Đau xương khớp

Đau xương khớp

Những Điều Cần Biết Về Bệnh Ngón Tay Cò Súng [CHI TIẾT NHẤT]

Ngón tay cò súng là hiện tượng ngón tay bị cong và gặp những khó khăn trong việc duỗi thẳng, cầm nắm. Đây là hội chứng dễ gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là người có những công việc đặc thù hoặc thường xuyên nắm chặt lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Ngón tay cò súng là bệnh gì? Đối tượng bị bệnhBệnh ngón tay cò súng hay còn được gọi với tên khác là hội chứng ngón tay bật. Bệnh chỉ tình trạng một trong các ngón tay bị cứng ở vị trí cong, làm khó khăn hoặc đau mỗi khi duỗi. Thường khi bị bệnh này, người bệnh không thể tự làm chủ được ngón tay, ngón tay thường duỗi thẳng nhanh chóng ngay khi vừa uốn cong. Ngón tay cò súng còn được gọi là hội chứng ngón tay bậtTheo nghiên cứu, bệnh ngón tay cò súng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, chủ yếu là đối tượng người ngoài 45 tuổi trở lên và nữ giới là nhóm đối tượng chính. Dù vậy, tỷ lệ bị ngón tay cò súng ở trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những người bị các bệnh lý như đái tháo đường, gout, hội chứng ống cổ tay, viêm khớp dạng thấp,... cũng có tỷ lệ mắc bệnh ngón tay cò súng cao hơn. Đặc biệt, những người làm những công việc như nha sĩ, thợ may, thợ mổ gia súc,... thường xuyên sử dụng ngón tay cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Dấu hiệu nhận biết hội chứng ngón tay bậtTheo cấu tạo, mỗi ngón tay có 1 bao gân riêng nên tất cả các ngón đều có nguy cơ bị ngón tay cò súng. Tuy nhiên, phổ biến nhất là ở ngón số 1 và số 4. Bạn có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu ở mỗi giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Ngón tay có biểu hiện bị viêm với hiện tượng kẹt ngón, kèm sưng nhẹ ở khớp bàn ngón tay. Khi ấn vào, bệnh nhân cảm thấy đau nhức dữ dội. Giai đoạn 2: Có một chỗ u lồi lên ở mặt lòng bàn tay ở chỗ ngón bị đau. Lúc này, hoạt động gập hoặc duỗi thẳng ngón tay ra đều trở nên khó khăn hơn. Khi thực hiện thao tác gập - duỗi, ngón tay thường bật ra như lò xo hoặc bất ngờ bị gập mạnh lại ở tư thế bóp cò súng. Một số người khác có thể gặp tình trạng ngón tay bị cứng, kẹt khi mới ngủ dậy vào buổi sáng. Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn nặng của bệnh. Lúc này, bạn phải dùng lực của bàn tay khác để kéo các ngón tay bị kẹt. Thậm chí, nhiều trường hợp nặng không thể gập được ngón tay ngay cả khi có sự trợ giúp. Ngay khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ bị chứng ngón tay bật, bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín tiến hành thăm khám và điều trị. Bệnh để càng lâu càng nguy hiểm nên tuyệt đối không được chủ quan. Nguyên nhân gây bệnh ngón tay cò súngTheo các chuyên gia xương khớp, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ngón tay cò súng là do vỏ bọc gân của ngón tay bị kích thích dẫn đến viêm. Điều này gây cản trở chuyển động trượt bình thường của gân qua vỏ bọc. Nếu tình trạng này diễn ra dài có thể gây ra sẹo, dày lên và bị xơ hóa ở gân. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị bệnh: Thao tác nắm chặt tay lặp đi lặp lại: Liên quan đến nghề nghiệp hoặc sở thích, nhiều người thường có thao tác nắm chặt tay trong khoảng thời gian dài. Đây là yếu tố làm tăng khả năng bị mắc ngón tay cò súng. Các bệnh lý liên quan: Bệnh đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp,... Giới tính: Hội chứng này chủ yếu gặp ở nữ giới. Phẫu thuật hội chứng ống cổ tay: Trong 6 tháng đầu phẫu thuật hội chứng ống cổ tay, người bệnh có nguy cơ cao bị ngón tay cò súng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ngón tay cò súngThông qua xác định nguyên nhân gây ngón tay cò súng, các bác sĩ sẽ giúp bạn định hướng và lên được phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng. Qua đó, hiệu quả chữa bệnh cao hơn, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân. Cách chẩn đoán và điều trị ngón tay cò súngCó thể chẩn đoán bệnh ngón tay cò súng mà không cần thông qua các xét nghiệm phức tạp. Thường các bác sĩ chỉ cần nắm được tiền sử bệnh và các triệu chứng thực tế của người bệnh là đánh giá được tình trạng bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể chụp MRI hoặc siêu âm để chẩn đoán hoặc loại trừ các nguyên nhân khác (ví dụ như nguyên nhân viêm khớp). Một số phương pháp điều trị ngón tay cò súng phổ biến hiện nay là: Điều trị tại chỗKhi có dấu hiệu bị hội chứng ngón tay bật, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại chỗ như sau: Nghỉ ngơi: Cần tránh xa các hoạt động phải lặp đi lặp lại thao tác cầm nắm hoặc dùng máy móc cầm tay có rung trong thời gian dài. Cách này nhằm giúp cải thiện các triệu chứng trước mắt. Chườm lạnh: Hơi lạnh giúp giảm đau tốt, hạn chế cơn đau gây khó chịu cho người bệnh. Dùng thanh nẹp: Đeo nẹp ngón tay vào ban đêm giúp cố định ngón tay bị ảnh hưởng. Thời gian nẹp tối đa 6 tuần để gân được nghỉ ngơi tối đa. Vật lý trị liệu ngón tay cò súngĐây là một trong những cách được nhiều người bệnh lựa chọn áp dụng bởi tính hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị. Các phương pháp vật lý trị liệu có thể kể đến như: Bấm huyệt chữa ngón tay cò súng: Thông qua bấm huyệt, lực tác động lên huyệt đạo giúp máu được lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng đau nhức hiệu quả. Các bài tập kéo giãn: Các bài tập nhẹ nhàng cho xương khớp và vùng ngón tay có thể giúp duy trì được khả năng vận động của ngón tay. Một số bài tập kéo giãn ngón tay, giúp hạn chế tình trạng ngón tay cò súngĐiều trị bằng thuốc Tây Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen, naproxen giúp làm giảm cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ dùng trong thời gian ngắn theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng.  Nhóm thuốc điều trị ngón tay cò súng này không đáp ứng được với trường hợp bị bệnh do co thắt bao gân hoặc kẹt gân. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định tiêm trực tiếp steroid vào gần hoặc vỏ bọc gân để giảm viêm và giúp gân trượt linh động hơn. Phẫu thuậtCác bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bằng cách mổ mở hoặc cắt kín ròng rọc A1 bằng kim 18G. Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật ngón tay cò súng là 100%, tỷ lệ tái phát rất thấp. Phẫu thuật điều trị ngón tay cò súng có thể được mổ mở hoặc mổ kínBiện pháp phòng ngừa ngón tay cò súngNgón tay cò súng gây ra những bất tiện trong việc cầm nắm của người bệnh. Vì vậy, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa từ sớm, hạn chế những triệu chứng khó chịu hoặc biến chứng có thể xảy ra: Tránh các hoạt động làm căng gân cơ gấp ngón tay. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, co duỗi các khớp ngón tay bằng các bài tập như nâng ngón tay, làm chữ O, cong ngón tay, thư giãn ngón tay.Tránh tiếp xúc bàn tay với môi trường nhiệt độ thấp.Đối với người đang bị bệnh và trong quá trình điều trị, cần tuân thủ theo đúng các chỉ dẫn từ bác sĩ. Ngoài uống thuốc cần kết hợp áp dụng thêm các bài tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng. Kết luận: Bài viết trên cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh ngón tay cò súng. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này và có phương án điều trị bệnh phù hợp, hạn chế để bệnh tiến triển nặng.Xem thêm:Đau khớp gối người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịTê mỏi chân tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường4 bệnh gây đau nhức từ mông xuống bắp chân cần biếtĐau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả!

