Thiên nhiên ưu ái cho Việt Nam ta thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Chính vì thế, ngay từ thời thượng cổ, trong lúc tìm kiếm thức ăn, cha ông đã phát hiện được những vị thuốc quý, ghi chép lại và truyền cho đời sau. Với bệnh lý xương khớp cũng vậy, có rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp đã được phát hiện và ghi chép lại trong sách y học cổ. Dưới đây là 11 loại cây thuốc quý chữa bệnh xương khớp hiệu quả mà dễ tìm.
Theo số lượng thống kê của Hội xương khớp tại Việt Nam năm 2023, tỷ lệ thoái hóa khớp của người trên 35 tuổi khoảng 30%, người trên 65 tuổi là 60% và người trên 85 tuổi là 85%. Theo ghi nhận thực tế này, bệnh lý về xương khớp đang ngày dần trẻ hóa và phổ biến ở mọi lứa tuổi. Do đó với khả năng chống viêm, giảm đau, tăng cường vận động và phục hồi chức năng khớp mà không cần phẫu thuật, cấy tế bào gốc vào khớp gối đang được xem là một bước đột phá trong ngành y học hiện đại.Tìm hiểu phương pháp tiêm tế bào gốc vào khớp gốiĐiều trị cấy tế bào gốc vào khớp gối nghĩa là gì?Tiêm tế bào gốc khớp gối là phương pháp cấy tế bào gốc trung mô, sau đó tiêm vào khớp cần điều trị. Tế bào gốc sẽ biệt hóa và hỗ trợ tế bào chức năng các hoạt động để từ đó giúp chống viêm và phục hồi chức năng khớp hiệu quả. Bên cạnh đó, những tế bào này còn tiết ra nhiều yếu tố giúp tái tạo mạch máu, điều hòa miễn dịch và ngăn chặn sự chết của tế bào.Tiêm tế bào gốc vào khớp gốiHai cách phổ biến để điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là sử dụng tế bào gốc đồng loài từ mô dây rốn và tế bào gốc tự thân lấy từ mô mỡ, tủy xương, tủy răng…của chính bệnh nhân đó.Tình trạng tổn thương sụn khớp gối đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt đang có xu hướng trẻ hóa dần. Tại Việt Nam, mặc dù vẫn còn hơi mới mẻ nhưng nhiều bệnh viện đã ứng dụng và mang lại hiệu quả rõ rệt. Vậy quy trình tiêm tế bào gốc vào khớp gối như thế nào? Tiếp tục tìm hiểu nhé.Nguyên lý của liệu pháp tiêm tế bào gốc khớp gốiTế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt của cơ thể, có khả năng tăng sinh biệt hóa đa dạng để tạo thành nhiều tế bào chức năng. Theo cơ chế hoạt động tự nhiên, lúc chúng đi vào cơ thể, tế bào gốc có thể thành tế bào sinh sụn, thay thế và sửa chữa nhưng tế bào lão hóa hoặc đang bị tổn thương. Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị bằng phương pháp cấy tế bào gốc tự thân. Nhưng vì mô sụn không có tế bào gốc nên trong liệu pháp sẽ lấy các tế bào từ tủy xương và mô mỡ. Các bước thực hiện bao gồm:Các bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và trích xuất mô mỡ dưới da vùng bệnh quanh rốn, mặt trong đùi hoặc mặt trên ngoài mông. Đồng thời lấy máu từ tĩnh mạch trên cánh tay của người bệnh để phân tách ra huyết tương giàu tiểu cầu.Sau khi được lấy ra từ mô mỡ bụng, tế bào gốc sẽ được nuôi cấy trong tầm 4 tuần ở phòng nuôi cấy tế bào nhằm đạt trạng thái tốt nhất và số lượng tăng trưởng.Đem tế bào gốc trộn với huyết tương giàu tiểu cầu và pha loãng để có dung dịch từ 10 - 20ml. Kết quả là thu được hàng triệu tế bào gốc đã hoạt hóa.Cuối cùng bác sĩ để tiêm những tế bào này vào khớp gối.Quy trình cấy tế bào gốc tự thânKhi đã được tiêm vào khớp gối, các tế bào gốc sẽ:Kích thích cơ chế kháng viêm và điều hòa miễn dịch.Tăng cường sửa chữa tế bào và cải thiện lưu thông máu trong cơ thể.Kích thích tế bào sụn tạo ra sụn mới và chữa lành lớp sụn bị tổn thương.Điều trị thoái hóa khớp gối mà không cần phải phẫu thuật.Những ưu điểm so với các phương pháp điều trị khácDưới đây là những lợi ích khi dùng liệu pháp tiêm tế bào gốc khớp gối so với các phương pháp khác.Không cần phải phẫu thuậtNhắc tới phẫu thuật, chắc hẳn không ít người cảm thấy e ngại bởi đây là phương pháp xâm lấn. Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, người bệnh cần dành nhiều thời gian để hồi phục nhưng lại có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng. Tuy rằng các bác sĩ luôn có cách để giảm thiểu rủi ro trong quá trình phẫu thuật nhưng sau ca mổ, các chuyên gia y tế sẽ không thể can thiệp trực tiếp, do đó nguy cơ nhiễm trùng luôn rình rập.Với phương pháp tế bào gốc, người bệnh sẽ không phải lo lắng khi nằm viện trong thời gian dài hay trải qua cảm giác đau đớn. Đồng thời nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ giảm đi nhiều do tế bào gốc tự thân trích xuất từ cơ thể người bệnh nên hoàn toàn tương thích.Tiết kiệm thời gianMột điểm mạnh khác của phương pháp cấy tế bào gốc chính là thời gian thực hiện nhanh chóng, người bệnh được về trong ngày và không gặp bất cứ trở ngại nào. Đối với những người bệnh rộn thì đây quả thật là yếu tố cần thiết để họ vừa có thể duy trì hoạt động hằng ngày vừa có thể điều trị.Cải thiện triệu chứng hiệu quảKhi quá trình viêm xảy ra, các tế bào gốc tự thân này sẽ tiết ra các yếu tố tăng trưởng như EGF, SGF ức chế cytokine viêm để giảm viêm, kích thích tưới máu nuôi mô khớp gối. Từ đó hỗ trợ sửa chữa và phục hồi mô và sụn khớp nhanh chóng.Sau khi tiêm vào khớp gối, các tế bào gốc sẽ biệt hóa và làm sụn khớp dày hơn, giảm tiếng lục cục, lạo xạo trong khớp, giảm đau và cải thiện xương dưới sụn. Lúc này người bệnh có thể cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt sau 6 - 12 tháng. Hiệu quả điều trị kéo dài từ 3 - 4 năm. Trong khi các phương pháp truyền thống khác chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, tái đi tái lại nhiều lần. Hiệu quả mang lại của tế bào gốcTheo thống kê, trung bình người bệnh giảm 84.31% cơn đau trong lúc nghỉ ngơi, giảm 61.95% cơn đau thực tế và tăng 55.68% chức năng theo dõi lần cuối. Kết quả tổng thể mức cải thiện trung bình sau khi kết thúc nghiên cứu là 67%.Chi phí tiêm tế bào gốc khớp gối hiện nay là bao nhiêu?Với công dụng mà liệu pháp tế bào gốc mang lại, không ít người thắc mắc giá tiêm tế bào gốc khớp gối là bao nhiêu? Thực tế, rất khó để ước lượng được một con số chính xác, bởi chúng còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân nữa.Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo một số mức chi phí sau đây:Chi phí cấy tế bào gốc tự thân: 100 triệu - 200 triệu đồng. Đây là mức chi phí để tiêm vào khớp gối.Chi phí cấy tế bào gốc đồng loài cùng huyết thống: 400 triệu - 600 triệu đồng.Chi phí cấy tế bào gốc từ máu dây rốn: 600 triệu - 900 triệu đồng.Phi phí cấy tế bào gốc nửa hòa hợp: 600 triệu - 700 triệu đồng.Lưu ý khi dùng phương pháp cấy tế gốc vào khớpBất kể khi dùng phương pháp cấy tế bào gốc đồng loài hay cấy tế bào gốc tự thân, để mang lại hiệu quả tối đa, người bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và thăm khám định kỳ. Không những vậy, bệnh nhân cần phải kết hợp với lối sống khoa học như ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thường xuyên, duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế uống rượu bia, thuốc lá…Ngoài ra, cần phải lưu ý, người trên 60 tuổi thì tế bào gốc trong mô càng ít và quá trình nuôi cấy cũng sẽ dài hơn. Do đó tốt nhất là người bệnh nên lưu giữ lại tế bào gốc tại cơ sở y tế khi còn trẻ.Trên đây là những thông tin về cấy tế bào gốc vào khớp gối mà Khương Thảo Đan muốn chia sẻ tới mọi người. Phương pháp này tuy còn khá mới mẻ nhưng vẫn nhận được nhiều sự quan tâm và tin tưởng của nhiều người bệnh. Đồng thời, hãy tìm một địa chỉ uy tín và chất lượng để điều trị hiệu quả nhé.Xem thêm:Đau vai phải: Triệu chứng của 6 bệnh xương khớp thường gặpĐột ngột đau mu bàn tay: Lý do tại sao và cách khắc phục5 nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức từ mông xuống bắp chân tráiBị đau khuỷu tay gây vận động khó khăn: Phải làm sao?Tại sao bị đau cổ tay nhưng không sưng? Cách điều trị thế nào?
