ngăn ngừa quá trình lão hóa xương. Hạn chế ăn mặn vì có thể khiến cơ thể không hấp thụ được canxi có trong thức ăn.Tránh các tư thế chưa đúng khi sinh hoạt: đối với các khớp xương thì tư thế tốt nhất là đứng thẳng do lúc này diện tích tiếp xúc giữa 2 mặt khớp sẽ cao nhất qua đó hạn chế tối đa lực ép lên các khớp xương. Bên cạnh đó việc nằm lâu, ngồi lâu một chỗ cũng hoàn toàn không được khuyến khích bởi điều đó sẽ gây ứ trệ tuần hoàn máu, ảnh hưởng đến xương khớp.Tập luyện thể dục thể thao, các bài vật lý trị liệu nhẹ nhàng, vừa phải :khi đã xảy ra hiện tượng đau nghĩa là xương đã bị tổn thương, và nó cần thời gian để hồi phục. Do đó việc nghỉ ngơi hoặc tập những bài tập nhẹ nhàng sẽ giúp xương thư giãn, giúp giảm đau và cải thiện sự dẻo dai cho xương.Tránh hút thuốc, sử dụng các chất kích thích;Hạn chế uống rượu.Để ngăn ngừa chấn thương xương, hãy mặc đồ bảo vệ trong các môn thể thao tiếp xúc (ví dụ: sử dụng miếng đệm đầu gối, khuỷu tay) và đeo dây an toàn khi lái xe.🔴 Kết luậnCó nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra đau nhức trong xương. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hình dung được phần nào những nguyên nhân này và hiểu được tình trạng đau nhức trong xương của bản thân, để từ đó có hướng điều trị thích hợp.Xem thêm:Đau Đầu Gối Trái Là Bệnh Gì? Đau Đầu Gối Trái Không SưngBệnh vôi hóa cột sống - Chữa vôi hoá cột sống từ cây cỏ vườn nhà20 nguyên nhân chủ yếu gây đau nhức xương khớpĐau khớp ngón chân cái là bệnh gì? Chữa đau khớp ngón chânĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG KHỚP GỐI

Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả!

Đau khớp ngón tay cái có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chấn thương đến những bệnh lý về xương khớp. Dù là nguyên nhân nào thì khi đã bị đau khớp ngón tay, người bệnh chắc chắn phải đối mặt với những khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị (Ảnh minh hoạ)🟢Cấu tạo khớp ngón tay cáiBàn tay là bộ phận linh hoạt nhất trên cơ thể con người khi thực hiện mọi hoạt động từ đơn giản như cầm nắm một vật thể lớn đến các hoạt động phức tạp hơn như nhặt một viên sỏi. Để làm được điều này các khớp ngón tay đóng một vai trò rất quan trọng.Nếu không có khớp ngón tay, bàn tay chúng ta sẽ không thể hoạt động hay làm những động tác phức tạp với vật thể hay công cụ. Ngược lại, nhờ khớp ngón tay mà bàn tay có thể làm được những cử chỉ tinh vi một cách dễ dàng.Thông thường mỗi ngón tay sẽ được cấu tạo bởi 3 khớp, riêng ngón tay cái chỉ gồm 2 khớp:Khớp gian đốt ngón tay (Interphalangeal Joint - IP), nằm ở đầu ngón tay.Khớp bàn ngón tay (Metacarpophalangeal Joint - MP) là nơi xương bàn tay gặp các xương ngón tay. Khớp MP cho phép bạn thực hiện động tác uốn cong và mở rộng ngón tay cái.Cũng như tất cả các khớp khác, trên bề mặt xương của ngón tay cái cũng được bao phủ bởi một lớp sụn, có màu trắng và độ cứng như cao su. Sụn khớp có chức năng hấp thụ các va chạm, tại một bề mặt trơn láng để thuận lợi cho khớp chuyển động. Cùng với sụn khớp thì còn có hệ thống các dây thần kinh, bao hoạt dịch, gân và dây chằng.Hình ảnh minh họa cấu tạo khớp ngón cái🟢Nguyên nhân gây đau khớp ngón tayTrên thực tế, trong 5 ngón tay, ngón tay cái có tầm vận động lớn nhất và linh hoạt nhất. Do đó, chúng ta có xu hướng sử dụng ngón tay cái nhiều hơn. Chính vì thế, áp lực lên khớp ngón tay này cũng lớn hơn, từ đó, dễ dẫn tới những cơn đau.Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khiến cho khớp ngón tay cái bị đau. Nhưng theo nghiên cứu, sẽ có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau khớp ngón tay bao gồm:🔸Chấn thươngChấn thương là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau khớp ngón tay cái. Các chấn thương thường gặp là:Bong gânBong gân ngón tay cái là tình trạng hay gặp phải gây ra cơn đau ở khớp ngón cáiBong gân khớp ngón cái là một chấn thương phổ biến, xảy ra do dây chằng hỗ trợ khớp này bị kéo căng quá mức dẫn đến bị rách hoặc đứt hoàn toàn. Tình trạng này thường xảy ra ở dây chằng phụ nằm ở mặt trong của của khớp ngón cái, khi ngón tay bị bẻ cong theo hướng bất thường hoặc do lực tác động mạnh làm khớp mất ổn định.Một trong những trường hợp cụ thể mà phổ biến nhất khiến bạn bị bong gân khớp ngón tay cái là bị ngã khi bàn tay đang dang rộng.Bong gân ngón tay cái không chỉ gây đau đớn mà nó còn làm suy yếu khả năng cầm nắm đồ vật giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn.Trật khớp ngón tay cáiTrật khớp ngón tay cái là tình trạng 2 đầu xương ngón tay không nằm thẳng hàng với khớp mà chệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này xảy ra khi có một lực tác động quá mạnh lên khớp ngón tay khiến nó bị chệch về sau, chệch sang bên hay chệch ra trước .Chệch khớp ngón tay cái có thể gây tổn thương dây chằng hỗ trợ. Nên ngoài triệu chứng là các cơn đau, người bệnh còn thấy xuất hiện thêm tình trạng sưng phù tại khớp bị tổn thương.Gãy xương ngón cáiGãy xương ngón cái là một chấn thương khác nghiêm trọng hơn bong gân và trật khớp. Nó làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật và có thể làm tăng nguy cơ bị viêm khớp khi bạn về già.Đặc biệt đối với người cao tuổi khi bị gãy xương, quá trình phục hồi sẽ mất một thời gian dài. Đồng thời, sau khi lành lại, nguy cơ để lại dị tật rất cao, khiến cho ngón tay cái không thể hoạt động linh hoạt được như trước nữa.