Đau khớp gối người già: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau khớp gối người già là tình trạng phổ biến, nó gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, trong đó tỷ lệ tàn tật có thể lên tới 25%. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên căn bệnh này, triệu chứng và phương pháp điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.Đau khớp gối người giàĐau khớp gối người già - Hiện tượng thường gặpKhớp gối được cấu tạo từ 3 xương: xương đùi, xương bánh chè, xương chày. Giữa các đầu xương được bao phủ bởi 1 lớp sụn có bề mặt nhẵn, mịn và một loại dịch nhầy (dịch khớp), từ đó giúp khớp gối hoạt động một cách trơn tru.Trong cơ thể, khớp gối là một trong những khớp có tần suất hoạt động nhiều nhất. Ngoài ra, nó cũng là khớp phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng. Do đó, khớp gối rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt, khi tuổi càng lớn, sụn khớp dần bị bào mòn trở nên xù xì và thô ráp khiến đầu xương cọ xát vào nhau. Không chỉ vậy, dịch khớp cũng không tiết ra nhiều nữa khiến cho các đầu xương cọ xát, di động khó khăn. Từ đó gây ra những cơn đau nhức đầu gối.Tình trạng đau đầu gối sẽ gia tăng dần theo độ tuổi. Theo một nghiên cứu ở người trên 45 tuổi cho thấy, cứ 3 người sẽ có 1 người bị đau đầu gối. Tổ chức Y tế thế giới cũng ước tính có khoảng 10% dân số ở độ tuổi trung niên bị hạn chế khả năng lao động do đau đầu gối.Đau đầu gối ở người già nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhẹ thì tiến triển thành các cơn đau đầu gối mãn tính, vận động khó khăn, nặng thì gây biến dạng khớp, teo cơ, thậm chí bại liệt suốt đời.Đau khớp gối người già là một tình trạng phổ biến, cứ 3 người trên 45 tuổi thì sẽ có 1 người bị đau đầu gốiNguyên nhân gây đau khớp gối người giàĐau khớp gối người già là có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất phải kể đến là sự lão hóa của xương khớp theo thời gian. Bên cạnh đó, bệnh lý liên quan đến xương khớp hay các các yếu tố tác bệnh nên ngoài như chấn thương hoặc đơn giản là lối sống sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh cũng là một trong những yếu tố gây bệnh đau đầu gối ở người già.Để giúp người đọc dễ hình dung hơn, chúng tôi sẽ chia nguyên nhân làm hai nhóm chính, bao gồm nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân không bệnh lý. Cụ thể từng nhóm bao gồm:Nguyên nhân không bệnh lý– Chấn thương đầu gối: Chấn thương tại đầu gối mà người già có thể gặp phải như bong gân, đứt dây chằng, rách sụ, gãy xương,.... là những tác động trực tiếp từ bên ngoài gây tổn thương cho khớp gối. Dù có thể khỏi nhưng ở người già sẽ vẫn để lại những di chứng khiến người bệnh cảm thấy đau nhức đầu gối.– Thừa cân: Như đã trình bày ở trên, khớp gối vốn là vị trí chịu nhiều áp lực từ trọng lực cơ thể. Do đó, khi trọng lượng cơ thể càng lớn thì áp lực lên đầu đầu càng tăng. Điều này dễ làm cho khớp gối bị tổn thương, có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp, trong đó có bệnh đau đầu gối ở người già.– Ăn uống thiếu chất: Vốn dĩ cơ thể của người già đã hấp thụ kém hơn so với tuổi thanh niên.Vì vậy, khi chế độ ăn không đủ chất, đặc biệt là thiếu các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp như canxi, omega-3 sẽ làm cho khớp gối dễ bị bào mòn và yếu dần đi.– Không luyện tập thể thao: Thói quen lười vận động dễ khiến khớp gối bị cứng và lão hóa. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ gây nên những cơn đau nhức nơi đầu gối.– Sinh hoạt, làm việc chưa hợp lý: Thường xuyên mang vác vật nặng, ngồi làm việc sai tư thế,... đều là những thói quen xấu trong lối sinh hoạt hàng ngày tác động tiêu cực khớp gối gây nên những cơn đau.– Thường xuyên dùng chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu bia,... làm tăng nguy cơ đau đầu gối ở người già– Thay đổi thời tiết: Vào những thời điểm giao mùa trong năm, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh, các khớp (đặc biệt là khớp gối) thường đau dẫn đến bệnh đau đầu gối ở người già.Nguyên nhân bệnh lýThoái hóa khớp gối là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng đau khớp gối người già– Thoái hóa khớp gối: Thoái hóa khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi càng cao khiến cho sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp cũng giảm đi và phần xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc, hình thành các gai xương. Những gai xương này sẽ đè lên các đầu xương hoặc chèn ép dây thần kinh gây đau nhức cho người bệnh. Do đó, thoái hóa khớp gối được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau đầu gối ở người già.– Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp diễn ra do hệ miễn dịch tấn công vào hệ thống khớp của cơ thể, trong đó bao gồm cả khớp gối. Lúc này bao hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn đều bị tổn thương gây nên những cơn đau đầu gối. Tình trạng này lâu dần còn có thể dẫn đến dính khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.– Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một túi nhỏ có chứa dịch bên trong đóng vai trò là một miếng đệm tại phần xương, gân và những cơ nằm gần khớp giúp con người hoạt động dễ dàng. Viêm bao hoạt dịch là tình trạng các túi này bị phù nề, nhiễm trùng gây nên những cơn đau cứng khớp.– Viêm gân bánh chè: Gân bánh chè có cấu tạo dạng sợi, bền và dai, nối giữa xương bánh chè và xương chày nhằm đảm nhiệm chức năng duỗi gối. Khi chúng bị viêm sẽ gây ra tình trạng sưng tấy và đau nhức ở đầu gối.– Gout: Gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa tăng axit uric trong máu, trong khớp xương, chèn ép dây thần kinh cảm giác. Đây là một tình trạng đáng lo ngại ở người già. Biểu hiện rõ ràng nhất ở bệnh nhân bị gout là khớp ngón chân sưng tấy và đau nhức. Ngoài khớp ngón chân, một số khớp khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng, trong đó bao gồm cả khớp gối, dẫn đến tình trạng đau đầu gối ở người già.Nhận biết đau đầu gối ở người giàỞ người già khi mắc đau khớp gối thì triệu chứng rõ ràng nhất là những cơn đau đầu gối thường xuyên. Tuy nhiên tùy vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh mà tình trạng cơn đau sẽ biểu hiện khác nhau, kèm theo đó là một số triệu chứng khác sẽ xuất hiện thêm.Những cơn đau đầu gối từ âm ỉ đến dữ dội là triệu chứng điển hìnhCụ thể, các triệu chứng của bệnh bao gồm:– Đau nhức khớp gối: Cơn đau nhức khớp gối ban đầu khởi phát ở mức độ âm ỉ, sau đó mức độ đau sẽ tăng dần lên khi người bệnh thực hiện các động tác như đi lại, co duỗi đầu gối, leo cầu thang và có dấu hiệu giảm dần nếu được nghỉ ngơi. Cơn đau nhức có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai đầu gối, thậm chí có thể lan dần ra các vùng lân cận khác.– Sưng đỏ: Hiện tượng sưng đỏ ở vùng da xung quan đầu gối có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Khi chạm tay vào sẽ cảm thấy vùng da này ấm hơn so với vùng da khác xung quanh.– Co cứng khớp: Tình trạng co cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng khiến người bệnh khó khăn khi duỗi thẳng chân. Thông thường tình trạng này sẽ kéo dài khoảng 30 phút, sau đó chúng thuyên giảm dần thì người bệnh mới có thể  hoạt động bình thường được.– Tê bì: Các gai xương ở khớp gối phát triển sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, gây nên tình trạng tê bì– Đầu gối phát ra tiếng: Ở người già bị đau khớp gối, phần sụn khớp bị bào mòn. Do đó khi vận động các đầu xương ma sát vào nhau gây ra tiếng lục cục, lạo xạo ở đầu gối, nhất là khi người bệnh leo cầu thang.– Biến dạng khớp: Tình trạng khớp gối đau, sưng to kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng biến đổi hình dạng đầu gối, thậm chí là lệch hẳn sang một bên.– Một số triệu chứng khác: Ngoài những triệu chứng điển hình và cụ thể trên, một số trường hợp người bệnh sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:Da bàn chân, cẳng chân tái nhợt, xanh xao, sợ vào có cảm giác lạnh, thấy rõ các đường gân nổi lên.Dễ mệt mỏi, suy nhược, có thể kèm theo sốt, ớn lạnh.v.v.Phương pháp điều trị đau khớp gối người già hiệu quảĐiều trị đau khớp gối ở người già là cả một quá trình đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài.Có rất nhiều các biện pháp giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Tùy vào cơ địa của từng người và mức độ bệnh mà bạn có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp với nhau để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.Dưới đây là một số phương pháp điều trị đau khớp gối người già hiệu quả mà bạn có thể tham khảo, bao gồm:Sử dụng thuốcSử dụng thuốc thường mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Do đó đây là phương pháp được nhiều người ưu tiên sử dụng nhất trong quá trình điều trị đau khớp gối người già.Thuốc điều trị đau khớp gối người già được chia làm 3 nhóm chính bao gồm:– Nhóm thuốc không cần kê đơn:  Thuốc giảm đau Paracetamol, Tylenol; thuốc kháng viêm NSAID Ibuprofen,...– Nhóm thuốc bắt buộc kê đơn:  Thuốc kháng viêm Steroid Corticoid; thuốc ức chế chọn lọc COX-2; Glucosamin sulfat. Những thuốc này giúp giảm đau nhanh chóng vùng và kháng viêm toàn diện.– Nhóm thuốc tiêm nội khớp: Tiêm Corticosteroids, tiêm Axit hyaluronic, tiêm huyết tương tiểu cầu..v.v.[tds_note]Lưu ý: Sử dụng thuốc chỉ là phương pháp giúp giảm đau tại chỗ mà không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, thuốc Tây tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ liên quan đến gan thận, nhất là đối với người già. Vì vậy người bệnh không được quá lạm dụng thuốc, đặc biệt muốn sử dụng cần được sự đồng ý và tuân theo chỉ định của bác sĩ.[/tds_note]Khắc phục đau khớp gối tại nhàCác biện pháp khắc phục tại nhà thường áp dụng cho những trường hợp bệnh mới khởi phát, còn đang ở giai đoạn nhẹ. Người bệnh có thể duy trì các biện pháp này trong thời gian dài. Điều này không chỉ cải thiện sức khỏe xương khớp về lâu dài mà còn giúp sức khỏe tổng thể của người bệnh tốt hơn.Các biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:– Thay đổi chế độ ăn khoa học: Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp vào trong thực đơn hàng ngày như vitamin D, canxi, vitamin C, vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như cải xoăn, rau chân vịt. Ngoài ra, người bệnh còn cần phải hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.– Nghỉ ngơi hợp lý: Cơn đau đầu gối sẽ thuyên giảm nếu bạn được nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp cho các mô ở khớp được thư giãn và phục hồi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, nghỉ ngơi không đồng nghĩa với chỉ nằm hoặc ngồi một chỗ trong thời gian dài vì nó có thể làm cứng khớp và khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.– Luyện tập các bài tập đơn giản tốt cho khớp gối: Luyện tập thường xuyên các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh như đi bộ, chạy bộ chậm, thiền, yoga để giúp cho khớp gối được linh hoạt, làm giảm các cơn đau.– Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm đau nhanh chóng, đồng thời còn làm giảm sưng viêm, rất phù hợp với những cơn đau do chấn thương phần mềm. Cách thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần bọc đá lại bằng khăn sạch, sau đó chườm lên khu vực bị đau nhức từ 15-20 phút cho tới khi cơn đau dịu lại.– Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đầu gối: Người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số dụng cụ như nẹp đầu gối chuyên dụng, băng thun quấn quanh đầu gối để cố định và giảm áp lực lên đầu gối trong quá trình vận động.Vật lý trị liệuVật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như cơ học, nhiệt, điện, sóng từ trường,... tác động lên khớp gối bị tổn thương nhằm giảm các triệu chứng đau nhức, đồng thời tăng sức bền của cơ, từ đó làm tăng khả năng vận động của người bệnh.Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được các bác sĩ áp dụng như: laser, sóng cao tần, điện phân, điện xung,... Người bệnh có thể kết hợp vật vật lý trị liệu với các biện pháp khắc phục tại nhà để làm tăng hiệu quả điều trị, rút ngắn được thời gian chữa bệnh.Phẫu thuật cải thiện chức năng khớp gốiPhẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng cho những trường hợp đau khớp gối nặng hoặc khi tình trạng bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét mức độ bệnh đẻ đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp. Chúng có thể là:Phẫu thuật nội soi giải quyết các tổn thương bên trong khớp gốiPhẫu thuật chỉnh hìnhPhẫu thuật thay khớp gối một khoang hoặc thay khớp gối toàn bộTuy nhiên người bệnh cần lưu ý rằng, phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị dứt điểm đau đầu gối cho người già, bạn hoàn toàn có thể tái phát nếu như không kĩ càng trong việc ăn uống hoặc tập luyện.Ngoài ra, phẫu thuật đau khớp gối đòi hỏi những kỹ thuật khó nên chi phí cho bỏ ra là rất đắt đỏ.Hỗ trợ giảm đau nhức khớp gối người giàViên uống xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùngBên cạnh các biện pháp sử dụng thuốc điều trị, vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng cùng với thói quen luyện tập phù hợp, các chuyên gia khuyên người bệnh kết hợp thêm các sản phẩm thảo dược trị đau khớp đối để làm tăng hiệu quả điều trị. Trong đó, viên uống xương khớp Khương Thảo Đan là sản phẩm tiêu biểu được nhiều người tin tưởng và lựa chọn.Khương Thảo Đan kế thừa bài thuốc cổ truyền chữa đau xương khớp nổi tiếng Độc Hoạt Ký Sinh Thang được đánh giá cao về hiệu quả điều trị.Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên nên vô cùng an toàn. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của sản phẩm, có thể sử dụng lâu dài mà không lo về vấn đề tác dụng phụ.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYKết luận: Đau khớp gối ở người già là một tình trạng thường gặp. Hiện tượng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do lão hóa khớp theo thời gian hoặc mắc một số bệnh lý liên quan tới xương khớp. Tuy nhiên, dù là lý do nào, việc đầu gối bị đau nhức cũng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, làm cản trở việc hưởng thụ cuộc sống mỗi ngày. Vì thế, khi gặp tình trạng này, bạn không nên cố chịu đựng mà hãy sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1800 1156 để được tư vấn cụ thể.Xem thêm:Tê mỏi chân tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường4 bệnh gây đau nhức từ mông xuống bắp chân cần biếtĐau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả!Đau vai phải: Triệu chứng của 6 bệnh thường gặp