Thiên niên kiện là một trong những cây thuốc Nam quý hiếm mang đến nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Như cái tên đã thể hiện tất cả, thiên là nghìn, niên là năm, kiện là khỏe, hàm ý rằng uống vị thuốc này vào thì có nghìn năm khỏe mạnh. Đặc biệt tác dụng chữa đau nhức xương khớp, tê bì chân tay ở người cao tuổi rất là hiệu quả. Bài viết dưới đây là làm rõ hơn về công dụng, cách dùng và một số lưu ý khi áp dụng dược liệu này nhé. Tìm hiểu về dược liệu thiên niên kiệnTìm hiểu chung về Thiên niên kiệnThiên niên kiện tên khoa học là Homalomena accubta, còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Cây bao kim, Sơn thục,...Cây có nguồn gốc từ Malaysia, thường mọc ở những nơi ẩm ướt, gần bờ suối. Ở nước ta, cây mọc hoang rất nhiều, nhất là các vùng núi rừng.Đặc điểm hình tháiCây thuốc thuộc thân thảo, sống lâu năm nhờ vào thân rễ mập, bò dài, có mùi thơm, khi bẻ ngang có rất nhiều xơ. Lá thiên niên kiện mọc từ thân rễ, so le, cuống dài, bề mặt lá có màu xanh và nhẵn, rộng khoảng 9 - 11cm, dài 13 - 15cm. Phiến là sáng bóng, đầu nhọn, hình mũi tên, mép nguyên. Cụm hoa thiên niên kiện gồm những bông mo có màu xanh dài 4 - 6cm, không rụng, nở vào tháng 3 - 4 hằng năm. Quả mọng, thuôn dài, nhiều hạt có rạch.Hình ảnh cây thiên niên kiệnBộ phận dùng và thành phần hóa họcBộ phận được dùng làm thuốc là phần thân rễ của cây, đoạn thẳng hoặc cong queo. Dược liệu có nhiều xơ, cứng, dài 10 - 30cm, đường kính 2 - 5cm. Mặt ngoài có màu nâu sẫm, nhiều nếp nhăn, có vết tích của rễ con. Trên dược liệu có một số sợi vàng lởm chởm, ngửi có mùi thơm, hơi hắc vị cay.Theo kết quả nghiên cứu, rễ của Thiên niên kiện có chứa nhiều hợp chất sesquiterpenoid. Thân rễ chứa khoảng 0.8 - 1% tinh dầu ( theo phần rễ khô kiệt ). Tinh dầu có màu vàng nhạt, mùi thơm, dễ chịu. Trong đó có chứa 2% este tính theo linalyl acetate, 40% l-linalol. Ngoài ra còn chứa limonene, acetaldehyde, sabinen, aldehyde propionic, a-terpinen.Thu hái và cách chế biếnThiên niên kiện được thu hoạch quanh năm, sau khi hái về, đem đi rửa sạch để loại bỏ bùn đất và bụi bẩn. Sau đó đem đi cắt thành từng khúc 10 - 20cm và sấy ở 50 độ C. Bước cuối là đem đi phơi khô hoàn toàn ngoài nắng hoặc sấy.Ngoài ra còn có thể bào chế dược liệu này bằng cách ngâm rượu thiện kiện: Rễ sau khi đã phơi khô, mài chung với rượu. Ngoài ra còn có thể đem đi ủ cho mềm rồi thái thành lát, phơi trong râm hoặc sấy nhẹ nhàng cho khô. Hoặc dùng tươi, đem đi giã nát rồi thoa lên chỗ đau nhức. Thiên niên kiện có tác dụng gì theo Y học cổ truyền?Theo Y học cổ truyền, dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm, quy vào kinh Can và thận, có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Được ứng dụng để trị các chứng đau lưng mỏi gối, tê bì chân tay, khớp sưng đau, lạnh khớp,... Đối với y học Trung quốc, thiên niên kiện chữa bệnh gì? Thực tế, tại đây thân rễ được dùng để trị gãy xương, ngã té gây tổn thương xương khớp, ngoại thương gây xuất huyết. Trị chứng đau dạ dày, tê bì chân tay, viêm dạ dày, phong thấp gây đau lưng, đau nhức xương khớp. Còn theo Ấn độ, thân rễ sẽ được dùng là chất kích thích và chất thơm. Họ sẽ dùng bột thân rễ cho vào thuốc lá hoặc các thành phần bột khác để hít. Tinh dầu được dùng làm nước hoa, toàn cây dùng để chữa bệnh ngoài da.Dược liệu có công dụng giảm tê bì chân tayCách sử dụng thiên niên kiện: Ngày nên dùng từ 4 - 9g, nên dùng phối hợp cùng các bài thuốc khác hoặc dùng ngâm rượu. Khi muốn dùng ngoài, thì nên dùng thân rễ tươi để giã nát, sao nóng và bóp vào chỗ vị đau. Hoặc ngâm cùng rượu để xoa bóp vào chỗ đau nhức, tê bì.Công dụng của thiên niên kiện theo Y học hiện đạiCác nhà khoa học đã nghiên cứu và cô lập được 3 hợp chất mới thuộc nhóm eudesmane sesquiterpenoid cùng với 8 hợp chất đã biết trước. Những chất này có khả năng kháng khuẩn trên 6 dòng vi khuẩn khác nhau, tuy nhiên tính kháng khuẩn hơi yếu. Vào năm 2008, nhóm nghiên cứu tại đại học Dược Trung quốc đã chứng minh được hoạt chất trong nhóm sesquiterpenoid có khả năng tăng sinh và biệt hóa các tế bào xương trong quá trình thí nghiệm. Chiết xuất từ dược liệu còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Pseudomonas stutzer, chống lại những enzym gây phá hủy các chất trung gian truyền thần kinh.Tinh dầu được dùng làm hương liệu trong nước hoaĐồng thời những thành phần trong dược liệu còn có tác dụng giảm đau nhức cơ xương khớp, chữa phong tê thấp và mạnh gân cốt. Nước sắc từ cây sẽ giúp chống tình trạng đông máu, tăng lưu thông máu trong cơ thể. Tinh dầu được dùng làm hương liệu trong công nghệ sản xuất nước hoa. Ngoài ra không thể không kể tới khả năng kích thích hoạt động của cơ quan tiêu hóa.5 bài thuốc thiên niên kiện phổ biếnBài thuốc chữa đau nhức xương khớp Chuẩn bị: 12g Thiên niên kiện, 8g bạch chỉ và 10g cốt toái bổ.Thực hiện: Đem tất cả dược liệu sắc uống và duy trì hằng ngày.Bài thuốc giúp giảm triệu chứng đau lưng mỏi gốiChuẩn bị: 12g thiên niên kiện, 8g quả dành dành và 10g rễ bưởi bung.Thực hiện: Đem tất cả cả dược liệu đi ngâm với rượu, duy trì uống hằng ngày. Bài thuốc chữa tê bì chân tay, đau xương khớp ở người cao tuổiChuẩn bị: Thiên niên kiện, kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thổ phục linh, dây đau xương, cây xấu hổ, cà gai leo, hy thiêm và cỏ xước, mỗi dược liệu có lượng bằng lượng nhau.Thực hiện: Đem tất cả mang đi rửa sạch, sau đó đun sôi với nước theo tỷ lệ 1:1, chế thành rượu thuốc hoặc siro. Bài thuốc chữa tê bì chân tayChuẩn bị: 12g các vị thuốc sau: thiên niên kiện, thương nhĩ tử (sao vàng), ngải cứu, 16g cỏ mực, 18g thổ phục linh, 40g rễ cỏ xước, 28g hy thiêm. Thực hiện: Đem tất cả dược liệu sắc nước uống, ngày dùng 1 thang thuốc.Dược liệu thiên niên kiện đi ngâm rượuChuẩn bị: 1kg củ thiên niên kiện; hổ cốt, ngưu tất, câu kỷ tử mỗi vị 100gThực hiện: Đem nguyên liệu đi rửa sạch, thái nhỏ rồi hơi khô và sao vàng hạ thổ. Sau đó đem đi ngâm với 2L rượu trắng trên 40 độ. Ngâm trong bình thủy tinh hoặc sành trong 1 tháng. Lưu ý nên để bình rượu ở nơi thoáng mát, khô ráo và tránh ánh nắng từ mặt trời. Những lưu ý khi sử dụng thiên niên kiệnThiên niên kiện tuy là một vị dược liệu quý, lành tính và có nhiều tác dụng, nhưng để mang lại hiệu quả tốt nhất, người bệnh vẫn cần phải lưu ý một số điều sau: Chống chỉ định với người âm hư nội nhiệt, nhức đầu, táo bón.Khi dùng dược liệu ngâm rượu, không nên dùng quá nhiều, không được uống quá 2 lý nhỏ mỗi ngày vì có thể gây nên tác dụng không mong muốn như ngộ độc, đau đầu, chóng mặt, nôn ói.Khi áp dụng bài thuốc, chỉ nên dùng tối đa 10g dược liệu khô mỗi ngày.Hiệu quả mang lại còn phụ thuốc vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Do đó trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thiên niên kiện giá bao nhiêu đang là thắc mắc của không ít người. Hiện nay dược liệu đang được bán với mức giá 110.000 đồng/kg ở dạng khô.Thiên niên kiện là một vị dược liệu quý với nhiều công dụng đối với sức khỏe, nhất là chữa các chứng đau lưng mỏi gối, đau nhức xương khớp, chân tay tê bì. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh nắm rõ thông tin về tác dụng, cách dùng dược liệu một cách hiệu quả. Đồng thời trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.Xem thêm:Mộc qua - Khắc tinh của tiêu chảy và đau xương khớpCây huyết đằng - Vị thuốc quý trong kho tàng thuốc NamThực hư chữa đau xương khớp bằng dây đau xươngCây đơn châu chấu - Thảo dược quý chữa xương khớp hiệu quảCốt toái bổ - Dược liệu quý hơn vàng giúp chữa xương khớp
Mộc qua là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền, mang lại công dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa, đau nhức xương khớp hay kể cả ngăn ngừa đột quỵ, trầm cảm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về công dụng cũng như cách dùng dược liệu một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được các thắc mắc của người bệnh kỹ càng nhất. Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.Tìm hiểu về vị thuốc mộc quaTìm hiểu về vị thuốc Mộc qua là gì?Mộc qua ( Tên khoa học: Chaenomeles lagenaria ), được người dân gọi với nhiều cái tên khác nhau như Trang Mộc Qua, Tra tử,...Là vị dược liệu quý, được phân phối chủ yếu ở Trung quốc như tỉnh Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến, Tứ Xuyên. Hiện nay nước ta vẫn chưa thể trồng được mà chủ yếu nhập khẩu từ Trung quốc về. Do đó việc lẫn lộn với dược liệu giả xảy ra rất nhiều, chúng ta cần phải mua ở những chỗ uy tín và chất lượng.