🔸Bệnh lýViêm thoái hóa khớp ngón tay cáiViêm khớp thoái hóa ngón tay cáiViêm thoái hoá khớp ngón tay cái là tình trạng sụn nằm ở đầu các xương hình thành khớp ngón tay bị mòn đi hoặc thoái hóa, thường diễn ra từ từ trong nhiều năm. Lúc này, các sụn bao phủ đầu xương bị giảm chất lượng, bề mặt trơn nhẵn của nó bị sần sùi. Khi các xương chà xát với nhau sẽ dẫn đến ma sát và tổn thương khớp, từ đó gây nên những cơn đau.Không chỉ vậy, các tổn thương khớp có thể dẫn đến sự tăng trưởng của các gai xương. Đó là lý do vì sao ngoài các cơn đau, người bệnh còn bắt gặp tình trạng khối gồ lên ở khớp ngón tay cái.Nếu trước đó, ngón tay cái đã bị gãy xương hoặc gặp các chấn thương khác ở khớp thì tình trạng viêm thoái hóa khớp còn xảy ra nhanh hơnHội chứng ống cổ tayHội chứng ống cổ tayHội chứng ống cổ tay xảy ra khi cổ tay bị viêm gây chèn ép lên dây thần kinh ở giữa, không chỉ gây đau khớp ngón tay cái mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng khác như tê, ngứa ran ở cả ngón cái và 3 ngón tiếp theo. Hội chứng ống cổ tay là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng và phụ nữ.Hội chứng ngón cò súng (Trigger finger)Ngón tay cò súngHội chứng ngón tay cò súng hay còn gọi là ngón tay lò xo. Đây là tình trạng viêm bao gân của các gân gấp ngón tay cái gây chít hẹp bao gân khiến tay của bạn bị kẹt khi gập lại. Khó khăn và đau khi duỗi ngón tay ra.Bệnh nhân bị viêm bao gân gấp khiến gây ròng rọc bị dày lên làm cho các gân gấp khó lướt qua khi ngón tay gập lại. Ngoài ra, gân gấp cũng có thể bị viêm và xuất hiện hạt xơ. Lúc này, nếu gập ngón tay, hạt xơ sẽ chui qua ròng rọc khiến người bệnh có cảm giác vướng, cộm, ngón tay sẽ bật tách giống hiện tượng giật của cò súng.🔸Các nguyên nhân khácBấm điện thoại quá nhiều là một thói quen xấu có thể gây nên tình trạng đau khớp ngón tay cáiNgoài 2 nguyên nhân chính đến từ chấn thương và các bệnh lý, tình trạng đau khớp ngón tay cái còn gây ra bởi một số nguyên nhân khác bao gồm:Lạm dụng ngón tay cái: Vì khớp ngón tay cái là khớp khỏe và linh hoạt nhất trên bàn tay nên thường bị làm dụng sử dụng nhiều hơn. Điều này làm khớp bị quá tải, mệt mỏi dẫn đến đau khớp ngón tay cái.Thói quen dùng điện thoại quá nhiều: Khi dùng điện thoại di động, ngón tay cái sẽ đảm nhiệm vụ gõ, lướt màn hình. Các thao tác này lặp lại nhiều lần nên nếu thời gian sử dụng điện thoại quá lâu sẽ khiến cho khớp ngón tay cái bị mỏi và đau.Thói quen bẻ khớp ngón tay: Bẻ khớp ngón tay là một thói quen xấu. Nếu sử dụng một lực quá mạnh có thể khiến ngón tay cái bị trật khớp, dẫn đến những cơn đau.Tổn thương phần thịt ở ngón tay cái: Đau khớp ngón tay có thể xảy ra do tổn thương miếng đệm ở ngón tay cái. Thông thường cơn đau này sẽ đi kèm với các vết bầm tím.🟢Dấu hiệu nhận biết đau khớp ngón tay cáiVới mỗi nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái, triệu chứng biểu hiện sẽ khác nhau. Cụ thể, dưới đây sẽ là bảng đề cập một số triệu chứng điển hình và đi liền với nó sẽ là nguyên nhân gây nên triệu chứng ấy.Triệu chứng và nguyên nhân đau khớp ngón tay🟢Chẩn đoán đau khớp ngón tay cáiChẩn đoán đau khớp ngón tay là bước quan trọng giúp người bệnh xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị cụ thể. Trước tiên, bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề cập thêm một số câu hỏi về tiền sử bệnh lý hay chế độ ăn uống cũng như thói quen sinh hoạt.Để xác định một cách chuẩn xác chỉ dựa vào các kiểm tra lâm sàng là chưa đủ, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm sau:Chụp X-quang để kiểm tra dấu hiệu gãy xương hoặc viêm khớp.Chụp MRI để kiểm tra giải phẫu học cổ tay và khớp.Chụp CT-Scan để xác định dây thần kinh bị viêm hoặc tổn thương.Chọc hút dịch khớp: giúp xác định được đau khớp ngón tay cái là do Gout hoặc viêm khớp dạng thấp.Xét nghiệm máu: tổng phân tích tế bào máu, máu lắng, CRP, acid uric, calci, RF, anti CCP, Beta Crosslaps,...Dựa vào kết quả thu được sau khi làm xét nghiệm kết hợp với những thông tin trong quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận cụ thể về tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào kết quả đó, bác sĩ sẽ xây dựng cho bệnh nhân một phác đồ điều trị cụ thể.Chụp X-quang cho ra hình ảnh giúp chẩn đoán vị trí cũng như nguyên nhân gây đau khớp ngón tay cái🟢Điều trị đau khớp ngón tay cáiTùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, 5 biện pháp điều trị thường được sử dụng bao gồm:🔸Giảm đau tại nhàCác biện pháp giảm đau tại nhà thường áp dụng cho bệnh nhân đau khớp ngón tay cái ở mức độ nhẹ. Cụ thể là những trường hợp:Đau khớp ngón cái do các thói quen xấuĐau khớp ngón tay cái do bong gân, trật khớpĐau khớp ngón tay cái do bệnh lý nhưng tình trạng bệnh còn ở mức độ nhẹLúc này, người bệnh có thể áp dụng các mẹo giảm đau tại nhà đơn giản như:Nghỉ ngơiHạn chế vận động ngón cái, để cho bàn tay được nghỉ ngơi là cách giảm đau tốt nhấtNghỉ ngơi, hạn chế vận động ngón tay cái là cách cải thiện tình trạng đau tốt nhất. Cách này được nhiều người áp dụng vì nó giúp giảm áp lực lên khớp, gân, cơ ở ngón tay, đồng thời giúp cho ngón tay cái của bạn được thư giãn sau 1 ngày dài.Nghỉ ngơi là tốt, tuy nhiên không nên kéo dài thời gian này quá lâu vì nó có thể dẫn tới cứng khớp. Tốt nhất bạn chỉ nên để ngón tay cái nghỉ ngơi đến khi tình trạng đau giảm xuống, sau đó từ từ cử động lại một cách nhẹ nhàng để ngón tay tập làm quen với sự vận động.Massage Trong khi thời gian ngón tay cái nghỉ ngơi, không làm gì cả, người bệnh có thể kết hợp massage nhẹ nhàng lên ngón tay bị đau giúp tình trạng đau thuyên giảm nhanh hơn.Lưu ý massage trong khoảng 1 phút với chuyển động xoay tròn, tuyệt đối không được ấn mạnh lên khớp. Sau đó thì để cho ngón tay thư giãn và thả lỏng.Chườm lạnhChườm lạnh thường áp dụng cho trường hợp đau khớp ngón tay cái kèm thêm biểu hiện sưng viêm, cụ thể thường gặp nhất là bệnh nhân bong gân ngón tay cái hoặc ngón tay cái sưng do va đập phần mềm.Lúc này nhiệt độ lạnh sẽ làm giảm sưng và làm tê các dây thần kinh giảm phát tín hiệu đau. Từ đó, cơn đau sẽ thuyên giảm nhanh chóng.Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn vị một vài viên đá, sau đó bọc trong một chiếc khăn sạch và chườm nhẹ nhàng lên ngón tay cái bị đau và các vùng xung quanh bị ảnh hưởng.Cố định khớpCố định khớp ngón tay cái giúp hạn chế những tác động không cần thiết, tạo điều kiện cho ngón tay được chữa lànhNếu như bạn lo sợ không thể giữ yên một chỗ ngón tay cái thì bạn có thể cân nhắc việc cố định khớp bằng nẹp hoặc băng chun. Các trường hợp đau khớp ngón tay cái do chấn thương nhưng không ảnh hưởng đến xương như bong gân, trật khớp hoặc nguyên nhân gây đau là do bệnh lý (viêm khớp thoái hóa, viêm gân De Quervain, hội chứng ống cổ tay, ngón tay cò súng) đều có thể áp dụng phương pháp này.Đây là cách tốt nhất giúp người bệnh hạn chế những tác động không cần thiết cho khớp ngón tay cái đang bị tổn thương. Từ đó làm giảm đau và tạo điều kiện cho tổn thương được chữa lành.