Tê mỏi chân tay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường

Tê mỏi chân tay xuất hiện phổ biến ở nhiều lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tình trạng này có thể là tạm thời hoặc là biểu của một vài bệnh lý. Tê mỏi chân tay không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh xong kéo dài lại tiềm ẩn nhiều biến chứng thần kinh nghiêm trọng.Triệu chứng của tê mỏi chân tayBình thường, thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên là nơi tiếp nhận, chi phối các hoạt động dẫn truyền cảm giác cũng như vận động của con người. Chúng cho phép cơ thể có khả năng nhận biết và phản hồi lại các kích thích từ bên ngoài. Biểu hiện thường thấy là sự phản xạ, đáp ứng cảm giác của tay chân với các tác nhân.Tê mỏi chân tay gây đau buốt, mất cảm giác.Tê mỏi (hay còn gọi là tê bì) chân tay là một dạng rối loạn cảm giác một phần hoặc hoàn toàn tại các cơ, dây chằng và gân ở các chi của cơ thể. Tình trạng này liên quan mật thiết tới rối loạn thần kinh ngoại vi, kèm theo một số triệu chứng như:Có cảm giác như kiến bò, tê buốt chân tay. Tê bì thường xuất hiện vào các thời điểm cuối ngày, ban đêm hay sáng sớm.Đôi khi xuất hiện các cơn đau nhức. Cơn đau có thể lan khắp cánh tay, cẳng tay, bả vai và hai bên mông, đùi của cơ thể.Mất cảm giác ở các chi: chân tay kém hoặc mất nhạy cảm với các tác động như chạm, ấn, châm chích nhẹ...Mệt mỏi, uể oải tinh thần, mất ngủ và ăn uống kém.Tê mỏi tay chân không gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe người bệnh, tuy nhiên có thể thấy tình trạng này khiến chức năng vận động hàng ngày của con người bị cản trở. Không chỉ thế, tê bì chân tay kéo dài mà không được khắc phục, người bệnh có thể gặp các hậu quả:Rối loạn vận động, liệt chi.Mất khả năng kiểm soát đại, tiểu tiện.Mất ý thức trong một thời gian ngắn, có thể co giật.Nhiều người thường bỏ qua các triệu chứng tê buốt ban đầu của tình trạng tê mỏi do nó khá giống với biểu hiện sau thời gian dài chân tay hoạt động nặng nhọc. Điều đó khiến tê mỏi chân tay diễn ra ngày càng trầm trọng hơn và việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn.[tds_council]Hãy để tâm tới sức khỏe của mình để phát hiện kịp thời những khác thường, từ đó có cách điều trị thích hợp.[/tds_council]Nguyên nhân gây ra tê mỏi chân tayTrong quá trình khám và chẩn đoán, người ta ưu tiên thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Xác định được nguyên nhân giúp bác sĩ có những cách điều trị phù hợp qua đó nhanh chóng cải thiện sức khỏe người bệnh.Theo Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ Quốc gia (NINDS), tê bì chân tay có thể do những nguyên nhân sau:Hẹp ống xương sốngTuỷ sống thuộc hệ thần kinh ngoại biên, được bao bọc bởi xương cột sống. Ống xương sống là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh, trong đó có dây dẫn truyền cảm giác và vận động nối tới tứ chi của cơ thể.Hẹp ống xương sống chèn ép dây thần kinh gây tê mỏi các chi.Hẹp ống sống là loại bệnh bẩm sinh khiến cột sống bị biến dạng, có thể nhỏ hơn bình thường làm các gốc rễ thần kinh bị chèn ép. Theo đó, cảm giác tại tay chân cũng bị rối loạn gây ra tê bì.Chèn ép dây thần kinhNgoài nguyên nhân bẩm sinh, nhiều tác động, tổn thương gây chèn ép dây thần kinh cũng làm gián đoạn đường truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh, từ đó gây ra cảm giác tê mỏi.Viêm đa rễ thần kinhMột trong những tổn thương hay gặp là tình trạng viêm đa rễ thần kinh, nhất là thần kinh ngoại biên. Ban đầu có thể là vết thương tại một vị trí xong do không được kịp thời điều trị khiến tổn thương lan rộng gây viêm.Hậu quả là ảnh hưởng nhiều gốc rễ thần kinh cùng lúc khiến xuất hiện cảm giác đau nhức, tê mỏi ở nhiều vị trí tại các chi.Làm việc nặng nhọc liên tụcCột sống chịu nhiều áp lực trong thời gian dài do khuân vác các vật nặng thường xuyên dễ bị thương tổn. Một trong những hậu quả do tổn thương để lại là sưng viêm chèn ép vào dây thần kinh. Theo đó, người bệnh xuất hiện cảm giác đau không chỉ ở khu vực lưng mà lan sang các chi, kèm theo nhức mỏi tay chân.Tê mỏi chân tay do khuân vác đồ nặng liên tục khiến sức khỏe tổn hại.Đối với nhiều người, các công việc lao động tay chân nặng nhọc là đặc thù và bắt buộc nên không tránh khỏi tình trạng tê bì chân tay.Chấn thươngTai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay của người bệnh. Các chấn thương, va đập có thể vô tình làm tổn thương thần kinh ngoại biên, từ đó gây ra mất cảm giác, tê mỏi chân tay.Ngồi sai tư thếXương cột sống có vai trò quan trọng vì nó vừa chống đỡ thân trên cơ thể vừa là nơi xuất phát của nhiều dây thần kinh.Ngồi sai tư thế trong thời gian dài gây tê mỏi chân tay.Ngồi sai tư thế lâu và thường xuyên khiến xương sống trở nên "yếu đuối", tăng nguy cơ tổn thương cấu trúc làm ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ngồi ở một tư thế trong nhiều giờ liên tục nâng tỷ lệ tổn thương xương sống tới 70%.Có thể thấy, các nguyên nhân kể trên gây tê mỏi chân tay theo cơ chế làm thương tổn dây thần kinh, từ đó làm gián đoạn tín hiệu dẫn truyền từ tay chân lên trung tâm điều khiển. Chúng ta hoàn toàn có thể dự phòng các nguyên nhân này để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định.Tê mỏi chân tay là biểu hiện của bệnh gì?Triệu chứng và biến chứng của tê mỏi tay chân gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cuộc sống người bệnh. Đây không phải là một loại bệnh lý xong nó lại là triệu chứng liên quan tới nhiều bệnh nguy hiểm, cụ thể như:Thoát vị đĩa đệmThoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm tại đốt sống bị lệch khỏi bao xơ, chèn ép vào các khu vực lân cận, trong đó có các gốc rễ thần kinh.Tê bì chân tay là biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm.Các dây thần kinh này xuất phát từ thắt lưng, kéo xuống hông, đùi và bàn chân. Theo đó, người bị thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác tê buốt, nhức mỏi tứ chi và đi kèm các biểu hiện như:Đau nhức vùng thoát vị, cơn đau lan ra các khu vực xung quanh gây cản trở cử động.Yếu cơ.Có thể gặp tình trạng bí tiểu, tiểu són.Thoái hóa khớpThoái hoá khớp xuất hiện khi xương sống bị lão hoá, sụn khớp bị bào mòn khiến cấu trúc sụn bị thay đổi.Cấu trúc sụn bị bào mòn là biểu hiện của quá trình thoái hoá.Hậu quả là các khớp xương mất tính trơn nhẵn, khi vận động cọ xát bị tổn thương gây viêm. Theo thời gian, tổn thương lan rộng tới các cơ, dây chằng lân cận gây ra tê mỏi, mất cảm giác ở chân. Ngoài ra, người bệnh còn nhận thấy các triệu chứng:Gặp khó khăn trong co, duỗi thẳng chân.Hạn chế đi lại.Nghe tiếng lạo xạo trong khớp gối.Đau nhức gối.Teo cơ tứ đầu đùi.Thoái hoá cột sốngTương tự như thoái hoá khớp, trong đó thoái hoá làm các đốt sống bị biến đổi, cọ xát có thể làm tổn thương trực tiếp dây thần kinh tọa gây ra tê mỏi chân tay.Thoái hoá cột sống làm tổn thương dây thần kinh từ đó gây ra tê mỏi.Thoái hoá cột sống cũng đi kèm một số dấu hiệu nhận biết như:Đau, tê cứng cột sống.Tay, chân yếu.Dễ mất thăng bằng, đau đầu.Bàng quang, ruột mất kiểm soát gây đại, tiểu tiện không tự chủ.Viêm khớp dạng thấpMột bệnh lý do hiện tượng rối loạn tự miễn gây nên: hệ miễn dịch tấn công nhầm khiến mô, cơ quan và các dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Viêm khớp dạng thấp gây biến dạng khớp kèm theo đau nhức dữ dộiTrong trường hợp này, người bệnh không chỉ thường xuyên bị tê mỏi chân tay do ảnh hưởng dây thần kinh mà còn kèm theo nhiều biểu hiện phức tạp:Sưng, nóng, đỏ các khớp, thường thấy nhất là khớp gối.Đau nhức toàn thân.Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.Biến dạng khớp.Các ảnh hưởng lên cơ quan khác gây viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, đau mắt, khô mắt…Xơ vữa động mạchNguyên nhân gây xơ vữa động mạch là do các khối vật chất lạ bám lên thành mạch gây xơ cứng, hẹp lòng mạch và chèn ép vào dây thần kinh xung quanh.Vữa xơ mạch máu làm dành thành mạch, hẹp lòng mạch gây nhiều triệu chứng nguy hiểm.Theo đó, bệnh nhân thường xuyên có cảm giác tê mỏi ở nhiều vị trí, bao gồm cả tứ chi. Xơ vữa động mạch cũng có các triệu chứng điển hình như:Đau thắt ngực.Khó nói, lắp bắp.Lên cơn đột quỵ.Cao huyết áp…[tds_warning]Tê mỏi chân tay cũng cảnh báo cơ thể đang bị thiếu chất hay tiềm ẩn một số bệnh về tim mạch, não, gan, thận... Đây đều là các bệnh nguy hiểm tới tính mạng con người.[/tds_warning]Cần kịp thời thăm khám khi phát hiện tình trạng tê mỏi, có như vậy mới sớm phát hiện ra bệnh lý mà cơ thể đang mắc phải để được khắc phục đúng cách.Cần làm gì khi bị tê mỏi chân tay?Giai đoạn đầu của tê mỏi chân tay, người bệnh sẽ cảm thấy các chi bị châm chích, kiến bò, có cảm giác râm ran cả khi cầm nắm, vận động hoặc không. Để ngăn ngừa tê mỏi trở nặng, khi đó người bệnh cần thực hiện các biện pháp khắc phục dưới đây:Nghỉ ngơi, dừng vận động mạnh khi xuất hiện cảm giác tê mỏi chân tay.☛ Nghỉ ngơi, dừng ngay các hoạt động khuân vác, chạy nhảy. Các hoạt động nặng nhọc khiến cơ thể chịu nhiều áp lực làm tổn thương chèn ép dây thần kinh càng lớn. Khi đó, không chỉ tê mỏi chân tay trở nên nặng hơn mà các biểu hiện khác của bệnh cũng trở nên trầm trọng.☛ Thực hiện một vài kỹ thuật xoa bóp. Cáo thao tác này tác động lên các cơ và mạch máu. Người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, thư giãn tay chân, tuần hoàn cũng được kích thích lưu thông làm tăng cung cấp oxy tới các mô. Nhờ vậy, cảm giác tê mỏi được xoa dịu đáng kể.☛ Chườm nóng lên vùng bị tê mỏi. Đây là liệu pháp nhiệt đơn giản nhất. Chúng cung cấp nhiệt lượng vừa phải lên vị trí tê bì làm giãn mạch, thư giãn gân cơ. Qua đó, tuần hoàn máu được đẩy mạnh, dây thần kinh giảm chèn ép, tê mỏi chân tay cũng được cải thiện đáng kể.☛ Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Omega 3, vitamin D, vitamin C, beta-caroten… là những dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Các chất này có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, hỗ trợ hồi phục thương tổn nhanh chóng. Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng này thường xuyên sẽ đẩy lùi tình trạng tê mỏi chân tay của người bệnh.☛ Trong trường hợp tê mỏi kèm theo đau buốt, có thể sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm. Các thuốc này sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau nhức đồng thời ngăn ngừa viêm lan rộng. Một số thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng là Paracetamol, Aspirin…Châm cứu, bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết, giảm tê bì chân tay.☛ Tiến hành liệu pháp châm cứu, bấm huyệt nhằm thư giãn thần kinh, giảm kích thích. Theo y học cổ truyền, liệu pháp bấm huyệt giúp khai thông mạch máu, lưu thông khí huyết, nhờ đó làm giảm tê mỏi, đau nhức chân tay. Tuy nhiên, người thực hiện châm cứu, bấm huyệt cần có kỹ năng và trình độ nhất định để đảm bảo an toàn cho người bệnh.☛ Tập thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập giúp giãn cơ, duy trì sự dẻo dai của xương khớp đồng thời tăng tuần hoàn máu. Theo đó, cơ thể cũng như thần kinh giảm ức chế, các cơn đau nhức, tê bì được giảm thiểu hữu hiệu.Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất, hãy đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín.[tds_note]Khám và điều trị sớm không chỉ tiết kiệm chi phí, công sức cho người bệnh mà còn giúp tránh khỏi những rủi ro không đáng có.[/tds_note]Phòng ngừa tê mỏi chân tayNgăn ngừa các yếu tố gây hại ảnh hưởng đến sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu bởi việc phòng bệnh luôn luôn đơn giản hơn chữa bệnh. Do đó, thay vì tìm kiếm các phương pháp chữa trị tê mỏi tay chân, hãy phòng ngừa nó từ ban đầu.Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng giúp phòng ngừa tê bì chân tay hiệu quả.Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp ngăn ngừa tê mỏi chân tay hiệu quả:☛ Tập luyện thể dục thể thao, yoga thường xuyên để rèn luyện sức khỏe, độ bền bỉ dẻo dai cho cơ thể.☛ Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, vi chất cần thiết.☛ Uống đủ nước mỗi ngày (trung bình khoảng 2 lít/ngày).☛ Tránh xa các đồ uống có cồn, đồ ăn nhiều dầu mỡ vì chúng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.☛ Hạn chế vận động, khuân vác nặng nhọc.☛ Không ngồi một tư thế quá lâu. Các chuyên gia khuyến cáo nên đứng dậy đi lại nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút sau mỗi 50 phút ngồi.☛ Hạn chế các hoạt động sai tư thế, đi giày cao gót thường xuyên...☛ Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần để luôn nắm bắt tình trạng sức khoẻ hiện tại.Khương Thảo Đan - Xua tan cảm giác tê mỏi chân tayTê mỏi chân tay biểu hiện các bệnh lý về xương khớp có thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Một trong những biện pháp được nhiều chuyên gia xương khớp khuyến cáo hiện nay là sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị. Khương Thảo Đan - sản phẩm của công ty Dược phẩm Thái Minh - đang là lựa chọn được nhiều người tin tưởng.Khương Thảo Đan là giải pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống cổ hiệu quả.Theo đó, người bị tê bì chân tay khi sử dụng Khương Thảo Đan sẽ sớm được loại bỏ cảm giác tê buốt, đau nhức, không còn khó khăn, cản trở trong vận động sinh hoạt hằng ngày. Sản phẩm cũng giúp hồi phục các thương tổn xương khớp gây tê mỏi tay chân, ngăn chặn lão hoá, từ đó xua tan nỗi lo tê mỏi cho người bệnh và thúc đẩy bệnh mau lành.Bài viết trên đây cung cấp thông tin tới bạn đọc về tình trạng tê mỏi chân tay. Hy vọng rằng những thông tin trên giúp ích cho phòng tránh, điều trị cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn.Xem thêm:4 bệnh gây đau nhức từ mông xuống bắp chân cần biếtĐau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả!Đau vai phải: Triệu chứng của 6 bệnh thường gặpTất Tần Tật Thông Tin Về Bệnh Đau Mắt Cá Chân