Đặc điểm hình tháiCây mộc qua là loài thực vật sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 2 - 3m, có cây cao tới 5m. Thân cây phân nhiều nhánh, nhẵn có gai dài và trên bề mặt cành có bì không rõ. Lá cây có cuống dài, mọc cách. Phiến lá có hình mác hoặc bầu dục, dài 5- 8cm, rộng 3 - 5cm, đầu nhọn, mép lá có các khứa răng cưa nhỏ. Mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới tím nhạt, khi non có kèm lông. Hình ảnh cây mộc quaHoa mọc thành chùm ở nách lá, mỗi cụm hoa mang tới 3 - 5 hoa với nhiều màu sắc khác nhau màu đỏ anh đào, màu trắng hoặc màu hồng. Hoa có cuống rất ngắn, đài hoa dính lại tạo thành ống ngắn hình chuông; tràng gồm 5 cánh hoa tạo thành hình tròn. Vậy quả mộc qua là quả gì mà được sử dụng nhiều trong Y học cổ truyền? Thực thế, quả có hình trứng, thuôn dài với chiều dài khoảng 9cm, khi chín sẽ có màu vàng hoặc vàng lục, rất thơm. Cây ra hoa vào khoảng tháng 3 - 4, thu hoạch quả vào tháng 9 - 10. Trái mộc qua là bộ phận được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Dược liệu sau khi thu hái về sẽ đem đi bổ thành 2 - 4 miếng rồi phơi khô. Cho mặt trong của quả ngửa lên, phơi tới khi trái chuyển sang màu hồng tím và lúc này dược liệu cũng đã được khô hoàn toàn. Dược liệu khi đã khô sẽ có màu nâu đỏ đến tím ở mặt ngoài, đồng thời xuất hiện nhiều nếp nhăn sâu không đều. Mặt trong của quả có nhiều ô chứa hạt, mùi thơm và vị chát.Thành phần hóa họcTrong quả mộc qua có chứa 38% glucose, 22,1% fructose, 30,5% sorbitol, 10,4% sucrose. Tổng lượng đường ở quả khô/quả tươi là 3,84%. Ngoài ra có còn chứa 1.9% axit glutamic, 4,2% quinic, 1,3% phosphoric, 10,6% citric , 82% malic. Bên cạnh đó, trong mộc qua còn có khoảng 2% saponin, chrysanthemin, cyaniding, tannin, calistaphin và lonicerin. Cách thu hái và bảo quảnNgười dân sẽ thu hái lúc vỏ quả chuyển sang màu vàng xanh, tầm tháng 8 hằng năm. Sau khi hái về sẽ đem đi rửa sạch và đun sôi với nước tầm 5 phút. Vớt quả ra, chẻ dọc và đem đi phơi khô cho tới khi quả có vân nhăn để dùng dần. Ngoài cách trên, còn có thể bào chế theo những phương pháp dưới đây:Ngâm nước khoảng 1 ngày rồi đem đi hấp mềm, hấp xong là thái phiến liền nếu không để nguội thái sẽ bị vỡ vụn.Đem quả chẻ dọc, rửa sạch rồi ủ qua đêm, sau đó thái mỏng và phơi cho tới khô. Nếu dùng ít, có thể đập dập rồi mang đi sắc uống cùng với các dược liệu khác.Dùng bảo gọt bỏ vỏ và hạt, sau đó trộn với sữa bò trong 3 giờ rồi đem đi phơi khô.Nên bảo quản nơi khô ráo và thoáng gió để tránh nấm mốc. Đồng thời sấy hơi diêm sinh thường xuyên để tránh hư hại. Cần có cách bảo quản và chế biến phù hợpMộc qua có tác dụng gì theo Y học cổ truyền?Sau khi đã nắm rõ về trái mộc qua là gì, chúng ta sẽ đến với công dụng của dược liệu. Theo Y học cổ truyền, Mộc qua có vị chua, tính mát, quy vào 5 kinh: Tỳ, Can, Phế, Thận, Vị. Nên có tác dụng hòa vị, tiêu viêm, bình can, hóa thấp, khu phong cường tráng. Do đó được áp dụng nhiều để chữa bệnh phong thấp, kiết lỵ, tiêu chảy, đau lưng mỏi gối,...chữa phù nề, giảm ho, điều hòa hoạt động sinh lý và giảm đau nhức chân tay. Ngoài ra mộc qua khi phối hợp cùng nhiều vị thuốc khác ở dạng ngâm rượu, sắc uống hoặc viên bột có thể mang lại nhiều công dụng sau:Kết hợp với hoàng bá, tỳ giải giúp trị tê thấp.Kết hợp cùng ngũ gia bì giúp giảm tình trạng sưng chân Kết hợp cùng đương quy, uy linh tiên giúp chữa tê bì chân tay, đau xương khớpPhối hợp cùng sa tiền tử, anh túc xác giúp chữa kiết lỵĐặc biệt lưu ý khi ăn quá nhiều mộc qua có thể gây ảnh hưởng xấu đến răng và gây bí tiểu. Chống chỉ định với người có trường vị tích trệ, người bị thương thực nhưng tỳ vị chưa hư.Mộc qua có tác dụng gì theo Y học hiện đạiHiện nay các nhà khoa học đã chứng minh được nhiều tác dụng của dược liệu đối với một số bệnh lý. Tuy nhiên đa phần các thử nghiệm chỉ mới thực nghiệm trên động vật, chưa nghiên cứu lâm sàng trên người. Tác dụng chống oxy hóaMột số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra, chiết xuất từ mộc qua có tác dụng chống oxy hóa mạnh. Sở dĩ vậy là nhờ vào hợp chất Quercetin trong cây có khả năng loại bỏ các gốc tự do và oxit nitơ. Đồng thời flavonoid ở cây cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn vitamin C.Tác dụng giảm đau kháng viêm Các hợp chất polysaccharide, ester được chiết xuất từ quả mộc qua có tác dụng kháng viêm, giảm đau, điều hòa miễn dịch và giảm triệu chứng khó tiêu. Do đó mộc qua đã được ứng dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp.Mộc qua có tác dụng kháng viêm giảm đauTác dụng chống xơ vữa động mạchDo mộc qua có tác dụng oxy hóa mạnh và có khả năng giảm nồng nồng độ cholesterol trong máu nên được ứng dụng nhằm ngăn ngừa xơ vữa động mạch.Tác dụng chống ung thư và điều hòa miễn dịchSau khi làm nghiên cứu trên chuột, người ta thấy rằng các polysaccharide có trong Mộc qua giúp ức chế tăng sinh tế bào ung thư và điều hòa hệ thống miễn dịch rất tốt. Đồng thời, các hoạt chất acid trong nó cũng có khả năng ức chế hoạt động của một số tế bào ung thư, điển hình như tăng cường đáp ứng miễn dịch.Tác dụng điều trị tiêu chảyNhờ vào các hợp chất axit hữu cơ như ursolic, betulinic và oleanolic với công dụng giảm đau và kháng khuẩn sẽ giúp người bệnh giảm triệu chứng tiêu chảy và nhanh chóng khỏi bệnh.Hỗ trợ triệu chứng tiêu chảy hiệu quảHỗ trợ điều trị đái tháo đườngFlavonoid và polysaccharide có khả năng gây ức chế α-Glucosidase và giảm lượng đường trong máu.Tác dụng khác virusTheo nghiên cứu mới nhất, axit oleanic có trong mộc qua có khả năng ức chế sự nhân lên của gen virus viêm gan B.Một số bài thuốc chữa bệnh có dược liệu mộc quaĐiều trị phong thấp, khớp khó cử động. Chuẩn bị: Mộc qua, Ngọc trúc, Kỷ tử mỗi vị 80g; Ngũ gia bì, Đương quy, Khương hoạt, Độc hoạt, Trần bì mỗi loại 60g; Tần giao, Tang ký sinh, Xuyên khung, Hồng hoa, Ngưu tất, Thiên niên kiện, mỗi loại 40g; đường 1600g; rượu trắng tầm 2,5 lít có nồng độ là 50°.Cho tất cả dược liệu ngâm với rượu và đường. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 15 - 30 ml. Chống chỉ định đối với phụ nữ có thai. Điều trị đau nhức xương khớp, thấp khớp, phù nềChuẩn bị: Mộc qua 120g, Ngọc trúc 40g, Xương hổ chế 40g, Bạch gia can 40g, Xuyên khung 40g, Tục đoạn 40g, Ngưu tất 40g, Đương quy 40g, Hồng hoa 40g, Thiên ma 40g, Phòng phong 20g, Tần giao 20g và Tang chi 16g.Tán tất cả dược liệu thành bột mịn, cho vào 15l rượu rượu trắng. Đậy kín lại, mỗi ngày khuấy 1 lần, sau một tuần thì mỗi tuần khuất 1 lần; sau 1 tháng lọc lấy rượu, bã đem đi ép lấy nước, rồi thêm vào dịch đã lọc được. Dùng 1,3kg đường phèn hòa vào nước trộn chung với rượu thuốc. Để lắng và lọc. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 - 40g. Điều trị tiêu chảy, nôn mửaChuẩn bị 20g mộc qua, 10g gừng khô và 10g hồi hương. Đem tất cả đi sắc lấy nước uống.Điều trị phù nề, tức ngực Mộc qua, Nhân sâm, Trần bì mỗi vị 30g, Tân lang 60g, Đinh hương, Quế tâm mỗi vị 15g. Đem tất cả dược liệu trên nghiền thành bột, sau đó chế thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên pha với nước gừng sống. Điều trị kiết lỵ, đi phân có nhầy máuĐem nghiền thành bột tất cả các vị Mộc qua, Anh túc xác, Xa tiền tử với một lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 6g kèm với nước cháo.Mộc qua là một trong những dược liệu mang nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe, tuy nhiên chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó để đảm bảo tính an toàn cũng như hiệu quả, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc trước khi sử dụng. Bên cạnh đó, đây là vị thuộc mà ở Việt Nam rất hiếm nơi trồng được mà chủ yếu là nhập từ Trung quốc, nên phải tìm chỗ bán chất lượng và uy tín để mua.Xem thêm:Cây huyết đằng - Vị thuốc quý trong kho tàng thuốc NamThực hư chữa đau xương khớp bằng dây đau xươngĐau vai phải: Triệu chứng của 6 bệnh xương khớp thường gặpCây đơn châu chấu - Thảo dược quý chữa xương khớp hiệu quảCốt toái bổ - Dược liệu quý hơn vàng giúp chữa xương khớp
Từ lâu, cây huyết đằng đã được nhiều người biết đến là một vị thuốc có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, chữa lành những vết thương do bị té ngã, chấn thương hay là làm mạnh gân cốt,...Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được về công dụng cũng như cách sử dụng loại dược liệu này để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ phần nào chia sẻ thêm những thông tin hữu ích về kê huyết đằng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.Tìm hiểu về cây huyết đằngCây huyết đằng là cây gì?Cây huyết đằng còn được gọi với nhiều tên khác nhau như Hồng đằng, dây cỏ máu, đại hàng đằng,...thuộc nhóm thực vật dây leo dạng gỗ. Sở dĩ có tên như vậy là bởi vì khi chặt dây thuốc, nhựa cây chảy ra có màu đỏ như máu.Đặc điểm hình tháiThông quan đặc điểm hình dáng bên ngoài, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết kê huyết đằng do với những loài thảo dược khác.Cây huyết đằng thuộc họ dây leo, thân gỗ to và khỏe. Mỗi dây leo có chiều dài khoảng 10m, đường kính trung bình rơi vào từ 3 -cm. Lớp vỏ bên ngoài có màu nâu nhạt, xù xì, hình trụ tròn hoặc dẹt. Mặt cắt có 2 - 3 vòng tròn đồng tâm hoặc không đồng tâm. Khi chặt ngang cây sẽ thấy nhựa màu đủ chảy ra.Hình ảnh cây huyết đằngLá cây huyết đằng thuộc kiểu lá kép, lá mọc so le nhau, mỗi cành có 3 - 9 lá đơn, dài 8 - 15cm, rộng 5 - 10cm. Lá chét thường mọc ở vị trí giữa cuống, có hình trứng .Hoa đơn mọc ở nách lá, bên ngoài bao phủ một lớp lông mịn màng. Cụm hoa có hình chùy, ngọn dài 15 - 20cm thõng xuống đất. Hoa tập trung thành từng tràng, màu tím có 6 lá đài, 6 cánh tràng và 6 nhị. Quả của cây xuất hiện vào tháng 9 - 10 hằng năm. Có hình dáng gần giống quả trắng, dài khoảng 7cm, bên ngoài phủ lớp lông mịn, chứa từ 3 - 5 hạt nhỏ. Phân bốKê huyết đằng phân bố chủ yếu tại vùng núi cao trên 850m. Ở Việt Nam, cây phát triển mạnh ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn,..Bộ phận dùng và thành phần hóa họcDây leo là bộ phận được dùng làm thuốc hiện nay bởi nó có chứa nhiều thành phần hoạt chất có dược tính tốt điển hình như:MilletolSalidroid, Acid stearic daucosterol, Liriodendrin, Acid vanillic, Emodin, Acid protocatechic, Physcion chrysophanol, Catechin, β sitosterol,...Ngoài ra trong vỏ, hạt và rễ còn có chứa Tanin, Glycosid,...Lưu ý nên chọn dây to, không mốc, có bỏ ngoài mịn màng, khi tươi cắt ra có nhựa chảy như máu, khi khô có vòng đen. Phương pháp thu hái và bảo quảnDược liệu được thu hái vào quanh năm, có thể dùng tươi hoặc khô tương ứng với hái phương pháp thu hái sau:Thu hái tươi: Dây leo sau khi thu hoạch đem đi rửa sạch rồi thái từng lát mỏng. Phần thân được dùng ngay.Thu