🔸Sử dụng thuốcThuốc tây thường được sử dụng với mục đích giảm đau nhanh, hiệu quả cao và hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Đây là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến trong các trường hợp bị đau khớp ngón tay. Trong đó, 2 trường hợp cụ thể mà bác sĩ thường yêu cầu sử dụng thuốc là:Đau khớp ngón tay cái do chấn thương trong hoạt động thể thao cần phải giảm đau nhanhĐau khớp ngón tay cái gây ra bởi các nguyên nhân bệnh lý với tình trạng đau kéo dài dai dẳng. Khi áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà, các cơ đau này chỉ thuyên giảm trong thời gian ngắn, sau đó chúng lại tái phát và tiến triển nặng hơn.Các loại thuốc thường được dùng để điều trị đau khớp ngón cái bao gồm:Thuốc giảm đau tại chỗ dưới dạng kem bôi, thuốc xịt, gel,… Một số loại thuốc giảm đau tại chỗ như: Kem trị viêm khớp Bengay, Aspercternal, kem Sportscternal (dành cho các hoạt động thể thao).Thuốc giảm đau dạng uống: Acetaminophen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ketoprofen, diclofenac và nabumetone,…Tgyiics dạng tiêm: Thuốc tiêm Corticosteroid có thể làm giảm đau và giảm viêm tạm thời, chỉ dùng cho trường hợp nặng và người bệnh không thể đáp ứng được với các loại thuốc dạng uống.Dù đem lại hiệu quả cao, xong các thuốc điều trị này có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý khi sử dụng các loại thuốc này. Tốt nhất cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng hay lạm dụng quá nhiều.🔸Vật lý trị liệuThường xuyên luyện tập các bài tập trị liệu giúp hỗ trợ điều trị đau khớp ngón cái hiệu quảVật lý trị liệu chữa đau khớp ngón tay cái cũng là một phương pháp điều trị đơn giản mà mang lại hiệu quả cao, thường được bác sĩ khuyên nên kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác.Vật lý trị liệu có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm căng cứ các cơ xương hay sụn khớp ở ngón tay cái, đồng thời còn làm giảm viêm, giảm sưng tấy khớp ngón tay. Từ đó, giúp làm thuyên giảm các triệu chứng một cách nhanh chóng.Một số các phương pháp vật lý trị liệu thường được sử dụng bao gồm:Vật lý trị liệu Tây y: Sử dụng nhiệt để chườm nóng, đắp paraffin, chiếu hồng ngoại, siêu âm hoặc kích thích điện.Vật lý trị liệu Trong Đông y: Bác sĩ Đông y sẽ sử dụng liệu pháp xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu để tác động vào kinh lạc ở vị trí tổn thương từ đó giúp trị bệnh hiệu quả.Vật lý trị liệu bằng các bài tập vận động: Nắm tay lại, gập duỗi ngón tay cái, bài tập co giãn các ngón tay,...🔸Phẫu thuậtPhẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng được áp dụng khi bệnh tiến triển nặng và không đáp ứng bất kỳ biện pháp nào trong các biện pháp điều trị kể trên.Dựa trên những gì phát hiện trong quá trình nội soi khớp, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất, nó có thể là:Hợp nhất khớp: Phẫu thuật vĩnh viễn các xương ở khớp bị ảnh hưởng để tăng sự ổn định và giảm đau. Các khớp sau khi hợp nhất tuy không đau đớn nhưng lại mất đi tính linh hoạt.Thủ thuật cắt xương: Phẫu thuật đặt lại các xương trong khớp bị ảnh hưởng. Loại bỏ xương hình thang bên cạnh.Thay khớp:Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc tất cả khớp bị ảnh hưởng và thay thế nó bằng một mảnh ghép gân.Phẫu thuật khớp ngón tay có thể duy trì khả năng vận động, cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn ngừa dị tật có thể xảy ra. Tuy nhiên, những rủi ro sau khi phẫu thuật sẽ luôn tiềm ẩn. Vì vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý quá trình hậu phẫu bằng cách làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc và vệ sinh vết thương.🔵Hỗ trợ giảm đau khớp ngón cái hiệu quảNgoài các biện pháp điều trị kể trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng thêm viên uống xương khớp Khương Thảo Đan giúp giảm đau hiệu quả, đồng thời thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.Khương Thảo Đan là sản phẩm xương khớp hiếm hoi trên thị trường có thể đáp ứng được trọn vẹn 3 yếu tố: giúp hỗ trợ giảm đau, hỗ trợ chống viêm và hỗ trợ phục hồi sụn khớp nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo trong thành phần gồm KGA1, bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh và Collagen type 2 không biến tính.Với thành phần chiết xuất 100% từ tự nhiên nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần lo lắng về vấn đề tác dụng phụ.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYKết luận: Đau khớp ngón cái là một tình trạng phổ biến, có thể xuất hiện do chấn thương, do các thói quen xấu hàng ngày hay do các bệnh lý về xương bàn tay. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Do đó, ngay khi tình trạng đau kéo dài dai dẳng hay tiến triển nặng hơn, người bệnh cần đến ngay các trung tâm y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi quá hotline 1800 1156 để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.👉 Xem thêm: Đau Khớp Ngón Tay là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không?Đau khớp ngón chân - Triệu chứng không nên coi thườngĐau vai phải: Triệu chứng của 6 bệnh thường gặpTất Tần Tật Thông Tin Về Bệnh Đau Mắt Cá ChânTeo Cơ Delta Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Đau khớp ngón chân cái là bệnh gì? Chữa đau khớp ngón chân

Đau khớp ngón chân cái là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến xương khớp. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người có tâm lý chủ quan khi gặp phải tình trạng này. Các cơn đau có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Nếu bạn đang có triệu chứng đau nhức ở vùng ngón chân cái và quan tâm đến bệnh lý này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Đau ngón chân cái, đau khớp ngón chân không thể coi thường🔶 Đau khớp ngón chân cái là bệnh gì? Đau khớp ngón chân cái là tình trạng ngón chân cái bị sưng đỏ, đau nhức. Tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý về xương khác nhau. Bất cứ ai cũng  có thể bị đau khớp ngón chân, tuy nhiên dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn: Người làm công việc nặng nhọc Người phải đứng quá nhiềuNgười mắc các bệnh xương khớp từ trước đóNgười ăn uống thiếu chất, sinh hoạt thiếu lành mạnh. Sưng đau khớp ngón chân cái gây đau nhức khó chịuThực tế, ngoài đau khớp ngón chân cái, nhiều người có thể gặp tình trạng đau khớp ngón chân giữa, đau khớp ngón chân trỏ và thậm chí là đau hết tất cả các ngón chân. Nhìn chung, việc bị đau nhức đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu không có biện pháp can thiệp để khắc phục tình trạng, bệnh có thể diễn tiến nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 🔶 Đau khớp ngón chân cái có biểu hiện như thế nào?Người bệnh khi bị đau khớp ngón chân cái thường sẽ gặp những triệu chứng sau đây:Đau nhức: Cảm giác đau nhức xuất phát từ vị trí ngón chân kéo dài, thậm chí lan ra bàn chân, cổ chân gây khó chịu vô cùng. Các cơn đau ở giai đoạn đầu có thể chỉ đau âm ỉ, đứt đoạn, dần dần trở nên nhói buốt hơn. Sưng đỏ, bầm tím: Nhiều trường hợp bị sưng và tím ngón chân khiến cho việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Cứng khớp: Đau khớp ngón chân cái với một số trường hợp có thể bị viêm bao hoạt dịch, viêm khớp. Điều này khiến cho khớp ngón chân bị cứng, khó khăn khi co duỗi ngón chân và thường phát ra tiếng kêu lục cục. Đau khớp ngón chân, nhức ngón chân cái kèm biểu hiện sưng tấy, cứng khớpNếu bạn gặp một trong những triệu chứng nêu trên, cần tiến hành đi thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác về tình trạng. Việc phát hiện bệnh càng sớm sẽ giúp cho việc điều trị càng trở nên dễ dàng và cho hiệu quả cao hơn. 🔶 Nguyên nhân tự nhiên đau ngón chân cái Đau khớp ngón chân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động khác nhau. Việc xác định được đúng căn nguyên sẽ góp phần giúp người bệnh tìm được cách khắc phục bệnh tốt nhất. Dưới đây là những yếu tố khiến cho bạn bị đau khớp ngón chân cái: Lao động quá sức: Bê vác vật nặng, đứng quá lâu có thể khiến trọng lực dồn ép xuống bàn chân, cơ quanh khớp ngón chân bị yếu dần. Chơi thể thao, bóng đá: Vận động sai hoặc khi va chạm mạnh có thể dẫn đến khớp ngón chân cái bị đau. Thậm chí là bị chấn thương. Lười vận động: Không vận động nhiều có thể khiến ngón chân cái bị sưng, đau nhức do khớp bị yếu dần và mất linh hoạt, dễ bị tổn thương. Ăn uống thiếu chất, sử dụng chất kích thích: Thiếu chất có thể khiến xương khớp kém phát triển, tăng nguy cơ bị sưng và đau nhức ở vùng khớp ngón chân cái. Do các bệnh lý xương khớp: Các bệnh như thoái hóa khớp, khô khớp, gout, viêm khớp dạng thấp,... cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau khớp ngón chân cái. Việc xác định được nguyên nhân gây đau nhức ngón chân là vô cùng quan trọng. Tuyệt đối người bệnh không nên chủ quan khi bị đau nhức ở vùng này mà nên đi thăm khám và tìm ra nguyên nhân để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. 🔶 Đau khớp ngón chân có nguy hiểm không?Thực tế, các bệnh lý về xương khớp nói chung hay đau khớp ngón chân nói riêng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy  nhiên, nếu bệnh không được xử lý sớm, để cơn đau kéo dài quá lâu, người bệnh rất dễ gặp các biến chứng nguy hiểm như:Khớp ngón chân bị biến dạng: Đau nhức lâu, xương bị thoái hóa có thể dẫn tới tình trạng biến dạng, khó khăn trong việc đi lại. Thậm chí, có những trường hợp phải phẫu thuật thay khớp. Bệnh kéo dài mãn tính: Cảm giác đau nhức khó chịu kéo dài dai dẳng cả ngày lẫn đêm, khiến cho cuộc sống tinh thần, thể chất của người bệnh bị đảo lộn, sức khỏe sa sút. Chính vì vậy, mọi người tuyệt đối không được quan với căn bệnh này và luôn phải trong tâm thế sẵn sàng điều trị. Đau khớp ngón chân có thể gây biến dạng khớp🔶 Điều trị đau khớp ngón chân cái như thế nào hiệu quả? Như đã đề cập ở trên, đau khớp ngón chân cái có nhiều nguyên nhân và triệu chứng, mức độ bệnh khác nhau. Tùy vào từng mức độ bệnh mà mọi người có thể áp dụng các biện pháp khác nhau: 🔸 Điều trị tại nhà Với các biện pháp điều trị tại nhà, mọi người có thể áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ đến vừa, vì các bài thuốc chỉ có tác dụng giảm đau, giảm khó chịu trong thời gian ngắn. Các vị thuốc điển hình gồm:Trầu không và muối trắng: Giúp chống viêm, giảm đau, cải thiện lưu thông máu đến các khớp ngón chân. Dùng trầu không đun lấy nước, pha thêm muối trắng dùng để ngâm chân từ 15 - 20 phút mỗi ngày. Lá ngải cứu: Lá này có khả năng chống viêm, giảm đau tốt. Lấy lá ngải cứu giã nhuyễn và trộn cùng giấm trắng, làm nóng hỗn hợp và đắp lên khớp ngón chân cái bị sưng. Cây tầm ma: Sử dụng cây tầm ma khô vào ấm sứ, thêm nước nóng rồi ủ trà trong 10 phút, dùng trà uống thay nước uống trong ngày. 🔸 Điều trị bằng Tây y Thuốc Tây y thường cho khả năng giảm đau nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thuốc tân dược được các bác sĩ chỉ định kê đơn cho người đau khớp ngón chân cái:Thuốc chống viêm, giảm đau: Các loại thuốc như Acetaminophen, Ibuprofen,... tác động đến hormone gây viêm, giảm tình trạng sưng đau khó chịu. Thuốc Steroid: Thuốc này giúp chống viêm hiệu quả, hạn chế đau nhức tức thì. Các loại thuốc phổ biến gồm có Codeine, Prednisone,... Thuốc ức chế axit nitric: Phổ biến nhất ở nhóm này phải kể đến thuốc Colchine, đẩy nhanh triệu chứng sưng tấy hiệu quả. Thuốc Tây cho tác dụng giảm đau nhanh chóngRiêng với thuốc Tây, người bệnh không nên tự ý mua thuốc ngoài hiệu thuốc mà cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo không gặp tác dụng phụ và phù hợp với mức độ bệnh mà người bệnh đang gặp phải. 