Lời khuyên đậu bắp chữa bệnh đau nhức khớp từ PGS. TS Lê Minh Hà

Đậu bắp chữa bệnh khớp có khỏi không? Đây là câu hỏi mang nhiều nghi ngờ nhất của các bệnh nhân xương khớp dành cho chuyên gia.Ai cũng biết, đậu bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Nhưng nhiều nhà khoa học đã phát hiện ra: Chất nhầy trong đậu bắp chính là một thành phần giúp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả.Hãy cùng khám phá trong bài viết sau đây nhé!🔵 Công dụng của đậu bắpTrái đậu hỗ trợ điều trị bệnh xương khớpTheo PGS. TS Lê Minh Hà: Nguyên nhân thật sự gây ra bệnh khớp là xuất phát từ sự thoái hóa các sụn khớp khiến các sụn khớp không giữ được độ trơn láng, dịch khớp không còn hoạt động tốt để trơn tru trong các cử động nữa.Khoa học hiện đại đã chứng minh, sụn khớp có vai trò bảo vệ hai đầu xương, theo thời gian sẽ bị khô, lão hóa, do các tác động của thói quen xấu và quá trình lao động, mang vác. Thành phần quan trọng của sụn khớp là collagen type 2, khi bị thiếu hụt, khớp sẽ yếu đi, bong tróc, hình thành tiếng kêu ở giữa các khớp, vận động khó khăn, tạo ra gai xương,...Chất nhầy bôi trơn khớp thực sự không phải chất nhầy trong quả đậu bắp như nhiều người lầm tưởng.Đậu bắp chữa bệnh khớp là vì trong quả đậu bắp có chứa một lượng lớn canxi, các chất xơ, axit folic và các loại vitamin như vitamin A, vitamin C và vitamin K… hỗ trợ giúp xương chắc khỏe, làm chuyển biến tích cực tình trạng đau khớp ở nhiều bệnh nhân hiện nay.Lưu ý: Việc dùng đậu bắp chữa bệnh khớp cũng giống như các biện pháp chữa bệnh dân gian khác, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong một thời gian dài mới mang lại hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất. Bệnh nhân nên kết hợp với phương pháp điều trị đông y hoặc tây y theo chỉ định của bác sĩ.🔵 Cách chữa đau khớp bằng đậu bắp🔹 Uống nước đậu bắpUống nước đậu bắp để giảm đau xương khớpBước 1: Chọn những trái đậu bắp tươi non, không bị sâu hại hoặc hư hỏng, sau đó đem ngâm với nước muối rồi rửa sạch, dùng dao thái cắt bỏ phần đầu và đuôi của mỗi trái.Bước 2: Cắt đậu bắp thành từng lát mỏng giúp đậu bắp tiết ra nhiều nhớt hơn.Bước 3: Cho đậu bắp vào ly hoặc bình thủy tinh rồi cho nước sôi vào. Khi nước âm ấm lại thì ta chắt nước ra để dùng. Sử dụng liên tục hàng ngày trong vòng 2 – 3 tháng để nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nhất.Người khỏe mạnh cũng nên uống nước đậu bắp mỗi tuần một lần để giúp thanh lọc cơ thể.🔹 Các món ăn ngon từ đậu bắpMón ăn từ đậu bắp giúp giảm đau xương khớpNước đậu bắp hơi khó uống nhưng để bổ sung thêm chất xơ, vitamin và những dưỡng chất cần thiết có trong đậu bắp cho cơ thể, bạn vẫn có thể chế biến đậu bắp thành các món ăn ngon.Đậu bắp nướngĐậu bắp xào tỏiĐậu bắp xào trứngĐậu bắp nấu canh chuaĐậu bắp chiên bơ sữaĐậu bắp ngâm giấmĐậu bắp xào thịt lợn/thịt bò/thịt gà🔵 Chế độ dinh dưỡng tốt cho người bệnh khớpPGS. TS Lê Minh Hà khẳng định: Bệnh nhân xương khớp nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh khớp hiệu quả.Người bệnh khớp nên ăn:Thực phẩm chứa dầu cá, dầu omega 3Hải sản, thịt có màu trắngCác loại rau có lá màu xanh đậmTrái cây giàu vitamin CNgười bệnh khớp nên kiêng:Thực phẩm chế biến sẵnThực phẩm chứa cholesterolThịt đỏĐồ uống có cồn, chất kích thíchĐậu bắp chữa bệnh khớp là một phương pháp truyền miệng trong dân gian. Sử dụng cách này không đem đến tác dụng phụ nhưng người bệnh cũng nên lưu ý không nên uống ước đậu bắp lúc đói.Hãy kết hợp với liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất và chóng khỏi bệnh nhé.*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Nguồn: https://khuongthaodan.com/Xem thêm 👉:Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngayĐau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhấtXuyên Khung Và Những Lợi Ích Bất Ngờ Của Vị Thuốc NàyThổ Phục Linh: Vị Thảo Dược Quý Với Nhiều Công DụngCủ Địa Liền: Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Ứng Dụng Hiệu Quả

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh lại thường không rõ nguyên nhân của triệu chứng này là do bệnh lý gì gây ra. Trong bài viết sau, hãy cùng nhau tìm chi tiết hơn về tình trạng đau nhức từ đầu gối xuống bàn chân và những bệnh có thể gây ra triệu chứng này.