hái khô: Dây leo tươi sau thu hái đem đi ngâm cùng nước. Loại dây nhỏ ngâm tầm 2 tiếng. Với dây cỡ lớn thì nên ngâm 3 ngày, sau đó vớt ra, rửa lại lần nữa với nước, đem đi thái lát mỏng rồi đem phơi khô.Loại dược liệu này nên được cất giữ ở nơi khô ráo, thông thoáng. Trong thời gian bảo quản không được cho phần đã sấy khô tiếp cú với ẩm, vì có thể sản sinh nấm mốc, làm giảm tác dụng của vị thuốc. Cây huyết đằng có tác dụng gì đối với sức khỏe Theo Y học cổ truyền, huyết đằng có bị đắng, tính ấm nên có công dụng hỗ trợ bổ khí trị thiếu máu não, suy nhược cơ thể và giảm các chứng đau lưng mỏi gối, tăng cường sức khỏe xương khớp. Ngoài ra người thường xuyên bị toát mồ hôi, người mắc bệnh dạ dày hoặc phụ nữ có kinh nguyệt không đều đều là nhóm đối tượng cần dùng dược liệu này.Kê huyết đằng có công dụng giảm đau lưng mỏi gốiTrong Y học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã làm nhiều thử nghiệm và chứng minh được một số tác dụng của dược liệu đối với sức khỏe con người. Vậy cây huyết đằng chữa bệnh gì?Tác dụng kháng viêm: Theo kết quả thử nghiệm trên chuột bạch, loại cồn có chứa chiết xuất từ cây có khả năng chống viêm khá tốt gây ra bởi formaldehyde.Tăng cường chuyển hóa phosphate: Sau khi làm thí nghiệm trên chuột bạch, người ta thấy rằng cây huyết đằng có tác dụng chuyển hóa trên thận và tử cung chuột.Tác dụng đối với tim mạch: Thuốc sắc từ vị thảo dược này có khả năng hạ huyết áp ở thỏ và chó, đồng thời ức chế cơ tim của ếch.Tác dụng lên thần kinh trung ương: Dùng dịch chiết tiêm vào bụng của động vật thí nghiệm, cho thấy khả năng giảm đau và an thần.Một số bài thuốc từ cây huyết đằngBài thuốc chữa thiếu máuDùng 250gr huyết đằng khô tán thành bột mịn rồi ngâm cùng 1l rượu. Sau 7 - 10 ngày à có thể dùng sẵn loại rượu này rồi.Bài thuốc chữa nhức mỏi cơ thểChuẩn bị sẵn 16gr huyết đằng và 16gr tục đoạn cùng với cẩu tích, khoang cân đằng và hương thảo mỗi loại 12rg. Đem tất cả dược liệu đi sắc cùng 700ml nước, đun lửa nhỏ đến khi còn 300ml thì tắt bếp. Mỗi ngày, uống 2 - 3 lần, duy trì trong 6 ngày để giảm tình trạng nhức mỏi. Bài thuốc chữa trị đau lưngChuẩn bị: Kê huyết đằng, rễ trinh nữ, tỳ giải, ý dĩ mỗi loại 16g, quế chi, rễ lá lốt và thiên niên kiện mỗi vị 8g, trần bì 6g, cỏ xước 12g. Đem tất cả dược liệu trên đi sắc nước uống.Bài thuốc chữa tê bì chân tay, đau nhức xương khớpChuẩn bị: 20g mỗi vị thuốc Cẩu tích, tỳ giải, ngưu tất và cốt toái bổ mỗi thứ 20g, 4g bạch chỉ 4g, 20g huyết đằng và 6g thiên niên kiện. Đem tất cả đi sắc nước uống ngày 1 thang.Bài thuốc trị viêm khớp dạng thấpChuẩn bị: Kê huyết đằng, hy thiêm, rễ vòi voi và thổ phục linh mỗi loại 16g, sinh địa 12g, ngưu tất 12g, rễ cây cúc ảo 10g, rễ cà gai leo 10g, nam độc lực 10g, huyết dụ 10g. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống ngày 1 thang.Bài thuốc chữa phong tê thấpChuẩn bị: Rễ gối hạc, huyết đằng và cây mua núi mỗi loại 12g, dây đau xương, vỏ thân ngũ gia và vỏ thân ngũ gia bì mỗi vị 10g. Đem tất cả dược liệu đi phơi khô rồi thái nhỏ lại, sau đó ngâm rượu. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng 25ml. Bài thuốc chữa đau thần kinh tọaDùng kê huyết đằng 20g, ngưu tất 12g, nhọ nồi 10g, đào nhân 12g, hồng hoa 12g, nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g với cam thảo 4g. Đem tất cả dược liệu sắc cũng 400ml nước, đun lửa nhỏ cho tới khi còn khoảng 100ml. Chia thành 2 phần uống hết trong ngày. Những điều cần lưu ý khi dùng cây huyết đằng Khi làm thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng khi thu hái và bảo quản vẫn còn tồn động một lượng nhỏ độc tố. Động vật bị tiêm dịch chiết huyết đằng với liều lượng 4.25g/kg có nguy cơ bị tử vong. Do đó khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc về liều lượng và cách dùng.Những điều cần lưu ý khi sử dụng dược liệuLiều lượng mỗi ngày: Người bệnh chỉ nên dùng trung bình 10 - 30gr dược liệu.Cách dùng được nhiều người lựa chọn: Sắc thành nước uống hoặc dùng cây huyết đằng ngâm rượu, cô đặc thành cao. Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và đang có con bú, huyết không hư, khí trệ, người bị nóng trong người, dị ứng với dược liệu và trẻ em.Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người bệnh có cái nhìn sơ lược hơn về dược liệu và tác dụng cây huyết đằng đối với sức khỏe con người như thế nào? Đặc biệt là những lưu ý cần thiết trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên cũng như các vị thuốc khác, người bệnh cần đi khám và tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng, chứ không được tự ý dùng. Xem thêm:Thực hư chữa đau xương khớp bằng dây đau xươngCây đơn châu chấu - Thảo dược quý chữa xương khớp hiệu quảCốt toái bổ - Dược liệu quý hơn vàng giúp chữa xương khớpCẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớpCây hàm ếch - Dược liệu quý đối với sức khỏe
Dây đau xương một trong những cây thuốc nam quen thuộc, dễ kiếm, thường mọc hoang ở khắp vùng đồng bằng, trung du và miền núi ở nước ta. Từ lâu, loài thảo dược này đã được đưa vào trong nhiều bài thuốc giúp chữa bệnh đau nhức xương khớp, tê thấp. Vậy thực hư là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp người bệnh hiểu rõ hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý cần thiết về dược liệu này. Cùng tìm hiểu ngay nhé.Tìm hiểu về cây dây đau xươngDây đau xương là cây gì?Dây đau xương ( Tên khoa học: Tinospora Sinensis Merr ) được dân gian gọi với nhiều cái tên khác nhau như Tục cốt đằng, Khoan cân đằng, cây đau xương,...Cái tên gắn liền với công dụng của cây luôn. Mang hàm ý biểu đạt rằng loài cây này có tác dụng giúp xương được chắc khỏe, thư giãn hơn trước.Đặc điểm hình tháiGiống cây dây đau xương thuộc họ dây leo, có chiều dài 7 - 8cm, cành dài rũ xuống đất. Khi cây vừa mới phát triển, cành xuất hiện lông tơ và sau đó hình thành vỏ nhẵn. Lá cây có lông ở mặt dưới, màu trắng nhạt, mặt trên màu xanh dương với đường gân rõ ràng. Hình dạng của lá tựa hình trái tim, đỉnh hẹp và nhọn, phía cuối tròn và lõm, có chiều dài khoảng 10 - 20 cm, chiều rộng 8 - 10 cm.Hình ảnh cây dây đau xươngHoa dây đau xương có màu trắng, nở mọc từng chùm, mỗi chùm dài 10cm. Quả có hình bán cầu, hóp lại, lúc chín sẽ có màu đỏ và nhiều dịch nhầy.Phân bốLoài thảo dược này thường mọc hoang ở vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt nam, đặc biệt các tỉnh miền núi phía bắc như Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái,..Dây đau xương được lưu nhiều ở những khu vực Tây Bắc, nơi đây dược liệu được người dân trồng một cách rộng rãi để giúp điều trị các triệu chứng của bệnh tê thấp, nhức mỏi xương khớp hoặc để làm thuốc bổ.Bộ phận dùng và thành phần hóa họcBộ phần dùng của cây là phần thân. Theo các tài liệu, dây xương đau chứa một lượng lớn alkaloid. Sau khi phân tách đã xác định thêm cấu trúc Dinorditerpen Glucosid là Tinosinensid A, B. Hoạt chất này có công dụng ức chế thần kinh trung ương và giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.Thu hái và bảo quảnCây dây đau xương được người dân thu hoạch quanh năm, khi hái nên chọn phần thân già. Sau đó đem đi rửa sạch rồi thái nhỏ và phơi khô hoặc sấy. Thông thường người dân sẽ đem dây đau xương ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống.Khi sử dụng, nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, không ẩm mốc. Thỉnh thoảng lại đem ra đi phơi nắng.Cây dây đau xương có tác dụng gì với sức khỏe?Theo Y học cổ truyền, dây đau xương có bị đắng, tính mát, được quy vào kinh can, coa tác dụng trừ thấp, khu phong, mạnh gân cốt. Vậy dây đau xương trị bệnh gì? Vị thuốc được ứng dụng nhiều trong một số bài thuốc sau:Chữa phong tê thấpĐau nhức xương khớpTê bì chân tay, đau mỏi vai gáyĐiều trị cơn sốt rétTràn dịch khớp gốiLàm thuốc bồi bổ cơ thểGiảm đau cơ gânGiảm các triệu chứng sưng viêm của goutY học hiện tại đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh được những tác dụng của dây đau xương đối với sức khỏe người bệnh bao gồm: Chữa đau nhức xương khớp Hoạt chất Alkaloid trong dược liệu có tác dụng giảm đau nhức và chống viêm cực nhạy. Đồng thời hoạt chất Dinorditerpen Glucosid là Tinosinesid A, B cũng có khả năng chống viêm hiệu quả. Do đó từ xưa đã được dùng trong các bài thuốc chữa đau xương khớp nhằm giảm tình trạng sưng viêm.Dược liệu có công dụng giảm đau nhức xương khớpBên cạnh đó, cây đau xương còn có công dụng hỗ trợ giảm cơn đau nhức, tê bì chân tay khi đứng và ngồi quá lâu. Hạn chế những tổn thương đến xương khớp khi phải mang vác vật nặng quá sức và cải thiện triệu chứng phong tê thấp, viêm khớp,...Vậy dây đau xương chữa bệnh gì? Nhờ những đặc điểm trên, chúng được sử dụng để điều trị bệnh lý xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, đau vai gáy…Có công dụng gây động dụcCác nhà khoa học đã làm thí nghiệm lên chuột nhắt cái bị thiến bằng cách cho chúng uống bài thuốc bổ thận có 9 vị có cây đau xương, và cho kết quả rằng loài dược liệu này có tác dụng động dục.Tác dụng ức chế co thắt cơ trơnCây đau xương có chứa thành phần hoạt chất có tác dụng dược lý giúp ức chế hoạt tính gây co thắt cơ trơn của acetylcholin và histamin trong thử nghiệm ruột cô lập.Tác dụng lên thần kinh trung ươngNgoài những tác dụng ở trên, vị thuốc dây đau xương còn có ảnh hưởng tới huyết áp trên động vật thí nghiệm. Đồng thời khi quan sát các biểu hiện bên ngoài của động vật còn cho thấy dược liệu còn có khả năng ức chế hệ thống thần kinh trung ương và tác dụng hiệp đồng với thuốc lợi tiểu, thuốc an thần.Các bài thuốc phổ biến trị bệnh từ dây đau xươngChữa đau thần kinh tọaNguyên liệu: Chuẩn bị Dây đau xương, Ngũ vị tử, cành lá Kim ngân và Kê huyết đằng, cành lá Kim ngân và Ngũ vị tử, mỗi vị 15g.Thực hiện: Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch rồi cho vào ấm thuốc, sắc cùng 750ml nước. Sắc cho tới khi còn 500ml nước. Duy trì liên tục trong 15 ngày, các triệu chứng của đau thần kinh tọa sẽ thuyên giảm rõ rệt. Điều trị viêm khớpCách 1: Lấy lá Dây đau xương đem rửa cho sạch rồi giã nát và trộn với ít rượu. Sau đó vắt lấy nước cốt để uống. Phần bãn còn lại đem đi đun nóng và chườm vào vùng sưng để giảm cơn đau.Cách 2: Dùng thân cây rồi cắt thành từng khúc nhỏ. Đem sao vàng dược liệu hoặc có thể để thân cây phơi khô rồi ngâm với rượu trắng ( tỉ lệ 1: 5 ). Chia 3 lần uống trong ngày, uống với liều lượng vừa đủ. Đối với người bệnh không uống được rượu, có thể đem sắc lấy nước uống. Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối và thấp khớpNguyên liệu: 12g Dây đau xương khô, 12g Thỏ ty tử, 12g rễ cỏ xước, 16g Tỳ giải, 16g Bổ cốt toái, 16g Đỗ trọng, 20g Cẩu tích, 20g củ mài.Thực hiện: Đem tất cả dược liệu ở trên sắc cùng 1,5l nước. Đun sôi cho tới khi còn 1 lít nước. Sử dụng thuốc sắc thay nước lọc. Duy trì đều đặn từ 15 - 20 ngày để thấy hiệu quả tốt. Bài thuốc trị thấp khớp mạn tínhChuẩn bị: Cây đau xương, Thiên niên kiện, lá lốt, rễ gấc, tang chi, mỗi loại 20g; thân cây trâu cổ, rễ tầm xuân, rễ cỏ xước, Phục linh, dây rung rúc, mỗi loại 20g.Thực hiện: Sắc tất cả các dược liệu trên với nước 2 lần, sau đó đun sôi còn lấy khoảng 400ml nước thuốc. Tiếp tục đun lửa nhỏ cho tới khi nước cô đặc thành cao dây đau xương lỏng. Mỗi lần uống hãy lấy 1 ít rồi hòa với rượu hoặc nước lọc, ngày uống 3 lần. Những lưu ý khi sử dụng dây đau xươngDây đau xương là một loài thảo dược có nhiều ưu điểm tác dụng tốt đối với sức khỏe, giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:Hình ảnh dây đau xương khôTrước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc, chứ không được tự ý dùng.Phụ nữ có thai và đang cho con bú phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.Nên bảo quản dược liệu ở nơi khô ráo, khi có dấu hiệu mốc tuyệt đối không sử dụngViệc sử dụng đơn độc vị thuốc này có thể không mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra phương pháp thu hái còn thu sơ nên không thể lấy hết được hoạt chất bên trong cây.Hy vọng bài viết này sẽ đem tới nhiều thông tin hữu ích cho người bệnh. Khi gặp phải cơn đau nhức xương khớp, mà không nhà có sẵn dây đau xương thì chắc hẳn bạn đã biết cách sử dụng thế nào cho hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên để cải thiện tình trạng nhanh chóng, hãy hỏi trước ý kiến của bác sĩ và bổ sung các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên.Xem thêm:Cây đơn châu chấu - Thảo dược quý chữa xương khớp hiệu quảCốt toái bổ - Dược liệu quý hơn vàng giúp chữa xương khớpCẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớpCây hàm ếch - Dược liệu quý đối với sức khỏe#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả
Đau vai phải là hiện tượng khá phổ biến ở những người trưởng thành. Nhiều người nghĩ đây đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu nhất thời, thế nhưng những cơn đau ở vai phải có thể là triệu chứng của một số căn bệnh nguy hiểm khác.Bài viết sau đây sẽ đưa ra 6 bệnh thường gặp từ triệu chứng đau vai phải.Đau vai phải cần được khám và điều trị sớm🔷 Nguyên nhân đau vai phải🔹 Thoái hóa đốt sống cổTrong nhiều trường hợp thì đau vai phải có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Đây là chứng bệnh mắc phải khi sụn khớp, tổ chức xương đốt sống của một người bị thoái hóa, nhất là những người cao tuổi hoặc lười vận động.Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra các cơn đau nhức ở vùng vai gáy, vì thế người bệnh không chỉ đau nhức mỗi vai phải mà sẽ thường đau cả hai vai, các cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi và tăng khi vận động. Người bệnh còn cảm thấy đau vai khi quay đầu, cúi đầu… khi cử động mạnh còn có thể nghe những tiếng răng rắc nhỏ.🔹 Thoát vị đĩa đệm cột sống cổThoát vị đĩa đệm gây rất nhiều ảnh hưởng đến các vị trí xung quanh. Cụ thể là gây chèn ép rễ thần kinh, tủy sống. Gây ra những cơn đau cấp tính hoặc mãn tính.
Người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể đau khu trú ở vùng cổ hoặc vùng vai gáy lan lên chẩm, cảm thấy đau nhức ở cả vai phải và vai trái. Cơn đau tăng khi ho hay hắt hơi. Có thể kèm theo các triệu chứng như tê, yếu cơ cổ, vai, gáy và cánh tay… Hoặc chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng... 🔹 Viêm gân chóp xoay vaiLà hiện tượng mô liên kiết (dây chằng) giữa cơ và xương bị viêm. Bệnh thường xảy ra ở những người sử dụng động tác tay lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài, như: bơi lội, ném bóng, thợ mộc, người phải mang vác nặng. Nó gây đau sâu, âm ỉ trong một bên vai trái hoặc phải, có thể lan lên cổ hoặc xuống cánh tay (không vượt quá khuỷu tay), đau nhiều về đêm sau ngày làm việc vất vả,...Bệnh còn gây ra tình trạng đau khi vận động mạnh, khi chải tóc và ngả lưng, khi đẩy đồ vật ra xa...🔹 Loãng xươngĐây là chứng bệnh làm cho xương của người bệnh mất đi canxi theo năm tháng, khiến xương trở nên xốp và dễ bị thương tổn. Loãng xương khi phát triển đến một mức độ nào đó sẽ khiến cho xương khớp bị đau, như đau vùng vai, vùng cột sống, thắt ngang… Khi xương bị đau, các cơ quanh cột sống như cơ vai sẽ bị co cứng lại, khiến bệnh nhân rất khó cử động, và đau đớn khi cử động mạnh. Loãng xương sẽ gây ra các cơn đau ở cả hai vai phải và trái.🔹 Nhồi máu cơ timNhồi máu cơ tim xảy ra khi lượng máu lên tim bỗng đứt đoạn bởi mạch vành bị tắc nghẽn, khiến tế bào cơ tim bị chết. Những triệu chứng chính của hiện tượng nhồi máu cơ tim bao gồm đau thắt ngực, cơn đau ngực lan tới cả hai vai, hàm hay xuống lưng, qua bàn tay…Bệnh cũng gây ra tình trạng khó thở, nôn, ho, chóng mặt, tim đập mạnh, các cơ ở ngực hay ở vai bị đau nhức, vv…🔹 Ung thư phổiHiện tượng đau vai phải cũng có thể là do ung thư phổi gây ra, nhất là khi cơn đau của người bệnh diễn ra ở cả hai vai và cả khi nghỉ ngơi, không vận động, đặc biệt là đau vào ban đêm…Các triệu chứng khác của bệnh còn bao gồm khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, ho ra máu, ra đờm, đau ngực hay đau lưng…🔹 Thoái hóa khớp vai Theo thời gian, khớp vai có thể bị thoái hóa, gây đau vai phải.🔹 Chấn thươngChấn thương vai, chẳng hạn như té ngã, tai nạn, hoặc nâng vật nặng quá sức, có thể gây đau vai phải. 🔹 Viêm khớp vaiViêm khớp vai là một tình trạng viêm khớp ảnh hưởng đến khớp vai, gây đau vai phải. Đau vai phải gây cản trở đến cuộc sống và công việc🔷 Triệu chứng đau vai phải Người bệnh bị đau nhức khi xoay người.Cảm giác đau tăng dần, từ khó chịu đến tê cứng và cơn đau lan rộng xuống cánh tay.Bệnh mất ngủ thường xuyên xảy ra ở khi triệu chứng đau bả vai phải xuất kéo dài từng đêm.Bệnh nhân cảm thấy đau và khó chịu nhiều hơn trong thời điểm giao mùa.Ngoài ra, dựa vào vị trí đau, ta cũng có thể dự đoán phần nào nguyên nhân đau vai. Dưới đây là bảng phân loại nguyên nhân đau vai theo vị trí đau.Triệu chứng đau vaiNguyên nhân có thểĐau và cứng khớp không biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều nămHội chứng khớp vai đông lạnh, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm đa khớp dạng thấp, hoại tử vô mạch...Cơn đau thường nặng hơn khi sử dụng cánh tay hoặc vaiViêm gân chóp xoay vai, viêm burs (viêm bao hoạt dịch), hội chứng impingement, sai tư thế, rách sụn viền vai, viêm khớp nhiễm khuẩn (thường kèm thêm với sốt, sưng khớp, nóng khớp).Đau đi kèm với cảm giác ngứa, tê, yếuChấn thương đám rối cánh tay, thoát vị đĩa đệm, xẹp đĩa đệm, chấn thương tủy sống, hội chứng lối thoát lồng ngực do ảnh hưởng thần kinh,...Đau đột ngột rất nặng, không thể cử động cánh tay hoặc khó khăn trong cử động, một số trường hợp vai bị biến dạngTrật khớp vai, gãy xương vai (như cánh tay trên hoặc xương đòn ), rách hoặc đứt gân,...Đau ở đỉnh vai (nơi xương đòn và khớp vai gặp nhau)Các vấn đề ở khớp acromioclavicular (như trật khớp), chấn thương tách vaiĐau đi kèm khó thở, tức ngực, chóng mặtĐau tim🔷 Khi nào nên đi khám?Bạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian (Ảnh minh họa)Thông thường, các cơn đau vai không do bệnh lý thường ít nghiêm trọng và sẽ tự cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, để việc phục hồi nhanh hơn và tránh tái phát đau vai trở lại, bạn nên thực hành thay đổi một số thói quen trong cuộc sống.Bạn nên gọi 115 hoặc hỗ trợ y tế khẩn cấp, nếu đau vai kèm theo:Khó thởTức ngựcChóng mặtĐổ quá nhiều mồ hôiĐau ở cổ hoặc hàmĐây có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim.Bạn nên cấp cứu, nếu bị đau vai sau chấn thương và kèm theo:Một khớp có vẻ bị biến dạngKhông thể sử dụng khớp hoặc di chuyển cánh tayĐau nhức nhốiSưngBạn nên lên lịch đi khám sớm, nếu đau vai kéo dài và không cải thiện theo thời gian, kèm theo:Sưng tấyĐỏĐau và ấm áp xung quanh khớp🔷 Điều trị đau vai (trái hoặc phải)🔹 Tại nhàVới đau vai phải, trái do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ, bạn có thể thực hiện một số phương pháp giúp giảm đau tại nhà (Ảnh minh họa)Thông thường các cơn đau vai trái hoặc phải mất khoảng 2 tuần để phục hồi hoàn toàn, trong một số trường hợp có thể mất tới 6 tháng. Vì thế, để việc phục hồi diễn ra nhanh hơn, tránh tái phát và phòng ngừa đau vai quay trở lại, bạn NÊN:– Nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ hoạt động nào có thể gây đau hoặc làm nặng thêm cơn đau.