Đau xương khớp

Đau xương khớp

5 Mẹo chữa đau khớp gối bằng gừng hiệu quả cấp tốc

Chữa đau khớp gối bằng gừng là phương pháp khá đơn giản và an toàn cho sức khỏe. Bởi dược tính của gừng khá cao và có khả năng đẩy lùi nhanh các triệu chứng đau cũng như bệnh viêm khớp. Tham khảo ngay 5 mẹo dưới đây để giảm đau các cơn đau khớp gối từ gừng nhé!Chữa đau khớp gối bằng gừngTại sao gừng có tác dụng chữa đau khớp gối?Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp ở người lớn tuổi, do sự ảnh hưởng của quá trình lão hóa xương khớp. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hóa khi số lượng người trẻ mắc bệnh đau khớp gối ngày càng gia tăng do sự ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt không khoa học. Trong đó, cách chữa đau khớp gối bằng gừng được nhiều áp dụng và đem lại hiệu quả tích cực trong những trường hợp nhẹ.Gừng có tác dụng rất tốt trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đạiTheo y học cổ truyền, gừng thuộc nhóm dược liệu có tính ấm có tác dụng trừ phong thấp, hoạt huyết nên thường được dùng để chữa các bệnh về xương khớp. Trong y học hiện đại, gừng tươi có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau nhức xương khớp như zingiberol, zingeron, shogaola, axit glutamic,…Mẹo chữa đau khớp gối bằng gừng an toàn, hiệu quả nhanhMuối rang gừng chữa đau khớpNếu muốn giảm đau cấp tốc, bạn hãy thử dùng phương pháp muối rang gừng cực hiệu quả này.Cách thực hiện:Gừng tươi đập dập, rang trên chảo khô cùng với muối hạt. Sau đó, để cho nóng vừa phải thì cho vào khăn và chườm lên vùng xương khớp bị đau. Lưu ý, gừng và muối rang rất nóng và dễ bỏng nên bạn cần cẩn thận khi sử dụng nhé!Đắp gừng chữa đau đầu gốiKhi những cơn đau ập đến đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nên bạn có thể đắp gừng lên vùng bị đau, bởi dược tính của gừng sẽ được da hấp thụ và đẩy lùi các triệu chứng đau nhức.Đắp gừng chữa đau đầu gốiCách thực hiện:Gừng rửa sạch, để ráo và dùng dao thái lát mỏng;Cho muối vào rang khoảng 10 phút rồi đổ ra túi vải và cho gừng đã thái sợi vào. Buộc chặt túi vải và chườm lên vùng bị đau. Khi hỗn hợp nguội, cho muối vào đun nóng lại rồi thay bằng gừng tươi. Sau đó, tiếp tục chườm cho tới khi cơn đau biến mất. Rượu gừng trị đau khớp gốiXoa rượu gừng có tác dụng gì? – Trong gừng có chứa hoạt chất chống viêm như gingerol và zingibain. Sự kết hợp của rượu gừng hững hoạt chất này có khả năng ức chế sinh tổng hợp chất trung gian gây viêm prostaglandin, từ đó giảm tình trạng đau mỏi khớp hiệu quả.Xoa rượu gừng là một trong những biện pháp giúp trị liệu tình trạng xương khớp đau nhức, hậu chấn thương phần mềm rất hữu ích. Ngâm rượu gừng xoa bóp có tác dụng trị đau khớp gối rất tốtCách thực hiện:Gừng tươi rửa sạch 3 - 4 củ, để ráo nước rồi thái nhỏ;Cho toàn bộ phần gừng đã thái nhỏ trên vào bình thủy tinh sạch, đổ rượu và đậy nắp lại;Ngâm rượu gừng khoảng nửa tháng có thể dùng để chữa bệnh đau đầu gối;Mỗi lần chỉ cần lấy lượng gừng vừa đủ để xoa bóp vùng khớp gối bị đau. Ngâm chân với nước gừngNước gừng ngâm chân có tác dụng làm dịu cơn đau do viêm khớp, phòng chống bệnh đau khớp cổ chân, gót chân. Mặt khác, việc ngâm chân hàng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn có thể phòng ngừa nhiều bệnh cho bản thân. Cách thực hiện:Đun nóng khoảng 2 lít nước, rồi cho 30gr gừng tươi giã nhỏ và 20gr muối vào.Nấu trên lửa nhỏ cho tới khi muối và dược tính của gừng tan hết trong nước thì tắt bếp. Đổ nước vào chậu và để nguội rồi ngâm chân trong khoảng từ 15 - 30 phút. Chữa đau khớp gối bằng gừng với mật ongMật ong được coi là loại kháng sinh tự nhiên có khả năng chống nhiễm trùng, kháng viêm hiệu quả. Đặc biệt, sự kết hợp giữa gừng với mật ong sẽ đem lại hiệu quả cao hơn trong việc điều trị bệnh đau khớp gối. Gừng và mật ong - Sự kết hợp tuyệt vời giúp chữa đau khớp gối hiệu quảCách thực hiện:Gừng rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, vắt lấy nước. Sau đó đun sôi hỗn hợp gồm nước gừng, mật ong và giấm.Để ấm, dùng khăn sạch thấm ướt hỗn hợp trên, sau đó đắp trực tiếp lên vùng khớp gối bị đau.Bạn có thể thực hiện phương pháp này từ 2- 3 lần trong ngày, bạn sẽ thấy triệu chứng đau nhức bị giảm đi rất nhiều. Lưu ý khi sử dụng gừng chữa đau khớp gốiDù phương pháp chữa đau khớp bằng gừng rất tốt và an toàn, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng phản tác dụng. Cụ thể:Lưu ý khi sử dụng gừng chữa đau khớp gốiMột số người khi sử dụng gừng có thể gặp phải tác dụng phụ nhẹ bao gồm ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi,... Đặc biệt, nguy cơ mắc tác dụng phụ sẽ tăng lên nếu sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo. Tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc chuyên môn để đánh giá tình trạng bệnh và có liều lượng thuốc phù hợp. Các bài thuốc chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, chưa nghiêm trọng.Bài thuốc đem lại nhiều hiệu quả khác nhau với mọi người, cần kiên trì sử dụng thuốc lâu dài bởi nó thường mang lại hiệu quả chậm. Thường xuyên luyện tập các bài thể thao, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh.Phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người bị suy thận, suy gan,... cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng những phương pháp điều trị trên.Khi sử dụng phương pháp trên trong thời gian dài mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên tìm đến những phương pháp điều trị khác để đạt hiệu quả tốt nhất.Nói chung, cách chữa đau khớp gối bằng gừng chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ. Ngoài ra cần điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hàng ngày cho phù hợp. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề về bệnh lý khớp gối nói riêng và bệnh lý xương khớp nói chung. Hãy liên hệ đến Tổng đài 1800.1156 để được các chuyên gia xương khớp tư vấn, thăm khám và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Xem thêm:Tổng Hợp Thông Tin Chi Tiết Về Bệnh Cứng Khớp GốiHội chứng De Quervain Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa[CẢNH BÁO] Đau cột sống cổ - Bệnh lý không thể xem thường!Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịCấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?