Giảm đau nhức xương khớp tại nhà an toàn, dễ thực hiện

Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để biết một số mẹo làm giảm đau nhức xương khớp tại nhà, không gây tác dụng phụ nhé.Mẹo chữa đau nhức xương khớp nhanhTrị liệu nóng lạnhTrị liệu nóng và lạnh là hai phương pháp điều trị khác nhau nhưng đều mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm đau xương khớp.Liệu pháp nhiệt nóng giúp tăng cường lưu thông máu, các chất trung gian gây đau như bradykinin, prostaglandin được hấp thu nhanh chóng, từ đó làm dịu các khớp bị cứng, các cơ bị đau. Còn liệu pháp nhiệt lạnh lại làm chậm sự lưu thông, giúp giảm sưng và tê.Người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng hai phương pháp này xen kẽ với nhau, nhưng cần lưu ý theo dõi cẩn thận để tránh bị bỏng nhiệt và ngừng sử dụng ngay nếu xảy ra chấn thương.Trị liệu nóng và lạnh đều mang lại hiệu quả cao trong việc làm giảm đau xương khớp (Ảnh minh họa)Liệu pháp nhiệt nóng gồm :Bắt đầu ngày mới bằng cách tắm nước ấm hoặc vòi hoa sen để giảm bớt cứng khớp;Sử dụng sáp parafin ấm để giảm đau khớp;Đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng vào các khớp bị đau.Liệu pháp nhiệt lạnh gồm :Bọc một túi nước đá trong một chiếc khăn và áp nó vào vùng khớp bị đau;Ngâm các khớp bị đau trong nước đá;Sử dụng túi chườm lạnh;Lưu ý:Nếu bạn lần đầu cảm thấy đau nhức, có thể áp dụng liệu pháp nhiệt lạnh khoảng 15 phút mỗi giờ. Nhưng ngày hôm sau chỉ nên áp dụng 4-5 lần và cũng không quá 15 phút/lần.Phương pháp nhiệt nóng chống chỉ định với các vết đau, sưng viêm đã có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da.MassageTheo Tổ chức viêm khớp, thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp.Các chuyên gia cho rằng, massage giúp làm giảm sản xuất hormone cortisol và các chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến đau. Cùng với đó, việc xoa bóp cũng làm tăng mức serotonin, giúp người bệnh giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng.Thường xuyên xoa bóp các cơ và khớp có thể giúp làm dịu cơn đau do viêm khớp (Ảnh minh họa)Dưới đây là một số phương pháp massage đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà:Xoa mặt và đầuChuẩn bị: Xoa nhanh và mạnh hai bàn tay vào nhau để lòng bàn tay nóng lên.Ngửa đầu về sau, đặt hai tay dưới cằm, áp vào mặt. Sau đó xoa mặt từ dưới lên đỉnh đầu, xuống hai bên cổ và áp lại vào cằm. Lúc xoa đầu đồng thời ngửa ra phía gáy. Tiếp tục động tác này từ 10 đến 20 lần.Xoa vai tới ngựcÚp bàn tay lại rồi vòng tay qua vai đối diện (tay phải vòng qua vai trái hoặc ngược lại). Khi các ngón tay chạm tới huyệt đại thùy thì thẳng các ngón tay ra rồi đi lần lần từ ngoài vai tới trong cổ. Mỗi vùng xoa từ 10 đến 20 lần.Huyệt đại chuỳ là huyệt ở dưới gai đốt sống cổ thứ 7. Để xác định đốt cổ 7: Ngồi hơi cúi đầu, quay cổ qua lại phải trái, u xương nào cao nhất động đậy nhiều dưới ngón tay chính là đốt cổ 7.Vị trí huyệt đại chùyXoa bóp chi trênĐầu tiên, úp bàn tay, lấy tay còn lại xoa bóp từ vùng ngoài vai đến cánh tay, cẳng tay, bàn tay. Sau đó ngửa tay, tiếp tục xoa từ phía bàn tay ngược lên cẳng tay, cánh tay, vai. Thực hiện lần lượt mỗi bên tay 10 tới 20 lần.Xoa bóp chi dưới Động tác: Để hai tay lên một bên đùi, xoa từ trên xuống dưới đùi trước, cẳng chân tới mắt cá. Giơ cao chân dần dần trong lúc xoa. Sau đó hai tay vòng ra phía sau cổ chân, tiếp túc xoa từ phía sau lên đùi, chân từ từ hạ xuống. Đến đây, tay trong vòng lên phía đùi trước, tay ngoài vòng ra phía sau, xoa vùng mông rồi vòng lên phía trên cùng với tay trong. Tiếp tục xoa như vậy 10 đến 20 lần rồi đổi sang chân tiếp theo.Xoa bàn chânXoa lòng bàn chân: Chạm hai lòng bàn chân vào nhau rồi xoa mạnh khoảng 10 đến 20 lần.Xoa phía trong bàn chân:Phía trong bàn chân bên này chạm vào phía trong bàn chân bên kia rồi chà xát vào nhau khoảng 10 đến 20 lần.Phía ngoài bàn chân bên này đặt lên mu bàn chân bên kia rồi chà tới chà lui 10 đến 20 lần. Sau đó đổi chân.Bấm huyệt dũng tuyền: Co bàn chân và các ngón chân lại, chỗ hõm xuất hiện ngay ở 1/3 trước gan bàn chân chính là vị trí của huyệt.Vị trí huyệt dũng tuyềnXoa bóp vai gáyĐầu tiên, chà xát vùng sau cổ bằng lòng bàn tay cho ấm nóng lên. Sau đó dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ và vai. Lưu ý: Khi xoa bóp thì ngón cái để ở một bên, các ngón tay còn lại thì bóp nắn nhẹ nhàng, đến khi vùng cổ và vai hơi ửng đỏ lên là được.Nếu có điểm đau trên vai gáy: Dùng ngón tay day vào chỗ đau khoảng 1 phút. Nếu cơ ở quanh bả vai bị co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ. Mỗi lần xoa bóp khoảng 10-15 phút.Tập vận động khớp cổ ở tư thế ngồi: Quay cổ qua lại, nghiêng sang hai bên trái phải, rồi cúi ngửa cổ ra trước - sau. Thực hiện mỗi động tác 3 đến 5 lần một cách nhẹ nhàng.Xoa bóp vai gáy giúp giảm đau khớp vùng này (Ảnh minh họa)Xoa bóp lưngXoa lưng: Đầu tiên xoa vùng lưng cho nóng lên. Sau đó dùng gốc bàn tay cùng mô ngón tay út, ngón tay cái xoa tròn lên chỗ đau. Tiếp tục dùng bàn tay chà xát mạnh vùng lưng, xát ngang dọc, hai tay ngược chiều nhau. Mỗi động tác xoa xát thực hiện 2 phút.Day vùng lưng đau hoặc nhiều thịt:Dùng sức của gốc bàn tay, mô ngón tay út và ngón tay cái ấn xuống da, di động theo đường tròn. Sau đó đấm 2 bên thắt lưng 3 lần.Lăn: Dùng mô ngón tay út cùng 4 ngón tay lăn dọc theo hai khối cơ cạnh cột sống xuống hông trong thời gian 2-3 phút, sau đó lăn tiếp từ hông xuống chân.Dùng cả hai bàn tay, ngón cái và các ngón khác bóp vào cơ lưng, trọng tâm nơi bị co cứng.Nguyên tắc là làm nhẹ nhàng, tăng dần mức độ. Thời gian thực hiện xoa bóp lưng khoảng 20 phút.Lưu ý: Việc xoa bóp lưng cần có sự trợ giúp từ người khác, còn các bài xoa bóp phía trên bạn có thể tự thực hiện được nhé!Ngâm chân bằng gừng và muốiNếu bạn bị đau nhức xương khớp vào mùa đông, bạn có thể ngâm chân với gừng và muối. Phương pháp này giúp thư giãn các cơ, khớp giúp giảm đau nhức khớp chân rất hiệu quả.Cách làm như sau: Gừng rửa sạch, thái lát rồi đem đun cùng 2 lít nước đến khi sôi. Sau đó vặn lửa nhỏ đun thêm 15 phút nữa. Cuối cùng pha thêm với nước ấm rồi ngâm chân khoảng 15 tới 20 phút mỗi lần vào buổi sáng và tối.Ngâm chân với gừng và muối giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)Nghỉ ngơiNghỉ ngơi là phương pháp rất tốt giúp giảm đau xương khớp, nhất là với trường hợp bị đau khớp do nguyên nhân cơ học như đau dây chằng hoặc sụn. Đặc biệt là những người bị viêm khớp mãn tính, trong nhiều trường hợp nghỉ ngơi còn có thể đẩy lui cơn bệnh.Tuy nhiên, việc nằm lâu một chỗ có thể ảnh hưởng tới chức năng vận động và gây ra những thương tật thứ cấp, vì thế người bệnh vẫn nên di chuyển nhẹ nhàng để tránh co rút các khớp.Sử dụng thuốc tâyKhi bị đau nhức xương khớp, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau và chống viêm như Paracetamol, Korulac, Novocain hoặc Vitamin B12. Khi sử dụng thuốc tây, cần dùng kèm với các loại thuốc khác để tránh tổn thương cho thận và dạ dày.