– Chườm nhiệt nóng hoặc lạnh. Việc chườm nhiệt nóng hoặc lạnh 3-4 lần/ngày, mỗi lần 15-20 phút có thể mang lại hiệu quả giảm đau đáng kể. – Tập các động tác, bài tập tốt cho vai. Việc thực hiện các bài tập này vừa giúp giảm đau vai gáy, vừa giúp tăng cường cơ bắp.– Xoa bóp, massage, bấm huyệt tại nhà. Việc xoa bóp, bấm huyệt cũng mang lại hiệu quả rất tốt trong việc giảm đau. Ngoài ra, nó còn giúp mang lại sự thư giãn, thoải mái cho người bệnh.– Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol, ibuprofen, naproxen natri, cao dán salonpas, dầu nóng xoa bóp,... là những loại thuốc bạn có thể mua tại hiệu thuốc để giúp giảm cơn đau, kháng viêm, giảm sưng. Lưu ý, hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ.Về lâu dài, bạn NÊN chú ý:– Thực hành tư thế đúng. Việc thực hành các tư thế đứng, đi, ngồi, ngủ đúng giúp giảm áp lực lên cột sống, cơ bắp vai, từ đó hạn chế các cơn đau mỏi vai trái, phải. Nó cũng tạo cho bạn những tư thế tốt hơn, tránh mất thẩm mỹ.– Thường xuyên hoạt động thể chất. Việc hoạt động thể chất thường xuyên vừa giúp bạn tăng cường thể chất, vừa ngăn ngừa các cơn đau vai. Bởi, nó giúp tăng cường và kéo giãn cơ bắp, khiến các khớp trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. 🔹 Điều trị y tếViệc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của đau vai. Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định cho bạn phương pháp phù hợp.Một số lựa chọn trong điều trị y tế bao gồm:Sử dụng thuốcChâm cứuBấm huyệtVật lý trị liệuPhẫu thuật🔷 Khương Thảo Đan - Giải pháp an toàn cho người đau vai phải👉 Xem ngay sản phẩm: Khương thảo đan lọ 120 viên Tiết kiệm 82,000đKhương Thảo Đan là giải pháp thế hệ mới kết hợp giữa y học cổ truyền và những thành tựu của y học hiện đại có khả năng kiểm soát những cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. Đây là sản phẩm được ứng dụng từ đề tài nghiên cứu về hoạt chất KGA1 trong cây Địa liền của chuyên gia Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, thành quả sau hơn 6 năm liền nghiên cứu.Để có được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên sử dụng đủ liệu trình 3-6 tháng và duy trì lâu dài để sụn khớp có thời gian được hồi phục tốt nhất. Khương Thảo Đan có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên vì thế không gây bất kì tác dụng phụ nào cho cơ thể, những người có tiền sử gan thận, tiêu hóa cũng có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này.BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua Khương Thảo Đan giao hàng, thu tiền tận nhà TẠI ĐÂY🔷 Kết luậnĐau bả vai trái hoặc phải thường do sai tư thế hoặc lạm dụng cơ. Bạn chỉ cần điều trị và chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và vai phục hồi trở lại như bình thường.Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đau vai một bên cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý hoặc tình trạng y tế khẩn cấp. Vì thế, nếu cơn đau đi kèm với những triệu chứng bất thường, bạn nên sớm đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.*** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà, an toàn, hiệu quảĐau Vai Trái Là Bệnh Gì? Cách Chữa Đau Vai TráiĐau vai gáy bên trái là bệnh gì? cách chữa đau vai gáy bên tráiĐau vai gáy bên phải là bệnh gì? Đau vai gáy phải uống thuốc gì?Đau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không
Từ xưa Cây đơn châu chấu đã được nhiều người tìm kiếm bởi nó là một loài dược liệu tự nhiên và mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Điển hình như giúp chống viêm, giảm đau, giải độc, bảo vệ hệ tim mạch,... Để quá trình điều trị được diễn ra suôn sẻ, an toàn và hiệu quả thì việc nắm rõ thông tin về cây thuốc là cực kỳ quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được thông tin mà mọi người tìm kiếm.Tìm hiểu về dược liệu đơn châu chấuTìm hiểu chung về cây đơn châu chấuĐơn châu chấu có tên khoa học là Aralia armata (Wall) Seem. Là một loài thực vật thuộc họ nhân sâm, được người dân gọi với nhiều cái tên khác nhau như rau gai, độc lực, cây cuồng, cây răng,...Cây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng núi Himalaya, dần dần lan qua Ấn độ, sang lào rồi tới nước ta. Ở Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, từ miền núi có độ cao phía bắc đến trung du, thậm chí có ở đồng bằng. Đặc điểm hình tháiCây đơn châu chấu thuộc loại cây thân thảo nhỏ, cao khoảng 1 - 2m, thân mảnh, cành mọc lòa xòa và có nhiều gai cong quắp. Lá cây kích thước khá lớn, có 2 mặt nhẵn, mọc thành hình kép lông chim 2 - 3 lần, có tới tầm 9 - 11 lá chét. Chúng có phiến lá hình trứng, gốc tròn, dài khoảng 4 - 8cm, rộng chừng 2 - 3 cm. Hình ảnh cây đơn châu chấuTrên gân xuất hiện nhiều gai nhỏ mảng tựa sợi tơ, cuống lá có bẹ. Hoa đơn châu châu có màu vàng nhạt hoặc lục, mọc thành từng cụm có hình chùy kèm theo nhiều tán dài, có gai. Quả hạch tròn, màu đen. Mùa ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6 và mùa ra quả thường từ tháng 7 đến tháng 9.Bộ phận dùngBộ phần dùng của dược liệu là phần rễ, cành, lá và vỏ rễ được thu hái quanh năm, rửa sạch rồi đem đi phơi nắng hoặc sấy khô.Thành phần hóa họcTheo kết quả nghiên cứu và phân tích, trong lá cây đơn châu chấu có chứa một hàm lượng lớn nước, glucid, vitamin C, protein, caroten và chất xơ. Ngoài ra còn tìm được 17 loại saponin được chiết ra từ vỏ rễ của cây. Rễ cây con có một số lượng ít tinh dầu, một loại chất lỏng màu cam có tỷ trọng là 0.83, thành phần chủ yếu là camphor.Cây đơn châu châu có tác dụng gì đối với sức khỏeTheo Y học cổ truyền, dược liệu này có vị cay, hơi đắng tính ấm. Vỏ rễ có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, tán ứ, trừ thấp. Tác dụng kháng sinh mạnh mẽ với khả năng giải độc đến từ rễ cây. Lá có công dụng khử độc rất tốt kèm thân cây có lõi giúp bồi bổ sức khỏe. Đơn châu chấu giúp giảm tình trạng sưng viêm xương khớpHiện nay các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thử nghiệm để chứng minh tác dụng của vị thuốc đối với sức khỏe con người. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những công dụng tuyệt vời của vỏ rễ bao gồm:Tác dụng kháng viêm, đặc biệt là vào giai đoạn mãn tính của phản ứng viêm, lúc này khả năng ức chế khá là mạnh.Có tác dụng như một loại nội tiết kiểu estrogen khi thực nghiệm trên động vật dùng thí nghiệm.Tác dụng kích thích hệ thống miễn dịch thông qua sự chuyển dạng của lympho bào trong quá trình thí nghiệm nuôi cấy in vitro.Do có đặc điểm là ức chế miễn dịch nên có thể làm teo tuyến ức.Có tác dụng kháng khuẩn đối với phế cầu khuẩn và liên cầu khuẩn tan máu. Như đã đề cập ở trên, trong rễ cây đơn châu chấu có chứa các hoạt chất như genin acid oleanolic, saponin triterpen. Đây là một trong những chất có khả năng hạn chế tình trạng viêm mạn, viêm cấp và gây teo tuyến ức ở động vật thí nghiệm chuột cống trắng đực.Dược liệu còn có công dụng chữa viêm họngVậy cây đơn châu chấu chữa bệnh gì? Chính vì những đặc điểm trên mà loài thảo dược này được đa số thầy thuốc ứng dụng trong điều trị:Phần rễ và vỏ rễ được chỉ định: Viêm amidan, viêm họng, viêm gan cấp, viêm khớp, sưng vú, viêm thận phù thũng. Đồng thời còn được dùng để chữa vết rắn cắn, phong thấp, sốt rét,...Lõi của thân cây được dùng làm thuốc bổ.Lá cây sẽ dùng để đắp bên ngoài nhằm chữa mụn nhọt, nhựa của nõn non còn có thể làm tan lẹo ở mắt.Đối với quả, sẽ được sao khô lên rồi tán thành bột mịn và thổi màu mũi để chống ngạt.Cách dùng đơn châu chấuTrong dân gian, rễ dược liệu được sử dụng để sắc thuốc uống hoặc ngậm để chữa viêm họng, ho. Đồng thời còn để điều trị cơn sốt rét, rắn cắn, đau nhức xương khớp,...Tuy nhiên liều dùng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc chứ không được tự ý sử dụng. Thông thường ngày dùng khoảng 15 - 20g, đôi khi lên tới 30g. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp cùng nhiều vị dược liệu khácCác bài thuốc phổ biến từ cây đơn châu chấuChữa trị tình trạng viêm xương khớpNguyên liệu: Cần dùng khoảng 10 - 30g rễ đơn châu chấu.Cách làm: Đem dược liệu đi rửa sạch rồi sắc lấy nước uống. Ngoài ra có thể sắc cùng với 10g xà cừ, 10g mặt quỷ để tăng thêm hiệu quả giảm sưng và viêm. Hỗ trợ điều trị hen phế quảnNguyên liệu:Rễ cây han tía: 8gRễ cây ngấy tía: 8gRễ cây đơn châu chấu: 12gCách làm: Đem tất cả nguyên liệu trên đi rửa cho thật sạch, sắt nhỏ rồi phơi khô. Sau đó đem sắc lấy nước uống.Điều trị viêm họng, ho, viêm amidanNguyên liệu:Vỏ của cây khế chua: 20gRễ đơn châu chấu: 20g.Cách làm: Rửa sạch dược liệu, thái nhỏ và sắc uống.Duy trì trong một thời gian, các triệu chứng sẽ giảm đi đáng kể.Điều trị tình trạng bí tiểu Nguyên liệu: 8 - 12g rễ đơn châu chấuCách làm: Rửa sạch dược liệu rồi sắc lấy nước uống hàng ngày. Chữa trị tình trạng sưng vúNguyên liệu: Rễ dược liệu: 20gLá mua đỏ: 20gBồ công anh: 20gVõ rễ cây sản: 20gKim ngân: 20gCách làm: Rửa sạch tất cả vị thuốc trên rồi giã nát cùng với muối. Sau đó trộn cùng nước vo gạo và đắp lên chỗ bị sưng. Cây đơn châu chấu là một loài thảo dược quý hiếm đã mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên chúng ta không nên tùy ý sử dụng bởi dược liệu có chỉ định, chống chỉ định đối với từng tình trạng cơ thể. Do đó trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc nhé. Hãy chia sẻ bài viết với người thân bạn bè nếu thấy hữu ích.Xem thêm:Cốt toái bổ - Dược liệu quý hơn vàng giúp chữa xương khớpCẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớpCây hàm ếch - Dược liệu quý đối với sức khỏe#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quảCây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?
