Đau xương khớp

Đau xương khớp

Cẩu tích - Vị thuốc quý giúp bổ xương khớp

Từ hàng ngàn năm về trước, Cẩu tích đã là một trong những vị thuốc quan trọng trong những bài thuốc giúp bổ can thận, mạnh gân cốt, tê thấp, cải thiện tình trạng đau lưng nhức mỏi. Tuy nhiên ở Việt Nam, do việc khai thác quá bừa bãi cùng với phá rừng làm nương rẫy nên theo thời gian khiến loài cây này ngày càng hiếm. Và đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam để được bảo vệ. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm và tác dụng đối với xương khớp của Cẩu tích, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.Tìm hiểu về cây cẩu tíchCẩu tích là cây gì? Những đặc điểm cần biếtCẩu tích hay còn gọi là lông cu li ( tên khoa học: Cibotium barometz (L.) J. Sm ). Có lẽ tên gọi này không quá phổ biến đối với một sống người. Vậy cây cẩu tích còn gọi là cây gì? Thực tế chúng ta đều quen gọi là cây cu li, cây kim mao cẩu tích,...Đây là một loại dương xỉ mộc trong họ dương xỉ vỏ cây Dicksoniaceae.Đặc điểm hình tháiCây lông cu li là loại quyết thực vật hay dương xỉ, có thân rễ mọc đứng, thường thấp nhưng lại to và được phủ một lớp lông màu vàng nâu. Khi cắt hết lá còn lại mỗi gốc cuống thì lúc này nhìn rất giống con thú. Khi đã bỏ lớp lông vàng bên ngoài, mặt ngoài của rễ rất gồ ghề, khúc khuỷu có những chỗ được lồi lên thành mấu, màu hơi hồng hoặc nâu, đường kính tầm 2 tới 5cm rất cứng, khó bẻ với cắt. Dược liệu khi dùng thường được thái thành nhiều hình dạng phiến mỏng khác nhau, mặt cắt ngang nhẵn, có vân và màu nâu nhạt.Hình ảnh cây lông cu liThân cây khá yếu nhưng cao lớn có thể lên tới 3m. Lá uốn thành từng chùm ở đầu đỉnh thân cây, dài 1 đến 2m, có hình trứng và elip, mặt dưới có nếp gấp còn mặt trên có màu xanh đậm. Cuống là kép rất dài và dày, cứng màu nâu và cũng có lâu mềm.  Cơ quan sinh sản của loài cây này là những túi bào tử có màu nâu, mọc ở mặt dưới của lá, xếp đều quanh 2 bên gân giữa. Bên trọng đứng rất nhiều bào tử với hình dạng khác nhau như hình tam giác, hình tròn.Bộ phần dùngBộ phần dùng là phần rễ là lông ở thân của cây. Từ xưa đã được người dân thu hái để làm dược liệu. Thông thường chúng được thu hái vào mùa đông hoặc mùa hè. Trong trường hợp không sử dụng được phần lông thì có thể đốt hoặc rang phần rễ cây với cát nóng. Cho cháy rồi rồi ngâm trong nước sạch, đồ kỹ cho thật mềm rồi sau đó thái mỏng, phơi hay sấy thành để cẩu tích khô và bảo quản. Khi dùng, tẩm vị thuốc với rượu để qua đêm rồi mang đi sao vàng.Bộ phận dùng của cây lông cu liDược liệu của cẩu tích là những đoạn thân hoặc rễ có màu hơi hồng hoặc nâu nhạt. Vị thuốc rất dễ bị mốc nên cần phải đem đi bảo quản nơi khô ráo.Cây cu li được phân phối khá rộng rãi, xuất hiện nhiều ở thung lũng, ven bìa suối ở vùng đất thấp. Đặc biệt tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia,...và Trung Quốc.Thành phần hóa họcThân rễ có chứa nhiều thành phần với các công dụng khác nhau bao gồm:Aspidinol, tinh bột (30%), beta-sitosterol, Acid béo (acid palmitic, oleic và octadecanoic),  flavonoid, Methyl dodecanoate, beta-sitosterol-O-glucopyranoside and 2,3,4,5,6-pentahydroxy cyclohexane carboxylic acid.Lông vàng có chứa hợp chất tanin và sắc tố.Cây cẩu tích có tác dụng gì trong Y học cổ truyềnSau khi đã hiểu cẩu tích là gì, chúng ta hãy tìm hiểu về tác dụng của nó đối với sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, cẩu tích dược liệu có vị đắng, ngọt, tính ôn quy vào kinh can và thận. Nên từ xưa, loài cây này đã có tác dụng giảm đau, chống viêm và được ứng dụng nhiều để chữa đau xương khớp, đau gối, đau lưng, bổ gan. Thân rễ và rễ được thu hái về để làm thuốc và sử dụng làm chất đông máu, điều trị thấp khớp, loét, ho và thương hàn.Dược liệu có công dụng điều trị thấp khớpLớp lông vàng bên ngoài thân rễ sẽ mang đi đắp các vết thương và vết cắt ở tay chân để cầm máu. Phương pháp này được áp dụng nhiều ở Trung quốc và bán đảo Malaysia. Ở Việt Nam, thân rễ sẽ được dùng làm thuốc chữa xương khớp như đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, chữa phong thấp hay kể cả đái dầm và đau ở phụ nữ có thai.Theo Y học Trung quốc, họ sẽ dùng thân rễ để bổ dương, dùng như thuốc chống đau, tăng cường cơ bắp, bổ gan thận và cơ quan sinh dục nam. Còn được mệnh danh là Phương thuốc của ông già. Phần rễ thông thương được dùng để chữa đau thắt lưng, tê thấp, di tinh, liệt nửa người và chảy máu ở phụ nữ.Thạo Philippines  thân rễ được dùng để làm thuốc bôi vào vết thương, vết loét và làm thuốc đắp nhằm cầm máu. Bên cạnh đó còn chữa bệnh loãng xương, đai buốt, tiểu nhiều và bệnh bạch đới.Cẩu tích có tác dụng gì theo Y học hiện đạiHiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được nhiều tác dụng của cẩu tích đối với sức khỏe như:Tác dụng chống oxy hóaTrong một số đề tài nghiên cứu của nước ngoài, họ đã làm thí nghiệm lấy chiết xuất hoạt chất chloroform và n-butanol từ etanol trong cây để tìm hiểu và thấy rằng hoạt tính chống oxy hóa của nó khá mạnh mẽ. Đồng thời các hydroperoxide có tính độc cũng đã được biến đổi thành nước và oxy nhờ vào 2 chất xúc tác là glutathione và catalase.Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm về Beta-carotene. Và đã cho ra kết quả rằng hợp chất chống oxy hóa trong dược liệu này có khả năng ức chế quá trình peroxy hóa các chất béo. Ngoài ra thành phần khác như caffeoyl-d-glucopyranose còn có khả năng chống lại các gốc tự do và hoạt động tương tự Vit C.Tác dụng chống virusTheo các kết quả nghiên cứu khoa học, đã tìm thấy 6 chiết xuất từ thảo dược có khả năng ức chế mạnh các coronavirus. Đây là một bước tiến mới trong ứng dụng điều trị hội chứng hô hấp cấp tính (SARS-CoV) do coronavirus gây ra với nồng độ từ 25 đến 200 μg / mL. Cây cẩu tích có tác dụng chống lại virusHỗ trợ chống ung thư tuyến tiền liệtTheo một vài kết quả nghiên cứu mới nhất, trong chiết xuất từ cây cu li có chứa một số hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Nhiều phân đoạn trong rễ cây còn thể hiện được sự ảnh hưởng của nội tiết tố lên các nhóm ung thư LNCaP và PC-3.Hỗ trợ bảo vệ ganMột nghiên cứu gần đây đã chứng minh được tác dụng bổ gan của Cẩu tích. Trong  thân rễ của dược liệu này có chứa Onychia có công dụng bảo vệ gan khỏi những tác động do lipid peroxide gây ra. Nếu không kiểm soát tốt lipid peroxide có thể khiến hệ thống enzym bị tiêu diệt, gan bị tổn thương nghiêm trọng.Một số bài thuốc dân gian giúp điều trị xương khớpChữa đau thắt lưng Chuẩn bị: Cẩu tích 15g, đỗ trọng 10g, mộc qua 6g, ngưu tất 10g, sinh mễ nhân 12g, nước 600ml. Thực hiện: Cho hết dược liệu vào nồi và sắc còn 200 ml. Người bệnh nên dùng cẩu tích đun uống hàng ngày để mang lại hiệu quả hơn. Có thể thêm rượu trong khi uống thuốc.Chữa phong thấp, tê bì tay chânChuẩn bị: Cẩu tích 20g, mộc qua 12g, tùng tiết 4g, ngưu tất 8g, tang chi 8g, quế chi 4g, tần giao 12g, tục đoạn 8g, đỗ trọng 8g và 600ml nước. Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào nồi và sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.Chữa đau lưng mỏi gối Chuẩn bị: Cẩu tích 20g, rễ cỏ xước 12g, rễ gối hạc 12g, bổ cốt toái 16g, củ mài 20g, tỳ giải 16g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, đỗ trọng 16g. Thực hiện: Thêm 500ml nước và sắc uống ngày 2 lần.Chữa đau mỏi sống lưng Chuẩn bị: Cẩu tích 16g,  đỗ trọng 10g, thục địa 12g, quả kim anh,, ô dược củ súng, dây tơ hồng sao đều 8g.Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào nồi và sắc còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.Lưu ý: Cẩu tích không dùng cho người bị thận hư hữu nhiệt và tiểu tiện có màu bất thường.Cẩu tích là dược liệu được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng người bệnh cũng cần biết tới những chỉ định, chống chỉ định và tác dụng không mong muốn của vị thuốc này. Do đó trước khi sử dụng cần hỏi ý kiến của bác sĩ chứ không được tự ý dùng.Xem thêm:Cây hàm ếch - Dược liệu quý đối với sức khỏe#10 Bài thuốc đắp xương khớp an toàn, hiệu quả11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhấtCây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?5 nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức từ mông xuống bắp chân trái

Bị đau khuỷu tay gây vận động khó khăn: Phải làm sao?