Tổng Hợp Thông Tin Chi Tiết Về Bệnh Cứng Khớp Gối

Cứng khớp gối là bệnh lý làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, đi lại của khớp gối. Nếu bạn đang có những dấu hiệu bị cứng ở khớp này, cần có kế hoạch thăm khám và điều trị sớm, tránh để biến chứng bệnh xuất hiện. Cứng khớp gối là gì? Khớp gối là bộ phận quan trọng trong hệ thống xương khớp của cơ thể con người. Khớp này giúp thực hiện chức năng vận động, chống đỡ trọng lực của cơ thể. Khi bị cứng khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy có hiện tượng xơ cứng và các khớp bị dính lại, khiến cho đầu gối bị co cứng. Lúc này, việc co hoặc duỗi thẳng chân như bình thường sẽ trở nên khó khăn hơn. Cứng khớp gối là hiện tượng bị xơ cứng và các khớp dính lạiNguyên nhân gây cứng khớp gốiTình trạng cứng khớp gối có thể xảy ra với bất cứ ai và nó hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố chính được các chuyên gia xương khớp nhắc đến: Bất thường cấu trúc: Các vấn đề cấu trúc như tổn thương meniscus, tổn thương dây chằng, hay xương khớp gối không cân đối có thể gây ra cứng khớp.Viêm khớp: Các bệnh viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính hay viêm khớp dạng thấp xơ cứng có thể gây ra cứng khớp gối.Sưng khớp: Sưng khớp do viêm nhiễm, chấn thương hoặc bất kỳ tình trạng sưng nào khác có thể làm giảm phạm vi chuyển động của khớp gối và gây cứng khớp.Bệnh gút: Gút là một loại bệnh liên quan đến cường độ cao của axit uric trong cơ thể. Khi axit uric tạo thành các tinh thể trong khớp gối, nó có thể gây ra viêm và cứng khớp.Bệnh thoái hóa khớp: Bệnh thoái hóa khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp xơ cứng hay thoái hóa khớp gối, có thể là nguyên nhân của cứng khớp gối khi khớp mất đi sự mềm mại và linh hoạt.Như vậy, có thể thấy, đa số nguyên nhân gây cứng khớp gối thường xuất phát từ các bệnh lý xương khớp. Nếu bạn có một trong những bệnh nêu trên, cần đề phòng bị cứng khớp gối. Ngoài ra, có nhiều trường hợp bị cứng khớp gối sau phẫu thuật hoặc các chấn thương khác. Nếu như không được điều trị triệt để, các khớp có thể bị cứng lại do các khớp bất động trong thời gian dài, khiến cho dây chằng và các mô mềm bị xơ hóa, mô xơ quanh khớp bị dày lên. Các triệu chứng thường gặp của bệnh cứng khớp gốiTùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh cứng khớp gối, các triệu chứng sẽ có sự khác nhau giúp người bệnh cảm nhận được. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh: Giảm phạm vi chuyển động: Bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc không thể duỗi hoặc gập đầu gối một cách bình thường. Điều này có thể gây ra sự hạn chế trong hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, hoặc ngồi xổm.Đau cứng khớp gối: Cảm giác đau nhức có thể xuất hiện khi bạn cố gắng di chuyển hoặc tải trọng lên khớp gối. Cơn đau ở giai đoạn đầu có thể đến rồi đi nhanh chóng, nhưng khi bệnh nặng, đau trở nên dai dẳng hơn.Khớp bị sưng đau: Thông thường, sưng đau hoặc đỏ tấy ở khớp là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc tổn thương trong khớp gối. Nếu có triệu chứng này, người bệnh cần cảnh giác. Khớp kêu lục cục: Bạn có thể nghe thấy âm thanh lục cục từ khớp gối khi cố gắng di chuyển nó. Hiện tượng này xuất hiện do một số nguyên nhân, bao gồm mất chất bôi trơn trong khớp, sụn khớp bị hư hại hoặc tinh thể axit uric tích tụ.Cảm giác cứng: Bạn có thể cảm thấy cứng và khó khăn trong việc di chuyển khớp gối sau khi nghỉ ngơi trong một thời gian dài, chẳng hạn sau khi thức dậy buổi sáng.Thay đổi hình dạng khớp: Trong một số trường hợp, cứng khớp gối có thể dẫn đến thay đổi hình dạng của khớp, như sưng vùng xung quanh khớp hoặc biến dạng khớp gối.Cứng khớp gối gây đau nhức khó chịu cho người bệnhNếu bạn đang gặp một trong bất kỳ các triệu chứng nào nêu trên, rất có thể bạn đã bị cứng khớp gối và tuyệt đối không được chủ quan. Hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.Biến chứng của cứng khớp gốiCứng khớp gối là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau. Chính vì vậy, nếu không được can thiệp điều trị sớm, nguy cơ bệnh tiến triển và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm là rất cao. Dưới đây là một số biến chứng bạn cần đề phòng: Mất khả năng vận động: Tình trạng cứng khớp xảy ra thời gian dài khiến cho khả năng di chuyển của người bệnh ngày càng bị hạn chế. Biến chứng này đặc biệt dễ xảy ra ở người có bệnh nền viêm khớp dạng thấp. Teo cơ và biến dạng khớp: Cứng khớp có thể làm khớp bị teo cơ hoặc biến dạng, dính khớp do máu không được lưu thông. Tàn phế: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cứng khớp gối. Bệnh diễn tiến nhanh, không được can thiệp sớm, người bệnh hoàn toàn có thể bị mất đi khả năng vận động. Ảnh hưởng tim mạch: Cứng khớp có thể tổn thương đến tim nếu không được điều trị sớm. Các biến chứng hở van tim khá điển hình ở người bị cứng khớp gối. Bị cứng khớp gối phải làm sao?Hiện nay, có khá nhiều giải pháp điều trị cứng khớp gối giúp cải thiện cơn đau và khôi phục chức năng vận động cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây: Thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡngNếu có dấu hiệu bị cứng khớp gối, bạn có thể bắt đầu cải thiện tình trạng bằng việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng: Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, giảm lượng chất béo và tăng omega-3. Cung cấp đủ hàm lượng chất có trong thịt, cá, trứng, sữa và hạn chế ăn thịt đỏ, hải sản. Bổ sung vitamin D và E có trong sữa động vật, sữa đậu nành, rau củ,... Uống đủ nước để tăng dịch khớp và khả năng bôi trơn của sụn khớp. Tập thể dục thường xuyên nhưng ở mức độ vừa phải, không nên tập quá sức và chú ý tư thế chuẩn. Quản lý cân nặng ở mức phù hợp, thừa cân có thể tạo áp lực lớn lên khớp gối và khiến khớp dễ bị cứng hơn. Sử dụng thuốcDựa trên nguyên nhân và mức độ đau, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau: Thuốc giảm đau chống viêm không chứa steroid. Thuốc giãn cơ. Thuốc có chứa acid hyaluronic với các trường hợp bị suy giảm chức năng sụn khớp, tăng cường bôi trơn cho khớp. Các loại thuốc này nên được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc người bệnh lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe. Thuốc điều trị cứng khớp gối khá đa dạng, nên được các bác sĩ có chuyên môn kê đơnVật lý trị liệuNgoài sử dụng thuốc uống, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng vật lý trị liệu để nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Đây là phương pháp được đánh giá cao bởi tác dụng mang lại cũng như độ an toàn. Vật lý trị liệu giúp tăng sự phục hồi của khớp, tăng khả năng linh hoạt cho sụn và cải thiện khả năng đàn hồi của dây chằng. Hiện có các biện pháp vật lý trị liệu phù hợp cho người cứng khớp gối là: Xoa bópChườm nóng hoặc chườm lạnh. Các bài tập thể lực giúp khớp gối linh hoạt hơn như leo cầu thang bộ, đạp xe, đứng lên ngồi xuống,... Phẫu thuậtVới trường hợp bệnh nặng, áp dụng các cách nêu trên không cho hiệu quả, các bác sĩ có thể chỉ định bạn phẫu thuật. Mục đích của việc này là để giải phóng dây chằng, loại bỏ các mảnh sụn vỡ, giảm áp lực cho khớp gối. Mặc dù phẫu thuật cho hiệu quả nhanh chóng nhưng cũng tồn tại nhược điểm là tốn kém và mất nhiều thời gian hồi phục. Sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt cũng như kết hợp với tập luyện để cơ thể phục hồi nhanh chóng hơn, nhất là ở khớp gối. Phẫu thuật cứng khớp gối được chỉ định với trường hợp nặng, không đáp ứng các biện pháp bảo tồnCách phòng ngừa cứng khớp gốiPhòng ngừa cứng khớp gối là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và linh hoạt của khớp gối. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giảm nguy cơ phát triển cứng khớp gối:Duy trì một lối sống lành mạnh: Đảm bảo bạn có một chế độ ăn uống cân đối, giàu chất dinh dưỡng và đủ vitamin và khoáng chất. Hạn chế tiêu thụ thức ăn giàu purin, rượu và chất béo, vì chúng có thể tăng nguy cơ gout và sự tích tụ axit uric.Vận động thường xuyên: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng và thường xuyên có thể giúp tăng cường sự dẻo dai và linh hoạt quanh khớp gối, giúp giảm nguy cơ cứng khớp. Bạn có thể chọn các bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga,...Tránh tải trọng quá mức: Hạn chế hoặc tránh các hoạt động gây tải trọng quá mức lên khớp gối. Nếu bạn thực hiện các hoạt động như chạy bộ, nhảy lò cò hoặc các môn thể thao có tác động mạnh lên khớp gối, hãy chú ý đến cường độ và thực hiện kỹ thuật đúng để giảm nguy cơ tổn thương.Duy trì cân nặng lành mạnh: Cân nặng quá lớn có thể tăng tải trọng lên khớp gối và gây ra cứng khớp. Hãy chú ý cân nặng của mình và có biện pháp duy trì ở mức phù hợp. Điều trị các bệnh cơ bản: Nếu bạn mắc các bệnh như bệnh gút, viêm khớp dạng thấp hay các vấn đề khác liên quan đến khớp gối, hãy tuân thủ kế hoạch điều trị và theo dõi sức khỏe của mình theo hướng dẫn của bác sĩ.Nghỉ ngơi và giãn cơ: Khi thực hiện các hoạt động căng thẳng hoặc sau một ngày dài, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và giãn cơ. Điều này giúp giảm căng thẳng và giảm nguy cơ cứng khớp gối.Điều chỉnh vị trí ngồi và đứng: Đảm bảo bạn có tư thế ngồi và đứng chính xác để giảm áp lực lên khớp gối. Hãy lựa chọn ghế và giường hỗ trợ và tuân thủ các nguyên tắc về định vị ngồi và đứng.Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh cứng khớp gối chúng tôi muốn thông tin đến độc giả. Đây là bệnh lý có khả năng gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, ngay khi có cảm giác khớp gối bị cứng, khả năng vận động kém linh hoạt, bạn hãy có biện pháp thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ hệ xương khớp của mình khỏe mạnh và dẻo dai. Xem thêm:Hội chứng De Quervain Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách ChữaXẹp Đĩa Đệm: Hình Ảnh Chi Tiết, Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị[CẢNH BÁO] Đau cột sống cổ - Bệnh lý không thể xem thường!Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịCấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?