Từ lâu Cốt toái bổ đã là bài thuốc được dân gian sử dụng để hỗ trợ điều trị xương khớp hiệu quả, mang lại rất nhiều dấu hiệu tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên chữa xương khớp bằng vị thuốc cốt toái bổ có thực sự hiệu quả không, cách dùng như thế nào và cần lưu ý điều gì. Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!Tìm hiểu cốt toái bổ dược liệu quý hơn vàngTìm hiểu chung về Cốt toái bổCốt toái bổ ( Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm.) hay còn được gọi là tổ rồng, tổ phượng, tắc kè đá, Co in tó, co tạng tó ( tiếng Thái )...Cốt toái bổ là gì, tại sao lại đặt cái tên như vậy? Điều này là vì loài cây này có khả năng đặc biệt làm liền những xương bị dập gãy. Theo tiếng Thái, tạng có nghĩa là đặt vào, tó là liền lại, được hiểu là khi đắp thuốc lên có thể khiến liền xương và tổn thương. Bên cạnh đó co in tó nghĩa là gân, có khả năng nối liền xương.Đặc điểm hình tháiCốt toái bổ thuộc họ Dương xỉ, sống lâu năm, phát triển tốt ở trên các hốc đá, đám rêu hoặc trên các thân cây cao lớn như cây si, cây đa. Do đó, loài cây này được tìm thấy nhiều ở các vùng núi đá, dọc theo con suối và trừng ở các tỉnh phía Bắc giáp với Trung Quốc. Ít khi xuất hiện ở tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở vào.Hình ảnh cây cốt toái bổCây cao khoảng 20 - 40cm, thân rễ mọc lan, dày và dẹt, được bao phủ bởi một lớp lông dạng vảy nâu nhạt, vảy hình ngọn giáo hẹp. Hiện tại, do số lượng phân bố trong tự nhiên còn hạn chế và nạn khai thác bừa bãi dẫn tới nguồn cung dược liệu ngày càng hiếm. Vì vậy chúng đang có mặt trong sách đỏ Việt Nam và cần phải bảo tồn.Có nhiều người thắc mắc lá cốt toái bổ có mấy loại? Thực tế, chúng có hai kiểu lá. Kiểu thứ nhất là lá bất thụ, có màu nâu, hình trứng, dài từ 5 đến 8cm, rộng 3 đến 6cm, phía cuống lá có gân nổi lên khá rõ. Kiểu thứ hai là lá hữu thụ, có màu xanh đậm, có cấu tạo đơn xẻ thùy lông chim. Phần cuống có rìa, thùy thôn và mạng xếp thành một hàng ở mỗi bên gân chính.Thành phần hóa họcCác nhà khoa học đã phát hiện được trong Cốt toái bổ có chứa 369 hợp chất và ít nhất 50 hợp chất không phân tách. Trong có có các hợp chất giúp chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid, riterpenoids, lignans, proanthocyanidin và axit phenolic.Đặc biệt trong phần thân và rễ của cây có chứa 1,42% flavonoid toàn phần, 25 – 34,89% glucose, 1% naringin và hesperidin.Thu hái và cách bào chếBộ phần dùng làm thuốc là thân và rễ khô của cây. Sau khi thu hoạch, dược liệu sẽ được đem đi rửa sạch, loại bỏ lá và cạo cho sạch lông. Tiếp đến người dân sẽ thái mỏng, phơi khô hoặc tẩm với mật hoặc để cốt toái bổ tươi ngâm rượu.Bên cạnh đó, khi chưa cạo sạch lông thì có thể sao thân, rễ với cát đến khi chúng chuyển sang màu xám và phồng lên. Cuối cùng đem đi lọc cát, để nguội và đập lông.Cây cốt toái bổ có tác dụng gì đối với sức khỏe?Theo Y học cổ truyền, cốt toái bổ dược liệu có vị đắng, tính ôn, không chứa độc tố, là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt, bổ thận, cầm máu và giảm đau. Đây là dược liệu được ứng dụng nhiều trong điều trị gãy xương, thận yếu khiến chân răng thường xuyên chảy máu, bong gân, đau lưng mỏi gối,...Vậy còn theo Y học hiện đại, cốt toái bổ chữa bệnh gì? Các nhà khoa học đã làm nhiều nghiên cứu và chứng minh được một số công dụng của loài dược liệu quý hiếm này.Giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương, bổ can thậnCác nhà khoa học đã làm cả nghiên cứu in vivo, in vitro, phân tích hóa thực vật và đã cho ra kết quả rằng flavonoid trong cây thuốc có khả năng chịu trách nhiệm các hoạt động giúp bảo vệ xương chắc khỏe.Cốt toái bổ giúp xương khớp được chắc khỏeTheo y học Trung quốc, thân rễ khô từ xưa đã được sử dụng như một loại trà thảo mộc để ngăn ngừa loãng xương và bổ thận. Đồng thời còn hỗ trợ chữa hội chứng suy nhược cùng các bệnh lý liên quan tới xương như loãng xương, gãy xương, viêm khớp,...Tiêu diệt vi khuẩn ở đường miệngTheo các nghiên cứu mới đây về hoạt động của chloroform trong vị thuốc Cốt toái bổ nhằm đánh giá tác dụng kháng khuẩn của chloroform với kháng sinh chống lại vi khuẩn cho ra kết quả sau:Chloroform trong dược liệu khi kết hợp với gentamicin hoặc ampicillin đều có khả năng tiêu diệt được hết vi khuẩn được thử nghiệm trong khoảng 3 - 4 tiếng. Hoạt tính cao nhất hiện nay là có thể chống lại được Prevotella intermedia và Porphyromonas gingivalis (mầm bệnh nha chu).Giúp hạ lipid máu và ngăn ngừa xơ vỡ động mạchCác hoạt tính sinh học của hợp chất flavonoid góp phần giúp hạ mức cholesterol trong máu, từ đó ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.Giúp hạ lipid máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạchBên cạnh đó Naringnin tuy chỉ chiếm 1% trong thân rễ nhưng tác dụng giúp giảm lượng Cholesterol xấu ( LDL - C ) và triglyceride trong huyết tương xuống, ức chế sự hấp thu glucose. Đồng thời, chúng còn làm tăng lipoprotein cholesterol tốt ( HDL - C ) và hỗ trợ giảm gen liên quan tới xơ vữa. Tác dụng an thần và giảm đauNgoài những công dụng được kể trên của flavonoid, hợp chất này còn có hoạt tính sinh học giúp giảm đau, chống viêm và giảm stress.Flavonoid giúp điều chỉnh hoạt động của tế bào và kháng lại các gốc tự do gây nên tình trạng stress oxy hóa. Đơn giản nghĩa là chúng giúp cơ thể hoạt động một cách tích cực, hiệu quả nhất và bảo vệ trước sự tấn công của chất độc, mầm bệnh và tác nhân gây căng thẳng.Cách dùng cốt toái bổ và những lưu ý cần biếtLiều dùng có thể khác nhau ở từng đối tượng người bệnh. Phải phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và các triệu chứng đang gặp phải. Do đó trước khi dùng cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để có chỉ định phù hợp.Thông thường, người bệnh có thể sử dụng khoảng 6 - 12g dược liệu khô dưới dạng thuốc sắc hoặc dùng cốt toái bổ ngâm rượu. Tới nhiều có thể nhiều người thắc mắc cốt toái bổ ngâm rượu có tác dụng gì khác so với dạng khô không? Đáp án là tác dụng vẫn như nhau nhé.Dùng dược liệu tươi, giã nát rồi đắp lên vết thương hoặc sao cháy, tán thành bột và rắc vào vết loét.Một số tác dụng phụ ít gặp:Hạ huyết ápRối loạn tiêu hóa, buồn nônĐau đầu, hoa mắt, chóng mặtLưu ý cần thiết:Chống chỉ định với người bệnh âm kèm nhiệt nội và ứ máuNgười bị âm hư, huyết hư không nên dùngTắc kè đá (Drynaria bonii Christ) và Ráng bay (Drynaria quercifolia) là 2 loài được thu hái để bào chế thành vị thuốc cốt toái bổ nên phải tránh nhầm lẫn khi chọn 2 nguyên liệu trên.Lưu ý không được tự phối các vị thuốc lại với nhauKhông được lạm dụng vì có thể gây nên nhiều rủi ro và tác dụng phụ không đáng có.Cách ngâm rượu Cốt Toái Bổ phổ biếnHiện nay người dân đa phần làm 2 cách ngâm rượu, đó là sử dụng dược liệu tươi hoặc khô. Dù 2 cách trên có khác nhau nhưng hiệu quả đều tương đương nhau.Cách ngâm rượu cốt toái bổ tươi Khi ngâm dược liệu tươi cần phải cạo sạch lông trên cụ, sau đó đem đi rửa sạch. Có thể bổ đôi hoặc ngâm nguyên tùy vào mỗi người. Tuy nhiên, nếu bổ đôi thì lượng dưỡng chất sẽ ngấm vào rượu nhiều hơn.Tỷ lệ ngâm: 1kg dược liệu tươi : 4 lít rượu, nên dùng rượu có nồng độ cao để hương vị được cuốn hút. Ngâm sau 2 tháng là có thể dùng.Cách ngâm rượu cốt toái bổCách ngâm rượu cốt toái bổ khôPhương pháp này có thể cầu kỳ và mất nhiều thời gian, tuy nhiên khi sử dụng lại mang tới nhiều hương vị và hương thơm hơn. Đầu tiên, hãy thái lát mỏng rồi đem đi phơi 4 - 5 cái nắng. Sau đó đem sau qua rồi để nguội và cho vào bình ngâm. Tỷ lệ ngâm: 100g dược liệu : 2 lít rượu trắng. Sau 1 tháng ngâm là có thể mang ra uống rồi.Một số bài thuốc chữa xương khớp dùng cốt toái bổBài thuốc dùng trong trường hợp té ngã bị gãy xươngChuẩn bị các loại dược liệu sau: Cốt toái bổ, bồ kết, lá sen, trắc bách diệp với liều lượng bằng nhau và tán thành bột mịn.Mỗi lần dùng 12g, hòa với nước nguội hoặc nước nóng thành hồ rồi đắp ngoài, ngày uống 2 lần. Bài thuốc giúp chữa lành vết thương, gân cốt bị tổn thươngDùng Cốt toái bổ 15g, lá sen tươi 10g, Trắc bá diệp tươi 10g, Sinh địa 10g đem sắc lấy nước uống.Bài thuốc giúp chữa phong thấpChuẩn bị các vị thuốc sau: 40g Cốt toái bổ, 40g rễ bưởi bung, 40g Ô dược, 40g Bạch đồng nữ, 40g Tiền hồ, 40g Cỏ xước, 60g Bạch hoa xà, 100g Vỏ chân chim, 600g rễ Chiên chiến, 800g rễ Rung rúc và rễ gắm.Đem tất cả dược liệu trên đi nấu thành cao đặc rồi ngâm với rượu trắng trong 3 ngày. Du trì đều đặn mỗi ngày uống 2 lần.Bài thuốc điều trị đau lưng gối mỏi do thận hư yếuChuẩn bị: Bổ cốt toái, Đỗ trọng và Tỳ giải mỗi loại 16g, Ngưu tất, Thỏ ty tử, Rễ gối hạc, Dây đau xương mỗi vị 12g, Hoài sơn 20g, Cẩu tích 20g.Đem tất cả dược liệu trên đi sắc rồi uống đều đặn hằng ngày. các vị sắc uống, dùng đều đặn hằng ngày.Bài thuốc điều trị máu tụ và bong gân do gặp phải chấn thươngDùng rễ của của cây khi còn tươi, bỏ hết lá khô, cạo sạch lông tơ và rửa sạch, giã nát. Sau đó rấp nước gói vào trong lá chuối đã nướng, rồi đắp lên vùng đau nhức và bó lại.Cốt toái bổ là một dược liệu quý mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nói chung và xương khớp nói riêng. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả tốt nhất cũng như hạn chế tác dụng không mong muốn, người bệnh không nên quá lạm dụng vào vị thuốc này. Do đó, trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc về liều lượng và cách dùng. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.Xem thêm:Cẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớpCây hàm ếch - Dược liệu quý đối với sức khỏe#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhấtCây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?