Khớp khuỷu tay là khớp có nhiều vai trò quan trọng trong quá trình vận động như nâng đỡ, điều khiển cầm nắm, xoay cẳng tay,...đồng thời cũng là bộ phận phải chịu nhiều lực tác động, đè nén lên nên dễ bị tổn thương. Khi đau khớp khuỷu tay sẽ gây ra các triệu chứng như viêm, đau nhức, sưng đỏ,...ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống. Vậy đau khuỷu tay phải làm sao để mau khỏi? Tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.Đau khớp khuỷu tay phải làm thế nào?Đau khuỷu tay là bệnh gì?Khuỷu tay là khớp khá phức tạp trong cơ thể, là nơi gặp nhau (nằm giữa) của xương cánh tay và hai xương cẳng tay là xương quay và xương trụ. Đây là khớp bản lề (khớp nối) có nhiệm vụ gấp duỗi, sấp ngửa cánh tay. Hình ảnh đau khớp ở khuỷu tayTại khớp khuỷu tay sẽ có 3 phần xương nhô ra, đó là:Mỏm lồi cầu ngoài ở bên ngoài cánh tay - nơi bám của các cơ duỗi cổ tay và ngón tayMỏm lồi cầu trong ở bên trong cánh tay - nơi bám của cơ gập cổ tay và ngón tayXung quanh các khớp khuỷu tay sẽ có dây chằng và bao khớp.Những khớp này được kết nối với não và hệ thần kinh thông qua dây thần kinh quay, dây thần kinh giữa và dây thần kinh trụ nằm ở bên trong khuỷu tay. Vậy đau khuỷu tay phải là bệnh gì? Thực tế, đau khuỷu tay là tình trạng xuất hiện những điểm viêm bám gân ở khuỷu tay hay triệu chứng sưng đau, rách hoặc đứt ở nhóm gây duỗi tại vùng giữa cánh tay và cẳng tay.Triệu chứng của đau khớp khuỷu tayĐau khớp khuỷu tay thường là kết quả của hành động thường xuyên tạo áp lực, tì đè lên khớp khiến cơ cẳng tay bị mỏi. Các triệu chứng có xu hướng phát triển chậm, nhưng cơn đau có thể xảy ra sau vài tuần hoặc tháng. Các dấu hiệu phổ biến nhất là:Cảm giác nóng rát hoặc đau khuỷu tay phải, đau khuỷu tay trái, đặc biệt những tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn khi vào ban đêm.Đau khi vặn hoặc uốn cánh tay như khi xoay nắm cửa, xoay nắp lọCứng hoặc đau khuỷu tay không duỗi thẳng đượcKhớp khuỷu tay sưng tấy, sờ vào bị mềmĐau nhức quanh khu vực vết sưng ở khuỷu tayGặp khó khăn và đau đớn khi cố gắng nắm bắt đồ vật, đặc biệt là khi cánh tay duỗi ra.Nguyên nhân gây đau khuỷu tay Hầu hết các trường hợp đau ở khuỷu tay là do các mô mềm bị căng hoặc bị viêm như viêm gân hoặc dây chằng. Tuy nhiên, những triệu chứng này có xu hướng thuyên giảm sau vài ngày bằng cách tự chăm sóc đơn giản mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Bên cạnh đó, đôi khi đau khớp khuỷu tay có thể do tình trạng bệnh lý gây ra.Nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tayNguyên nhân do tác động bên ngoàiDo chơi thể thao sai kỹ thuật, đặc biệt là quần vợt và chơi golf khiến khớp khuỷu tay bị căng quá mứcDùng dụng cụ thể thao không phù hợp, chẳng hạn như sử dụng vợt tennis nặng hoặc cầm vợt tennis, gậy đánh gôn có kích thước sai.Thường xuyên cử động lặp đi lặp lại ở bàn tay và cánh tay, chẳng hạn như làm việc trên dây chuyền lắp ráp.Liên tục khiến các cơ và khớp phải chịu tải nặng, mất sự ổn định ở các khớp khuỷu tay.Nguyên nhân do bệnh lýKhuỷu tay quần vợtĐây là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau ở khuỷu tay. Nó xảy ra khi gân nối khớp khuỷu tay với cơ cẳng tay bị viêm. Những người di chuyển cơ cẳng tay nhiều lần theo cùng một cách sẽ dễ mắc phải tình trạng này. Điều đó thường bao gồm các vận động viên quần vợt, vận động viên cử tạ, họa sĩ và thợ sửa ống nước.Các cơn đau sẽ xuất hiện dần dần. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát và trở nên tồi tệ hơn khi muốn duỗi cánh tay. Viêm bao hoạt dịch OlecranonTúi olecranon là một túi chứa đầy chất lỏng giữa đầu xương khuỷu tay và da. Viêm bao hoạt dịch Olecranon gây sưng và đau phía sau khớp. Nếu vùng đó sưng lên nhiều, người bệnh có thể không thể cử động khuỷu tay hoàn toàn được.Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do bệnh gút, nhiễm trùng hoặc chấn thương khuỷu tay. Khi bao hoạt dịch bị nhiễm trùng, vết đỏ và cảm giác nóng sẽ tích tụ ở đầu khuỷu tay. Tình trạng này cũng có thể gia tăng theo thời gian, thường do người bệnh gây áp lực lâu dài lên khuỷu tay. Đôi khi tình trạng này còn liên quan đến các loại viêm khớp kể cả viêm khớp dạng thấp.Viêm gân bắp tay và cơ tam đầuGân bắp tay là một mô sợi cứng, nối cơ bắp tay với mặt trước của xương khuỷu tay. Gân cơ tam đầu nối cơ tam đầu với mặt sau của xương khuỷu tay.Viêm gân bắp tay thường do sử dụng cơ bắp tay lặp đi lặp lại. Thường xuyên nâng những vật dụng nặng là một ví dụ. Nó gây ra cảm giác đau nhức ở phía trước khuỷu tay. Còn khi bị viêm gân cơ tam đầu thì sẽ gây đau nhức ở phía sau khuỷu tay. Những người tập tạ dễ bị loại chấn thương này nhất.Nếu gân cơ bắp tay hoặc cơ tam đầu bị đứt, người bệnh sẽ cảm thấy đau đột ngột, dữ dội và có cảm giác như bị gãy. Lúc này, khuỷu tay và cẳng tay có thể bị bầm tím hoặc sưng tấy. Thậm chí còn nhìn thấy một khối u ở trên cánh tay.Gãy xương khuỷu tayNếu người bệnh từng bị ngã vào khuỷu tay hoặc bàn tay hay bị một cú đánh vào khuỷu tay, điều này có thể gây gãy xương.Các loại gãy xương khuỷu tay phổ biến nhất là gãy xương mỏm khuỷu và gãy xương quay. Các triệu chứng có thể bao gồm:Đau đột ngột, dữ dội ở khuỷu tay và cẳng taySưng tấyTê và ngứa ran ở tayKhông thể duỗi thẳng cánh tay Trật khớp khuỷu tayTrật khớp khuỷu tay là tình trạng không quá phổ biến. Điều này xảy ra nếu khi người bệnh bị ngã và dùng lòng bàn tay để chống đỡ. Khi bàn tay chạm đất, lực có thể làm khuỷu tay bị lệch ra khỏi ổ cắm. Nói cách khác dễ hiểu hơn là xương khuỷu tay tách ra.Trật khớp khuỷu tay là nguyên nhân không quá phổ biếnTrật khớp thường gây ra:Biến dạng khuỷu taySưng tấyBầm tímTê và ngứa ran ở tayPhương pháp điều trị đau khuỷu tayTùy thuộc vào triệu chứng bị nặng hay nhẹ, thể trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Với những người bị nhẹ, mới khởi phát thì có thể điều trị tại nhà.Điều trị dùng thuốcThuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID): Loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị cơn đau. Chúng được kê đơn cho bệnh viêm khớp, viêm bao hoạt dịch và viêm gân.Tiêm cortisone: Cortisone đôi khi được tiêm vào gân bắp tay để giảm đau và sưng. Nó cũng có thể được sử dụng cho trường hợp viêm bao hoạt dịch không cải thiện sau ba đến sáu tuần điều trị bằng các phương pháp khác.Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu: Một kỹ thuật được gọi là tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đang ngày càng trở nên phổ biến đối với tình trạng đau khớp khuỷu tay của người chơi quần vợt và chơi gôn. Tiểu cầu là các tế bào trong máu thực hiện một số vai trò, bao gồm giúp máu đông lại. Phương pháp điều trị này thường được thực hiện tại bệnh viện bởi các chuyên gia chỉnh hình. Cần phải dùng thuốc theo chỉ định bác sĩCác điều trị bằng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng nếu không sẽ gây nên các tác dụng phụ không đáng có.Cách chữa đau khuỷu tay tại nhà không dùng thuốcVới những trường hợp như gãy xương và trật khớp thì không thể tự mình xử lý được. Tuy nhiên tình trạng đau khớp khuỷu tay lại có thể được điều trị bằng các phương pháp tự chăm sóc tại nhà mà không cần dùng thuốc. Nghỉ ngơiKhi bị đau khuỷu tay cách điều trị tại nhà đầu tiên là cho khớp nghỉ ngơi để làm giảm viêm, sưng đau. Tuy nhiên, không nên để yên quá lâu mà cần phải vận động một chút để tránh bị cứng khớp .Đồng thời, nên tránh các hoạt động gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn đau. Các chuyển động lặp đi lặp lại, chịu quá nhiều áp lực trong thời gian dài và nâng vật nặng có thể khiến một số tình trạng trở nên tồi tệ hơn.Chườm đá hoặc chườm nóngChườm đá hoặc nóng thường được sử dụng để điều trị đau ở khuỷu tay, đặc biệt là viêm mỏm lồi cầu và viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu. Phương pháp này khá hữu ích nhất trong giai đoạn đầu.Chườm nóng giúp cải thiện triệu chứng hiệu quảChườm túi chườm nóng hoặc nước đá vào chỗ đau khuỷu tay trong 15 đến 20 phút, ba lần mỗi ngày có thể giúp giảm đau và cứng khớp. Nên sử dụng một miếng lót có thể tái sử dụng, không chườm trực tiếp lên da vì điều này có thể làm bỏng hoặc kích ứng da. Nhiệt sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể, và có thể làm giảm độ cứng, hỗ trợ phục hồi các mô bị tổn thương và giảm đau. Đừng chườm nóng lên khuỷu tay nếu khuỷu tay bị sưng hoặc vừa mới bị thương vì điều này có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.Bên cạnh đó, nước đá có thể làm giảm lưu lượng máu đến một phần cơ thể và điều này có thể làm giảm sưng tấy.Kéo căng cơKéo căng các cơ và gân quanh khớp khuỷu tay có thể ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và cải thiện tính linh hoạt của khớp. Người bệnh có thể tìm các chuyên gia vật lý trị liệu để giúp tăng cường sức mạnh ở khuỷu tay và ngăn ngừa tình trạng tái phát.Nhà vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh duy trì hoặc lấy lại sự linh hoạt ở khuỷu tay thông qua tập thể dục. Người bệnh nên duỗi khuỷu tay ít nhất một lần một ngày và thực hiện các bài tập đau khuỷu tay.Các bài tập đau khuỷu tay hiệu quảĐể tránh bị cứng khớp ở khuỷu tay và yếu cơ cánh tay, người bệnh có thể bắt đầu một số bài tập nhẹ nhàng ngay khi cơn đau bắt đầu dịu đi. Các bài tập đơn giản có thể giúp khôi phục phạm vi chuyển động, duy trì sức mạnh và giảm bớt độ cứng.Lưu ý, việc cảm thấy đau cơ sau khi tập thể dục là điều bình thường nhưng hãy dừng lại nếu tình trạng đau khớp không thuyên giảm nhanh chóng.Ngoài những phương pháp ở trên, để tình trạng đau khớp khuỷu tay thuyên giảm nhanh, xương khớp được chắc khỏe hơn, người bệnh có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, điển hình là Khương Thảo Đan Gold. Sản phẩm là sự kế thừa của hoạt chất quý báu được chiết xuất từ địa liền giúp chống đau, kháng viêm hiệu quả. Đồng thời phải kể tới hoạt chất vàng Caryotin giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa của sụn khớp.Khương Thảo Đan gold hỗ trợ người đau khớp khuỷu tay hiệu quảĐau khủy tay không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng chính những cơn đau nhức này sẽ người người bệnh cảm giác vô cùng khó chịu. Lâu dần gây ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Do đó nếu có xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào của bệnh lý này, hãy tới ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.Xem thêm:Tại sao bị đau cổ tay nhưng không sưng? Cách điều trị thế nào?Đau cổ bên trái cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quảCác khớp xương kêu răng rắc - Cẩn thận mắc bệnh xương khớpTop 8 miếng dán giảm đau vai gáy tốt nhất hiện nayĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG ĐẦU GỐI

Tại sao bị đau cổ tay nhưng không sưng? Cách điều trị thế nào?

Bị đau cổ tay nhưng không sưng là tình trạng khá phổ biến hiện nay, không quá xa lạ đối với những người làm văn phòng hay thường xuyên phải vận động, sử dụng cổ tay nhiều. Tình trạng này là chấn thương nhẹ và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên đôi khi cơn đau cổ tay lại là triệu chứng của bệnh lý xương khớp nào đó, nếu không điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Vậy dấu hiệu nhận biết và cách điều trị triệu chứng này như thế nào?. Tìm hiểu ngay dưới bài viết nhé. Giải đáp thắc mắc đau cổ tay nhưng lại không sưngBị đau cổ tay nhưng không sưng là gì? Triệu chứng gặp phảiXã hội hiện nay với sự phổ biến của điện thoại thông minh và công việc đa phần tập trung vào máy tính đã khiến nhiều người cảm thấy đau cổ tay hơn nhưng không có dấu hiệu sưng. Cổ tay của chúng ta chủ yếu được tạo thành từ một tập hợp các xương nhỏ và được bao bọc bởi rất ít mô bảo vệ. Đây là một trong những khớp được sử dụng nhiều nhất trên cơ thể. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều người phàn nàn về chứng đau cổ tay thường xuyên. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không chú ý nhiều đến khớp cổ tay cho đến khi nó bắt đầu đau. Hình ảnh đau cổ tay không sưngTrong một số trường hợp, đau cổ tay có thể xảy ra mà không bị sưng và điển hình là những cơn đau nhức ở các khớp. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của tình trạng này: Đau các khớp về đêm: Xuất hiện những cơn đau âm ỉ, khó chịu từ đêm tới sáng. Khi bắt đầu đi ngủ, cơn đau tiến triển dữ dội do đầu xương tỳ trực tiếp vào nhau. Khi bệnh bắt đầu nặng hơn, phân sụn khớp sẽ bị tổn thương, do đó nhiều người bệnh sẽ bị đau tới mức mất ngủ.Khớp bị cứng: Đi kèm cùng với cơn đau ở cổ tay là tình trạng cứng khớp. Khi sờ vào sẽ thấy cứng, đau nhưng lại không bị sưng lên. Điều này khiến cho động tác xoay, cầm nắm trở nên khó khăn hơn.Nóng và đỏ ở vùng da xung quanh: Đây là dấu hiệu của viêm da hoặc nhiễm trùng. Thường xuất hiện khi bệnh bước vào giai đoạn nặng.Ngoài ra đau cổ tay nhưng không sưng còn kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, tê bì bàn tay và ngón tay, mệt mỏi, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, suy nhược,...Nguyên nhân đau cổ tay nhưng không sưngHàng ngày, chúng ta đều phải dựa vào bàn tay để hoạt động. Do đó tình trạng đau ở cổ tay có thể làm cản trở công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Đau cổ tay nhưng không bị sưng xảy ra do nhiều lý do, từ tai nạn cho đến chấn thương bất ngờ. Đồng thời cũng có thể là do một tình trạng mãn tính nào đó. Dù bất kể nguyên nhân là gì, tốt nhất người bệnh hãy tới ngay bệnh viện để được bác sĩ cho lời khuyên chính xác. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau cổ tay nhưng không sưng tấy mà người bệnh không nên bỏ qua.Chuyển động cổ tay lặp đi lặp lạiKhi thực hiện một hoạt động trong thời gian dài, có thể gây viêm xung quanh các mô của khớp và làm gãy xương. Các môn thể thao như tennis hoặc golf phải sử dụng cổ tay nhiều khiến nguy cơ bị đau cổ tay cao hơn. Để bảo vệ cổ tay, khi chơi thể thao nên đeo nẹp vào cổ tay. Đồng thời nên thực hiện các bài tập cổ tay để nới lỏng các khớp trước khi chơi. Hội chứng ống cổ tayTheo Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia, hội chứng ống cổ tay (CTS) xảy ra khi dây thần kinh chạy từ cẳng tay vào lòng bàn tay bị kích thích hoặc chèn ép. Điều này thường xảy ra với những người gõ phím nhiều trên máy tính, do đó hãy đặt tay đúng cách trên bàn phím. Bằng cách này, sẽ giảm bớt áp lực lên các dây thần kinh ở cổ tay và ngăn ngừa được hội chứng ống cổ tay. Ngoài đau, CTS còn có thể gây ra các triệu chứng khác chẳng hạn như ngứa ran hoặc tê ở lòng bàn tay và ngón tay. Hội chứng ống cổ tay là nguyên nhân phổ biến gây đau nhưng không sưngTai nạn bất ngờNhững tai nạn bất ngờ như ngã vào tay khi tay đang bị kéo căng có thể gây gãy xương, căng cơ và bong gân. Điển hình như có thể gãy xương thuyền ở ngón tay cái, có thể không nhìn thấy được trên phim X-quang ngay sau khi bị thương. Các nhà nghiên cứu y tế báo cáo rằng khoảng 10% chấn thương ở cổ tay và bàn tay là do gãy xương. Do đó nhiều bệnh nhân phàn nàn về đau cổ tay mà không sưng.Vì tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu nên điều cần thiết là bạn phải luôn chú ý đến môi trường xung quanh. Viêm khớpViêm khớp xảy ra ở hai dạng: viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp. Viêm khớp dạng thấp là tình trạng hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ở bàn tay, cổ tay và đầu gối. Cổ tay thường là mục tiêu đầu tiên và khi một cổ tay bị ảnh hưởng thì cổ tay kia cũng vậy. Viêm xương khớp xảy ra khi sụn đệm xương ở khớp bị thoái hóa theo thời gian. Tình trạng này không phổ biến và khi nó xảy ra thường là do cổ tay được đã từng bị chấn thương trong quá khứ.Viêm khớp có thể khiến cổ tay bị đau nhưng không sưngU nang hạchHiệp hội Phẫu thuật Bàn tay Hoa Kỳ định nghĩa u nang hạch là một khối u quanh bàn tay và cổ tay xuất hiện gần khớp hoặc gân.Thông thường tình trạng này không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đôi khi u nang hạch có thể gây đau đớn và làm hạn chế cử động ở cổ tay. Bệnh KienbockKienbock là tình trạng xương nguyệt - một trong tám xương nhỏ ở cổ tay, mất nguồn cung cấp máu, dẫn đến hoại tử. Triệu chứng này chủ yếu ảnh hưởng ở những người trẻ tuổi. Bị đau cổ tay nhưng không sưng điều trị thế nào?Để điều trị đau cổ tay nhưng không sưng phải phụ thuốc vào nguyên nhân gây đau. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu đau ở cổ tay và không sưng, người bệnh phải tới ngay cơ sở y thế để được chẩn đoán chính xác. Qua quá trình chuẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Trong giai đoạn nhẹ, người bệnh được chỉ định dùng thuốc giảm đau để điều trị. Chẳng hạn như ibuprofen và acetaminophen nhằm giúp giảm đau cổ tay. Với những thuốc giảm đau mạnh hơn thì có sẵn theo toa. Đồng thời người bệnh cần kết hợp thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ. Với những trường hợp đau cổ tay không sưng mà không phải do bệnh lý, thì cần phải bỏ những thói quen xấu. Bên cạnh đó với những bệnh nhân chưa có dấu hiệu phức tạp, thì có thể thực hiện điều trị các phương pháp tại nhà như đeo nẹp cổ tay, xoa bóp tay, sử dụng các bài thuốc dân gian từ thảo dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Khương Thảo Đan Gold hỗ trợ giảm đau, viêm và phục hồi sụn khớp hiệu quả.Bị đau cổ tay nhưng không sưng tuy không gây nguy hiểm nhưng lại làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày và đôi khi còn là cảnh báo về bệnh lý xương khớp napf đó. Do đó, dù là bất cứ nguyên nhân gì thì nếu để lâu cũng sẽ khiến bệnh nặng hơn và khó điều trị. Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám kịp thời.Xem thêm:Đau cổ bên trái cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quảCác khớp xương kêu răng rắc - Cẩn thận mắc bệnh xương khớpTop 8 miếng dán giảm đau vai gáy tốt nhất hiện nayĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG ĐẦU GỐIĐau cổ bên phải là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh

Đau cổ bên trái cảnh báo bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Đau cổ bên trái tưởng chừng là một bệnh lý thông thường nhưng nếu tình trạng kéo dài và tái đi tái lại thì có thể là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm nào đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu đau cổ bên trái là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm sao ngay trong bài viết này bạn nhé.Đau cổ bên trái là bệnh gì?Đau cổ bên trái là tình trạng đau thoáng qua, âm ỉ hoặc dữ dỗi, cũng có khi kéo dài ở vùng cổ bên trái. Cơn đau có thể do thói quen sinh hoạt hoặc các bệnh lý khác gây ra. Vì vậy bạn cần cẩn trọng khi xuất hiện triệu chứng này nhé.Tình trạng đau cổ bên trái là bệnh gì?Các triệu chứng đi kèm khi đau cổ bên tráiMột số triệu chứng đi kèm với các cơn đau cổ bên trái người bệnh có thể dễ dàng nhận biết đó là:Cảm giác đau nhức âm ỉ, đau dữ dội khi vận động mạnh hoặc giữ nguyên cổ ở một tư thế trong khoảng thời gian dài.Người có cảm giác mệt mỏi, đau nhức ở đầu, đôi khi chóng mặt và hoa mắt.Các khớp cổ bị cứng, khó khăn trong việc vận động cổ.Các cơn đau cổ bên trái có thể lan dọc theo dây thần kinh từ bả vai xuống cánh tay và các ngón tay.Bị đau cổ bên trái còn gây rối loạn giấc ngủ, thậm chí tình trạng này còn có thể kéo dài.Nguyên nhân chính gây ra tình trạng đau cổ bên tráiBên cạnh lý do tuổi tác gây ra đau cổ bên trái. Tình trạng này còn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như:Do căng cơĐây có thể coi là nguyên nhân phổ biến dẫn tới việc đau cổ bên trái. Căng cơ xảy ra khi bạn hoạt động quá nhiều, tập thể dục sai tư thế hoặc bị stress, áp lực, căng thẳng kéo dài.Căng cơ dẫn đến đau cổ vai gáy bên tráiDo đặc thù công việcĐối với các chị em công sở hay các anh có ngành nghề đặc thù như lái xe, sử dụng máy tính nhiều, ít vận động… thì việc đau cổ bên trái không quá hiếm gặp. Khi lặp đi lặp lại các hoạt động này có thể khiến cho vùng cổ bên trái quá tải gây đau nhức.Chấn thươngĐối với những người có chấn thương ở vùng cổ sẽ rất hay bị đau cổ bên trái, nhất là khi thời tiết thay đổi cơn đau lại càng rõ ràng hơn. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổTheo số liệu thống kê, có tới 60% số người bị đau cổ bên trái là do thoát vị đĩa đệm. Khi bao xơ đĩa đệm bị nứt, các nhân nhầy thoát ra bên ngoài sẽ chèn ép đè nén vào rễ thần kinh, ống sống, màng tuỷ dẫn đến các cơn đau cổ bên trái phía trước dữ dội.Viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp khiến màng hoạt dịch và sụn khớp bị tổn thương gây đau nhức cổ bên trái, lan cả sang vai gáy và cánh tay.Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến tổn thương ở màng hoạt dịch và sụn khớp gây ra đau cổ bên trái dưới tai rồi dần dần sẽ lan cả sang cả vai gáy và cánh tay.Thoái hóa cột sống cổThoái hoá đốt sống cổ thường xảy ra khi đĩa đệm ở cột sống cổ xẹp dần, dây chằng bị xơ cứng khiến cho vùng cổ bị tổn thương, từ đó có thể gây ra các cơn đau cổ bên trái dưới cằm. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và người trung niên.Thoái hoá cột sống thường xảy ra ở người lớn tuổiLoãng xươngXương bị thiếu canxi dẫn đến phần xốp tăng lên dẫn đến xương bị yếu, dễ bị tổn thương. Do đó, những người già sẽ dễ bị loãng xương và đau cổ bên trái thường xuyên.Loãng xương thường xảy ra khi xương bị thiếu canxi và phần xốp tăng lên dẫn đến xương bị yếu và dễ tổn thương. Vì vậy, những người già thường dễ bị loãng xương và đau cổ thường xuyên.Gai xươngGai xương được hình thành trên đốt sống cổ làm chèn ép tuỷ sống và các dây thần kinh xung quanh gây ra đau cổ bên trái, đặc biệt sẽ đau nặng hơn khi quay cổ về bên trái.Bệnh phổi hoặc cơ hoànhDây thần kinh tác động chạy từ đốt sống cổ sang phổi và cơ hoành. Do vậy, những cơn đau nhức ở cổ bên trái có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc phải bệnh phổi hoặc cơ hoành.U cột sốngKhối u lành tính hay ác tính có thể xuất hiện ở bên cổ trái, gây chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức, tê bì ở vùng cổ trái, thậm chí là làm các yếu chi trên bên trái.Đau cổ bên trái có gây nguy hiểm hay không?Đau cổ bên trái nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp và gây nguy hiểm. Các biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:Người bệnh bị ù tai, rối loạn tiền đình.Chân tay bị tê bì khó chịu và mất cảm giác.Nguy hiểm hơn là có thể gây liệt nửa người hoặc tàn phế.Chính vì đó, nếu các cơn đau ở cổ bên trái xuất hiện thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.Đau cổ bên trái khi nào thì cần cần gặp bác sĩ?Đau cổ bên trái khi kéo dài liên tục sẽ rất nguy hiểm, do đó khi xảy ra trường hợp nào dưới đây, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:Đau cổ bên trái dữ dội, người bệnh không thể chịu đựng được cơn đau.Vùng cổ đau nhức nặng sau khi chấn thương hoặc tai nạn.Các cơn đau nhức không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà.Bị đau nhức khi quay cổ sang trái.Cổ và vai bị tê bì, thậm chí lan xuống cánh tay và ngón tay.Khi nào đau cổ bên trái nên đi khám và điều trị?Các phương pháp chẩn đoán đau cổ bên tráiĐể có thể chẩn đoán chính xác những nguyên nhân gây ra tình trạng đau cổ bên trái, bạn cần đến các cơ sở y tế hoặc những bác sĩ có tay nghề để được thăm khám và điều trị đúng lúc. Một số phương pháp chẩn đoán đau cổ bên trái có thể kể đến như:Kiểm tra về mức độ vận động của cổ.Các bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang cổ, MRI, CT hoặc điện cơ và xét nghiệm máu.Sau khi thực hiện xong các phương pháp thăm khám cổ bên trái bên trên, bác sĩ sẽ giới thiệu cho bạn một số biện pháp điều trị triệu chứng đau cổ bên trái. Tuỳ vào từng nguyên nhân gây bệnh hay tình trạng bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn biện pháp điều trị phù hợp. Nếu là do thói quen sinh hoạt hay đặc thù của công việc thì bạn sẽ tự mình phải điều chỉnh lại. Ngược lại, nếu do bệnh lý thì các bác sẽ có thể tùy thuộc vào những tình trạng cụ thể mà mỗi người gặp phải để đưa ra phác đồ điều trị khác nhau.Vậy bị đau cổ bên trái phải làm sao? Biện pháp hỗ trợ điều trị đau cổ bên trái như thế nào? Bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị mà chúng tôi chia sẻ ở phần tiếp theo nhé.Những biện pháp hỗ trợ điều trị tình trạng đau cổ bên tráiNẹp đai cố định vùng cổ bên tráiTrong trường hợp đau cổ bên trái do chấn thương hay một số nguyên nhân khác gây ra, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải nẹp cố định phần cổ bên trái bằng dụng cụ chuyên dụng. Cách làm này sẽ giúp hạn chế được các vận động cổ của bạn, đồng thời tránh làm tình trạng đau nhức trở nên trầm trọng hơn.Nẹp đai cố định giúp giảm các hoạt động của cổChườm nóng hoặc chườm lạnh giúp giảm đauPhương pháp chườm lạnh sẽ được sử dụng trong trường hợp vùng cổ bên trái của bạn bị chấn thương không có vết thương hở. Bạn có thể chườm túi đá lên phần cổ bên trái khoảng  3 - 5 ngày đầu, ngay sau đó là chườm khăn nóng hoặc tắm nước nóng để giảm sưng đau. Phương pháp này sẽ có thể hỗ trợ cơn đau của bạn thuyên giảm, dễ chịu hơn đấy.Phương pháp chườm nóng quanh vùng cổ giúp giảm đauChâm cứuPhương pháp này sẽ tác động trực tiếp vào các huyệt đạo trên vùng cổ bên trái của bạn, nó có thể hỗ trợ làm giảm đau nhức, máu được lưu thông và giãn cơ tốt hơn. Đồng thời, áp dụng phương pháp này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều.Sử dụng thuốc tân dượcĐể hỗ trợ cho tình trạng đau cổ bên trái, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc có thể điều trị được các bác sĩ khuyên dùng như:Thuốc gây tê cục bộ hoặc có thể tiêm corticosteroid.Thuốc chống động kinh pregabalin, gabapentin.Thuốc chống trầm cảm amitriptylin.Thuốc giảm đau paracetamol, aspirin, acetaminophen.Thuốc giãn cơ diazepam, mydocalm...Các bài thuốc dân gianGiai đoạn đầu của tình trạng đau cổ bên trái được xem là giai đoạn nhẹ nhất, vì thế người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như sau:Sử dụng ngải cứu và muối chườm: Cách làm khá đơn giản, bạn rửa sạch ngải cứu rồi đem sao nóng với vài hạt muối, cho vào khăn và chườm lên vùng bị đau cổ bên trái trong khoảng 15 phút.Sử dụng ngải cứu kết hợp với muối để giảm cơn đauSử dụng hỗn hợp nước ngải cứu kèm mật ong: Bạn rửa sạch khoảng 400g ngải cứu rồi đem lọc lấy nước cốt. Tiếp theo, bạn trộn cùng với 2 thìa cà phê mật ong, khuấy đều rồi uống.Sử dụng cây đau xương để đắp: Bạn lấy một lượng vừa đủ cây đau xương rồi đem rửa sạch, giã nhỏ. Kế tiếp, bạn trộn cây đau xương vừa giã với rượu trắng rồi đắp lên vùng cổ bên trái bị đau nhức trong khoảng 15 phút.Áp dụng vật lý trị liệuTrường hợp đau cổ bên trái của bạn vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể thử những áp dụng phương pháp vật lý trị liệu. Đối với phương pháp vật lý trị liệu không xâm lấn này, các bác sĩ có thể xây dựng phác đồ sao cho phù hợp với từng mức độ bệnh. Một số biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng như sóng xung kích shockwave, laser trị liệu...Phương pháp phẫu thuậtPhẫu thuật được xem là biện pháp cuối cùng khi áp dụng các cách điều trị khác mà không có kết quả. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ nên thực hiện khi có cơn đau trầm trọng, người bệnh khó khăn trong việc vận động hoặc có khả năng xảy ra những biến chứng cao.Cách phòng ngừa đau vùng cổ bên trái hiệu quảNhững biện pháp phòng ngừa đau cổ bên trái được các bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyến khích như sau:Làm việc nên ngồi đúng tư thế, đồng thời điều chỉnh độ cao của ghế sao cho phù hợp với bàn làm việc.Khi làm việc, bạn cần giữ đầu luôn thẳng, thả lỏng hai vai và hai tay.Không nên vặn, lắc hay bẻ cục cổ bởi nó có thể làm hại cho xương khớp.Tuyệt đối không gối đầu quá cao, bạn nên nằm ngửa và dùng đệm cứng để tránh tình trạng bị đau cổ bên trái sau khi ngủ dậy.Hạn chế đeo túi lệch sang một bên vai.Không nghiêng đầu để kẹp nghe điện thoại, thay vào đó, bạn có thể dùng tai nghe hoặc loa ngoài.Tăng cường tập luyện thể thao đều đặn mỗi ngày.Không làm việc quá lâu, nên vận động nhẹ nhàng mỗi 60 phút/lần.Bổ sung đầy đủ các vi - chất cho cơ thể mỗi ngày.Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã phần nào giúp bạn nắm rõ hơn về tình trạng đau cổ bên trái rồi. Nếu bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì hãy để lại bình luận phía dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp sớm nhất.Xem thêm:Các khớp xương kêu răng rắc - Cẩn thận mắc bệnh xương khớpTop 8 miếng dán giảm đau vai gáy tốt nhất hiện nayĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG ĐẦU GỐIĐau cổ bên phải là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnhCách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay

Các khớp xương kêu răng rắc - Cẩn thận mắc bệnh xương khớp

Trong quá trình sinh hoạt và hoạt động hằng ngày, đôi khi chúng ta thường vận động quá mức hoặc sai tư thế khiến các khớp đau nhức và bắt đầu có nhiều tiếng kêu răng rắc. Thông thường xương kêu rắc rắc phổ biến ở người cao tuổi và không quá là nghiêm trọng. Vậy khi triệu chứng này liên tục xảy ra thì phải chăng đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp nào đó mà chúng ta không biết. Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.Tìm hiểu về tình trạng khớp kêu răng rắc Xương kêu rắc rắc là bệnh gì?Khớp xương là một khớp có cấu trúc phức tạp và đa dạng, có nhiệm vụ nâng đỡ và hỗ trợ sự chuyển động linh hoạt của cơ thể. Khớp xương có 3 loại chính gồm khớp động, khớp bất động và khớp bán động. Trong đó, khớp động còn biết tới với tên gọi là khớp hoạt dịch - khớp duy nhất gây ra tiếng kêu rắc rắc. Bao gồm các khớp như khớp vai, khớp gối, khớp ngón tay,...Xương khớp kêu rắc rắc là hiện tượng các thành phần của khớp xuất hiện nhiều vấn đề bất thường khiến túi dịch trong khớp bị kéo căng đột ngột cùng với việc bao hoạt hoạt bị giảm, không đủ bôi trơn dẫn tới các khớp tay chân kêu răng rắc. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu gây nên tình trạng này là tuổi tác và chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng.Hình ảnh xương kêu răng rắcThông thường, các khớp kêu răng rắc không kèm theo biểu hiện sưng đau hay khiến người bệnh khó khăn trong đi lại gì cả. Mà đây là một chuyện bình thường ở huyện và không cần lo ngại. Tuy nhiên, nếu chân kêu rắc rắc kèm theo đau nhức, khó di chuyển thì có thể là biểu hiện của bệnh lý xương khớp đáng báo động. Lúc này, cần phải tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp. Nguyên nhân khiến xương kêu rắc rắcChắc hẳn có rất nhiều người bệnh đang thắc mắc về nguyên nhân khiến các khớp xương kêu răng rắc. Thực tế nguyên nhân dẫn tới tình trạng này còn tùy vào nhóm đối tượng nữa.Đối với người lớnNgười lớn và người cao tuổi gặp tình trạng xương tay chân kêu rắc rắc do các nguyên nhân phổ biến sau:Thoái hóa khớpThoái hóa khớp là quá trình lão hóa tự nhiên, gây ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp.Thoái hóa khiến phần sụn bị tổn thương và bào mòn theo thời gian, làm hình thành các gai xương, kết quả là khớp chân kêu rắc rắc khi vận động.Thoái hóa khớp là nguyên nhân phổ biến khiến khớp kêuDo thiếu dịch khớpDịch khớp hay còn gọi là dịch nhầy, là loại chất có tác dụng bôi trơn khu vực các đầu xương, sụn. Và có chức năng giảm ma sát, duy trì sự linh hoạt của khớp khi chuyển động. Lượng dịch tiết ra không đủ để bôi trơn sẽ khiến cơ thể bị hạn chế hoạt động và gây ra nhiều âm thanh lục cục, khớp chân kêu răng rắc. Nguyên nhân dẫn đến thiếu dịch khớp thường là: sự lão hóa ở người cao tuổi, mắc bệnh về xương khớp, thừa cân, béo phì,...Sụn khớp bị hư tổnSụn khớp là lớp đệm bọc xung quanh đầu xương. Tác dụng của lớp sụn là góp phần bảo vệ xương tránh khỏi những tác động từ bên ngoài. Khi phần sụn bị tổn thương khiến hai đầu xương khớp tiếp xúc trực tiếp với nhau từ đó phát ra tiếng kêu. Tình trạng này thường gặp nhất khi người bệnh bị thoái hóa khớp.Do viêm gânGân là bộ phận có vai trò làm cầu nối giữa các cơ với xương. Khi chiếc cầu nối này bị viêm sẽ dẫn đến việc cọ xát với xương. Làm xuất hiện các cơn đau nhức, kèm theo những tiếng kêu răng rắc được phát ra tại các khớp xương.Tiếng kêu vô hạiCác tiếng kêu này do túi chứa dịch bên trong khớp bị kéo căng một cách đột ngột dẫn đến hiện tượng phát ra âm thanh. Những âm thanh này thường sẽ không kèm theo biểu hiện đau hay sưng đỏ, không khiến người bệnh cảm thấy khó chịu thì vô hại.Hội chứng xương bánh chèCơn đau âm ỉ phía sau xương bánh chè có thể cho thấy có một chấn thương tiềm ẩn hoặc do cơ thể hoạt động quá mức. Do đó, khi cử động, thường có âm thanh răng rắc kèm với cơn đau.Hội chứng xương bánh chè có thể khiến khớp kêuĐối với trẻ emNhiều bé khi ngủ hoặc trở mình, hay là lúc vận động vui chơi thường có tiếng kêu rắc rắc ở tay hoặc chân khiến nhiều phụ huynh rất lo lắng. Tuy nhiên bố mẹ không cần quá hoang mang bởi tình trạng này là hoàn toàn bình thường.Nguyên nhân thực chất là bé còn quá nhỏ, hệ thống xương khớp chưa được phát triển toàn diện và còn khá lỏng lẻo. Đó là lý do tại sao xương kêu răng rắc ở trẻ, đặc biệt khớp lưng và gối là khớp thường gây ra âm thanh nhiều nhất. Tuy không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nếu xương khớp kêu răng rắc thường xuyên thì cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ.Phục hồi tình trạng xương kêu rắc rắc hiệu quảÂm thanh rắc rắc, lạo xạo tại các khớp xương không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, công việc mà còn khiến người bệnh cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Do để phục hồi cũng như phòng tránh tình trạng này một cách hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sauTập thể dục thể thaoVận động tập luyện thể dục thể thao thường xuyên và đúng cách có thể giúp cho xương khớp chắc khỏe, dẻo dai và hạn chế được các bệnh liên quan tới xương khớp. Những bài tập nhẹ nhàng và đa dạng tùy theo sở thích như aerobic, chạy bộ, đi xe đạp,...Tuy nhiên cần tránh những bài tập quá sức và khi có dấu hiệu đau sưng thì nên ưu tiên bộ môn bơi lội do trong môi trường nước, khớp sẽ ít bị ảnh hưởng bởi trọng lực.Ăn uống lành mạnh khoa họcNên xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh và khoa học để ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dịch khớp. Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D, B, K omega 3 và acid folic như tôm, cua, rau xanh, trái cây,...vào khẩu phần ăn.Nên ăn uống một cách khoa học và lành mạnhDuy trì cân nặng Thừa cân béo phì có thể gây áp lực lên xương khớp , do đó nếu cân nặng đang vượt mức bình thường thì nên có chế độ ăn hợp lý và siêng tập thể dục để hạn chế lượng mỡ thừa. Đồng thời ngăn ngừa thoái hóa khớp. Chế độ sinh hoạt hợp lýNên nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức để cơ thể được tái tạo năng lượng. Vận động quá sức, liên tục một thời gian dài sẽ khiến khớp và các mô bị tổn thương.Bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho xương khớpNgoài thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt, người bệnh nên bổ sung thực phẩm chức năng, điển hình như Khương Thảo Đan Gold để có thể cung cấp cho xương khớp nhiều dưỡng chất tốt hơn, giúp nuôi dưỡng sụn khớp và bổ sung dịch khớp. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp người đọc có thêm thông tin về tình trạng xương kêu rắc rắc cũng như biện pháp khắc phục tình trạng hiệu quả. Khi thấy khớp kêu liên tục kèm theo triệu chứng đau sưng và viêm thì cần phải tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị cụ thể nhé.Xem thêm:Top 8 miếng dán giảm đau vai gáy tốt nhất hiện nayĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG ĐẦU GỐIĐau cổ bên phải là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnhCách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngayCây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?