🔸 Điều trị đau khớp ngón chân cái bằng Đông y Đông y là giải pháp điều trị bệnh có tính an toàn cao bởi độ lành tính và cho hiệu quả mang tính lâu dài. Tuy nhiên, thường sẽ mất nhiều thời gian hơn so với những giải pháp trị bệnh khác. Người bệnh bị đau khớp ngón chân cái có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y dưới đây: Bài thuốc 1: Chuẩn bị Cam thảo, Tri mẫu, Quế chi, Thạch cao, Bạch thược, Hải đồng bì, Ngân diệp, Xích thược, Phòng kỷ đun sắc uống hàng ngày. Bài thuốc này dùng cho các trường hợp sưng đau ngón chân do bị gout, giúp giảm sưng đỏ nhanh chóng. Bài thuốc 2: Chuẩn bị Huyền sâm, Xích thược, Hoàng kỳ, Hồng hoa, Một dược, Đan sâm, Hoàng bá, Ngân hoa, Đương quy, Đào nhân, Nhũ hương để đun sắc nước uống hàng ngày. Bài thuốc này dùng cho trường hợp đau khớp ngón chân út hay các ngón khác có liên quan. Bài thuốc 3: Dùng Bạch thược, Cam thảo, Xuyên khung, Nhục quế tâm, Tần cữu, Ngưu tất, Tang ký sinh, Can địa hoàng, Đương quy, Nhân sâm, Phòng phong, Độc hoạt, Phục linh, Tế tân, Đỗ trọng sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Thuốc này phù hợp dùng cho các trường hợp bị đau khớp ngón chân do các bệnh lý về viêm khớp, hỗ trợ khu trừ phong thấp, giảm đau, bồi bổ khí huyết. Thuốc Đông y chữa bệnh đau khớp ngón chân an toàn, lành tính🔶 Cách phòng tránh bệnh đau khớp ngón chân hiệu quảĐau khớp ngón chân gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Do đó, mọi người nên có biện pháp phòng tránh bệnh: Duy trì cân nặng hợp lý để giảm áp lực lên ngón chân, hạn chế tình trạng thoái hóa khớp.Sử dụng giày dép phù hợp với kích thước chân, êm ái. Nên có các thiết bị bảo hộ khi chơi thể thao hoặc lao động để hạn chế những chấn thương có thể xảy ra. Bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm tốt cho hệ xương khớp như canxi, vitamin nhóm B,... Hy vọng, với những thông tin về đau khớp ngón chân cái trong bài viết nêu trên có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc về bệnh lý này. Nhắc lại một lần nữa, tuyệt đối mọi người không nên chủ quan với bệnh đau khớp ngón chân, hạn chế những tổn thương không đáng có. Xem thêm:ĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG KHỚP GỐIKhô khớp – Bệnh tuổi già nhưng người trẻ đã mắc phảiMỏi khớp gối – coi chừng các bệnh lý nguy hiểm4 bệnh gây đau nhức từ mông xuống bắp chân cần biếtĐau thắt lưng | Điểm danh 3 vị trí đau điển hình điển hình

Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà | Dễ thực hiện mau khỏi

Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà được nhiều người bệnh lựa chọn áp dụng bởi tính đơn giản, an toàn và giúp giảm đau nhanh chóng. Để hiểu rõ hơn về giải pháp điều trị bệnh đau khớp ngón tay này và cách thực hiện, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây. 💠 Ưu - nhược điểm của các cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà Chỉ là một khớp nhỏ trong tổng thể cơ thể nhưng khớp ngón tay lại phải vận động rất nhiều trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Vì vậy, tình trạng này diễn ra phổ biến ở nhiều người. Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để khắc phục tình trạng đau khớp ngón tay như dùng thuốc, chườm nóng - lạnh, dùng thảo dược, áp dụng bài tập,... Trong đó, nổi bật và được ưa chuộng hơn hẳn vẫn là các cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà.Đau khớp ngón tay có nhiều cách chữa tại nhà khác nhauCác cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà thường là sử dụng cây thuốc nam tự nhiên sẵn có. Các loại thảo dược này có tác dụng giảm đau nhanh chóng, kháng viêm, cường gân mạnh cốt. Dù vậy, bất cứ cách nào cũng tồn tại những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể: Ưu điểm: Cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam đều khá lành tính và an toàn. Ngay cả khi bạn dùng trong thời gian dài cũng không gây ra tác dụng phụ.Nguyên liệu thường có sẵn trong vườn nhà hoặc dễ tìm kiếm và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Chính điều này giúp người bệnh giảm đau mà vẫn tiết kiệm được chi phí điều trị. Các bài thuốc nam thường rất dễ thực hiện với cách làm đơn giản ngay tại nhà. Nhược điểm: Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà chỉ nên áp dụng với trường hợp đau nhẹ, bệnh chưa tiến triển nặng. Tác dụng giảm đau thường chậm hơn so với thuốc tây. Các biện pháp này gần như chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị được dứt điểm căn nguyên gây bệnh. Đối với thuốc nam, có nhiều cây có thể không an toàn và không phù hợp với một số đối tượng. 💠 Điểm mặt một số cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà đơn giản, hiệu quả cao Nếu bạn đang bị đau khớp ngón tay và muốn được chữa tại nhà có thể tham khảo và áp dụng ngay những cách dưới đây: 🔹 Cách chữa đau khớp tay tại nhà bằng lá lốt Lá lốt ngoài để làm thực phẩm còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Trong lá này có chứa nhiều dưỡng chất beta-caryophylen, đây là hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm sưng. Trong rễ có hoạt chất benzyl axetat, giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng. Lá lốt chữa đau khớp ngón tay hiệu quảĐể trị đau khớp ngón tay giữa bằng lá lốt, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau: Lấy 300g lá lốt tươi (có cả rễ, lá và thân) hoặc 150g lá lốt phơi khô. Rửa sạch và sắc với 300ml nước, đun nhỏ lửa cho tới khi nước  cạn xuống một nửa thì chắt ra để uống. Cách này người bệnh có thể dùng uống mỗi ngày. Kiên trì trong khoảng 1 - 2 tháng sẽ thấy những biểu hiện đau nhức ngón tay được thuyên giảm đáng kể. Song song với đó, hệ xương khớp toàn thân được cải thiện, chắc khỏe hơn. 🔹 Lá ngải cứu - cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam hiệu quảLá ngải cứu có vị cay, hơi đắng và tính ấm, giúp chỉ thống, tiêu thũng và hoạt huyết hiệu quả. Với các thành phần như atemose, thujone, sitosterol,... có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ và kháng viêm. Bạn có thể dùng lá ngải cứu để trị đau khớp ngón tay tại nhà với hai cách như sau: Cách 1: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi và muối biển. Rửa sạch ngải cứu với nước muối và để ráo nước. Cho lá ngải vào cối giã hơi nát, sau đó đem đi sao với muỗi biển. Khi hỗn hợp nóng, bọc vào miếng vải sạch để chườm đắp lên ngón tay tầm 15 - 20 phút. Có thể thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần. Cách 2: Lấy 50g lá ngải cứu tươi rửa sạch và cho vào ấm khoảng 300ml nước, đun sôi trong khoảng 5 phút. Loại bỏ bã và chắt lấy nước, sử dụng uống ngày 2 lần. Có thể cho thêm mật ong để uống cho đỡ đắng. Kiên trì sử dụng đều đặn trong khoảng 7 - 10 ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả. Lá ngải cứu chứa nhiều thành phần giảm đau, kháng viêm như thành phần như atemose, thujone, sitosterol🔹 Chữa đau khớp ngón tay tại nhà bằng cây mướp Dây mướp có công dụng giảm đau hiệu quả, đặc biệt khi được ứng dụng giảm đau khớp ngón tay. Dây mướp có tính ôn, không chứa độc tố nên rất an toàn với người dùng, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng. Cách dùng cây mướp chữa đau khớp ngón tay như sau:Chuẩn bị khoảng 50g dây mướp tươi.Rửa sạch, cắt nhỏ và để ráo nước.Cho lên chảo nhiệt sao vàng và sắc với 1 lít nước trong khoảng 15 phút. Chia đều ra để uống trong ngày. Cây mướp là bài thuốc nam chữa đau khớp ngón tay phổ biếnNgoài dùng dây mướp, người bị đau khớp ngón tay cũng có thể dùng quả mướp làm món ăn, bổ sung trong khẩu phần ăn ngày thường. Mướp giúp thanh nhiệt, giải độc và hỗ trợ làm lành những tổn thương ở mô sụn khớp. 