Đau mu bàn tay trái hay phải đều gây nên nhiều bất tiện trong hoạt động hằng ngày. Hiện tượng này không chỉ gây ảnh hưởng tới công việc, cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp tiềm ẩn nào đó mà chúng ta đã bỏ qua. Do đó, nếu chủ quan không chịu thăm khám và điều trị sớm có thể khiến bệnh nặng, khó điều trị. Vậy đau nhức mu bàn tay do đâu và khắc phục như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.Tìm hiểu lý do đau ở mu bàn tayĐau mu bàn tay là hiện tượng gì?Chắc hẳn những ai đã và đang bị chứng đau mu bàn tay phải hoặc trái hành hạ mới thấu hiểu được sự phiền toái mà hiện tượng này gây ra. Mỗi khi cử động hoặc sử dụng tay để làm việc đều có cảm giác đau nhức, sưng tấy lên kèm khó chịu,...ở trên mu bàn tay.Thậm chí chỉ cần chạm nhẹ thôi cũng có cảm giác đau đớn lắm rồi. Cơn đau có thể từ từ âm ỉ hoặc dữ dội. Nguyên nhân gây đau nhức mu bàn tayThông thường mọi người đều cho rằng đau ở mu bàn tay là vấn đề nhỏ, không đáng quan ngại và có thể tự khỏi được hoặc điều trị tại nhà. Nhưng hãy từ bỏ suy nghĩ này đi nhé vì đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý xương khớp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng đau mu ở bàn tay.Viêm xương khớpViêm xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau nhức ở mu bàn tay, một tình trạng liên quan đến viêm và sưng khớp. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, nhất là các khớp ở giữa và cuối ngón tay. Một số bệnh nhân còn có thể xuất hiện vết sưng ở gốc ngón cái, điều này đặc biệt gây đau khi thực hiện các hoạt động liên quan đến tay, chẳng hạn như viết.Đau nhức ở mu bàn tay là triệu chứng phổ biến của viêm xương khớpViêm xương khớp hầu hết gặp ở người lớn tuổi, các khớp đã bị bào mòn theo năm tháng. Sụn khớp là một mô trơn bao bọc đầu xương, giúp các khớp hoạt động trơn tru. Khi sụn khớp giảm đi, triệu chứng đau sẽ xuất hiện nhiều.Viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các khớp dẫn tới đau và viêm ở mu bàn tay. Đau do viêm khớp dạng thấp thường được mô tả là đau nhói hoặc đau nhức, nặng hơn vào buổi sáng hoặc khi các khớp không hoạt động trong một thời gian dài.Gãy xương, trật khớp hoặc chấn thươngGãy xương hoặc trật khớp vào một trong các xương ở bàn tay là nguyên nhân phổ biến gây đau ở mu tay. Tình trạng này thường đi kèm với cơn đau dữ dội và viêm sưng quanh vùng bàn tay. Bệnh goutBệnh gout là một tình trạng bệnh lý nguy hiểm do sự hình thành các tinh thể urat monosodium trong cơ thể, do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong máu. Khi những tinh thể này hình thành gần hoặc bên trong các khớp ngón tay hoặc cổ tay, chúng có thể gây đau tay trầm trọng.Bệnh gout khiến các khớp ngón tay sưng đauHội chứng ống cổ tayHội chứng ống cổ tay gây chèn ép các dây thần kinh truyền cảm giác và chuyển động đến bàn tay. Điều này dẫn đến cảm giác đau, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay và ngón tay. Trong hầu hết các trường hợp, ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn đều bị ảnh hưởng. Nó có xu hướng phát triển dần dần và thường nặng hơn vào ban đêm.LupusLupus là một bệnh tự miễn, do hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh và gây tổn thương tới các mô. Đau nhức mu bàn tay kèm sưng viêm là triệu chứng phổ biến của Lupus.Bệnh De QuervainBệnh De Quervain là một bệnh lý liên quan đến tình trạng sưng tấy và phồng lên của lớp vỏ bao quanh gân ngón tay cái gần cổ tay. Điều này có thể gây đau ở ngón tay cái, cổ tay và mu bàn tay. Bệnh De Quervain là nguyên nhân ít phổ biến gây đau ở mu bàn tayHiện tượng RaynaudHiện tượng Raynaud là một bệnh lý xảy ra do sự thu hẹp các mạch máu cung cấp máu cho các vùng ngoại vi của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay. Triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc tâm lý căng thẳng. Khắc phục tình trạng đau mu bàn tayBước đầu tiên để có thể khắc phục được tình trạng đau mức mu bàn tay chính là xác định nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng mà người bệnh có thể tham khảo.Chườm đáChườm đá vào mu bàn tay trong 15-20 phút có thể làm giảm tình trạng đau nhức và viêm. Đặt một túi nước đá lên tay trong khoảng 20 phút hoặc đặt tay vào bồn nước đá trong 10-15 phút, tối đa vài lần một giờ. Nước đá sẽ giúp giảm viêm và làm tê phần nào cơn đau mà tay đang gặp phải.Chườm đá có thể giảm tình trạng đau viêm ở tayTránh để tay trong bồn nước đá lâu hơn 15 phút hoặc để túi nước đá trên tay lâu hơn 20 phút vì điều này có thể làm rối loạn tuần hoàn ở tay.Chườm nóngChườm nóng trong 10 phút để làm dịu cơn đau và sưng viêm ở tay. Chườm bằng như khăn ấm hoặc miếng đệm nóng lên tay và giữ ở đó trong vòng 10 - 15 phút. Nhúng tay vào nước ấm cũng là một cách để giúp giảm bớt cơn đau, duỗi nhẹ các ngón tay trong nước để giúp chúng khỏe hơn và ngăn ngừa tình trạng cứng khớp. Chườm nhiệt có tác dụng tốt đối với bệnh viêm khớp.MassageXoa bóp bàn tay và vùng tiếp giáp giữa cổ tay và cẳng tay có thể làm giảm căng cơ và giảm đau. Liệu pháp massage cũng làm giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.Massage giúp giảm căng cơ và giảm đauTập thể dục và giãn cơKéo giãn và tăng cường sức khỏe cho bàn tay có thể giúp giảm đau ở mu bàn tay hiệu quả. Nó cũng làm tăng tính linh hoạt của ngón tay.Nghỉ ngơiNếu đau mu ở bàn tay do sử dụng tay quá mức hoặc chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như đánh máy, viết, thể thao hoặc lao động chân tay thì người bệnh cần phải có thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý. Cho cổ tay và bàn tay được thư giãn trong 48 giờ để cải thiện tình trạng viêm và đau, đồng thời nên tránh các hoạt động làm tăng hoặc gây đau.Bổ sung thảo dượcCurcumin ( Nghệ ) và gừng và Boswellia ( trầm hương Ấn độ ) là những loại thảo dược có thể làm giảm viêm và giảm đau. Curcumin là hoạt chất có trong củ nghệ. Nó có đặc tính chống viêm giúp giảm đau và sưng. Gừng có thể giúp kiểm soát cơn đau và giảm khả năng tổn thương khớp. Boswellia còn được gọi là trầm hương, là một loại nhựa thảo dược chiết xuất từ cây Boswellia, với đặc tính chống viêm và làm giảm cơn đau liên quan đến viêm khớp.Thực phẩm có nguồn gốc thực vậtKhi trong thực đơn hằng ngày có quá nhiều chất béo và đường có thể làm tăng tình trạng đau viêm. Do đó nên bổ sung nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhằm cung cấp chất dinh dưỡng giúp giảm viêm. Ngoài những phương pháp trên, người bệnh có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp như Khương Thảo Đan Gold nhằm hỗ trợ phục hồi sụn khớp, giảm đau nhức xương khớp ở mu bàn tay, làm chậm quá trình thoái hóa khớp,...Sản phẩm với thành phần có nguồn gốc từ dược liệu quý nên vô cùng an toàn và lành tính. Không gây tác dụng phụ lên gan thận và dạ dày. Khương Thảo Đan Gold đã mang lại hiệu quả lâu dài và bền vững cho nhiều người bệnh.Nhìn chung, tình trạng đau mu bàn tay có thể chữa khỏi nếu người bệnh tới gặp bác sĩ sớm và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Đồng thời để ngăn ngừa cơn đau tái phát, nên bổ sung dinh dưỡng hằng ngày kết hợp với thay đổi lối sống và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao. Xem thêm:5 nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức từ mông xuống bắp chân tráiBị đau khuỷu tay gây vận động khó khăn: Phải làm sao?Tại sao bị đau cổ tay nhưng không sưng? Cách điều trị thế nào?Đau cổ bên trái cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quảCác khớp xương kêu răng rắc - Cẩn thận mắc bệnh xương khớp