Top 8 miếng dán giảm đau vai gáy tốt nhất hiện nay

Dùng miếng dán giảm đau là một phương pháp giúp cải thiện cơn đau vai gáy an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng cao dán giảm đau tùy tiện và không đúng loại sẽ khiến cơn đau xuất hiện nhiều và trầm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê ra một số loại cao dán xương khớp thường được sử dụng cho bệnh nhân đau vai gáy cũng như cách sử dụng chúng sao cho đúng. Đừng bỏ lỡ nhé.Top 8 miếng dán giúp giảm đau vai gáy hiệu quảMiếng dán giảm đau mang lại tác dụng gì?Cao dán giảm đau là một miếng dán nhỏ, gồm lớp keo dính có chứa hoạt chất gây tê và giảm đau vai gáy tại chỗ. Các thành phần hoạt chất thường có trong các miếng dán cổ vai gáy bao gồm các loại thuốc chống viêm như NSAIDS, opioid, Capsaicin, Lidocaine và nhiều loại khác. Những hoạt chất này có thể điều trị cơn đau với cường độ khác nhau từ nhẹ, trung bình đến nặng. Cao dán có tác dụng giảm các cơn đau nhứcNhiều nghiên cứu đã cho thấy cao dán xương khớp có hiệu quả trong điều trị đau cơ, đau cổ và thậm chí là giảm đau khớp. Tuy nhiên, khả năng giảm đau của miếng dán da phụ thuộc vào hoạt chất và liều lượng của chúng. Khi sử dụng sản phẩm để dán vào vị trí bị đau nhức, hoạt chất sẽ được khuếch tán và thẩm thấu vào sâu bên trong các mô, từ đó tăng cường lưu thông máu tại vùng vai gáy, giúp thư giãn dây thần kinh và giảm đau hiệu quả. Sử dụng miếng dán đau vai gáy giúp giảm đau tại chỗ và ít gây ra tác dụng phụ nên được nhiều người lựa chọn để thay thế thuốc giảm đau đường uống. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có nhiều ưu điểm khác như:Tiện lợi: Miếng cao dán được thiết kế dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông có thích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang theo bên mình và sử dụng bất cứ khi nào bạn cần. Cách sử dụng miếng dán cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần bóc lớp dính ở miếng dán rồi dán vào vị trí vai gáy bị đau nhức là được.Tác dụng kéo dài: Thông thường, một miếng dán có thể đem lại hiệu quả giảm đau vai gáy trong vòng 8 tiếng đồng hồ.Độ bám dính tốt: Bạn có thể yên tâm rằng cao dán đau vai gáy vì sẽ không bị bong ra trong quá trình vận động, tập luyện thể thao,...Không gây dị ứng: Hiện nay, các loại cao dán đau vai gáy được thiết kế rất khoa học sao cho vẫn đảm bảo độ dính chắc vào da mà không gây cảm giác khó chịu, ngứa hay bí bách cho người dùng.Đau vai gáy dán cao nóng hay lạnh?Việc sử dụng cao dán nóng hay cao lạnh sẽ đem đến những tác động khác nhau tới cơ thể của bạn. Với cao nóng, nhiệt độ cao tốt cho việc kích thích tuần hoàn máu tại vùng vai gáy bị tổn thương, từ đó vị trí này được thả lỏng và thư giãn, các triệu chứng đau nhức được cải thiện đáng kể. Trong khi đó, cao dán lạnh có tác dụng ngăn ngừa tình trạng sưng và viêm hiệu quả.Nên sử dụng cao dán đau vai gáy nóng khi:Trật khớp, sai khớp vai gáy.Bong gân, cơ gân bị căng cứng lại.Tình trạng đau nhức, tê bì vùng vai gáy mạn tính.Nên sử dụng cao dán lạnh khi:Gặp chấn thương vùng vai gáy do lao động nặng, luyện tập quá sức,...Có dấu hiệu sưng nóng vùng vai gáy do biểu hiện của bệnh gout.Bong gân vùng vai gáy, sưng tấy tại vị trí bị bong gân.Kết luận: Do đó đau cổ vai gáy dán cao nóng hay lạnh còn phụ thuộc vào tình trạng, nguyên nhân triệu chứng đang gặp phải, nên hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng.8 loại miếng dán giảm đau vai gáy hiệu quảDưới đây là thông tin chi tiết về một số miếng dán đau cổ vai gáy an toàn và hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo.1. Miếng dán Salonpas của Việt NamMiếng dán Salonpas là sản phẩm do công ty TNHH Dược Phẩm Hisamitsu Việt Nam sản xuất dựa trên công nghệ được nhượng quyền từ Nhật Bản. Đây là loại cao dán giảm đau quen thuộc với nhiều bệnh nhân xương khớp, bao gồm cả bệnh nhân bị đau mỏi vai gáy.Thành phần chính: Menthol, Vitamin E, Methyl salicylate, Acid acrylic,...Miếng dán Salonpas của Việt NamCông dụng:Giảm đau tức thì tại vị trí vai gáy tổn thương.Sát khuẩn, chống viêm hiệu quả.Hỗ trợ lưu thông máu.Làm mát da, từ đó đem lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người bệnh.Thành phần Vitamin E trong sản phẩm giúp bảo vệ da trong suốt quá trình sử dụng.Cách dùng: Rửa sạch và lau khô vùng vai gáy bị đau nhức.Tách miếng dán ra khỏi phim và dán vào vị trí đau.Sau 8 tiếng thì gỡ bỏ miếng dán.Lưu ý: Không tái sử dụng sản phẩm này.Giá bán: Miếng dán giảm đau vai gáy Salonpas của Việt Nam có mức giá khoảng 14.000 - 17.000/1 hộp 12 miếng.2. Miếng dán ThermaCare của MỹThermaCare là miếng dán có tác dụng giảm đau vai gáy hiệu quả thông qua cơ chế tác động nhiệt lên vị trí bị tổn thương, từ đó giúp tăng cường lưu thông máu, các cơ được thư giãn và đẩy lùi triệu chứng đau nhức.Miếng dán ThermaCare của MỹThành phần chính: Than hoạt tính, bột sắt, NaCl, Natri thiosulfate,...Công dụng:Giảm đau vai gáy và đau lưng, đồng thời cải thiện tình trạng cứng cổ và nhức mỏi xương khớp.Tăng cường lưu thông máu và kháng viêm hiệu quả.Không gây kích ứng cho da nên phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.Cách dùng:Rửa sạch và lau khô vị trí vai gáy bị đau nhức.Bóc miếng cao dán đau vai gáy khỏi tấm phim sau đó dán vào vị trí đau nhức.Sau 8 giờ sử dụng, bạn hãy nhẹ nhàng gỡ miếng dán khỏi da.Giá bán: Miếng dán mỏi cổ ThermaCare của Mỹ trên thị trường hiện nay có giá khoảng 340.000 đồng/1 hộp.3. Miếng dán Harikkusu của NhậtĐây là miếng dán được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản với công dụng giảm đau và kháng viêm hiệu quả, từ đó giúp người bệnh kiểm soát tốt tình trạng đau vai gáy.Miếng dán Harikkusu của NhậtThành phần chính: Menthol, Vitamin E, Titan oxit, Polybutene,...Công dụng:Hỗ trợ lưu thông khí huyết.Giảm thiểu cơn đau mỏi vai gáy tức thì.Chống hiện tượng đông máu gây tắc mạch.Cách dùng:Làm sạch và lau khô vùng vai gáy bị đau nhức.Lấy miếng dán ra khỏi túi bọc và dán nhẹ nhàng lên vai gáy.Sau 8 tiếng, bạn cần gỡ bỏ miếng dán khỏi da.Giá bán: Miếng dán giảm đau vai gáy Harikkusu có mức giá dao động khoảng 370.000/hộp.4. Miếng dán Hisamitsu 5.0 của NhậtNếu bạn có hiện tượng bầm tím ở vùng vai gáy, miếng dán Hisamitsu của Nhật có thể cải thiện hiệu quả tình trạng này với các thành phần chính bao gồm: Methyl Salicylate, Vitamin E, Titan dioxyd,...Miếng dán Hisamitsu 5.0 của NhậtCông dụng:Giảm hiện tượng bầm tím, bong gân vai gáy.Bổ sung nhiệt giúp lưu thông khí huyết, đồng thời giúp cho các cơ vùng vai gáy được thư giãn.Hiệu quả giảm đau kéo dài trong 8 tiếng.Cách dùng:Rửa sạch và lau khô vùng vai gáy cần dán.Gỡ miếng dán Hisamitsu và dán vào vùng vai gáy bị tổn thương.Lưu ý: Không dùng sản phẩm cho vết thương hở, vùng da bị trầy xước.Giá bán: Miếng dán giảm đau vai gáy Hisamitsu có mức giá khoảng 300.000 đồng/1 hộp 14 miếng.5. Miếng dán Hồng sâm của Hàn QuốcCao dán Hàn Quốc loại nào tốt thì chắc chắn phải kể tới miếng dán Hồng sâm. Bên cạnh các dòng sản phẩm cao dán đau vai gáy của Mỹ và Nhật Bản, miếng dán của Hàn Quốc cũng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi hiệu quả giảm đau tốt và giá cả hợp lý.Miếng dán Hồng Sâm của Hàn QuốcThành phần chính: Dịch chiết hồng sâm 6 năm tuổi, L - menthol, Glycol salicylate,...Công dụng:Giảm đau mỏi cơ, vai gáy hiệu quả và nhanh chóng.Kiểm soát tốt các triệu chứng sưng viêm tại vùng vai gáy bị tổn thương.Tăng cường lưu thông máu, đồng thời làm giảm triệu chứng bầm tím.Hiệu quả giảm đau kéo dài 8 tiếng đồng hồ.Cách dùng:Rửa sạch vùng vai gáy cần dán và lau khô.Xoa bóp nhẹ nhàng vai gáy khoảng 2 - 3 phút trước khi dán.Bóc miếng dán và dán vào vị trí vai gáy bị đau nhức.Giá bán: Miếng dán Hồng sâm của Hàn Quốc có giá khoảng 42.000 đồng/20 miếng.6. Miếng dán Ngải cứu của Trung QuốcMiếng dán Ngải cứu vai gáy có tốt không là mối quan tâm của nhiều người. Đây là miếng dán đau vai gáy của trung quốc với thành phần chính đều là những thảo dược thiên nhiên như ngải cứu, bạc hà, quế,... Đây đều là những thành phần có công dụng hiệu quả trong việc giảm đau và tiêu viêm. Đặc biệt, sản phẩm phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.Miếng dán Ngải Cứu của Trung QuốcCông dụng:Giảm nhanh triệu chứng đau mỏi vai gáy.Cải thiện vết bầm tím hiệu quả.Làm giãn mạch, từ đó cải thiện tình trạng co cứng cơ.Cách dùng:Làm sạch và lau khô vị trí vai gáy cần dán.Bóc và dán miếng dán Ngải cứu lên vai gáy.Giá bán: Miếng dán Ngải cứu có giá thành tương đối rẻ, chỉ với 29.000/1 hộp 12 miếng.7. Miếng dán con cọp của Trung QuốcNhiều người thắc mắc miếng dán con cọp có tốt không thì chắc chắn là có nhé. Miếng dán con cọp hay còn gọi là cao tráng cốt chỉ thống xạ hương là một loại cao dán đau vai gáy lâu đời có công dụng giảm đau nhức vai gáy, đau do viêm khớp hay bong gân hiệu quả. Miếng dán còn mấy loại thì hiện nay thường dùng loại 5 chữ hoặc 7 chữ.Miếng dán con cọp của Trung QuốcThành phần chính: Xạ hương.Vậy miếng dán con cọp có tác dụng gì? Chúng mang tới hiệu quả: Giảm đau nhức vai gáy.Tăng cường tuần hoàn máu.Cách dùng: Làm sạch và lau khô vùng vai gáy cần dán.Bóc miếng dán và dán trực tiếp lên vị trí đau. Lưu ý: Miếng dán con cọp dán bao lâu thì thay mới. Thực tế nên thay sau 8 giờ và không dán liên tục trong 7 ngày.Giá bán: Miếng dán con cọp của Trung Quốc có giá thành khoảng 13.000/1 gói 4 miếng.8. Miếng dán thảo dược Ecosip TatraEcosip Tatra là một loại cao dán đau vai gáy có thành phần từ các loại thảo dược như: thăng ma, thược dược, dành dành, đại hoàng, dành dành,… kết hợp cùng kẽm oxyd, menthol và methyl salicylate.Miếng dán thảo dược Ecosip TatraCông dụng:Giảm các chứng đau lưng, đau mỏi vai gáy, đau do bong gân, đau mỏi cơ.Giảm đau dây thần kinh, vết bầm tím.Thành phần từ thiên nhiên nên khá an toàn, kể cả cho người có làn da nhạy cảm.Cách dùng:Trước khi dùng miếng dán giảm đau, nên làm sạch và lau khô vùng da cần điều trị.Cắt nhỏ miếng dán khi cần thiết. Tháo màng phim và dán trực tiếp lên bộ phận bị đauTùy vào mức độ đau mà nên sử dụng cao dán giảm đau từ 1-3 lần mỗi ngày. Giá bán: Miếng dán thảo dược Ecosip Tatra có giá 9.500đ/góiLưu ý: Không nên sử dụng một miếng dán quá 8 tiếng và không dán liên tục 7 ngày. Không dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ dưới 2 tuổi.Mặc dù là “vị cứu tinh’’ của bệnh nhân đau vai gáy nhưng các loại cao dán giảm đau này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Vì vậy, để điều trị dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám xác định rõ nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Lưu ý khi sử dụng cao dán đau vai gáyĐể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, cần lưu ý một số điều sau:Nên tìm mua cao dán ở cơ sở y tế đáng tin cậy.Mỗi miếng cao dán chỉ được sử dụng một lần duy nhất. Nếu tái sử dụng, các thành phần trong cao dán có thể đã bị biến đổi, từ đó gây hại cho da.Nên sử dụng cao dán đau vai gáy không quá 3 lần/ngày và không quá 7 ngày.Không sử dụng miếng dán để dán vào vị trí vai gáy bị trầy xước hoặc có vết thương hở.Không sử dụng kết hợp miếng dán giảm đau vai gáy với thuốc đặc trị dạng bôi.Nên kiểm tra kỹ hạn sử dụng của miếng dán trước khi dán lên vị trí vai gáy bị tổn thương.Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cao dán giảm đau vai gáy để tránh gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc trẻ sơ sinh.Nếu có hiện tượng mẩn ngứa, nóng rát hay xuất hiện mụn nước ở vị trí dán cao thì cần ngừng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.Khương Thảo Đan - Giải pháp vàng cho bệnh nhân đau vai gáyBên cạnh việc sử dụng miếng dán để giảm đau vai gáy, người bệnh có thể tham khảo sử dụng thêm viên xương khớp Khương Thảo Đan nhằm giúp nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này.Khương Thảo Đan hỗ trợ giảm đau giảm viêm hiệu quảViên xương khớp Khương Thảo Đan là một trong những sản phẩm hiếm hoi trên thị trường đáp ứng đủ bộ ba tam giác khép kín GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO, từ đó giúp kiểm soát tốt tình trạng đau vai gáy. Đặc biệt, sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, do đó người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng trong thời gian dài. Trên thực tế cũng cho thấy, từ khi ra mắt đến nay, sản phẩm chưa nhận được bất cứ phản hồi tiêu cực nào về tác dụng phụ và luôn giữ vững được sự tin tưởng của khách hàng. Vì vậy, đây chính là sản phẩm đem đến sức khỏe xương khớp trọn vẹn cho mọi người.Trên đây là một số thông tin về các loại miếng dán giảm đau giúp giảm đau vai gáy hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần đến bệnh viện để được thăm khác cụ thể nhằm xác định nguyên nhân và tìm được phương pháp điều trị thích hợp. Xem thêm:ĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG ĐẦU GỐIĐau cổ bên phải là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnhCách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngayCây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?Thiếu canxi nên ăn gì - Top 12 thực phẩm cực tốt cho xương khớp