Hội chứng De Quervain Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Hội chứng de quervain là chứng viêm bao gân co thắt của gân duỗi ngắn và gân dạng dài của ngón tay cái. Đây là một bệnh lý không hiếm gặp nhưng không phải ai cũng biết, nó gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận động, cầm nắm của tay người bệnh. Hội chứng de quervain là gì? Ngón tay cái là một ngón tay đặc biệt, nó là một tổ hợp nhiều gân, cơ giúp ngón tay hoạt động linh hoạt. Ở mặt ngoài ngón cái, có hai gân cơ là gân cơ dạng dài và dạng duỗi ngắn, được bọc chung vào một bao gân. Hội chứng de quervain là một trong những hội chứng viêm bao gân xảy ra rất phổ biến với những người phải sử dụng đến bàn tay nhiều như nội trợ, nhân viên văn phòng,.. Tình trạng này gây đau nhức, thường đau nhiều khi xoay cổ tay, nắm bất kỳ vật gì. Hội chứng de quervain có thể xảy ra ở ngón tay phải hoặc tay trái. Do đó, hội chứng này được chia ra làm hai loại để phân biệt: Hội chứng de quervain tay phảiHội chứng de quervain tay trái. Hình ảnh chi tiết về hội chứng de quervainNguyên nhân gây hội chứng de quervainCó nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm hình thành hội chứng de quervain. Tuy nhiên, phổ biến nhất thường là do người bệnh sử dụng bàn tay quá mức, khiến cho bao gân bị dày lên và sưng lên. Từ đó làm hạn chế các chuyển động của gân trong bao gân. Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy cơ khác làm tăng khả năng bị hội chứng de quervain là: Tuổi tác càng cao, nguy cơ bị hội chứng này cao hơn người thấp tuổi. Phụ nữ là giới tính có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Phụ nữ đang mang thai có thể bị hội chứng de quervain.Sử dụng bàn tay, cổ tay quá nhiều do tính chất công việc như lao động chân tay, gõ máy tính. Chấn thương ở cổ tay hoặc gân. Các mô sẹo hình thành ở cổ tay hoặc gân có thể hạn chế hoạt động của gân. Người mắc các bệnh lý về xương khớp, điển hình là viêm khớp dạng thấp. Tính chất công việc dùng tay nhiều có thể hình thành hội chứng de quervainTriệu chứng của hội chứng de quervainNgười bệnh có thể nhận biết hội chứng de quervain qua một số dấu hiệu như sau: Các cơn đau xuất hiện đột ngột ở vùng gốc ngón tay cái, mỏm trâm quay. Một số trường hợp có thể bị phù nề, tê bì ngón cái, ngón trỏ.Ngón tay cái bị xơ cứng, phát ra tiếng kêu lục cục khi vận động. Khi thực hiện các động tác cần đến ngón cái, người bệnh cảm giác như ngón cái bị dính lại, giật cục và đau nhức dữ dội. Khi ấn vào điểm gốc ngón cái, cảm giác đau nhói xuất hiện. Nếu không được can thiệp điều trị sớm, tình trạng đau nhức có thể lan xuống cẳng tay. Người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu khi bị hội chứng de quervainNgay khi nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào ở ngón cái nghi ngờ bị hội chứng de quervain, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Hãy đến các cơ sở thăm khám xương khớp uy tín để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời nếu đúng là dấu hiệu của hội chứng này. Chẩn đoán hội chứng de quervainĐể tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể: Thăm khám lâm sàngCác bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để khai thác thông tin: Những triệu chứng bệnh nhân đã gặp phải. Thời điểm các triệu chứng xuất hiện. Công việc hiện tại của bệnh nhân. Thói quen sử dụng bàn tay hàng ngày như thế nào. Đã uống thuốc hoặc can thiệp điều trị bao giờ chưa?Thăm khám cận lâm sàngSau khi hỏi một số câu hỏi, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một trong những phương pháp sau để khám sâu hơn: Siêu âm: Giúp đánh giá tụ dịch trong bao gân, tăng sinh mạch phần mềm dưới da quanh gân. Chụp cộng hưởng từ (MRI): Thông qua hình ảnh cộng hưởng từ, các bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ viêm bao gân, dày, tụ dịch trong bao gân, phù nề dưới da quanh gân, viêm gân, rách dọc gân,... Có nhiều cách nhìn thấy chi tiết vị trí bao gân, chẩn đoán chính xác hội chứng de quervainGiải pháp điều trịMột số giải pháp điều trị hội chứng de quervain phổ biến có thể kể đến là: Dùng thuốcMột số loại thuốc điều trị hội chứng de quervain thường được các bác sĩ kê có tác dụng giảm đau là: IbuprofenAcetaminophenNaproxen sodium.Ngoài ra, với trường hợp bệnh đã bước vào giai đoạn nặng, không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau, chống viêm kể trên, các bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid. Thuốc tiêm trực tiếp vào vùng bao gân, giúp giảm sưng nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này nhất định phải được thực hiện bởi bác sĩ, người bệnh không tự ý mua thuốc về tiêm. Thuốc tây có tác dụng giảm đau, kháng viêmVật lý trị liệuVật lý trị liệu là giải pháp giúp cải thiện cơn đau xương khớp hiệu quả, an toàn. Có nhiều phương pháp khác nhau, có thể kể đến như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,... Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện một số bài tập giúp cải thiện chức năng vận động của tay. Những bài tập cụ thể, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn chi tiết bài tập phù hợp với tình trạng bệnh cũng như tránh việc tập sai, làm ảnh hưởng đến bệnh. Phẫu thuậtTrong trường hợp các giải pháp nêu trên không mang lại hiệu quả điều trị cao, người bệnh có thể cần can thiệp phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các tổ chức xơ bên trong, tạo ra nhiều khoảng trống để gân di chuyển, hạn chế tình trạng cọ xát và gây đau. Phương pháp phẫu thuật sẽ được gây mê toàn thân hoặc tại chỗ. Sau phẫu thuật, bạn cần nghỉ ngơi để hồi phục, hạn chế sử dụng tay quá nhiều. Phẫu thuật hội chứng de quervain được chỉ định cho trường hợp bệnh nặngCách phòng ngừa hội chứng de quervainNhìn chung, hội chứng de quervain gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh trong cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe. Vì vậy, thay vì chờ bệnh đến, bạn có thể thực hiện một số phương pháp phòng ngừa đơn giản như: Tạo phong cách sống lành mạnh, hạn chế sử dụng tay quá nhiều. Tập luyện thể dục thể thao điều độ tăng sự dẻo dai cho xương khớp và hệ cơ. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ, nhất là canxi, magie, vitamin A, D,... Đối với phụ nữ là nhóm đối tượng chính bị bệnh nên cần đặc biệt chú ý hơn nữa. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần thăm khám và điều trị sớm, hạn chế để bệnh diễn tiến nặng sẽ gây khó khăn trong việc điều trị sau này. Trên đây là những thông tin chi tiết về hội chứng de quervain. Bất kể ai cũng có thể bị chứng này nên mọi người nên tìm hiểu và nắm bắt các kiến thức về bệnh để có phương án phòng ngừa, điều trị phù hợp. Hy vọng bài viết giúp ích được cho bạn!Xem thêm:Xẹp Đĩa Đệm: Hình Ảnh Chi Tiết, Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị[CẢNH BÁO] Đau cột sống cổ - Bệnh lý không thể xem thường!Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịGợi Ý Các Cách Chữa Gù Lưng An Toàn, Hiệu Quả CaoĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Xẹp Đĩa Đệm: Hình Ảnh Chi Tiết, Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị

Xẹp đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị mất nước, nhân keo hao mòn dẫn đến xẹp. Bệnh có thể gây đau nhức và co cứng khớp. Nếu không can thiệp điều trị đúng cách, bệnh lý này gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, thậm chí là làm biến dạng cột sống, liệt hoặc tàn phế. Xẹp đĩa đệm là gì?Xẹp đĩa đệm xảy ra khi đĩa đệm nằm ở giữa các đốt xương sống bị mất đi cấu trúc, khiến đĩa đệm bị bị suy giảm. Khi đĩa đệm bị xẹp, cấu trúc của cột sống sẽ bị mất cân bằng, ổn định và gây ra những cơn đau nhức kéo dài dai dẳng. Xẹp đĩa đệm này thường gặp ở vùng đốt sống cổ hoặc thắt lưng. Theo đó, bệnh này được chia thành hai dạng là xẹp đĩa đệm cổ và xẹp đĩa phần lưng dưới. Theo đánh giá từ các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, đối tượng chính bị bệnh này thường là người cao tuổi. Sở dĩ vậy bởi tuổi tác càng cao, giai đoạn thoái hóa và hao mòn sẽ diễn ra. Bệnh ở giai đoạn nhẹ có thể không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến triển nặng, các biến chứng có thể hình thành, đe dọa đến khả năng vận động.Hình ảnh chi tiết của đĩa đệm bị xẹp: Một số hình ảnh chi tiết về xẹp đĩa đệmNguyên nhân xẹp đĩa đệm cột sốngBệnh xẹp đĩa đệm có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có các bệnh lý dưới đây là phổ biến nhất:Thoái hóa cột sống: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây xẹp đĩa đệm. Các lớp sụn đệm ở đầu xương bị bào mòn theo thời gian khiến cấu trúc cột sống và đĩa đệm nằm giữa cũng bị ảnh hưởng. Thoát vị đĩa đệm: Lớp bao xơ của đĩa đệm bị rách vỡ, nhân nhầy chảy ra ngoài sẽ khiến cấu trúc của đĩa đệm bị mất cân bằng, đây gọi là hiện tượng thoát vị đĩa đệm. Bệnh này nếu không được xử lý kịp thời, đĩa đệm sẽ bị xẹp dần. Thoái hóa đĩa đệm: Cơ thể con người già đi, các đĩa đệm bị bào mòn làm giảm chức năng giảm xóc và chuyển động linh hoạt, từ đó khiến đĩa đệm dễ bị xẹp hoặc phồng. Chấn thương ở cột sống: Các tai nạn dẫn đến chấn thương làm ảnh hưởng đến cấu trúc của cột sống, đĩa đệm và sụn khớp. Điều này khiến nguy cơ bị xẹp đĩa đệm tăng cao. Thừa cân béo phì: Người thừa cân thường có nguy cơ bị xẹp đĩa đệm cao hơn. Nguyên nhân là trọng lượng cơ thể cao gây áp lực lớn lên vùng cột sống, nhất là cổ gáy và thắt lưng. Thoái hóa cột sống là một trong những nguyên nhân chính gây xẹp đĩa đệmTriệu chứng của bệnh xẹp đĩa đệmXẹp đĩa đệm cột sống có thể gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí bị xẹp đĩa đệm, các triệu chứng có sự khác nhau. Cụ thể: Xẹp đĩa đệm vùng cổNgười bệnh bị xẹp đĩa đệm vùng cổ thường có các triệu chứng như: Đau mỏi ở sau gáy, đau lan rộng xuống bả vai, cánh tay và bàn tay, các ngón tay. Tê ngứa và tê buốt ở cánh tay, bàn tay và cả các ngón tay. Bàn tay bị mất sức, yếu hơn bình thường làm ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm. Phạm vi chuyển động ở cổ bị thu hẹp, người bệnh thường cảm thấy khó chịu khi xoay cổ, cúi cổ hoặc nâng đầu. Xẹp đĩa đệm lưngCác triệu chứng thường gặp ở người bị xẹp đĩa đệm lưng là: Đau ở lưng, nhất là lưng dưới. Tình trạng này thường lan rộng ra vùng mông, đùi, chân và bàn chân. Có cảm giác tê, ngứa râm ran ở hai chân và bàn chân. Hai chân yếu hơn, thậm chí người bệnh có thể không đứng vững. Phạm vi chuyển động bị thu hẹp ở vùng thắt lưng. Khó khăn khi phải cúi người. Xẹp đĩa đệm gây đau nhức khó chịuGiải đáp: xẹp đĩa đệm có nguy hiểm không?Bệnh xẹp đĩa đệm nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể được khắc phục. Tuy nhiên, nếu để lâu, bệnh nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Trong đó, điển hình là hiện tượng đĩa đệm chèn lên dây thần kinh. Một số trường hợp bệnh nhân khác có thể bị hội chứng đuôi ngựa, bàng quang và ruột mất kiểm soát. Nghiêm trọng nhất là nếu đĩa đệm bị xẹp nằm ở vùng thắt lưng - vị trí có nhiều dây thần kinh liên quan đến chi dưới, người bệnh có thể bị mất cảm giác hoặc bại liệt hai chân. Cách chẩn đoán bệnh xẹp đĩa đệmDưới đây là một số phương pháp để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh xẹp đĩa đệm:Bài kiểm tra thể chất: Các bài kiểm tra thường liên quan đến cổ gáy hoặc thắt lưng giúp xác định triệu chứng bên ngoài và mức độ ảnh hưởng của bệnh. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hỏi thêm một số câu hỏi về tiền sử triệu chứng. Xét nghiệm hình ảnh: Một số phương pháp xét nghiệm hình ảnh có thể kể đến là chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI,... giúp xác định khu vực bị xẹp đĩa đệm cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng với các dây thần kinh lân cận. Hình ảnh chụp X-quang Các cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm Có nhiều cách để khắc phục tình trạng xẹp đĩa đệm, dựa trên mức độ bệnh và nguyên nhân, bạn có thể cân nhắc lựa chọn cách phù hợp. Dưới đây là một số cách phổ biến: Áp dụng mẹo dân gianVới các trường hợp bệnh nhẹ và vừa, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng bệnh. Dùng vỏ bưởiTrong vỏ bưởi có chứa tinh dầu chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể dùng vỏ bưởi ngâm với rượu để uống, giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh xẹp đĩa đệm. Chuẩn bị: Vỏ bưởi, chanh xanh, ngải cứu, đường phèn và rượu nếp. Cách thực hiện: Sấy khô các nguyên liệu vỏ bưởi, chanh xanh và ngải cứu. Xếp xen kẽ các loại thuốc đã được sấy khô với đường phèn trong lọ và đổ rượu vào ngâm. Ngâm trong 1 tháng, người bệnh có thể lấy thuốc ra dùng. Mỗi lần uống ½ chén nhỏ. Dùng gừngGừng tươi giúp chống viêm và giảm đau hiệu quả. Nhiều người bị đau nhức do xẹp đĩa đệm thường dùng nguyên liệu này để điều trị. Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, rượu trắng. Cách thực hiện: Rửa sạch gừng tươi, để ráo và cắt thành lát dày khoảng 1 - 2mm. Cho gừng vào lọ, đổ rượu vào ngâm trong 2 tháng. Dùng rượu để xoa bóp cho các vị trí bị đau nhức khó chịu. Rượu gừng giúp giảm đau nhanh chóngĐiều trị bằng tây yTây y có những  giải pháp điều trị xẹp đĩa đệm như sau: Thuốc uống: Dùng thuốc uống là cách được nhiều người bệnh lựa chọn nhất khi mới bị bệnh. Các thuốc uống cho bệnh xẹp đĩa đệm thường có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Một số loại điển hình là thuốc chống viêm NSAIDs (ibuprofen, acetaminophen,...). Nếu bệnh nặng hơn, có thể dùng các loại như opioid, methotrexate,... Tiêm cortisone: Đây là thuốc tiêm trực tiếp vào cột sống, giúp giảm đau và giảm viêm nhanh chóng. Tùy vào mức độ bệnh, liều lượng thuốc tiêm sẽ có sự chênh lệch. Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện chức năng cột sống, giảm đau nhức và tê ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, cách này cần áp dụng thời gian dài mới cảm nhận được rõ sự thay đổi. Phẫu thuật: Đây là giải pháp được chỉ định nếu người bệnh không đáp ứng với các giải pháp đã kể ra trước đó. Phẫu thuật giúp loại bỏ được đĩa đệm bị hư hỏng, cải thiện sức khỏe cột sống và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng cao. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật tương đối cao nên người bệnh có thể cân nhắc. Thuốc tây chữa xẹp đĩa đệm được nhiều người lựa chọnDùng thuốc Đông yMột số bài thuốc Đông y điều trị xẹp đĩa đệm có thể kể đến là: Bài thuốc 1: Dùng cho người bị xẹp đĩa đệm thuộc thể hàn thấp. Thuốc giúp ôn kinh, trừ thấp, tán hàn, giảm đau. Thành phần: Can khương, xuyên ô, độc hoạt, ma hoàng, tế tân, quế chi, cát căn, cam thảo, phụ tử. Cách thực hiện: Sắc thuốc và uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Bài thuốc 2: Áp dụng cho bệnh nhân xẹp đĩa đệm L5 S1 hoặc ở những vị trí khác ở lưng liên quan đến đĩa đệm. Thuốc giúp tác động vào nguyên nhân trực tiếp bằng cách khu phong, hoạt lạc, hóa thấp. Thành phần: Tang ký sinh, nhục quế, đương quy, bạch thược, tế tân, đẳng sâm, cam thảo, tần giao, ngưu tất. Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang và uống hết trong ngày. Đông y chữa bệnh xẹp đĩa đệm từ sâu căn nguyênCách phòng ngừa xẹp đĩa đệmĐể hạn chế bị xẹp đĩa đệm, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau: Duy trì cân nặng ở mức phù hợp, ổn định. Tránh ngồi sai tư thế hoặc đứng trong thời gian quá dài. Dành thời gian nghỉ ngơi hoặc đi lại sau 30 - 45 phút ngồi yên một chỗ. Hạn chế mang vác đồ nặng để giảm tổn thương đến cột sống và đĩa đệm. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu canxi, vitamin A, D,... Tập luyện một số môn thể thao giúp xương linh hoạt hơn và giảm đau nhức, cứng khớp. Các bộ môn tốt nhất là bơi lội, yoga,... Xẹp đĩa đệm là bệnh lý cần được phát hiện và can thiệp điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh lý này. Xem thêm:[CẢNH BÁO] Đau cột sống cổ - Bệnh lý không thể xem thường!Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịCấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?Gợi Ý Các Cách Chữa Gù Lưng An Toàn, Hiệu Quả CaoĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Căng cơ đùi là tình trạng thường gặp ở các vận động viên hay những người thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Đặc biệt là những người vận động mạnh phần thân dưới. Đây là một dạng chấn thương cơ phổ biến, thường ở dạng nhẹ và có thể tự phục hồi tại nhà mà không cần điều trị. Tuy nhiên cũng có số ít trường hợp nặng, cần đến thăm khám với bác sỹ chuyên khoa.I - Hiểu rõ về tình trạng căng cơ đùiCăng cơ đùi là tình trạng chấn thương xảy ra ở một trong ba nhóm cơ ở đùi, bao gồm: Cơ tứ đầu, cơ phụ và cơ gân kheo. Hoạt động mạnh hoặc quá sức sẽ khiến các sợi cơ bị kéo căng, dẫn đến tổn thương, đứt hoặc rách. Cụ thể hơn thì nó gây ra sự tổn thương ở gần các mô liên kết cứng và xơ của gân.Căng cơ đùi là một dạng chấn thương phổ biếnTình trạng căng cơ đùi thường xảy ra khi có sự vận động sử dụng đến cơ đùi lặp đi lặp lại với các chuyển động mở rộng chân và uốn cong. Đặc biệt là vận động trong thời gian dài. Khi bị căng cơ đùi bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức đột ngột. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc chỉ vài giờ, kèm theo là sự bầm tím và sưng ở vị trí bị căng cơ.Căng cơ đùi có nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đặc biệt, tình trạng chấn thương này rất dễ bị tái phát. Vì thế khi bị căng cơ đùi cần có biện pháp điều trị đúng đắn, nghỉ ngơi hợp lý.II - Các triệu chứng phổ biến của căng cơ đùiKhi bị căng cơ đùi, bệnh nhân thường có các triệu chứng sau:Cảm giác có tiếng kêu “lộp bộp” phát ra ở đùi hoặc tiếng “phựt” bên trong khi cơ bị rách.Đùi bị sưng tấy, bầm tím, có thể lan cả xuống bắp chân và mắt cá chân.Xung quanh vùng cơ bị tổn thương sờ vào thấy mềm.Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.Cơ bị yếu và khả năng di chuyển giảmIII - Những nguyên nhân gây nên tình trạng căng cơ đùiCăng cơ đùi có nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:Cơ đùi bị căng đột ngộtKhi chạy hoặc nhảy có thể làm cơ đùi bị co giãn mạnh, đột ngột hoặc quá mức. Vì cơ đùi khá săn chắc nên rất dễ bị căng, đặc biệt là ở các vận động viên. Để tránh gặp phải tình trạng này, các vận động viên nên tập luyện theo chương trình chuyên nghiệp.Cơ đùi bị căng đột ngột có thể dẫn đến chấn thươngÍt vận động làm cho cơ bị yếu và đàn hồi kémKhi di chuyển thì cơ gân kheo và cơ tứ đầu hoạt động đồng thời. Nếu một trong 2 cơ yếu hơn cơ còn lại sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ. Mặt khác nếu cơ đùi yếu thì sẽ khó chịu được áp lực khi vận động mạnh, từ đó dễ gặp tình trạng chấn thương hơn.Căng thẳng, stress kéo dàiKhi bạn bị căng thẳng, stress kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng căng cơ đùi. Cụ thể, khi thần kinh không ổn định sẽ khiến não gửi tín hiệu liên tục đến các cơ dẫn đến tình trạng cơ bị co lại ngay cả những lúc không cần thiết. Lâu ngày sẽ khiến cơ co thắt quá mức, dẫn đến tổn thương.Căng cơ đùi do bệnh lýCác bệnh lý sau đây cũng có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng căng cơ đùi: bệnh xơ cứng teo cơ bên, mệt mỏi mãn tính, chèn ép dây thần kinh hay hội chứng khoang gắng sức mãn tính,...Tình trạng mất nướcCơ thể bị mất nước hay thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căng cơ đùi. Như chúng ta đã biết, nước rất quan trọng đối với cơ thể và với các nhóm cơ cũng vậy. Nước đảm bảo cho sự hoạt động của cơ. Vì thế khi thiếu nước có thể dẫn đến tình trạng căng cơ.IV - Các biện pháp giúp chẩn đoán và điều trị căng cơ đùiTình trạng căng cơ đùi có thể chỉ xảy ra một vài lần, nhưng cũng có thể là chấn thương mãn tính, lặp đi lặp lại. Bên cạnh nhóm có nguy cơ cao như các vận động viên thể thao thì những người bị chấn thương mà không có biện pháp điều trị đúng cách cũng như chế độ nghỉ ngơi thích hợp thì rất dễ bị lại.Biện pháp chẩn đoán tình trạng căng cơ đùiCó 2 biện pháp phổ biến giúp chẩn đoán tình trạng căng cơ đùi là:Thăm khám với bác sỹ chuyên khoa: Các bác sỹ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng bằng cách hỏi bệnh nhân về tiền sử chấn thương, kiểm tra mức độ sưng hay bầm tím của cơ đùi, đồng thời có thể yêu cầu bệnh nhân co duỗi chân để quan sát khả năng vận động.Thăm khám với bác sỹ giúp chẩn đoán tình trạng căng cơ đùiChẩn đoán bằng hình ảnh: Có thể chụp X-Quang hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra tình trạng xương cũng như các chấn thương gân khớp khác trước khi kết luận bị căng cơ đùi.Căng cơ đùi có nhiều mức độ khác nhau. Mức độ nhẹ (mức độ 1) có thể chữa lành dễ dàng trong vài ngày đến vài tuần. Mức độ nặng (mức độ 3) có thể phải chữa tới vài tháng mới có thể hồi phục.Điều trị căng cơ đùi như thế nào?Để điều trị căng cơ đùi, có thể sử dụng các biện pháp sau:Sử dụng băng mềm, gạc đàn hồi để quấn phần đùi bị chấn thươngHạn chế vận động. Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.Nâng phần đùi bị căng cơ lên cao hơn tim để giúp hạn chế tình trạng sưng, phù nề.Giúp cơ đùi được thư giãn bằng cách massage, xoa bóp nhẹ nhàngChườm đá là biện pháp hiệu quả trong điều trị các chấn thương cơKhi cơ đùi đã bớt sưng, đau người bệnh có thể tập vật lý trị liệu để giúp cơ hoạt động bình thường trở lại.Có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng phải dưới sự chỉ định của bác sỹNếu bị rách cơ hoàn toàn thì cần xem xét đến phương án phẫu thuậtV - Cách phòng ngừa căng cơ đùi hiệu quảCăng cơ đùi khiến người bệnh gặp phải những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy cần có các biện pháp phòng ngừa, cụ thể như sau:Luyện tập thường xuyên, đều đặn giúp điều hòa cơ bắp, hạn chế chấn thương.Khởi động đúng cách trước khi tập luyệnThực hiện giãn cơ sau khi tập luyệnCung cấp đủ nước cho cơ thểĂn uống điều độ, đủ dinh dưỡng để nuôi cơNếu có tiền sử chấn thương cơ đùi, cần nghỉ ngơi đến khi khỏi hẳn mới tập luyện trở lạiLuyện tập thể thao thường xuyên giúp phòng ngừa căng cơ đùiNhư vậy, căng cơ đùi là một dạng chấn thương phổ biến, thường ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp nặng cần can thiệp y tế. Vì vậy, nếu gặp tình trạng này bạn hãy đến thăm khám với bác sỹ chuyên khoa để có biện pháp điều trị tốt nhất nhé.Xem thêm:Cấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?Gợi Ý Các Cách Chữa Gù Lưng An Toàn, Hiệu Quả CaoĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Khớp gối kêu lục cục và đau | Cảnh báo bệnh xương khớpTại sao khớp gối kêu nhưng không đau? Có nguy hiểm không?

Cấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?

Khớp gối là một trong những khớp quan trọng với nhiều chức năng khác nhau và có cấu tạo phức tạp nhất cơ thể người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu để nắm bắt cấu tạo khớp gối và các chức năng của nó là cần thiết. Đây là cách để người bệnh hạn chế gặp những tổn thương và bảo vệ khớp gối đúng đắn. Khớp gối là gì? Chức năngKhớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể người có cấu tạo phức tạp và giữ nhiều chức năng quan trọng. Khớp này cho phép thực hiện các thao tác mở rộng, uốn, xoay nhẹ vào bên trong và bên ngoài. Ngoài ra, khớp gối còn giữ nhiều chức năng quan trọng khác như: Giúp cơ thể vận động bình thường với nhiều hoạt động khác nhau như đi bộ, chạy nhảy, đứng ngồi,...Hỗ trợ chi dưới đứng, chịu trách nhiệm thực hiện các động tác đứng lên, ngồi xuống,...Giảm xóc và giảm áp lực lên xương ống chân mỗi khi tiếp đất khi thực hiện nhảy. Giữ cân bằng và nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khớp đầu gối có cấu tạo phức tạpCấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Khớp gối được nghiên cứu, phân tích cụ thể gồm có những bộ phận như sau: Xương quanh đầu gốiKhớp gối được cấu tạo từ 3 xương cơ bản là xương ống chân, xương đùi và xương bánh chè: Xương đùi: Đây là xương dài nhất của cơ thể, được bọc sụn giúp bảo vệ và hạn chế tối đa ma sát khi tiếp xúc với các xương khác. Xương ống chân: Là xương xuất phát từ đầu gối đến vị trí mắt cá chân. Xương bánh chè: Xương này có hình tam giác, hỗ trợ đầu gối uốn cong và bảo vệ đầu gối khỏi các chấn thương. Xương đầu gối cấu tạo từ 3 loại xương khác nhauSụn đầu gốiSụn ở đầu gối có độ đàn hồi cao giúp chống lại các chấn thương. Ở đầu gối có hai loại sụn phổ biến là: Sụn khớp: Sụn này có khả năng bôi trơn, hỗ trợ khớp gối trở nên linh hoạt hơn và giúp phân tán lực tác động lên khớp gối. Khi sụn khớp bị bào mòn, chấn thương có thể gây ra tình trạng đau và hình thành ổ viêm ở khớp. Sụn chêm: Sụn chêm ở đầu gối hình thành từ nguyên bào sợi và có cấu trúc hình lưỡi liềm. Sụn này có chức năng hấp thụ lực tác động, giúp ổn định khớp gối. Khi sụn chêm bị tổn thương, sụn khớp sẽ phải chịu trọng lượng và áp lực lớn hơn. Đây là nguyên nhân khiến sụn khớp bị hao mòn và hình thành viêm xương khớp hoặc thoái hóa khớp. Dây chằng đầu gốiDây chằng tại đầu gối có chức năng mang lại sự ổn định và sức mạnh cho đầu gối. Đồng thời nó cũng hỗ trợ trong việc ổn định xương và sụn khớp gối. Tại đầu gối có các dây chằng chính là:Dây chằng chéo trước (ALC) kết nối xương đùi và xương chày. Dây chằng chéo sau (PCL) nằm phía sau dây chằng chéo trước và có nhiệm vụ tương tự. Dây chằng bền giúp kết nối mặt bên của xương đùi và xương chày. Dây chằng trung gian giúp hạn chế các chuyển động ngang của đầu gối. Dây chằng xương bánh chè giúp gắn xương bánh chè vào xương chày. Dây chằng giúp ổn định và tăng sức mạnh cho đầu gốiCơ bắp và gânCơ ở đầu gối giúp cố định đầu gối, liên kết và hỗ trợ di chuyển. Tại đây có hai nhóm cơ chính là cơ bốn đầu và cơ gân kheo. Cụ thể: Cơ bốn đầu: Là tập hợp 4 cơ ở phía trước đùi có nhiệm vụ hỗ trợ đầu gối duỗi thẳng.Cơ gân kheo: Nhóm gồm 3 cơ ở mặt sau đùi, giúp đầu gối uốn cong. Bao hoạt dịch khớp gốiTại đầu gối có đến 13 bao hoạt dịch với đủ kích thước. Chúng chứa chất lỏng hỗ trợ giảm ma sát ở các cơ, xương, gân và dây chằng. Song song với đó, bao hoạt dịch còn đóng vai trò bảo vệ xương bánh chè khỏi các chấn thương trực tiếp hoặc nhiễm trùng. Màng hoạt dịch giúp bôi trơn và lưu thông chất dinh dưỡngĐộng mạch và tĩnh mạch đầu gốiỞ đầu gối có nhiều động mạch và tĩnh mạch khác nhau giữ vai trò cung cấp máu và nuôi dưỡng cấu trúc đầu gối. Các bệnh lý thường gặp ở khớp gốiLà cơ quan có nhiều chức năng quan trọng, đầu gối vừa phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể vừa tham gia quá trình chuyển động. Chính vì vậy, khớp gối rất dễ bị chấn thương và hình thành các bệnh lý. Một số vấn đề thường gặp tại đầu gối được các chuyên gia chỉ ra là: Đau khớp gối: Tình trạng đau nhức xảy ra khi khớp gối gặp chấn thương hoặc các bệnh lý. Đây là vấn đề phổ biến nhất ở khớp gối. Khô khớp gối: Bao hoạt dịch tiết ra lượng dịch nhờn ít so với bình thường và không đủ bôi trơn khớp sẽ dẫn đến khô khớp. Khi khớp gối bị khô, độ ma sát giữa các đầu xương tăng lên thường khiến người bệnh bị đau nhức, phát ra tiếng kêu khi vận động. Thoái hóa khớp gối: Khi sụn khớp bị hao mòn theo thời gian do ảnh hưởng của quá trình lão hóa sẽ làm bệnh khởi phát. Tràn dịch khớp gối: Các chất lỏng ở bên trong bao hoạt dịch bị tràn ra bên ngoài làm kích thích phản ứng viêm, gây cảm giác sưng tấy, đau nhức khó chịu. Chấn thương tại dây chằng: Khi có lực mạnh tác động vào rất dễ gây ra chấn thương ở dây chằng. Lúc này, dây chằng bị căng giãn quá mức hoặc có thể bị đứt khiến tính ổn định của đầu gối bị mất đi kèm triệu chứng đau nhức khó chịu. Trật xương bánh chè: Là hiện tượng bánh chè trượt ra khỏi vị trí ban đầu, gây đau nhức ở mức độ nặng, người bệnh khó khăn trong việc di chuyển. Viêm khớp dạng thấp: là hiện tượng tự miễn dẫn đến viêm ở khớp gối. Nếu không can thiệp khắc phục kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể làm khớp bị tổn thương vĩnh viễn, không thể phục hồi. Bệnh gout: Các tinh thể axit uric tích tụ ở trong khớp làm hình thành bệnh gout. Đây là một dạng viêm khớp. Bệnh có thể gây ra những cơn đau dữ dội và ảnh hưởng đến đầu gối. Viêm khớp nhiễm khuẩn: Bệnh khởi phát khi có virus, vi khuẩn, nấm tấn công khiến khớp gối bị sưng viêm và đau nhức. Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc cử động. Bệnh này có tỷ lệ khởi phát thấp, nhưng nếu không điều trị đúng cách dễ làm các biến chứng nghiêm trọng hình thành. Các vấn đề thường gặp ở khớp gốiCách chăm sóc khớp gốiĐể hạn chế những  chấn thương xảy ra và giúp khớp gối linh hoạt, chắc khỏe, bạn nên có những biện pháp cụ thể để chăm sóc vùng khớp gối. Dưới đây là một số cách được chỉ ra bởi các chuyên gia:Tránh lao động vùng khớp gối quá sức, vận động mạnh và đột ngột, sai tư thế hoặc lặp đi lặp lại một động tác nhiều lần. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi để khớp gối được thư giãn. Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế tạo áp lực trọng lượng lớn lên vùng khớp gối. Sử dụng giày dép vừa chân để tránh ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp như vitamin D, canxi, omega-3, protein,....Tập thể dục thể thao đều đặn để duy trì phạm vi vận động của khớp gối và tăng độ dẻo dai cho các mô mềm ở xung quanh khớp gối. Một số bộ môn bạn nên tập là đi bộ, đạp xe, bơi lội,....Tạo thói quen thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ để sớm phát hiện vấn đề và có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời nếu có bệnh lý xuất hiện. Trên đây là những thông tin về cấu tạo khớp gối và chức năng, bệnh lý thường gặp tại khớp này. Hy vọng chúng hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ vấn đề nào ở khớp gối, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tránh để lâu dài làm ảnh hưởng đến chức năng của khớp gối, tăng nguy cơ bị tàn tật. Xem thêm:Gợi Ý Các Cách Chữa Gù Lưng An Toàn, Hiệu Quả CaoĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Khớp gối kêu lục cục và đau | Cảnh báo bệnh xương khớpTại sao khớp gối kêu nhưng không đau? Có nguy hiểm không?Cách chữa đau nhức bả vai nào TỐT NHẤT hiện nay?