Ưu điểm của việc dùng thuốc là hiệu quả nhanh, tiện lợi.Nhược điểm là thời gian tác dụng của thuốc không lâu. Thuốc gây ra rất nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, như: làm viêm loét, chảy máu hay thủng dạ dày tá tràng, gây tiêu chảy; các tác dụng phụ trên gan, thận và gây rối loạn đông máu.Vì thế, việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của y bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.Thuốc điều trị đau nhức xương khớp có thể gây ra một số tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa, gan và thận (Ảnh minh họa)Cách làm giảm đau nhức xương khớp lâu dàiBài tập giúp giảm đau nhức xương khớpThực hiện các bài tập đặc trị, tốt cho xương khớp giúp mang lại hiệu quả lâu dài hơn dùng thuốc và hầu như không có tác dụng phụ.Bài tập đứng tay đơn kéo chân. Đứng rộng chân hơn vai, cong đầu gối phải rồi đưa dần dần lòng bàn chân về phía mông. Giữ chân phải bằng tay phải, đưa gót chân càng gần mông càng tốt. Giữ tư thế trong 30 giây rồi đổi sang chân trái. Nên tập tư thế này 3 lần mỗi ngày.Bài tập đứng tay đơn kéo chânBài tập ngồi nâng chân đơn. Ngồi để hai chân cong 90 độ trên ghế. Từ từ nâng chân phải cho tới khi song song sàn nhà. Giữ tư thế này trong 30 giây rồi lặp lại với chân trái. Nên tập tư thế này mỗi ngày khoảng 2 đợt, mỗi đợt 10 lần.Bài tập ngồi nâng chân đơnBài tập gập gối. Gập cho gối trái sát vào cơ thể. Nâng vai và cổ lên rồi từ từ ép sát cằm vào đầu gối trái. Giữ tư thế này trong vòng 15 giây rồi chuyển sang chân phải.Bài tập gập gốiBài tập lưng mèo. Nằm xuống nền nhà rồi chống hai gối 90 độ so với sàn, giữ cánh tay thẳng, bàn tay chống xuống sàn. Đẩy lưng cho cong lên trên, gập sát đầu cổ vào thân trong 10 giây. Tiếp tục ép bụng xuống dưới, ngửa cổ lên trời trong 10 giây. Sau đó thì ta trở về tư thế đầu tiên và lặp lại 10 lần. Bài tập lưng mèoYogaNhiều người nghĩ rằng yoga liên quan đến việc bạn phải "xoắn" cơ thể, sẽ làm các cơn đau nhức xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên không phải như vậy, yoga được cho là an toàn và mang lại hiệu quả với những người bị viêm xương khớp. Bởi các động tác nhẹ nhàng của yoga giúp xây dựng sức mạnh và sự linh hoạt của khớp xương, từ đó làm giảm đau khớp và cứng khớp.Để tập yoga đúng cách, bạn nên tới các lớp học có giáo viên hoặc tìm một huấn luyện viên riêng cho mình, nhờ họ hướng dẫn tập các bài tập tốt cho xương khớp.Có nhiều động tác yoga giúp giảm đau xương khớp hiệu quả (Ảnh minh họa)Duy trì hoạt độngHoạt động thể chất phù hợp là một trong những phương pháp hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe xương khớp. Các bộ môn thích hợp với bệnh nhân viêm xương khớp là bơi lội, aerobic, đi bộ.Tuy nhiên, nếu bạn đang trải qua đợt bùng phát bệnh, bạn nên nghỉ ngơi cho đến khi cơn đau dịu bớt.Sử dụng các thiết bị hỗ trợViệc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như gậy, nạng, nẹp, nệm giày giúp phân phối lại trọng lượng cơ thể, giảm tải áp lực lên các khớp, từ đó cũng giúp giảm các cơn đau nhức xương khớp rất hiệu quả.Gậy đi bộ tốt cho bệnh nhân bị đau nhức khớp gối (Ảnh minh họa)Có chế độ ăn uống cân bằngNhiều nghiên cứu cho thấy, một số chất dinh dưỡng có thể làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp. Đó là các thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3, canxi và vitamin D, magie, vitamin K, các chất chống oxy hóa.Các chuyên gia cũng khuyên rằng, bạn nên chú trọng và các loại thực phẩm lành mạnh và chỉ cần ăn uống cân bằng giữa các nhóm thức ăn là bạn đã có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.Giảm cânThừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lực hơn, dẫn tới các triệu chứng đau xương khớp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu bạn đang thừa cân thì hãy tìm cách giảm cân lành mạnh và duy trì cân nặng thích hợp.Để xem mình có thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng không, bạn có thể dựa vào chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể). Cách tính chỉ số BMI như sau:Thừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lựcThừa cân sẽ khiến các khớp (như khớp đầu gối, cột sống, hông, mắt cá chân, bàn chân) phải chịu nhiều áp lựcXây dựng giấc ngủ chất lượngMột giấc ngủ ngon, chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau nhức, giảm căng thẳng, mệt mỏi.Để ngủ ngon hơn, bạn có thể thực hiện theo một số mẹo nhỏ sau:Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối;Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ thích hợp, thông gió;Không xem tivi hay đọc sách trên giường. Nên làm những việc này ở bàn hoặc một phòng khác;Chọn quần áo ngủ bằng vải cotton, rộng rãi, thoáng mát, thoải mái;Nếu cảm thấy không thoải mái vì các cơn đau khớp, bạn có thể thử sử dụng gối kê bên dưới để giảm áp lực cho các khớp bị đau.Nếu thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.Một giấc ngủ ngon, chất lượng sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau nhức, giảm căng thẳng, mệt mỏi (Ảnh minh họa)Sống tích cựcTinh thần của bạn ảnh hưởng rất lớn tới bệnh tình của bạn. Vì thế, hãy cố gắng sống tích cực và giữ tinh thần lạc quan.Mỗi ngày, bạn chỉ cần cố gắng làm một vài việc mà mình thích, như nghe nhạc, đọc sách, dành thời gian cho bạn bè,... Hãy tập trung vào khả năng của bản thân hơn là chỉ chú ý và suy nghĩ quá nhiều về bệnh tật.Sử dụng viên xương khớp Khương Thảo ĐanKhương Thảo Đan là một sản phẩm được nghiên cứu bởi INPC – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, dùng rất tốt cho các đối tượng:Bị thoái hóa khớp, thoái hóa đốt sống, vôi hóa cột sốngBị đau nhức mỏi xương khớp, đau lưng, mỏi gối, đau vai gáy, sưng khớp, tràn dịch khớp, tê buồn chân tay.Khương Thảo Đan có chứa thành phần KGA1, được Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam chuyển giao công nghệ chiết xuất.KGA1 là một chất được chiết xuất từ cây Địa liền, có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Khi so sánh tác dụng của KGA1 với hai chất chống viêm, giảm đau được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh lí xương khớp thì thấy KGA1 cho kết quả đáp ứng tốt hơn. Ngoài KGA1, sản phẩm còn chứa bài thuốc cổ phương Độc hoạt tang ký sinh cùng Collagen túyp II không biến tính, hỗ trợ giảm đau, giảm các triệu chứng viêm và phục hồi sụn khớp hiệu quả.Ưu điểm của Khương Thảo Đan là chiết xuất 100% từ dược liệu thiên nhiên, không gây tác dụng phụ như các loại thuốc chống viêm, giảm đau NSAIDs. Có thể dùng lâu dài mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.Để tìm hiểu về sản phẩm, bạn có thể xem:  TẠI ĐÂYKhi nào đau nhức xương khớp cần đi khám bác sĩ?Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp bất kì triệu chứng nào sau đây trong 3 ngày trở lên:Đau, sưng hoặc cứng ở một hay nhiều khớp;Khớp bị đỏ và vùng da xung quanh trở nên ấm;Khó di chuyển khớp hoặc khó thực hiện các hoạt động hàng ngày.Nếu bạn bị đau nhức xương khớp do chấn thương, hãy lập tức tới bệnh viện.Tổng kếtĐau nhức xương khớp là triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Có các biện pháp khắc phục tình trạng này tại nhà, như xoa bóp, sử dụng nhiệt trị liệu, ngâm chân,.v.v. Tuy nhiên nếu tình trạng không thuyên giảm sau một thời gian, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ để được thăm khám. Vì rất có thể đây là triệu chứng cảnh báo của một căn bệnh xương khớp nào đó.Xem thêm:Tại sao khớp gối kêu nhưng không đau? Có nguy hiểm không?Cách chữa đau nhức bả vai nào TỐT NHẤT hiện nay?Cách chữa đau khớp ngón tay tại nhà | Dễ thực hiện mau khỏiĐau nhức từ đầu gối xuống bàn chân là dấu hiệu của bệnh gì?Cách điều trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả dễ làm