🔹 Cách trị đau khớp ngón tay cây cà gai leoCà gai leo mọc dại ở nhiều địa phương, nhờ có hàm lượng alkaloid và flavonoid dồi dào mà loại quả này được ứng dụng giảm đau khớp phổ biến. Để nâng cao hiệu quả điều trị người bệnh có thể kết hợp cà gai leo và kê huyết đằng. Cách thực hiện: Chuẩn bị 10g cà gai leo và 10g kê huyết đằng.Rửa sạch và để ráoCho lên chảo nóng sao vàng và cho vào ấm để sắt với 1 lít nướcĐun trên lửa nhỏ khoảng 30 phútLấy bã ra và chia nước thành 3 lần uống trong ngày. Cà gai leo kết hợp bạch huyết đằng giúp giảm đau, kháng  viêm💠 Những lưu ý khi chữa đau khớp ngón tay tại nhà Các cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà mặc dù cho hiệu quả và chỉ dùng nguồn thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn và lành tính nhưng vẫn cần nắm chắc những lưu ý dưới đây để nhận được kết quả điều trị tốt nhất:Các cách chữa tại nhà thường cho tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì. Các bài thuốc dân gian nêu trên chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Trước khi sử dụng, nên tham khảo trước ý kiến của người có chuyên môn để được điều chỉnh liều và giãn cách thời gian sử dụng phù hợp.Ngoài sử dụng các cách chữa đau khớp ngón tay bằng thuốc nam, người bệnh có thể kết hợp massage, xoa bóp để giảm đau và giảm tê nhức.Chú ý bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều thực phẩm chứa lượng canxi, vitamin cao như cá béo, rau xanh, gừng, nghệ, tỏi,... Kết hợp tập luyện, vận động nhẹ nhàng. Hạn chế để tay bê vác quá nặng làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm của bàn tay. Bài viết trên đây đã tổng hợp một số cách chữa đau khớp ngón tay hiệu quả. Nếu áp dụng đúng cách, tình trạng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn tìm ra được cách chữa phù hợp, khôi phục sức khỏe khớp ngón tay nói riêng và sức khỏe hệ xương khớp nói chung. Xem thêm:Cách điều trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả dễ làmCách chữa đau khớp vai – Tại nhà và điều trị y tếMẹo chữa đau vai gáy tại nhà | Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giâyĐau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bị

TOP 5 Các Loại Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Phổ Biến Hiện Nay 

Xương khớp là một trong những căn bệnh mà bất kể ai cũng có thể gặp phải và đang có xu hướng trẻ hóa. Chính vì vậy, nhu cầu tìm thuốc trị đau nhức xương khớp ngày càng nhiều. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết đâu là thuốc chữa đau xương khớp tốt nhất và phù hợp nhất với bạn. 💠 TOP 5+ thuốc trị xương khớp phổ biến nhất định không nên bỏ qua Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị đau nhức xương khớp khác nhau, mang lại nhiều sự lựa chọn cho người dùng. Thông thường, các loại thuốc sẽ được chia thành các nhóm chính như sau: 📌 Thuốc giảm đau xương khớp Đau nhức xương khớp gây ra cảm giác vô cùng khó chịu cho người bệnh. Các cơn đau thường kéo dài kèm theo hiện tượng tê, nhức khiến cho việc đi lại bị ảnh hưởng ít nhiều. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau, điển hình là Paracetamol. Đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau tương đối nhanh với những trường hợp nhẹ và vừa. Với bệnh tình xương khớp ở mức độ nặng, thuốc giảm đau không thật sự phát huy được hiệu quả. Thuốc Panadol hỗ trợ giảm đau xương khớp ở mức độ nhẹ📌 Thuốc kháng viêm không chứa steroid Đối với nhóm thuốc này, những cái tên điển hình có thể kể đến như Ibuprofen, Celecoxib, Diclofenac,... Các loại thuốc kể trên có công dụng giảm đau và kháng viêm mạnh. Bệnh nhân có thể sử dụng loại này để thay thế cho Paracetamol nếu không cảm nhận được hiệu quả khi dùng trước đó. Mặc dù có tác dụng nhanh, cao nhưng người bệnh không nên lạm dụng thuốc kháng viêm này quá nhiều. Thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,..SNAID là nhóm thuốc giảm đau mạnh📌 Thuốc giảm đau xương khớp gây nghiệnCác loại thuốc điển hình trong nhóm này thường là Morphine, Pethidine, Codein,... Nhóm này chỉ nên dùng đối với các trường hợp bệnh nhân bị bệnh xương khớp mãn tính. Thuốc có khả năng tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, giúp giảm truyền tín hiệu đau nhanh và hiệu quả. Với tác dụng nhanh và có khả năng gây nghiện, các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và không nên lạm dụng thuốc. Đồng thời, chuyên gia cũng cảnh báo thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp thở,... THuốc giảm đau gây nghiện cho hiệu quả cao nhưng không nên lạm dụng📌 Thuốc giãn cơ Các loại thuốc có tác dụng giãn cơ thường được bác sĩ chỉ định gồm có Cyclobenzaprine, Metaxalone,... Loại thuốc này được dùng cho các bệnh nhân bị đau xương khớp có hiện tượng căng cơ, sưng phù do chấn thương. 📌 Thuốc giảm đau cơ xương khớpThuốc được dùng rộng rãi nhất hiện nay có tác dụng giảm đau thần kinh trung ương là Gabapentin. Thuốc hỗ trợ ngăn ngừa hiện tượng nhức mỏi do thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,... Sử dụng thuốc này còn giúp người bệnh phòng chống được các bệnh động kinh, hội chứng chân không yên,... Ngoài những nhóm thuốc trên, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị xương khớp vừa an toàn, không gây tác dụng phụ. Điển hình nhất hiện nay có thể kể đến sản phẩm Khương Thảo Đan Gold. Với nguồn gốc chủ yếu được bào chế từ những cây thuốc nam, sản phẩm có độ lành tính cao, phù hợp với mọi đối tượng người bệnh gặp vấn đề về xương khớp. Đặc biệt, trong sản phẩm này được cam kết từ phía nhà sản xuất 100% không có chứa tân dược và Corticoid. Vì vậy, sản phẩm hỗ trợ giảm đau một cách an toàn, phục hồi sụn khớp hiệu quả. Khương Thảo Đan hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả cao💠 Lạm dụng các loại thuốc trị đau nhức xương khớp có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểmThuốc đau xương khớp dù cho hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng để an toàn, người bệnh cần biết cách sử dụng sao cho hợp lý. Thực tế, có không ít bệnh nhân lạm dụng thuốc dẫn đến việc gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Thuốc giảm đau thường chứa thành phần ức chế để duy trì lớp nhầy. Đây là yếu tố có thể khiến cho niêm mạc dạ dày bị axit dịch vị tấn công, gây hiện tượng đau loét. Để tình trạng trở nặng có thể dẫn đến thủng dạ dày, thủng ruột hoặc xuất huyết dạ dày,... Ảnh hưởng đến tạng phủ: Gan, thận là những tạng chính trong việc đào thải độc tố. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc trị xương khớp kéo dài có thể khiến cho men gan tăng cao, gây suy gan. Đồng thời, thận có thể bị tích nước dẫn đến suy thận. Tác dụng phụ với hệ tim mạch: Các bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ,... có thể xảy đến bất cứ lúc nào nếu bạn lạm dụng thuốc đau khớp. Ảnh hưởng đến chính hệ xương khớp: Dùng thuốc xương khớp ở liều cao có thể khiến cho xương sụn không thể phát triển. Điều này dẫn đến hiện tượng mật độ xương giảm nhanh. Do đó, người bệnh rất dễ bị gãy xương, loãng xương, thậm chí là gây ra các biến chứng như hoại tử, tê liệt cử động. Sử dụng thuốc đau nhức xương khớp sai cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểmNgoài ra khi lạm dụng thuốc đau xương khớp cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể,... VÌ vậy, mọi người cần nhớ khi dùng thuốc tuyệt đối không được làm trái với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 💠 Những lưu ý khi mua và sử dụng thuốc đau xương khớpTrước sự đa dạng của thuốc điều trị xương khớp như hiện nay, trong quá trình mua và sử dụng thuốc để đảm bảo mua đúng thuốc tốt và dùng hiệu quả, người bệnh cần nắm chắc những lưu ý sau đây: Không nên tự ý mua thuốc theo quảng cáo hoặc người quen “mách”. Việc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về công dụng và chỉ định loại thuốc phù hợp là rất cần thiết. Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi hoặc tăng liều.Dùng thuốc đúng thời điểm trong ngày và đúng liều lượng. Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia để thuốc phát huy tác dụng một cách tốt nhất.Liên hệ ngay với bác sĩ nếu trong quá trình dùng thuốc gặp phải tác dụng phụ hoặc bất kỳ biến chứng nào. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo, với những người có bệnh lý về xương khớp nên kết hợp với chế độ ăn uống, vận động phù hợp. Cụ thể như luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất (đặc biệt bổ sung thêm canxi, glucosamin), luôn trong trạng thái thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng, tạo thói quen đứng thẳng, ngồi thẳng,... Kết luận: Trên đây, bài viết đã tổng hợp một số loại thuốc trị xương khớp được sử dụng nhiều nhất. Việc lựa chọn và sử dụng nhóm thuốc nào nên được dựa trên tình trạng bệnh lý của bạn. Vì vậy, khi có nhu cầu dùng thuốc cần thiết phải tìm hiểu kỹ, tốt nhất nên được tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn. 👉 Xem thêm: Có Nên Dùng Thuốc Giảm Đau Xương Khớp? Tổng Hợp 5+ Loại Thuốc Tốt Nhất Hiện NayĐiểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảĐau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai GáyNhững loại thuốc trị đau lưng hiệu quả nhất cực kỳ dễ mua

Đau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Tốt Nhất

Đau vai gáy uống thuốc gì? Đây là câu hỏi mà bất kể ai đang gặp tình trạng đau vai gáy cũng đều thắc mắc và muốn tìm được câu trả lời. Trong bài viết dưới đây, chuyên trang chúng tôi tổng hợp TOP những loại thuốc chữa chứng bệnh này được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 💠 Giải đáp: Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì tốt? TOP 5 tên thuốc đau vai gáy tốt nhấtVới xu hướng bệnh đau mỏi vai gáy ngày càng trẻ hóa như hiện nay, nhu cầu tìm thuốc sử dụng điều trị cũng vì thế tăng lên đáng kể. Dưới đây là TOP 5+ loại thuốc chữa đau vai gáy cổ được đánh giá tốt nhất mà mọi người bệnh không nên bỏ lỡ: ✔️ Thuốc trị đau vai gáy Paracetamol Paracetamol chắc hẳn là loại thuốc giảm đau không còn quá xa lạ đối với bất kỳ ai. Loại thuốc này tương đối an toàn nên có thể dùng cho hầu hết mọi trường hợp đau vai gáy ở mức độ nhẹ đến trung bình. Công dụng: Thuốc hỗ trợ giảm đau do bong gân, thấp khớp, đau thắt lưng, đau vai gáy,... Cách dùng: Liều dùng: Với người lớn bị đau vai gáy, uống 1-2 viên cách nhau 4 - 6 giờ khi có hiện tượng đau nhức. Cách dùng: Uống khi có hiện tượng đau nhức. Paracetamol là thuốc giảm đau liều nhẹ✔️ Thuốc trị đau mỏi vai gáy Meloxicam Meloxicam là thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh đau xương khớp vô cùng thông dụng mà có lẽ ai mắc bệnh này cũng đều biết đến. Thành phần thuốc bao gồm: Meloxicam và một số tá dược khác như bột mì, avicel, lactose, sodium,.... và được bào chế thành viên nén. Công dụng: Điều trị các cơn đau do xương khớp gây raHỗ trợ điều trị bệnh gout (Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ).Cách dùng: Liều dùng: chỉ dùng 1 viên/lần/ngày. Có thể tăng liều nếu không thấy hiệu quả lên 2 viên/lần/ngày. Cách dùng: Uống với một cốc nước to và không nên nằm xuống trong vòng 10 phút đầu khi mới uống thuốc. ✔️ Thuốc đau mỏi vai gáy Diclofenac Đây là thuốc trị đau vai gáy thuộc nhóm chống viêm, giảm đau không chữa Steroid. Diclofenac được chỉ định sử dụng trong trường hợp đau mỏi vai gáy muốn giảm đau hoặc giảm viêm. Thuốc chứa thành phần chính là Diclofenac, Avicel, Lactose, Titan oxit,... Được bào chế dưới dạng viên nén. Diclofenac là thuốc chống viêm, giảm đauCông dụng: Chỉ định dùng cho các trường hợp có bệnh lý về xương khớp như viêm khớp cột sống, viêm khớp mãn tính, đau mỏi vai gáy,...Hỗ trợ giảm viêm sưng đau sau chấn thương, phẫu thuật. Cách dùng: Liều dùng: Mỗi ngày chỉ dùng 1 viên Cách dùng: Uống trước bữa ăn cùng với 30 - 60ml nước. ✔️ Thuốc đau vai gáy Celecoxib 200mg Thuốc điều trị đau vai gáy này thuộc nhóm thuốc kháng viêm không có