Gợi Ý Các Cách Chữa Gù Lưng An Toàn, Hiệu Quả Cao

Gù lưng là một bệnh lý đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Các cách chữa gù lưng hiện tương đối đa dạng, được chỉ định phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của mỗi trường hợp. Vậy đâu là cách tốt và phù hợp với bạn? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Áp dụng các bài tập và động tác yogaTập thể dục kết hợp với điều chỉnh các tư thế tốt có thể cải thiện tình trạng gù lưng hiệu quả. Thông thường, cách chữa gù lưng cho trẻ và thanh thiếu niên cho kết quả tích cực hơn hết bởi lúc này cấu trúc xương của các đối tượng này vẫn còn dễ uốn nắn. Nếu bạn chăm chỉ tập luyện thể dục và tập đúng cách, nhất là các bài tập kéo giãn cột sống sẽ giúp giảm tình trạng gù đáng kể. Dưới đây là một số bài tập đơn giản bạn có thể tham khảo: Bài tập yoga tư thế đầu bòTư thế đầu bò có thể áp dụng được cho hầu hết mọi đối tượng bệnh nhân bị gù lưng nếu được hướng dẫn chi tiết và chính xác. Nếu áp dụng cho trẻ, cần có sự giám sát chặt chẽ để chỉnh sửa, tránh việc thực hiện sai có thể khiến tình trạng gù lưng thêm nghiêm trọng. Tư thế đầu bò giúp cải thiện tình trạng gù lưng hiệu quả, rất dễ thực hiệnBài tập yoga tư thế đầu bò cải thiện gù lưng được thực hiện như sau: Người bệnh ngồi ở tư thế gót chân đến mông, hai tay đặt lên đùi. Điều chỉnh cho lưng và cột sống thẳng, vai và mặt thả lỏng. Đưa tay trái vòng ra sau lưng và đặt ở giữa các khớp vai. Hít vào sâu và nâng cao cánh tay phải và điều chỉnh sao cho cánh tay chạy dọc theo vai. Từ từ rút tay về nắm lấy ngón tay trái, giữ thẳng lưng và cổ. Đồng thời, hít sâu để căng phồng bụng và nâng cao cánh tay phải. Thở ra nhẹ nhàng để bụng xẹp xuống và hạ thấp tay phải. Quay lại tư thế điều hòa bằng cách mở rộng tay trái, đặt lên đùi để quay về tư thế ban đầu. Đổi tay và lặp lại động tác này khoảng 4 lần. Bài tập này thực hiện vào buổi sáng là tốt nhất. Bởi lúc này, bụng đang đói nên sẽ giúp sửa thẳng được cột sống và đạt được mục tiêu cải thiện tình trạng gù lưng tốt nhất. Không chỉ là cách chữa gù lưng, bài tập này cũng hỗ trợ tăng sự mềm mại và linh hoạt cho cột sống. Nó cho phép cột sống di chuyển linh hoạt và giảm căng thẳng cho vùng lưng. Tư thế cái câyMột trong những nguyên nhân dẫn đến gù lưng là trong quá trình xương phát triển ở độ tuổi dậy thì, cơ thể bị mất cân bằng khiến cho cột sống bị nghiêng về phía trước, khiến lưng bị cong. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể thực hiện bài tập thể dục tư thế cái cây để giữ vùng thắt lưng thẳng, tránh bị đổ về phía trước. Tư thế cái cây rất phù hợp với đối tượng trẻ nhỏ bị gù lưngCách thực hiện tư thế cái cây: Đứng thẳng và thả lỏng hai tay, đặt chân phải vào sát đùi trái, chuyển trọng lượng vào chân trái và giữ chân thẳng, toàn bộ cơ thể ở trong trạng thái cân bằng. Đặt tay ở trước ngực tư thế cầu nguyện, ngẩng cao đầu về phía trước. Nhìn thẳng vào một điểm hoặc nhắm mắt giữ thăng bằng. Mỗi lần thực hiện nên thực hiện từ 30 giây đến 1 phút. Lặp lại tư thế này với chân còn lại. Các bài tập kéo giãn lưngCác bài tập kéo giãn thường phù hợp với người bị gù lưng có hệ xương chưa phát triển hoàn toàn. Đây là cách chữa gù lưng cho hiệu quả cao, dễ thực hiện và cho tác dụng trong thời gian ngắn so với nhiều bài tập khác. Bài tập kéo giãn lưng chữa gù lưng phổ biến và được đánh giá cao nhất về hiệu quả là kéo căng ngực và cơ lưng để tăng sức mạnh cho các cơ yếu ở trong cơ thể. Bạn có thể thực hiện như sau: Đứng thẳng lưng, thả lỏng đầu gối, hóp bụng và hóp ngực. Bả vai đưa ra sau, hạ vai xuống và nâng cánh tay lên để tạo thành tư thế chữ Y. Hít thở sâu khoảng 2 - 3 lần, khi thở ra vẫn đảm bảo đứng ở tư thế chữ Y. Bài tập rụt cơ cổĐộng tác này là một trong những cách chữa gù lưng hiệu quả với trường hợp bị gù do mỏi cổ hoặc yếu cơ cổ. Các bước thực hiện như sau: Đưa cằm về phía ngực để tạo thành tư thế rụt cổ, để nguyên khoảng 10 giây. Quay về tư thế ban đầu và thực hiện lặp lại động tác này nhiều lần. Bài tập rụt cổ dễ thực hiện, là cách chữa gù lưng phổ biếnRụt cổ là động tác dễ thực hiện và có thể làm bất cứ khi nào, ở đâu. Bạn có thể tận dụng bài tập này và dễ dàng cảm nhận được hiệu quả trong thời gian ngắn. Cổ của bạn sẽ khỏe dần lên và cột sống cũng vì thế được nâng đỡ tốt hơn. Một số cách chữa gù lưng khácNgoài việc áp dụng các bài tập để chữa gù lưng, bạn có thể tham khảo thêm một số giải pháp dưới đây: Sử dụng nẹp lưng, đai chống gù tại nhà để điều chỉnh dáng lưng và hạn chế tình trạng bệnh tiến triển xấu hơn. Vật lý trị liệu để nắn xương khớp theo đông y. Giải pháp này được đánh giá an toàn, cho hiệu quả cao nhưng cần được thực hiện bởi người có chuyên môn. Với trường hợp gù bẩm sinh, đau lưng dữ dội hoặc bệnh đang tiến triển nặng làm ảnh hưởng đến hô hấp và thần kinh, có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng. Phẫu thuật là liệu pháp cuối cùng để chữa gù lưngLưu ý khi chữa gù lưngĐể việc chữa gù lưng mang lại hiệu quả cao, an toàn, người bệnh cần chú ý một số lưu ý dưới đây: Chú trọng thay đổi những tư thế xấu, làm ảnh hưởng đến cơ cổ và đốt sống lưng. Nếu có dấu hiệu bị gù lưng, nên chữa sớm để hạn chế bệnh tiến triển nặng và khó khắc phục về sau này. Với những đối tượng là trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, nên có sự điều chỉnh cân nặng phù hợp để hạn chế việc tạo áp lực lớn lên vùng cổ và cột sống. Đối với trường hợp bệnh nhân là người trưởng thành, đã bị gù lưng lâu lăm và gặp các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn nên đến thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn về giải pháp điều trị phù hợp. Bài viết trên đã thông tin đến bạn đọc về cách chữa gù lưng được áp dụng nhiều và cho hiệu quả hiện nay. Hi vọng có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện dáng người và mức độ gù lưng. Bệnh này dù không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng, mọi người nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp để hạn chế bệnh xuất hiện. Xem thêm:Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Khớp gối kêu lục cục và đau | Cảnh báo bệnh xương khớpTại sao khớp gối kêu nhưng không đau? Có nguy hiểm không?Cách chữa đau nhức bả vai nào TỐT NHẤT hiện nay?Đau đầu gối sau sinh – Mẹ nên làm gì để khắc phục

Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau dây thần kinh tay phải là biểu hiện cho thấy cánh tay phải của bạn đang gặp phải vấn đề gì đó có thể do cơ địa yếu, làm việc quá sức hay là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm cần phải xác định chính xác nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Tại sao khớp gối kêu nhưng không đau? Có nguy hiểm không?

Tiếng khớp gối kêu nhưng không đau bạn đã nhiều lần nghe thấy trong quá trình vận động, những tiếng kêu lộc cộc phát ra ở đầu gối và các khớp xương khác. Tuy nhiên, vẫn khiến bạn lo ngại không thôi về việc chúng có nguy hiểm không, hay có là dấu hiệu của bệnh gì không? Trong bài viết dưới đây hãy cùng Khương Thảo Đan tìm hiểu về vấn đề này nhé.🔷 Khớp gối kêu nhưng không đau có thể là dấu hiệu của bệnh gì?Khớp gối kêu lạo xạo khi chúng ta vận động mặc dù không gây đau nhưng chúng có thể sẽ là dấu hiệu báo trước những căn bệnh về xương khớp dưới đây:🔹 Bệnh thoái hóa khớpBệnh thoái hóa khớp là chứng bệnh mạn tính do thoái hoá tổ chức của khớp gần sụn với xương ở một hay nhiều vị trí và làm giảm thiểu dịch khớp. Vị trí thoái hóa thường gặp: khớp gối, cột sống cổ, khớp háng, khớp ngón tay…Những tiếng kêu phát ra ở khớp khi di chuyển là dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp.Trong quá trình thoái hóa khớp, lớp sụn bị bào mòn dần làm lộ phần xương dưới sụn, khi di chuyển đầu xương sẽ cọ xát vào nhau gây ra tiếng kêu khi di chuyển khớp.Lâu dần, tình trạng thoái hóa khớp trở nên nặng hơn sẽ khiến cho quá trình vận động trở nên khó khăn do các khớp đau nhức và sưng tấy.🔹 Bệnh khô khớpNếu khi bạn cử động thường xuyên nghe thấy những tiếng kêu lộc cộc từ các khớp rất có thể là dấu hiệu báo trước của bệnh khô khớp.Bệnh khô khớp là chứng bệnh mà chất dịch bôi trơn đầu sụn tại khớp bị giảm dần, bào mòn dần theo thời gian. Những tiếng kêu lộc cộc của khớp thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của bệnh khô khớp khi dấu hiệu của bệnh chưa điển hình, không có cảm giác đau nhức, hoặc chỉ có thể cảm thấy mỏi tay chân chứ không hề đau.🔹 Bệnh loãng xươngLoãng xương là bệnh lý về xương có tỷ lệ người mắc lớn nhất trên thế giới, thường xảy ra ở cả nam và nữ và đặc biệt là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng không xuất hiện các cơn đau ở và thường chỉ được phát hiện khi xương bị gãy. Dấu hiệu phổ biến của bệnh loãng xương là sụt cân và đi kèm với đó là những tiếng lộc cộc phát ra khi vận động.🔹 Bệnh viêm khớp xươngNhững trường hợp khi vận động khớp gối thường phát ra tiếng kêu lộc cộc sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh viêm khớp xương ngay cả khi những cơn đau không xuất hiện.Bệnh viêm khớp gốiViêm khớp xảy ra do cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như thoái hóa, di truyền, nhiễm trùng…Bệnh viêm khớp gối khiến các bao đầu sụn bị tổn thương dẫn đến việc các đầu xương cọ xát vào nhau và phát ra tiếng kêu.🔷 Chuẩn đoán/nhận biết các chứng bệnh trên như thế nào?Ngoài tiếng kêu khớp gối khi hoạt động thì chúng ta có thể thông qua những dấu hiệu lâm sàng sau để nhận biết được mình đang gặp phải những bệnh nào trong số những căn bệnh kể trên.Tuy nhiên để chắc chắn nhất thì bạn nên tới những cơ sở y tế chuyên khoa về xương khớp để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nhất.Khám khớp gối bởi các bác sĩ chuyên khoa🔹 Bệnh thoái hóa khớpBiểu hiện của bệnh thoái hóa khớp ban đầu sẽ là sự xuất hiện của tiếng lạo xạo, lụp cụp khi co duỗi khớp gối. Dần dần khi bệnh tiến triển người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ ở phần tiếp nối giữa hai đầu xương và cứng khớp (thường xảy ra sau khi vừa thức dậy hoặc đứng lâu, ngồi lâu), sưng tấy tại một hoặc nhiều khớp, người bệnh càng vận động sẽ càng đau nhiều hơn.Hình ảnh X- quang chuẩn đoán thoái hóa khớp🔹 Bệnh khô khớpNhững tiếng kêu lạo xạo hay lộc cộc phát ra từ các khớp khi hoạt động là dấu hiệu đơn độc duy nhất của bệnh khô khớp, những tiếng kêu này thường không đi kèm các cơn đau.Chỉ khi tình trạng bệnh khô khớp nặng hơn mà không có sự điều trị kịp thời thì các khớp gối sẽ bị khô đến mức không còn dịch bôi trơn, lúc này chúng sẽ mang đến những cơn đau dữ dội chứ không chỉ còn là những tiếng kêu vô hại nữa.🔹 Bệnh loãng xươngBệnh loãng xương là nguyên nhân khiến khớp gối kêuBan đầu những người bị loãng xương thường có biểu hiện: Có tiếng kêu lộc cộc xuất hiện nhiều khi vận động, gây đau nhức âm ỉ xương khớp, dấu hiệu toàn thân có thể là cảm giác ớn lạnh, hay bị chuột rút, vọp bẻ, thường ra mồ hôi... Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn có thể khiến người bệnh dễ bị gãy xương, đặc biệt đối với những người cao tuổi, ngay cả khi ngã nhẹ  cũng có thể gãy xương.🔹 Bệnh viêm xương khớpBệnh viêm xương khớp thường có biểu hiện: khi vận động nghe thấy những tiếng kêu lộc cộc (đây là dấu hiệu có thể phát hiện được qua thính giác). Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng sưng, đau nhức ở các khớp, các cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, thậm chí ngay cả khi nghỉ ngơi không hoạt động cũng có thể xuất hiện các cơn đau.Bệnh viêm xương khớp gây đau khớp gốiCác chứng bệnh được cảnh báo từ việc khớp gối kêu nhưng không đau ngoài nhận biết bằng những dấu hiệu trên bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời.*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm bài viết liên quan đến khớp gối kêu:Khớp gối kêu lục cục và đauĐau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái lan xuống cánh tayĐau bả vai lan xuống cánh tay: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quảĐau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Đau đầu gối sau sinh – Mẹ nên làm gì để khắc phục

Cách chữa đau nhức bả vai nào TỐT NHẤT hiện nay?

Cách chữa đau nhức bả vai hiện nay đều dựa trên tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Phổ biến nhất là dùng thuốc giảm đau, kết hợp chế độ ăn uống và áp dụng các bài tập trị liệu. PGS. TS Lê Minh Hà là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu các bệnh về xương khớp cho biết: Đau nhức bả vai là chứng bệnh thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do tổn thương hoặc cũng do xuất phát từ bệnh lý khác.