[Bật mí] Bệnh xương khớp nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, để chữa khỏi bệnh xương khớp, không tái phát, bệnh nhân không những cần tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ mà còn phải có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học, hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu 30 loại thực phẩm nên ăn và 10 thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh đau xương khớp trong bài viết sau đây.Bệnh xương khớp nên ăn gì?Cơ thể chúng ta gồm nhiều loại khớp khác nhau. Phân loại theo cấu trúc, chúng ta có 4 loại:Khớp xơ rất dày và giàu sợi collagen.Khớp sụn kết nối các xương bằng sụn.Khớp hoạt dịch là nơi có chứa hoạt dịch làm trơn khớp, cho phép cử động tự do. Loại khớp này phổ biến ở các chi.Khớp mặt có nhiệm vụ hỗ trợ và kiểm soát các chuyển động ở cột sống, chúng là các mặt phẳng nằm giữa các xương.Vì thế, để tăng cường sức khỏe của xương khớp, chúng ta nên ăn các loại thức phẩm tốt cho sụn khớp, giúp tăng cường hoạt dịch khớp, giảm viêm.30 loại thực phẩm tốt cho xương khớpNhóm thực phẩm tốt cho sụn khớp Các loại cáCác loại cá. Cá có chứa nhiều acid béo tốt, nhất là acid omega-3. Đây là một loại chất béo không hòa tan mà khi vào cơ thể sẽ biến đổi thành prostaglandin giúp ngăn viêm, nuôi dưỡng xương và sụn.Nước hầm từ xương, sụn của động vật, hải sản. Nước hầm xương cung cấp lượng canxi rất lớn giúp cho xương sụn được củng cố. Ngoài ra, nước hầm còn có nhiều chất glucosamin và chondroitin, là các chất cấu thành xương.Sữa. Canxi và vitamin D có trong sữa sẽ giúp người bệnh cải thiện chất lượng xương, ngăn loãng xương, giúp xương luôn khỏe mạnh. Collagen thủy phân của sữa cũng giúp khớp sụn dẻo dai hơn.Hạt ngũ cốc. Các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, gạo lứt… và đặc biệt là đậu nành có tác dụng kích thích để tế bào sụn khớp sinh ra nhiều collagen hơn.Các loại nấmNấm. Nấm có tác dụng chống viêm, chống lão hóa, ngăn ngừa các chứng tê bại tay chân, thoái hóa khớp, viêm khớp.Rau củ và trái cây. Rau củ có chứa nhiều vitamin, chẳng hạn: vitamin K làm tăng mật độ xương, vitamin C thúc đẩy sản sinh collagen và đẩy nhanh quá trình làm lành tế bào, điều này giúp ích rất nhiều trong việc tái tạo và bảo vệ sụn. Nếu được kết hợp với đậu nành thì rau củ có thể kích thích sụn sinh ra nhiều collagen, từ đó giúp gân, xương và sụn khỏe hơn.Ngoài ra, rau củ và trái cây còn chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa (đặc biệt là rau bina, rau xanh mùa xuân, bông cải xanh và rau mùi tây), các chất này giúp giảm tỷ lệ phá hủy và thoái hóa sụn.Các loại đậu. Để tăng cường sức khỏe của sụn, hạn chế tình trạng sụn bị phá hủy, chúng ta cần phải chống viêm và tăng cường bổ sung collagen. Các loại hạt họ đậu chính là nguồn bổ sung chất chống viêm, tăng cường collagen hiệu quả. Ngoài ra, họ đậu cũng có hàm lượng lysine cao, một loại axit amin rất quan trọng đối với quá trình tái tạo sụn. Một số loại hạt họ đậu có thể kể tới là đậu nành, đậu phộng, đạu hà lan,.v.v.vTrà xanhTrà xanh. Trà xanh có chứa nhiều catechin và polyphenol, giúp bảo vệ và phục hồi sụn khớp. Ngoài ra, trà xanh cũng giúp làm giảm triệu chứng bệnh thoái hóa khớp và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.Gạo lứt. Gạo lứt là một loại thức phẩm hỗ trợ cơ thể sản xuất axit hyaluronic. Axit hyaluronic thường được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị bệnh khớp, nó giúp bôi trơn khớp và điều trị các tổn thương nhỏ ở sụn.Các loại quả hạch. Quả hạch có chứa nhiều magie, là một khoáng chất giúp cơ thể bạn hấp thu tối đa axit hyaluronic. Tuy nhiên bạn không nên tiêu thụ quá nhiều loại quả có chứa calo, đặc biệt nếu bạn đang cần theo dõi cân nặng để làm giảm các triệu chứng bệnh khớp.Cải Brussel (cải tí hon)Cải Brussel (cải tí hon). Cải Brussel là một nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, như đã nói ở trên, nó giúp tăng cường mật độ xương. Đồng thời, loại cải này còn chứa các hoạt chất chống viêm, rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp. Bạn có thể luộc cải Brussel hay nấu theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên để tối đa hóa lợi ích được hưởng, bạn có thể thưởng thức chúng với một ít dầu ô-liu.Nhóm thực phẩm bôi trơn khớp, tăng cường hoạt dịch khớpChuối. Hàm lượng trytophan và serotonin cũng như kali của chuối giúp ngừa khô dịch khớp rất tốt.Nhóm thực phẩm bôi trơn khớpNước. Uống đầy đủ nước, đặc biệt là vào mùa đông sẽ làm cho khớp hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, nước còn giúp bôi trơn khớp và tăng cường đệm khớp.Lượng nước bạn uống mỗi ngày phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính cũng như một số yếu tố cá nhân khác. Tuy nhiên về cơ bản, nam giới nên uống khoảng 15,5 cốc (3,7 lít) nước mỗi ngày và phụ nữ nên uống khoảng 11,5 cốc (2,7 lít) mỗi ngày.Cà chua. Trong thành phần của cà chua có rất nhiều chất vitamin giúp bổ sung chất nhờn cho khớp xương, đồng thời ngăn ngừa cả quá trình khớp bị thoái hóa.Các loại cá béo. Cá hồi, cá mòi và các loại cá béo khác rất tốt cho sức khỏe xương khớp, đặc biệt là chúng có chứa các chất giúp tăng cường dịch khớp, như dầu omega-3.Dầu hạt nhoDầu hạt nho. Những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thường có rối loạn chuyển hóa sắt, người ta đã tìm thấy các phân tử lưu trữ sắt có trong hoạt dịch khớp của bệnh nhân. Dầu hạt nho và chiết xuất hạt nho có chứa proanthocyanadin, chất này có khả năng thải chất sắt dư thừa trong hoạt dịch, từ đó giúp khớp trở nên trơn tru hơn.Thịt bò, thịt gà, trứng, rau lá xanh. Đây là những thực phẩm giàu glutamin, một chất cần thiết để cơ thể tổng hợp glucosamin. Glucosamin là một chất cực kì quan trọng cho sức khỏe xương khớp, nó giúp kích thích sản xuất axit hyaluronic - chính là hoạt dịch bôi trơn khớp, đồng thời nó còn tác động tích cực tới quá trình tổng hợp sụn khớp.Ngoài ra, để các khớp được trơn tru, linh hoạt, hoạt dịch khớp được sản xuất nhiều, bạn cũng nên thường xuyên di chuyển khớp của mình, đặc biệt là vào buổi sáng. Bạn chỉ cần đi bộ vài vòng xung quanh nhà hoặc lên xuống vài bậc cầu thang.Nhóm thực phẩm người bị viêm khớp nên ănTrái dứaTrái dứa. Dứa giúp giảm viêm khớp rất tốt nếu được sử dụng thường xuyên, enzyme trong dứa cũng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.Cam, quýt, xoài. Hai loại trái cây có chứa chất chống oxy hóa, giúp xoa dịu cơn đau viêm khớp. Ngoài ra thì cam quýt còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.Táo. Trong táo có boron, chất khoáng có thể làm giảm nguy cơ viêm xương cũng như làm giảm cơn đau do viêm gây ra.Dưa vàng. Dưa vàng có rất nhiều vitamin C và beta caroten, hai chất này giúp kiểm soát oxy hóa cũng như các gốc tự do gây đau khớp.Các loại gia vịCác loại gia vị. Một số loại gia vị như nghệ, hồ tiêu hay quế… đều có khả năng xoa dịu cảm giác đau khớp rất tốt. Đặc biệt, củ nghệ có chứa curcumin - một thành phần chống viêm mạnh mẽ, rất tốt cho bệnh nhân viêm khớp.Ớt chuông đỏ. Ớt chuông đỏ có nhiều capsaicin, chất giúp tạo ra nhiệt năng trong cơ thể để ngăn chặn cơn đau xương khớp.Tỏi. Trong tỏi có chứa lưu huỳnh - chất phổ biến trong việc làm giảm đau và viêm khớp.Cải bó xôi. Trong cải bó xôi có chứa lutein và zeaxanthin, hai chất giúp làm giảm cơn đau đầu gối, chống oxy hóa và còn rất tốt cho thị lực.Sữa chuaSữa chua. Sữa chua là phương thuốc chống đau khớp tự nhiên, nhất là chứng căng cứng khớp mỗi buổi sáng. Ngoài ra, sữa chua còn chứa men vi sinh, giúp giảm mức độ viêm khớp trong viêm khớp dạng thấp.Trà xanh. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Case Western Reserve cho thấy các chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể ngăn ngừa và làm giảm mức độ nghiêm trọng của viêm khớp dạng thấp. Trong khi đó, các loại trà xanh, trà ô long và trà đen đều chứa các catechin chống oxy hóa, giúp ức chế viêm ở khớp.Dầu ô-liu nguyên chất. Dầu ô liu chứa oleocanthal, giúp ngăn chặn viêm. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng tiêu thụ dầu ô liu thường xuyên giúp giảm nguy cơ viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp (thoái hóa khớp).Quả óc chó và quả hạch BrazilQuả óc chó và quả hạch Brazil. Giống các loại cá béo, quả óc chó là một nguồn axit béo omega-3 phong phú, giúp giảm viêm. Còn các loại hạt Brazil có nhiều selen, giúp cải thiện chất lượng protein của sụn.Quả bơ. Siêu trái cây này có chứa các loại dầu bão hòa đơn, các chất chống oxy hóa, axit béo, beta-sitosterol và vitamin E. Tất cả các chất này đều là những "chiến binh mạnh mẽ" trong cuộc chiến chống viêm khớp. Chúng cũng thúc đẩy quá trình tái tạo sụn và đặc biệt có lợi cho bệnh nhân thoái hóa khớp.Ăn thịt gà có nhức xương không? Theo PGS. TS Lê Minh Hà, trong thịt gà có chứa protein và đầy đủ lượng axit amin thiết yếu. Thêm vào đó, thịt gà còn có chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, đồng, vitamin A, vitamin B12, vitamin K, vitamin D, vitamin B6,...Bởi vậy, ăn thịt gà sẽ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng sức đề kháng và khỏe mạnh hơn mà không gây đau nhức xương khớp.10 thực phẩm người đau nhức xương khớp nên kiêngThức ăn giàu photpho như phủ tạng, thịt có màu đỏ.Thức ăn giàu photpho như phủ tạng, thịt có màu đỏ.Các loại thức ăn nhanh, thức ăn đã chế biến sẵn, thức ăn được chiên quá kỹ với nhiều dầu mỡ.Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa khiến tình trạng viêm nặng hơn.Những thực phẩm làm tăng lipid máu như thịt mỡ, xúc xích, dăm bông, kẹo bánh, bơ…Các loại cà muối như cà pháo hoặc cà muối ghém…Thực phẩm nhiều đường và muốiThực phẩm nhiều đường và muối. Chế độ ăn nhiều đường và muối có thể làm nặng thêm chứng đau khớp. Cơ thể bạn cần muối để giữ nước, nhưng tiêu thụ quá nhiều có hại cho sức khỏe của xương khớp, bởi muối gây ra sự bài tiết canxi quá mức qua thận. Kiểm soát lượng muối và đường còn giúp bạn giảm cân thừa, có lợi cho khớp.Bạn chỉ nên tiêu thụ 1000 đến 1500 mg muối mỗi ngày, hãy thử thay thế muối bằng các loại thảo mộc hoặc hương liệu khác khi nấu ăn.Các loại đồ uống có ga, nhiều cồn và chất kích thích như bia rượu, nước ngọt, cà phê. Uống quá nhiều các loại đồ uống này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe xương khớp, nó làm giảm mật độ khoáng xương, giảm sự hình thành xương và tăng nguy cơ gãy xương. Vì thế, hãy tiêu thụ điều độ các loại đồ uống này.Ngô. Trong ngô có chứa hoạt chất gây dị ứng, viêm khớp không nên ăn ngô khi đang trong tình trạng đau nhức.Thực phẩm nhiều oxalat, như rau chân vịt hay củ cải Thụy sĩ. Các oxalat sẽ ngăn bạn hấp thụ canxi.Canh cua và thịt chó.Lưu ý về chế độ ănNếu bạn có ý định thay đổi toàn bộ chế độ ăn uống hoặc bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp, bạn nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn đưa ra các lời khuyên đúng đắn cũng như khẩu phần ăn phù hợp, liều lượng vitamin cần bổ sung,...Đặc biệt nên nhớ, không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc kê đơn nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ.Khương Thảo Đan - Giải pháp toàn diện "đánh bay" đau nhức xương khớpSong song với một chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp, để nhanh chóng "đẩy lùi" những cơn đau nhức xương khớp, các chuyên gia đều khuyên người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm viên xương khớp Khương Thảo Đan – được nghiên cứu và phát triển bởi INPC - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam.Khương Thảo Đan là sự kết hợp hoàn hảo giữa y học cổ truyền và những thành tựu mới của y học hiện đại, giúp sản phẩm đáp ứng được toàn diện tam giác khép kín “Giảm đau – Chống viêm – Tái tạo” trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp. Cụ thể như sau:Kết luậnTrên đây là danh sách các nhóm thực phẩm giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “bệnh xương khớp nên ăn gì”. Bạn hãy lên thực đơn theo gợi ý trên để sớm chia tay với chứng đau nhức xương khớp phiền toái nhé.*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm:Đau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bịPhương pháp cách tự bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quảĐiểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảMách bạn cách bấm huyệt chữa đau khớp gối an toàn và hiệu quả