steroid, được dùng trong điều trị viêm khớp, đau mỏi vai gáy cả cấp và mãn tính. Thành phần: Celecoxib và một số thành phần khác. Công dụng: Hỗ trợ giảm đau cho nhiều bệnh lý về xương khớp như thoái hóa khớp, đau cơ, đau vai gáy,...Cách dùng: Liều dùng: Uống 100mg/lần/ngày, tăng lên 200mg/lần/ngày nếu bệnh không cải thiện. Cách dùng: Uống trực tiếp với nước lọc và tránh nằm xuống trong vòng 10 phút sau khi dùng thuốc. Thuốc Celecoxib hỗ trợ giảm đau cho người bệnh đau vai gáy✔️ Thuốc giãn cơ đau vai gáy Mydocalm Đau mỏi vai gáy uống thuốc gì? Thuốc Mydocalm là loại thuốc giãn cơ thông qua việc gây tê cục bộ. Thuốc được chỉ định sử dụng cho các trường hợp cơ co cứng, co thắt cơ, đau vai gáy,... Thành phần: Tolperisone hydroclorid và một số chất phụ gia khác. Công dụng: Điều trị co cứng sau đột quỵ, hỗ trợ giảm đau cho các trường hợp bị đau vai gáy, đau khớp. Cách dùng: Liều dùng: Khoảng 150 - 450mg/ngày, chia làm 3 lần uống. Cách dùng: Uống trong hoặc sau bữa ăn. Trên đây là một số loại thuốc uống đau vai gáy điển hình, được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Tuy nhiên, đối với mỗi mức độ đau và thể trạng của mỗi bệnh nhân, các loại thuốc sẽ có khả năng thích ứng và phát huy hiệu quả khác nhau. Vì vậy, trong trường hợp đau vai gáy và muốn sử dụng thuốc, bạn không nên tự ý mua thuốc mà hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị. 💠 Những lưu ý khi mua và sử dụng thuốc trị đau vai gáy Với thực trạng bệnh đau mỏi vai gáy ngày càng trở nên phổ biến như hiện nay, các loại thuốc trị đau vai gáy này được bày bán ở hầu hết các hiệu thuốc, cơ sở y tế. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn có thể mua và sử dụng thuốc một cách bừa bãi. Hãy đảm bảo nắm chắc những lưu ý dưới đây: Nên có bác sĩ tư vấn và chỉ định dùng thuốc:bác sĩ có chuyên môn sẽ đánh giá được tình trạng bệnh cũng như biết được bạn phù hợp nhất với loại thuốc nào. Từ đó, chỉ định loại thuốc tốt nhất, an toàn nhất. Chọn cơ sở bán thuốc uy tín: Thực tế hiện nay có không ít đơn vị bán thuốc trị đau vai gáy vì mải mê chạy theo doanh thu mà bỏ qua chất lượng. Để tránh “tiền mất tật mang”, hãy là người bệnh thông thái, lựa chọn điểm bán thuốc uy tín, chất lượng. Tuyệt đối không tự ý dừng hoặc thêm liều thuốc:Thuốc khi được chỉ định đều đã được cân đối kỹ lưỡng. Vì vậy, việc người bệnh tự ý dừng thuốc giữa chừng có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Ngược lại, khi tăng liều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trong quá trình dùng thuốc trị đau vai gáy, nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Nếu quên liều, hãy uống ngay sau khi nhớ ra và không uống bù liều đã quên. Nếu có điều kiện, bệnh nhân có thể kết hợp vật lý trị liệu (xoa bóp, bấm huyệt) có thể hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quả. Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường dưỡng chất cần thiết cho hệ xương khớp, tránh thực phẩm gây viêm. Bỏ thuốc lá, rượu bia….Những lưu ý khi mua và dùng thuốc trị đau vai gáy💠 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ điều trị đau vai gáy - lựa chọn an toàn nhất hiện nay Ngoài những loại thuốc uống đau vai gáy kể trên, bệnh nhân cũng có thể tham khảo sử dụng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ điều trị đau vai gáy. Đây hiện đang là giải pháp được nhiều bệnh nhân hướng tới bởi độ an toàn, lành tính cao mà hiệu quả cũng rất tích cực. Trong số những sản phẩm chăm sóc sức khỏe có tác dụng điều trị xương khớp hiện nay, viên uống Khương Thảo Đan Gold là cái tên nổi bật hàng đầu, được nhiều người tin dùng. Sản phẩm được kế thừa từ thành tự khoa học từ Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam với đề tài “chiết xuất thành công hoạt chất KGA1 từ củ Địa liền” do PGS.TS Lê Minh Hà và các cộng sự nghiên cứu trong suốt 6 năm. Thành phần chính có trong Khương Thảo Đan là thảo dược tự nhiên và một số dưỡng chất cần thiết khác cần cho xương khớp như KGA1, Collagen type II, Độc hoạt, Tang ký sinh, Ngưu tất, phòng phong,... Đơn vị sản xuất CAM KẾT trong sản phẩm không chứa chất giảm đau và corticoid, sẵn sàng thưởng nóng 3 TỶ ĐỒNG nếu phát hiện có các chất nêu trên trong sản phẩm. Khương Thảo Đan hỗ trợ điều trị đau vai gáy an toàn, hiệu quả caoVới độ an toàn, lành tính, Xương Khớp Khương Thảo Đan phù hợp sử dụng cho mọi đối tượng người bệnh khác nhau gặp các vấn đề về xương khớp như: thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sống, đau vai gáy, tràn dịch khớp, tê bì chân tay,... BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂYSử dụng Khương Thảo Đan đúng liều lượng, người bệnh có thể cảm nhận được tác dụng hỗ trợ điều trị rõ rệt theo 3 mũi nhọn: Giảm đau - Chống viêm - Phục hồi sụn khớp thoái hóa an toàn. Nếu bệnh nhân sử dụng đều đặn sản phẩm Khương Thảo Đan trong ít nhất 2 tháng mà không giảm tình trạng đau nhức xương khớp, đơn vị sản xuất sản sàng hoàn lại 100% giá trị sản phẩm. Kết luận: Chắc hẳn, với những thông tin chúng tôi đưa ra phía trên có thể giúp quý vị giải đáp được thắc mắc đau vai gáy uống thuốc gì. Hãy là người bệnh thông thái, lựa chọn thuốc điều trị đau vai gáy thật an toàn và phù hợp với tình trạng bệnh để nhận kết quả tích cực nhất nhé. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hết đau vai gáy trong thời gian sớm nhất! 👉 Xem thêm: Có Nên Dùng Thuốc Giảm Đau Xương Khớp? Tổng Hợp 5+ Loại Thuốc Tốt Nhất Hiện NayTOP 5 Các Loại Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Phổ Biến Hiện Nay Điểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảNhững loại thuốc trị đau lưng hiệu quả nhất cực kỳ dễ mua

11 loại cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp cực kỳ hiệu quả

Thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam ta thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế, ngay từ thời thượng cổ, trong lúc tìm kiếm thức ăn, cha ông đã phát hiện được những vị thuốc quý, ghi chép lại và truyền cho đời sau. Với bệnh lý xương khớp cũng vậy, có rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp đã được phát hiện và ghi chép lại trong sách y học cổ. Dưới đây là 11 loại cây thuốc quý chữa bệnh xương khớp hiệu quả mà dễ tìm.