ĐỪNG BỎ QUA: Nếu bạn "tự dưng" bị SƯNG ĐẦU GỐI

Đầu gối là khớp lớn nhất trong cơ thể, cũng là một trong những khớp có cấu trúc phức tạp và dễ bị tổn thương. Trong đó sưng đầu gối là tình trạng phổ biến mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Triệu chứng này có thể tiến triển đột ngột hoặc từ từ, nhẹ hoặc nặng và làm hạn chế khả năng vận động của chân, dẫn tới đi lại rất khó khăn. Vậy khớp gối sưng đau điều trị như thế nào? Nguyên nhân đầu gối tự nhiên bị sưng đau là do đâu? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.Tìm hiểu về tình trạng sưng đau đầu gốiSưng đầu gối là bệnh gì?Sưng ở đầu gối là tình trạng khớp gối bị sưng đau, to lên bất thường, đi kèm với đó sẽ là những cơn đau xuất hiện khi di chuyển hoặc khi dùng tay ấn vào. Thực tế, đầu gối có một bao khớp, như cái túi bao quanh toàn bộ khớp. Bao có chứa chất lỏng hoạt dịch giúp nuôi dưỡng và bôi trơn khớp để khớp có thể di chuyển trơn tru (bao hoạt dịch khớp gối). Sưng ở khớp gối xảy ra khi chất lỏng trở dư thừa tích tụ lại bên trong hoặc xung quanh khớp gối, làm tràn dịch khớp gối.Hình ảnh đau và sưng ở khớp gốiBên cạnh đó sưng đau khớp gối do gặp phải chấn thương gây chảy máu khớp, làm xuất hiện các vết bầm có sưng nề, đau, tiến triển nhanh trong vài giờ sau chấn thương. Quan sát bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy vùng da ở xung quanh khớp gối có màu đỏ, tím và sưng lên. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo trước về một ảnh hưởng không nhỏ đối với cơ xương khớp. Dấu hiệu nhận biết sưng đầu gốiThông thường, sưng ở khớp gối có thể tiến triển nhanh, chậm, đầu gối bị sưng nhưng không đau hoặc xảy ra đột ngột mà không bị chấn thương nào hết. Do đó, để giúp người bệnh kịp thời phát hiện, dưới đây là những dấu hiệu điển hình cần chú ý:Xuất hiện sưng, đau khớp gối: Khớp gối sưng to bất thường, ấn tay vào cảm thấy có nước bên trong. Cơn đau tăng lên khi vận động đi lại, chạm tay vào vùng bị sưng cũng thấy đau. Nếu nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc với phần khớp bị sưng hoặc chườm lạnh thì tình trạng sưng đau sẽ giảm bớt.Đầu gối xuất hiện màu: Quan sát bằng mắt thường ta có thể thấy đầu gối chuyển sang màu đỏ hoặc tím khác biệt so với những vùng da còn lại.Cứng khớp, vận động khó khăn: người bệnh khó di chuyển, những động tác đơn giản như gập khớp gối hay duỗi thẳng chân được thực hiện rất khó khăn do khớp bị co cứng.Đầu gối có biểu hiện sưng nhẹ, không đau không gặp phải chấn thương nào. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn.Nguyên nhân gây sưng khớp gốiTình trạng đau sưng đầu gối, tràn dịch khớp gối khiến người bệnh vô cùng khó chịu và gây nhiều đau đớn. Sưng tấy mãn tính hoặc kéo dài có thể dẫn đến tổn thương mô khớp, thoái hóa sụn và làm mềm xương. Do đó việc muốn xác định được nguyên nhân rõ ràng để có thể điều trị các triệu chứng và giảm biến chứng xảy ra cho tương lai là rất quan trọng.Chấn thương đầu gốiChấn thương trong quá trình vận động hoặc chơi thể thao xương, do dây chằng, gân, bao hoạt dịch hoặc sụn khớp có thể gây tổn hại đến cấu trúc khớp hoặc phần mềm quanh khớp khiến khớp bị đau và sưng. Chấn thương nghiêm trọng có thể khiến máu tràn vào khớp gối, dẫn đến sưng, nóng, cứng và bầm tím đáng kể. Chơi thể thao có thể dẫn tới chấn thương ở đầu gốiViêm xương khớp đầu gốiViêm xương khớp khiến khớp gối dần bị hao mòn. Nếu viêm khớp do phải làm việc quá sức hoặc bị va đập thì khớp sẽ bị kích thích và phản ứng bằng cách sản xuất thêm chất lỏng hoạt dịch để cố gắng bảo vệ và tự chữa lành khớp. Điều này dẫn đến đầu gối bị sưng và đau nhiều hơn. Sưng ở đầu gối do viêm xương khớp thường ở mức độ nhẹ đến trung bình. Khi tình trạng sưng tấy nghiêm trọng, nguyên nhân có thể là do một vấn đề khác.Viêm bao hoạt dịch Khi bao hoạt dịch đầu gối bị viêm có thể làm tích tụ chất lỏng dư thừa, gây sưng tấy và tràn dịch khớp gối. Đầu khớp gối sưng tấy nhưng có cảm giác mềm và không đau. Các loại viêm bao hoạt dịch đầu gối phổ biến nhất là viêm bao hoạt dịch trước xương bánh chè và viêm bao hoạt dịch pes anserine.Hình ảnh viêm bao hoạt dịch ở khớp gốiBệnh gútBệnh gút xảy ra khi nồng độ axit uric cao (được tìm thấy tự nhiên trong cơ thể) khiến các tinh thể urat tích tụ trong khớp dẫn đến đau dữ dội, sưng và đỏ.Mặc dù bệnh gút thường xuất hiện ở phần đầu ngón chân cái nhưng nó có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trên toàn cơ thể, bao gồm đầu gối, cổ tay và ngón tay. Nhiễm trùngCó lẽ nguyên nhân nghiêm trọng nhất gây sưng tại đầu gối là nhiễm trùng khớp gối. Khi sự nhiễm trùng xâm nhập vào khớp gối, đầu gối sẽ nhanh chóng trở nên sưng tấy, đỏ và nóng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây sốt và run rẩy.Bên cạnh đó, nhiễm trùng ở những nơi khác trong cơ thể như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc đường hô hấp cũng có thể xâm nhập vào máu và vào khớp.Viêm khớp dạng thấpViêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng tới lớp niêm mạc của khớp, dẫn tới tình trạng đầu gối sưng đau, cứng khớp, nhức và đỏ. Đồng thời, đầu gối có thể có cảm giác “xốp” khi ấn vào.Béo phìKhi trọng lượng cơ thể lớn, khiến sức nặng chèn ép lên khớp gối gây ra áp lực không hề nhỏ. Tình trạng này khiến khớp gối hoạt động kém hiệu quả, nhanh bị bào mòn và bị tổn thương, gây ra hiện tượng sưng, đau khớp.Điều trị sưng đầu gối hiệu quảĐể điều trị đầu gối bị sưng hiệu quả có rất nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên còn phải phụ thuốc vào nguyên nhân bị sưng khớp gối do chấn thương hay do mắc bệnh lý. Vậy sưng đầu gối nên làm gì? Dưới đây là những phương pháp mà người bệnh có thể áp dụngĐiều trị tại nhàPhương pháp này phù hợp đối với những trường hợp bị sưng đau đầu gối do gặp phải chấn thương nhẹ nhằm giảm nhanh các triệu chứng đau, sưng khớp.Nghỉ ngơiNghỉ ngơi sẽ giúp khớp có thời gian được phục hồi và tái tạo lại sụn. Tránh chơi thể thao và các hoạt động khác trong 24 giờ hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải nằm yên một chỗ, bất động mà nên cố gắng uốn cong và duỗi thẳng đầu gối một cách nhẹ nhàng nhiều lần trong ngày để duy trì phạm vi chuyển động.Chườm đáĐây là một phương pháp điều trị dễ dàng và hiệu quả cho tình trạng sưng tấy ở đầu gối. Cách này có thể làm cho các mạch máu gần đó co lại, giảm lưu lượng máu và viêm. Đồng thời làm chậm quá trình sản xuất dịch khớp ở đầu gối. Nên chườm lạnh lên đầu gối không quá 20 phút mỗi lần và nên thực hiện nhiều lần trong ngày.Chườm đá có thể giảm sưng và viêmLưu ý: Không nên chườm đá trực tiếp lên da mà hãy đặt khăn hoặc vật liệu khác giữa túi nước đá và da. Liệu pháp chườm lạnh có thể không phù hợp với những người mắc Hội chứng Raynaud hoặc tổn thương thần kinh.Nẹp đầu gốiNgười bệnh sử dụng băng đàn hồi để quấn, nén khớp bị ảnh hưởng nhằm hạn chế hoặc giảm sưng ở đầu gối.Thông thường nên sử dụng băng rộng từ 7 đến 10cm. Nên nới lỏng hoặc quấn lại băng nếu quá chật (vì có thể làm tăng sưng tấy cũng như tê, ngứa ran, đau nhiều hơn).Nâng cao đầu gốiNâng cao chân bị ảnh hưởng có thể giúp giảm lưu lượng máu đến đầu gối từ đó làm giúp giảm viêm, sưng và khó chịu.Tốt nhất là nên để chân bị ảnh hưởng được nâng cao hơn tim. Sử dụng phương pháp điều trị thay thếNhững phương pháp điều trị thay thế mà người bệnh có thể áp dụng bao gồm châm cứu, các loại kem bôi,… sẽ mang tới tác dụng giảm đau nhức và sưng khớp hiệu quả. Đồng thời nên bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ xương khớp, điển hình như Khương Thảo Đan Gold. Sản phẩm với công dụng hỗ trợ làm trơn, phục hồi sụn khớp, giảm đau và viêm khi bị sưng khớp gối rất là hiệu quả. Khương Thảo Đan Gold hiện nay đang có mặt trên tất cả nhà thuốc ở Việt nam và đã mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh.Ngoài ra, đối với những người mắc bệnh béo phì nên thực hiện giảm cân để làm giảm sức nặng cơ thể lên xương khớp và ngăn ngừa hỗ trợ điều trị sưng đau khớp gối hiệu quả. Đồng thời người bệnh nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường chức năng của khớp và giảm đau hiệu quả.Dùng thuốc không kê đơnMặc dù không phải lúc nào cũng cần thiết nhưng thuốc không kê đơn có thể được sử dụng để giảm sưng đau đầu gối và các cơn đau liên quan.Thuốc NSAID có thể làm giảm cả đau và sưngCác tùy chọn thường được đề xuất bao gồm:Thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAID, bao gồm ibuprofen và naproxen, có thể làm giảm cả đau và sưng.Acetaminophen (Tylenol), sẽ không làm giảm sưng nhưng có thể giảm đau.Thuốc salicylate bôi tại chỗ dùng để bôi trực tiếp lên vùng da trên đầu gối bị ảnh hưởng và có thể làm giảm đau và sưng tấy. Thuốc salicylate bôi tại chỗ cung cấp một lượng nhỏ thuốc chống viêm có tính chất hóa học tương tự như aspirin. Những loại thuốc này thường được khuyên dùng cho chứng đau khớp do viêm khớp. Không sử dụng thuốc bôi trên da bị cắt hoặc nứt hoặc da bị nhiễm trùng hoặc phát ban.Phẫu thuậtPhẫu thuật được xem là biện pháp sau cùng nếu như những phương pháp nêu trên không mang lại hiệu quả. Tùy theo tính chất của tổn thương ở khớp bác sĩ có thể sẽ tư vấn người bệnh sử dụng dạng phẫu thuật nào phù hợp nhất.Kết luận: Cuối cùng người bị sưng khớp gối nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình nhất.Khớp gối là một khớp có vai trò rất quan trọng đối với quá trình vận động của cơ thể, một khi bị sưng đầu gối sẽ không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà việc sinh hoạt hàng ngày cũng gặp phải nhiều khó khăn. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu đau sưng khớp gối cần phải tới bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị.Xem thêm:Đau cổ bên phải là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnhCách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngayCây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?Thiếu canxi nên ăn gì - Top 12 thực phẩm cực tốt cho xương khớpĐau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống

Đau cổ bên phải là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh bệnh

Đau cổ bên phải là triệu chứng thường gặp ở vùng cổ, có thể xảy ra vào thời điểm ngủ dậy hoặc ngồi ở một tư thế quá lâu… gây đau nhức, khó chịu nhưng lại không biết lý do tại sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này ngay trong bài viết này nhé.Đau cổ bên phải là bị gì?Đau cổ bên phải là gì?Đau cổ bên phải la bệnh gì? Đây là tình trạng không ít người gặp phải, đó có thể là bệnh lý thông thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh bảo của một căn bệnh nào đó. Người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng cổ bên tay phải đồng thời có thể đi kèm với nhiều biểu hiện khác.Trong trường hợp bị đau cổ bên phải dưới cằm là do dây thần kinh bị chèn ép bởi mắc phải một số bệnh xương khớp hoặc bị chấn thương vùng cổ, nhất là thoái hoá đốt sống cổ.Theo thống kê, có tới 60% bệnh nhân bị đau cổ bên phải hoặc đau cổ bên trái là do chứng thoát vị đĩa đệm. Đây là tình trạng đĩa đệm khi dịch chuyển bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu khiến các dây thần kinh và mô cơ xung quanh bị chèn ép dẫn đến đau mỏi cổ bên phải. Thậm chí, ở một số bệnh nhân còn xuất hiện các triệu chứng đau cổ bên phải dưới tai, tê bì ở vùng bả vai, cánh tay phải rồi lan xuống các ngón tay.Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ở cổ bên phảiĐau cổ bên phải có thể xuất phát từ thói quen xấu trong sinh hoạt hoặc do các bệnh lý khác gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau cổ bên phải như:Thoái hóa khớp cổThoái hoá khớp cổ là tình trạng khi các khớp và mô mềm xung quanh khớp cổ bị suy giảm chức năng và mất dần đi. Khi tuổi tác càng lớn, việc hoạt động tại đây đều bị biến đổi cấu trúc, mất đi cartilage bảo vệ bề mặt xương, tạo ra sự ma sát và gây cảm giác đau. Bên cạnh đó, quá trình thoái hoá cũng có thể dẫn đến hình thành gai xương (osteoarthritis), khiến các xương gần cổ trở nên dày hơn và chèn ép vào các cơ, dây thần kinh hay mô mềm xung quanh, gây ra hiện tượng đau cổ bên phải.Dịch chuyển đĩa đệm cổĐĩa đệm cổ đóng vai trò quan trọng giữa các xương cổ, tạo ra sự linh hoạt cho cột sống. Khi tuổi tác càng cao, các đĩa đệm này dần bị mất đi độ đàn hồi và bị bào mòn dẫn đến dịch chuyển hoặc thoát vị đĩa đệm. Từ đó, làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở cổ, gây ra đau cổ bên phải và kèm theo các triệu chứng khác như tê, yếu hoặc bị giảm ý thức.Suy giảm cơ và cấu trúc xung quanhViệc cổ hoạt động liên tục có thể dẫn đến suy giảm cơ và mô mềm xung quanh cổ. Các cơ và mô mềm đều phải chịu áp lực và căng thẳng trong suốt quá trình vận động và hỗ trợ cổ. Khi các bộ phận này yếu đi, khả năng hấp thụ xung lực và đàn hồi bị giảm dẫn đến đau cổ bên phải và tạo cảm giác không thoải mái khi sử dụng cổ.Thiếu hụt dầu bôi trơnKhi bạn bị thoái hoá và hao mòn cổ có thể làm thiếu hụt dầu bôi trơn tại khớp cổ. Tác dụng của dầu bôi trơn giúp giảm ma sát giữa các bề mặt xương và giữ cho khớp cổ hoạt động một cách mượt mà, linh hoạt. Khi dầu bôi trơn bị giảm đi, ma sát tăng lên và có thể gây đau cổ bên phải, điển hình là bạn có thể cảm nhận được cổ bị cứng và nhức.Mất ổn định cột sốngTình trạng mất ổn định cột sống thường xảy ra khi người bệnh ngủ không đúng tư thế gây bị đau cổ bên phải sau khi ngủ dậy. Khi cột sống không đúng vị trí sẽ tạo áp lực tác động lên các đĩa đệm, dây thần kinh và các cơ xung quanh. Điều này sẽ gây ra đau và cảm giác không thoải mái.Kéo căng cơ và mô mềmTư thế ngủ không đúng cách có thể kéo căng cơ và mô mềm xung quanh cổ và vai, dẫn đến triệu chứng đau cổ bên phải.Hạn chế tuần hoàn máuMáu không được lưu thông đều khi ngủ sai cách sẽ ảnh hưởng đến việc tuần hoàn ở các khu vực cổ và vai, dẫn tới các cơ và mô mềm không nhận được đủ dưỡng chất và oxy, tạo cảm giác đau và căng thẳng.Bong gân nhẹTình trạng bong gân nhẹ có thể xảy ra khi một cơ hoặc mô mềm nào đó trong khu vực cổ bị căng đến mức vượt quá giới hạn bình thường. Nguyên nhân có thể do tác động vặn, căng thẳng mạnh hoặc vận động không đúng cách.Tuy việc bong gân nhẹ không gây ra chấn thương nghiêm trọng nhưng có thể gây đau nhức và khó chịu. Khi bị bong gân người bệnh có thể bị cảm giác nhức nhối, khó chịu và đau nhẹ, nhất là khi cổ hoạt động hoặc đưa vào tư thế không thoải mái.Rách mô cơRách mô cơ trong khu vực cổ có thể xảy ra do căng thẳng hoặc chấn thương khi cổ bị kéo quá mức hoặc chịu tác động mạnh đột ngột. Rách mô cơ có thể gây ra đau cổ nghiêm trọng tại cục bộ hay diễn ra ở một vùng nhất định, sau đó lan rộng ra toàn bộ khu vực cổ.Tổn thương cơ hoặc mô mềmKhi người bệnh thực hiện một động tác mạnh đột ngột có thể dẫn tới đau cổ bên phải do làm tổn thương các cơ và mô mềm xung quanh cổ.Căng cơ và co thắtCác cơ xung quanh cổ có thể bị căng hoặc co thắt một cách không bình thường do bị căng thẳng, mất cân bằng hoặc khả năng di chuyển bị hạn chế. Điều này nếu xảy ra đột ngột có thể gây ra vẹo cổ cấp tính.Vấn đề đĩa đệmKhi xảy ra đột ngột một vấn đề nào đó liên quan đến đĩa đệm trong khu vực cổ sẽ có thể khiến đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí bình thường hoặc bị nén quá mức làm vẹo cổ gây đau nhức.Ngoài các bệnh lý trên, đau cổ bên phải còn có thể do các nguyên nhân khác như viêm khớp dạng thấp, ung thư, nhiễm trùng… Vì vậy, khi có dấu hiệu đau cổ kèm theo các triệu chứng khác thì bạn không nên coi thường mà hãy đến cơ sở ý tế để thăm khám ngay nhé.Các đối tượng có nguy cơ bị đau cổ bên phảiĐau cổ bên phải có thể xảy ra ở mọi đối tượng như:Những người làm việc trong văn phòng, lái xe hoặc lao động nặng.Các đối tượng bị tác động bên ngoài như bị thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, ung thư vùng cổ…Những người bị dị tật bẩm sinh ở vùng cổ vai gáy thường bị đau do thay đổi thời tiết.Dân văn phòng là một trong những đối tượng bị đau cổ bên phảiBị đau cổ bên phải có nguy hiểm hay không?Nhiều người thường đặt ra câu hỏi đau cổ bên phải là bị gì? Có gây nguy hiểm không? Có thể nói, bị đau cổ bên phải mặc dù gây cho bạn cảm giác khó chịu, mệt mỏi nhưng thường không dẫn đến tình trạng nghiêm trọng và có thể phục hồi sau vài ngày.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì đau vai gáy gây ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, có thể là dấu hiệu dẫn đến các vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khớp, dây thần kinh bị tổn thương… Do đó, nếu tình trạng này kéo dài thì bạn cần đi kiểm tra và điều trị kịp thời.Các cách khắc phục tình trạng bị đau cổ bên phảiChườm ấmGiữ cổ ở nhiệt độ ấm có thể giúp chúng ta thư giãn hoặc làm dịu vùng cơ cổ bị đau bên phải và tăng cường tuần hoàn máu. Vì thế bạn nên chườm ấm ở nhiệt độ vừa phải, nếu quá nóng có thể khiến da bị bỏng, rát. Bạn nên thực hiện mỗi lần chườm khoảng 20 phút và khoảng cách giữa các lần diễn ra là 10 phút. Phương pháp này có thể thực hiện tại nhà và phù hợp với người có tình trạng nuốt nước bọt đau cổ bên phải ở dạng nhẹ.Chườm ấm gáy giúp hỗ trợ chữa đau cổMassage vùng cổCác động tác massage rất phù hợp với những trường hợp đau mỏi vai do thường xuyên làm việc giữ lâu một tư thế ngồi. Thao tác này thực hiện bằng tay có thể tác động lên các cơ vùng cổ giúp lưu thông máu. Từ đó làm xoa dịu các cơn đau cổ bên phải đồng thời mang tới cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn.Massage vai gáy để xoa dịu các cơn đau cổChâm cứuChâm cứu là phương pháp dành cho các tình trạng đau cổ bên phải nặng, giúp giảm đau nhanh chóng và đưa cổ về trạng thái hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khi thực hiện động tác này, bạn cần phải tìm đến những người có kỹ năng chuyên môn cao, tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà.Biện pháp châm cứu cho đối tượng bị đau cổ bên phải nặngCách phòng tránh tình trạng bị đau cổ bên phảiBên cạnh mối bận tâm về các cách phòng tránh bệnh đau cổ vai gáy thì nhiều người cũng muốn tìm hiểu về đau cổ bên phải nằm nghiêng bên nào là tốt nhất. Tất cả điều đó sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây:Thường xuyên tập luyện thể thao để tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể. Bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp với thể trạng và sức khỏe của mình.Nên cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Đặc biệt đối với các bạn văn phòng phải ngồi làm việc lâu, thỉnh thoảng nên đứng dậy hoạt động nhẹ nhàng.Tránh tình trạng sai tư thế khi ngủ, ngồi hoặc đứng. Luôn giữ cho cổ thẳng tự nhiên, không cúi gập người hay quay sang một bên quá lâu. Bạn có thể nằm với tư thế nghiêng một bên .Đặc biệt tư thế nằm nghiêng về bên trái còn mang lại nhiều lợi ích hơn cả.Luôn giữ ấm cho cơ thể đặc biệt ở vùng cổ bởi hầu hết các bệnh lý đau cổ bên phải phía trước hay sau đều do máu lưu thông kém.Có chế độ ăn uống đa dạng và khoa học, cần nạp đủ lượng chất dinh dưỡng. Đặc biệt chú trọng tới canxi. Đây là nguyên nhân có thể xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm, loãng xương hay thoái hoá xương khớp… gây đau cổ bên phải và nhiều triệu chứng khác.Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người đau cổ vai gáyTrên đây là tất cả những thông tin liên quan đến đau cổ bên phải. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh. Nếu có thắc mắc gì hay cần tư vấn thêm bạn vui lòng để lại bình luận phía dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh nhất.Xem thêm:Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngayCây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?Thiếu canxi nên ăn gì - Top 12 thực phẩm cực tốt cho xương khớpĐau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và hướng xử lý

Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngay

Theo PGS. TS Lê Minh Hà, phương pháp chữa đau cổ tay hiện nay rất đa dạng và phong phú. Có nhiều cách chữa tại nhà, không cần dùng thuốc hoặc bệnh nhân có thể lựa chọn đông y, tây y, phẫu thuật, tùy từng tình trạng bệnh. Bài viết sau đây sẽ nói về những cách chữa đau khớp cổ tay phổ biến hiện nay để bạn đọc tham khảo.Lưu ý trước khi chữa đau cổ tayCách chữa hết đau cổ tayĐau cổ tay là một tình trạng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, như:Do một số bệnh lý: Hội chứng ống cổ tay, viêm xương khớp cổ tay, viêm khớp dạng thấp,...Do chấn thương dẫn đến viêm gân, bong gân, tổn thương dây chằng,...Do thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại ở cổ tay: Chơi cầu lông, tennis, đánh golf,...Vì thế, việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó.Thông thường, nếu bạn không bị đau nặng và bạn không có bất kỳ triệu chứng nào khác cho thấy bạn cần chăm sóc y tế, bạn có thể thực hiện một số phương pháp chữa đau khớp cổ tay tại nhà.Tuy nhiên, bạn sẽ cần đến phòng khám nếu:Cơn đau của bạn không trở nên tốt hơn sau khi điều trị tại nhà trong hai tuần;Cơn đau ngày càng trầm trọng;Cơn đau tái phát lại nhiều lần;Đau cổ tay cản trở bạn thực hiện các hoạt động thường ngày;Tay của bạn bị sưng, cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng và những triệu chứng này không tốt hơn sau nửa giờ;Tay của bạn bị đỏ, nóng ấm khi chạm vào;Bạn cảm thấy mệt mỏi, có thể kèm theo sốt;Bạn bị ngứa ran liên tục, tê hoặc yếu ở tay, ngón tay.Bạn cần tới phòng khám ngay lập tức, nếu:Bạn nghĩ rằng mình bị gãy xương;Cảm thấy đau đớn tột cùngBất cứ phần của bàn tay, cổ tay, ngón tay có hình dạng hay màu sắc bất thường;Bị mất cảm giác một phần hoặc toàn bộ tay;Có tiếng lách tách khi bạn bị thương ở tay hoặc cổ tayBạn không thể di chuyển bàn tay, cổ tay hoặc ngón tay của bạn đúng cách.Phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới các cách chữa đau cổ tay phổ biến hiện nay và các phương pháp điều trị cho một số nguyên nhân cụ thể thường gặp.Việc chữa trị đau cổ tay sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ nghiêm trọng của nó (Ảnh minh họa)Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà hiệu quảTránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơnĐể hạn chế các cơn đau, bạn nên tránh các hành động làm cho cơn đau tồi tệ hơn. Đó là bất cứ hoạt động nào có tính chất lặp đi lặp lại, chẳng hạn như: sử dụng tuốc nơ vít, sơn, nâng vật nặng,...Tạm ngừng các hoạt động này sẽ giúp giảm áp lực lên phần cổ tay của bạn và khiến cơn đau được cải thiện.Thuốc giảm đau không kê đơnCó một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để làm giảm các cơn đau khớp cổ tay, chúng có ở nhiều dạng khác nhau, như:Thuốc uống: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (ibuprofen, naproxen natri, aspirin,...)Thuốc bôi: gel Voltaren, gel Salonpas, các loại dầu xoa bóp,...Miếng dán: Salonpas, Harikkusu 55EX, Kowa,...Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn luôn phải đọc các thông tin đi kèm, hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là về liều lượng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.Có một số loại thuốc giảm đau không kê đơn bạn có thể sử dụng để chữa đau khớp cổ tay (Ảnh minh họa)Liệu pháp nóng - lạnhĐể giảm sưng và đau, bạn có thể chườm một túi nước đá lên vùng tay và cổ tay. Chú ý không đặt đá trực tiếp lên da. Bạn có thể chườm 2-3 lần một ngày và chườm tối đa 20 phút mỗi lần.Nếu bạn bị đau và cứng khớp, bạn có thể chườm nóng bằng túi chườm hoặc ngâm tay và cổ tay vào một bát nước ấm. Lưu ý, không chườm nóng nếu bạn có vết thương hở hoặc tay đang bị sưng.Đeo nẹp cổ tay Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay khi phải hoạt động mạnh. Nó cũng hỗ trợ quá trình điều trị sau chấn thương tốt hơn.Bạn có thể mua các loại băng nẹp cổ tay này trên tiki, shopee hay tại các cửa hàng thể thao, hiệu thuốc,...Đeo nẹp cổ tay giúp bảo vệ và hỗ trợ gân, khớp, mô mềm ở cổ tay (Ảnh minh họa)Thực hiện các bài tập chữa đau cổ tayViệc thực hiện các bài tập giúp cho cổ tay của bạn được linh hoạt hơn, hạn chế các cơn đau và phục hồi nhanh hơn. Dưới đây là một số động tác đơn giản giúp chữa đau cổ tay tại nhà mà bạn có thể thực hiện.Lưu ý: Một chút đau đớn và khó chịu trong quá trình tập luyện là điều bình thường. Hãy cứ cố gắng luyện tập thường xuyên, bắt đầu nhẹ nhàng và sau đó tăng dần lên. Nếu bạn cảm thấy đau dữ dội trong và sau khi tập các bài tập này, hãy dừng lại và tới phòng khám gần nhất.Động tác 1. Uốn cong cổ tay lên | 30 giây mỗi bên Uốn cong cổ tay lênDuỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng lên trên;Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn;Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải;Giữ tư thế căng trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 2. Uốn cong cổ tay xuống | 30 giây mỗi bên Uốn cong cổ tay xuốngDuỗi thẳng cánh tay phải về phía trước, lòng bàn tay hướng về phía mặt và các ngón tay hướng xuống dưới;Tay trái ôm phần mu bàn tay phải, giữ các ngón tay thư giãn;Nhẹ nhàng kéo tay trái về phía cơ thể cho đến khi cảm thấy căng ở phía sau cổ tay phải;Giữ tư thế căng trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 3. Kéo ngón tay lên | 30 giây mỗi bênKéo ngón tay lênDuỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng lên trên;Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ;Giữ tư thế trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 3. Kéo ngón tay xuống | 30 giây mỗi bênKéo ngón tay xuốngDuỗi thẳng cánh tay phải, lòng bàn tay hướng ra ngoài, các ngón tay hướng xuống dưới;Tay trái nhẹ nhàng kéo các ngón tay phải về phía cơ thể cho tới khi cảm thấy một lực căng nhẹ;Giữ tư thế trong 30 giây;Lặp lại ở tay còn lại.Động tác 5. Đan tay sau lưng | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Đan tay sau lưngĐưa tay ra phía sau và đan các ngón tay vào nhau;Duỗi thẳng hai cánh tay và nâng lên khỏi cơ thể cho tới khi thấy một lực căng nhẹ;Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thả ra;Lắc cổ tay trong 5 giây;Lặp lại động tác 3 lần.Động tác 6. Tư thế cầu nguyện | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Tư thế cầu nguyệnChắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện;Hạ tay xuống hết mức có thể mà không để bàn tay tách ra;Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây;Lặp lại động tác 3 lần.Động tác 7. Palm Press Thumbs Out | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Palm Press Thumbs OutChắp hai bàn tay vào nhau giống như tư thế cầu nguyện nhưng ngón tay cái quay ra ngoài và các ngón tay hướng xuống;Nâng tay lên hết mức có thể mà không để lòng bàn tay tách ra;Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn trong 5 giây.Lặp lại động tác 3 lần.Động tác 8. Quỳ sàn gập cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Quỳ sàn gập cổ tayQuỳ trên sàn nhà;Đặt mu bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối;Ngồi mông lên gót chân và giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay.Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây;Lặp lại 3 lần.Động tác 9. Quỳ sàn mở rộng cổ tay | Giữ 30 giây (3 lần lặp)Quỳ sàn mở rộng cổ tayQuỳ trên sàn nhà;Đặt lòng bàn tay xuống đất ngay cạnh đầu gối;Nghiêng người về phía trước và ngồi mông lên gót chân, giữ hai cánh tay thẳng để duỗi cổ tay.Giữ tư thế trong 30 giây, sau đó thư giãn cổ tay theo hướng khác 5 giây;Lặp lại 3 lần.Động tác 10. Side-to-Side | 5 hơi thở mỗi bên (thực hiện 4 lần)Side-to-SideQuỳ trên mặt đất và ngồi lên gót chân;Đặt hai bàn tay xuống đất cạnh hai bên đầu gối, các ngón tay chỉ ra ngoài;Nghiêng người sang trái và dồn trọng lượng lên tay trái. Giữ tư thế với 5 nhịp thở sâu;Tiếp tục nghiêng người sang phải và thực hiện như bên trái;Lặp lại hai bên trái - phải như vậy 4 lần.Chữa đau khớp cổ tay bằng thuốc Tây y kê đơnThuốc kê đơn là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng, thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.Các loại thuốc được sử dụng để điều trị đau khớp cổ tay là các loại thuốc giảm đau, giảm viêm. Như:Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID). Đây là nhóm thuốc được kê toa phổ biến nhất, đặc biệt đối với bệnh nhân bị đau cổ tay do các vấn đề như: bong gân, viêm gân hay viêm khớp. NSAID không được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay.Tiêm Cortisone. Cortisone là một loại thuốc giảm đau, giảm viêm mạnh. Những người bị viêm khớp cổ tay hoặc hội chứng ống cổ tay cũng được hưởng lợi từ việc tiêm cortisone.Lời khuyên của PGS. TS Lê Minh Hà:Thuốc giảm đau có thể gây hại cho thận và dạ dày. Bệnh nhân không nên dùng thuốc trong thời gian dài. Hãy bắt đầu uống với liều dùng thấp nhất với sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.Thuốc kê đơn chữa đau khớp cổ tay là nhóm thuốc khi sử dụng cần có sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ. (Ảnh minh họa)Thuốc Đông Y chữa đau cổ tayTheo Đông y, đau cổ tay là hậu quả của khí huyết lưu thông kém, khiến cơ thể dễ bị nhiễm lạnh và dễ lão hóa. Vì thế các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau.Cách chữa đau cổ tay bằng đông y không chỉ nhằm mục đích giảm đau nhất thời mà còn giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài, bổ thận tỳ, lưu thông khí huyết, thanh lọc, giải độc.Để đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên áp dụng bài thuốc xoa bóp, đắp/chườm nóng cổ tay kết hợp uống thuốc.Các thuốc chữa đau cổ tay bằng Đông y dựa trên nguyên tắc: trừ thấp, tán hàn, chống viêm, giảm đau (Ảnh minh họa)Bài thuốc xoa bópDùng kê huyết đằng, bạch chỉ, tế tân, xuyên khung, nhục quế, thiên niên kiện, trần bì, hoa hồi, thạch xương bồ: 10gNgâm tất cả các vị thuốc trên trong rượuLấy rượu thuốc vừa thoa vừa xoa bóp 2 -3 lần/ngàyBài thuốc đắpNgải cứu: 1 bóMuối: 1 bátRang hỗn hợp trên lửa cho nóng rồi đổ lên khăn, chườm giảm đau viêm khớp cổ tayRang đi rang lại nhiều lần rồi đắp lên tay để giảm sưng khớp, giảm đau, lưu thông tuần hoàn máu tốtBài thuốc uốngHy thiêm, đương quy, ngũ gia bì, rễ cúc tần, rễ cây gấc, cam thảo, lá tre: mỗi loại 12gKê huyết đằng, bồ công anh, nam tục đoạn: mỗi loại 16gNgải diệp, cẩu tích, lá lốt, trần bì: mỗi lại 10gCây xấu hổ: 20gTất cả các vị thuốc sắc chung trong 1 lít nước đến khi còn 1 bát nước thì tắt bếp, uống đều đặn mỗi ngày.***Lưu ý: Không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của thầy thuốc.Vật lý trị liệuVật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để tăng cường khớp cổ tay và giúp việc chữa đau khớp cổ tay đạt được hiệu quả cao hơn. Nếu bạn phải phẫu thuật cổ tay, các bài tập vật lý trị liệu còn giúp phục hồi chức năng sau phẫu thuật nhanh hơn.Các bác sĩ vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập phù hợp và sử dụng một số liệu pháp kết hợp khác để duy trì hiệu quả chữa trị, ngăn ngừa các cơn đau tái phát.Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp đặc biệt hữu ích để chữa đau cổ tay (Ảnh minh họa)Phẫu thuậtNếu các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số trường hợp cần thiết, phẫu thuật cổ tay có thể được chỉ định. Chẳng hạn như:Gãy xương. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết để ổn định phần xương bị gãy, tạo điều kiện chữa lành.Hội chứng ống cổ tay. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng.Sửa chữa dây chằng. Phẫu thuật đôi khi là cần thiết để sửa chữa gân hoặc dây chằng bị tổn thương..v.v.Cách chữa đau cổ tay do một số nguyên nhân thường gặpHội chứng ống cổ tayĐeo nẹp cổ tay để giảm sưng và giảm đau cổ tay;Sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh;Dùng thuốc chống viêm, giảm đau;Phẫu thuật để sửa chữa dây thần kinh giữa trong trường hợp nặng.Hội chứng ống cổ tay xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay (Ảnh minh họa)Bệnh gútDùng thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc naproxen;Uống nhiều nước để giảm nồng độ axit uric;Cắt giảm thực phẩm giàu chất béo và rượu;Uống thuốc bác sĩ kê toa để giảm nồng độ axit uric trong hệ thống tuần hoàn.Chấn thương cổ tayBó bột, đeo nẹp cổ tay;Hạn chế các hoạt động ở cổ tay;Dùng thuốc giảm đau nhẹ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen;Chườm lạnh để giảm sưng và đau;Phẫu thuật (có thể được chỉ định nếu dây chằng bị rách, gãy xương phức tạp hoặc bong gân lặp đi lặp lại dẫn đến mất ổn định mãn tính).Chấn thương cổ tay xảy ra khi có một lực bất ngờ tác động vào cổ tay hoặc khi có những vận động lặp đi lặp lại ở cổ tay (Ảnh minh họa)Viêm khớp cổ tayKhông có cách chữa trị hoàn toàn bệnh viêm khớp, bao gồm cả thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Để tránh các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn có thể:Tập thể dục (dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu);Thay đổi một số thói quen để tránh gây tổn thương đến cổ tay;Sử dụng liệu pháp nóng - lạnh trên vùng khớp bị đau;Sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc chống thấp khớp (DMARDs),... theo chỉ định của bác sĩ;Phẫu thuật (có thể được thực hiện nếu bệnh tiến triển và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả nữa)Kết luậnĐau khớp cổ tay là một triệu chứng rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra.Không phải tất cả các loại đau cổ tay đều cần chăm sóc y tế. Đau cổ tay do bong gân hay chấn thương nhẹ thường đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Nhưng nếu đau và sưng kéo dài nhiều ngày hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đi khám bác sĩ, bởi chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể khiến việc điều trị trở nên kém hiệu quả, giảm phạm vi chuyển động của cổ tay và gây ra tàn tật lâu dài.*** Bài viết có sự cố vấn từ PGS. TS Lê Minh Hà, hiện đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm 👉:Đau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách Chữa11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhấtĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Cây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?Thiếu canxi nên ăn gì - Top 12 thực phẩm cực tốt cho xương khớp