Đau dây thần kinh vận mạch là gì? Triệu chứng, cách chữa trị

Trong vài năm trở lại đây, chứng đau dây thần kinh vận mạch tăng mạnh ở nhiều đối tượng, kể cả những người trẻ tuổi. Đây là chứng bệnh nếu để lâu dài mà không chữa trị sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, không nên xem thường.💠 Đau dây thần kinh vận mạch là gì?Đau dây thần kinh vận mạch hay đau đầu vận mạch là hiện tượng đầu của người bệnh bị đau do các mạch máu ở vùng sọ não, đầu và nhất là thái dương bị co thắt. Các động mạch bị co thắt làm cho một số bộ phận thuộc não bị thiếu máu tạm thời dẫn đến thiếu oxy. Tình trạng này dẫn đến sự xuất hiện của một số chất hóa học trung gian gây ra cảm giác đau đớn.Bệnh đau đầu vận mạch nếu không được chữa trị kịp thời có thể phát triển nặng dần, gây ra những cơn tai biến mạch máu rất nguy hiểm. Trong trường hợp nặng nhất thì người bệnh có thể bị liệt nửa người hoặc liệt tứ chi.💠 Nguyên nhân gây ra bệnh đau dây thần kinh vận mạchNguyên nhân chính của bệnh đau dây thần kinh vận mạch là do tác động của stress. Áp lực nặng nề về công việc hay học tập, môi trường sống nhiều tiếng ồn, khí hậu và thời tiết thay đổi liên tục, tâm lý bất ổn… là những nguyên nhân chính làm cho động mạch bị co thắt dẫn đến đau đầu vận mạch gia tăng ở mọi lứa tuổi.Theo nhiều nghiên cứu thì dưới tác động xấu của áp lực, các gốc tự do sẽ được sinh ra liên tục và lắng đọng nhiều ở thành mạch máu, khiến mạch nhanh bị xơ vữa và thu hẹp lại, cản trở quá trình lưu thông của oxy lên não.Ngoài ra thì gốc tự do cũng như các hóa chất trung gian sẽ kích thích hoạt động của bạch cầu, đẩy nhanh quá trình viêm, sinh ra các chất giãn mạch làm nội mạc mạch máu bị thương.Tất cả những cơ chế trên làm cho vận mạch bị rối loạn, giãn nở mạch máu… và tạo nên cơn đau toàn đầu, đau nửa đầu hay đau dây thần kinh vận mạch.💠 Triệu chứng bệnh đau thần kinh vận mạchCơn đau đầu xuất hiện đột ngột, nhất là ở vùng trước trán và hai bên thái dương.Người bệnh thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, tính tình thay đổi thất thường, dễ bị buồn bực vô cớ, hay cáu gắt với mọi người xung quanh.Thị lực của người bệnh bị suy giảm, gây ra tình trạng hoa mắt, nhức mắt, chóng mặt.Người bệnh thường cảm thấy buồn nôn hoặc nôn.Thường xuyên bị khó ngủ hoặc mất ngủ cả đêm, nếu có ngủ được thì cũng rất chập chờn. Cơn đau thường xuất hiện trong giấc ngủ và kéo dài đến tận sáng hôm sau.💠 Cách chữa bệnh đau dây thần kinh vận mạchBệnh đau đầu vận mạch rất dễ chuyển sang thể mãn tính, gây nên nhiều tác hại khó lường. Chính vì vậy mà người bệnh nên tìm gặp bác sĩ và tham gia vào phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp phòng và chữa bệnh tiêu biểu:Để giảm đau nhanh chóng thì bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc như NSAID, Paracetamol, thuốc nhóm Ergotamine Alkaloids, nhóm Triptan. Các loại thuốc này phải được sử dụng theo đúng liệu trình được đưa ra bởi bác sĩĐể giảm căng thẳng thì người bệnh có thể sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, tập yoga hằng ngày, tập luyện thể thao như chạy bộ, tham gia vào câu lạc bộ văn hóa…Hạn chế uống bia rượu, thuốc lá và nhiều chất kích thích khác.Có chế độ ăn uống hợp lýGiữ cho mình tinh thần thoải mái, giảm cường độ làm việc hằng ngày. Người bệnh nên tập cho mình một lối sống nhẹ nhàng, tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng trong cuộc sống.Qua những gì vừa chia sẻ thì ta có thể nhận thấy rằng đau dây thần kinh vận mạch rất dễ bị nhầm lẫn với đau đầu bình thường, nhưng để bảo vệ sức khỏe thì hãy tìm đến bác sĩ nếu có các triệu chứng trên nhé.Xem thêm 👉:Cảnh Báo: Viêm dây thần kinh ngoại biên số 7 là bệnh gì?Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Thần Kinh Tọa

Vì sao bệnh nhân đau vai gáy nên sử dụng Khương Thảo Đan thay thế các sản phẩm cũ

Theo số liệu thống kê, hiện nay có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% trên 65 tuổi và khoảng 85% người trên 80 tuổi mắc các bệnh lý về xương khớp, trong đó đau vai gáy là một trong những tình trạng phổ biến. Vấn đề điều trị đau vai gáy cũng là một thách thức lớn vì thuốc thì nhiều nhưng bệnh nhân vẫn gặp khó khăn khi tam giác khép kín giúp GIẢM ĐAU – CHỐNG VIÊM – TÁI TẠO chưa được đáp ứng một cách trọn vẹn. Đây thực sự là nỗi băn khoăn, trăn trở lớn của các nhà khoa học Việt Nam…cho đến khi ...