Cây liền xương là cây gì? Chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?

Cây liền xương được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, với nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt còn được cho là có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Vậy thực hư câu chuyện này ra sao? Cây liền xương là cây gì và có chữa được gãy xương hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. Cây liền xương là cây gì? Đặc điểm nổi bậtCây liền xương hay còn được biết đến với cái tên khác là tiểu cốt, cây xương khỉ hay cây bìm bịp, một trong những loại thảo dược được dùng lâu đời trong dân gian. Trong danh pháp khoa học, loài cây này có tên là Clinacanthus Nutans, thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).Đây là loại cây thân thảo, mọc thành bụi, trưởng thành có thể cao từ 2-3m. Lá cây liền xương màu xanh thẫm, hơi thuôn dài, mặt nhẵn. Lá non có thể được dùng để nấu canh, khi khô có mùi thơm nhẹ nhàng như cơm nếp. Chính vì vậy nên lá này thường được dùng để làm bánh hoặc ngâm bột gạo nếp.Hoa cây xương khỉ màu đỏ hoặc hồng, khi nở rủ xuống ngọn. Cây này dễ dàng tìm thấy ở nhiều vùng quê Việt Nam, mọc hoang hoặc nhân giống bằng cách giâm cành, trồng trực tiếp trên đất ấm. Bạn có thể dùng cây liền xương để nấu canh, làm bánh, hoặc làm thuốc dưới dạng tươi và khô đều được.Cây liền xương hay còn gọi khác là cây xương khỉ, cây bìm bịpVề thành phần hoá học, cây bìm bịp chứa nhiều loại khoáng chất, cùng với hợp chất glycerol, glycosid, cerebroside. Ngoài ra, với hàm lượng chất béo dồi dào, chất xơ và canxi nên rất tốt cho sức khỏe con người. Cây liền xương có vị ngọt, tính bình, không chứa chất độc hại nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, mát gan, lợi mật, viêm xoang,...đặc biệt là đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư.Cây liền xương chữa gãy xương có thực sự hiệu quả?Ngoài công dụng mát gan, lợi tiểu, giảm phù nề nên dễ dàng chế biến các món ăn giải nhiệt thì cây liền xương thường được sử dụng trong y học dân gian với nhiều mục đích khác nhau. Chẳng hạn như điều trị viêm nhiễm, chống viêm nhiễm, và có tác dụng làm lành vết thương.Chính vì vậy, mà loại cây này có thể chữa chứng sưng đau, gãy xương, đau nhức xương khớp, bong gân, vết thương chảy máu,...Lý giải cho điều này là vì chúng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất như glycosid, tanin, cerebrosid, glycerol. Tóm lại, cây liền xương giúp hỗ trợ điều trị đau xương, gãy xương,...vô cùng hiệu quả.Cây liền xương chữa các bệnh xương khớp hiệu quảTuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian, gãy xương là một vấn đề nghiêm trọng đòi hỏi quá trình điều trị chuyên nghiệp. Để chữa trị gãy xương, thường cần thiết phải thực hiện cách can thiệp y tế như đặt nạnh xương, phẫu thuật, hoặc đặt gps để bảo vệ và giữ cho xương liền lại.Bài thuốc chữa gãy xương bằng cây liền xươngMột trong những công dụng chủ yếu của cây liền xương là có thể sử dụng như một loại thuốc đắp giúp thúc đẩy quá trình lành xương. Cách làm như sau:Chuẩn bị một nắm lá cây liền xương, một ít muối tinh, nẹp gỗ, vải mỏng và băng dính.Rửa sạch lá cây xương khỉ, cho thêm muối tinh vào rồi giã nát cùng nhau.Nắn lại phần xương bị gãy cho thẳng, định hình một cách chuẩn xác.Đắp lá liền xương xung quanh vết gãy, quấn vải trắng xung quanh để giữ lá không bị rơi.Dùng nẹp gỗ nẹp cố định, lưu ý tránh tác động mạnh khiến xô lệch.Lấy băng dính băng lại toàn bộ khớp xương tương tự như cách bó bột.Đắp 2 hôm thì tháo ra và thay lá, hết sức nhẹ nhàng trong quá trình thay băng.Bài thuốc chữa gãy xương bằng cây xương khỉThực hiện liên tục như vậy trong một tuần để cảm thấy hiệu quả. Ngoài ra có thể kết hợp thêm việc uống nước lá cây liền xương để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp dân gian, đôi khi chỉ áp dụng với những trường hợp nhẹ. Nếu bạn bị nặng hoặc sau thời gian áp dụng mà vết gãy không có dấu hiệu phục hồi, càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Những lưu ý khi sử dụng cây liền xươngKhi sử dụng cây liền xương hoặc bất kỳ loại thảo dược nào, bạn nên tuân theo một số lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh những tác dụng không mong muốn xảy ra:Chọn sản phẩm chất lượng: Mua sản phẩm cây liền xương từ nguồn uy tín, ví dụ như các cửa hàng thảo dược đáng tin cậy hoặc các sản phẩm được chứng nhận bởi cơ quan y tế có thẩm quyền.Tuân thủ liều lượng: Luôn tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng được đề xuất. Không nên tự quyết định tăng hoặc giảm liều mà không có sự hướng dẫn từ chuyên gia hoặc người có kinh nghiệm. Tránh sử dụng quá nhiều vì dễ dẫn đến tích lũy độc tố.Đối tượng sử dụng: Không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, những người có thể hàn hoặc huyết áp thấp.Các lưu ý khi sử dụng cây liền xươngThời gian uống: Nước sắc từ cây chỉ nên uống trong ngày chứ không nên để qua đêm vì có thể nhiễm khuẩn hoặc biến chất dẫn đến tình trạng đau bụng.Theo dõi tác động phụ: Nếu bạn có dấu hiệu hoặc triệu chứng tác động phụ như dị ứng, buồn nôn, đau bụng hoặc bất kỳ vấn đề gì khác, ngưng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.Lưu trữ đúng cách: Bảo quản cây liền xương hoặc sản phẩm thảo dược ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.Không thay thế cho phương pháp y tế chuyên nghiệp: Cây liền xương và các thảo dược khác không nên được xem là thay thế cho chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn có bệnh tình nghiêm trọng hoặc cần can thiệp y tế, hãy tìm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.Như vậy, cây liền xương dễ tìm, dễ sử dụng và có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là gãy xương. Tuy nhiên, đây chỉ là dược liệu dân gian, chưa thực sự có những minh chứng khoa học cụ thể. Do đó, nếu sau thời gian sử dụng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.Xem thêm:Thiếu canxi nên ăn gì - Top 12 thực phẩm cực tốt cho xương khớpĐau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống: Nguyên nhân và hướng xử lýBị trẹo cổ nên làm gì? Cách cải thiện và khôi phục nhanh chóngKhắc phục lệch xương chậu đúng cách