Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không? Uống thuốc gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trong bài viết sau đây.“Đau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không?”Có. Nguyên nhân do cơn đau có thể bị nhầm lẫn với các chứng bệnh đau đầu hoặc đau răng khác, bệnh nhân thường khá chủ quan. Trong khi đó, đau dây thần kinh số 5 có thể bắt nguồn từ các khối u nguy hiểm. Việc điều trị càng muộn càng khó khăn. Vì vậy, bệnh nhân cần ngay lập tức đi khám ở các bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác.✧ Dây thần kinh số 5 là gì?Dây thần kinh số 5 có tên tiếng Anh là Trigeminal Neuralria hay còn là dây thần kinh sinh ba thuộc vùng mặt, phân bố đối xứng ở hai nửa mặt với ba nhánh khác nhau có chức năng kiểm soát nước bọt, nước mắt, điều khiển cơ và tạo ra động tác nhai.Đau dây thần kinh số 5 là sự tổn thương từ một trong ba nhánh hoặc cả ba nhánh.Dây số 5 khởi nguồn từ não rồi chạy ra trước tai, vươn dọc theo khuôn mặt. Ba nhánh chính của dây thần kinh số 5 gồm:Nhánh số 1: vươn ra da đầu, da trán và quanh vùng mắt.Nhánh số 2: vươn ra xung quanh má.Nhánh số 3: vươn ra khu vực quai hàm.Đau dây thần kinh số 5 gây nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và chất lượng đời sống của bệnh nhân.Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh hình thành là do sự tổn thương từ một trong ba nhánh của dây thần kinh số 5 hoặc cả ba nhánh đều bị tổn thương.Bệnh gặp phải ở phụ nữ nhiều hơn nam giới và ở độ tuổi 60 trở lên.✧ Triệu chứngTriệu chứng đau dây thần kinh số 5 có nhiều biểu hiện giống các cơn đau dây thần kinh khác vì vậy người bệnh cần nên lưu ý những dấu hiệu điển hình sau đây:Dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh số 5 là những cơn đau rát bỏng như có luồng điện chạy qua mặt.Mỗi cơn đau kéo dài từ vài giây tới vài phút, xuất hiện nhiều lần trong ngày và mức độ đau sẽ tăng theo thời gian.Bệnh nhân cũng có thể đau khi nhai, nói hoặc khi kích thích vào một điểm trên vùng mặt như má, cằm, răng nướu, môi, mắt và trán khi makeup hoặc đánh răng.Đau dây thần kinh số 5 khiến cho người bệnh đau đớn, khó chịu, cử động cơ mặt khó khăn.Đau dây thần kinh số 5 gây ảnh hưởng đến cuộc sống✧ Nguyên nhânDo điểm tiếp xúc của mạch máu và dây thần kinh khác tạo ra một áp lực lên dây số 5 và khiến dây thần kinh bị mất đi chức năng của mình và cơn đau bắt đầu từ đó.Do các chứng xơ hóa hay các bệnh lý làm cho lớp vỏ myelin vốn có tác dụng bao bọc và bảo vệ dây thần kinh bị phá hủy. Hiện tượng này khá phổ biến ở những người cao tuổi.Do bị các khối u chèn ép.Hoặc có các tổn thương ở não. Những cơn đột quỵ hay va chạm cũng có thể gây ra cơn đau.Đau dây thần kinh số 5 do áp lực lên dây số 5, chứng xơ hóa, khối u chèn ép, hoặc có các tổn thương ở não.✧ Đau dây thần kinh số 5 uống thuốc gì?Nhiều bệnh nhân tự ý dùng thuốc giảm đau để ngăn những cơn đau bùng phát nhưng thường không có tác dụng.Quá trình chẩn đoán và điều trị đau dây thần kinh số 5 cần do chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân phải tuân thủ đúng liệu trình.Đau dây thần kinh số 5 được điều trị nội khoa bằng một số loại thuốc chống trầm cảm, chống co cơ hoặc tiêm thuốc giảm đau.Carbamazepine: thuốc có khả năng khôi phục và cân bằng hoạt động của dây thần kinh.Phenytoine: thuốc có khả năng kiểm soát và làm giảm hoạt động co giật trong não.Gabapentin: thuốc được dùng để điều trị đau thần kinh ở người lớn.Amitriptyline: thuốc có khả năng điều trị các chứng đau dây thần kinh trong đó có đau dây thần kinh sinh ba.Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.Hình ảnh minh họa thuốcNếu việc dùng thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ và không có dấu hiệu thuyên giảm bênh, bác sĩ sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa bằng sự can thiệp của phẫu thuật hoặc kỹ thuật Gasser.Phẫu thuật: giải phóng dây thần kinh bị chèn ép hoặc ngăn chặn việc dây thần kinh số 5 bị phá hủy gây liệt mặt tạm thời hoặc mãi mãi. Phẫu thuật có thể giúp cơn đau biến mất trong một khoảng thời gian.Kỹ thuật “đông nhiệt” hạch Gasser: cắt chọn lọc các dây thần kinh sau hạch Gasser nhằm làm giảm cơn đau cho bệnh nhân. Phương pháp này có thể được tiến hành nhiều lần nếu cơn đau tiếp tục tái phát.Lưu ý: Đối với những bệnh nhân mẫn cảm với thuốc tây có thể áp dụng chữa đau dây thần kinh số 5 bằng đông y, châm cứu. Một số loại thuốc uống kể trên để điều trị đau dây thần kinh số 5 có thể được bác sĩ chỉ định riêng cho từng bệnh nhân, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và liệu trình chữa trị.Đau dây thần kinh số 5 là bệnh nguy hiểm, có nguy cơ liệt phần mặt, cần được chữa trị theo liệu trình khoa học của bác sĩ trong thời gian dài. Để mau chóng khỏi bệnh, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế/bệnh viện uy tín để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp.Xem thêm 👉:Điểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảCách Bấm Huyệt Chữa Đau Thần Kinh TọaCách chữa đau khớp vai – Tại nhà và điều trị y tế
Những cơn đau mỏi vai gáy tê bì chân tay đã không còn xa lạ gì với nhiều người. Nếu bạn cũng đang gặp phải tình trạng này hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu xem đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay có nguy hiểm không và cách phòng tránh nhé!Đau vai gáy tê có nguy hiểm không?Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào?Chứng đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi một hoặc một nhánh dây thần kinh, mạch máu ở vùng tay, vai gáy bị chèn ép, đè nén hoặc do chấn thương đột ngột vùng cơ vai, gáy gây ra co cơ, kích thích thần kinh bất chợt.Dây thần kinh bị chèn ép thường là do áp lực lớn đến từ các mô xung quanh, như xương, sụn, cơ hoặc gân. Áp lực này làm gián đoạn chức năng của dây thần kinh, từ đó gây ra đau, ngứa ran, tê hoặc yếu tay. Còn khi hệ mạch máu ở vùng cổ vai gáy bị chèn ép, nó sẽ làm máu ở vùng này bị lưu thông kém đi, khiến máu đi tới nuôi dưỡng dây thần kinh, cơ ở vùng tay vai gáy bị thiếu, dẫn đến tê đau.Đau vai gáy tê tay là một hiện tượng thường gặp và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó chiếm hơn ở những người cao tuổi hoặc những người có nghề nghiệp phải lao động nặng nhọc, ngồi lâu một chỗ.(*) Tê tay: Tê tay là tình trạng khi bạn cảm thấy mất cảm giác thông thường ở một bên tay hoặc cả hai bên tay, bao gồm cả những ngón tay. Tê tay cũng thường đi kèm với cảm giác như châm chích, ghim kim hoặc đốt cháy ở vùng bị tê.Đau mỏi vai gáy tê tay xảy ra khi nào?Dấu hiệu nhận biếtTùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này. Tuy nhiên, thường gặp nhất là:Cơn đau bắt đầu từ vùng gáy rồi lan sang khu vực tai, cổ. Nếu không được điều trị, cơn tê đau sẽ tiếp tục lan xuống đến vùng bả vai và cánh tay (ở một bên hoặc cả hai bên);Có các cơn mỏi, nặng tay, biểu hiện ở việc khi nâng đỡ vật hoặc lái xe thì cần thường xuyên phải đổi tay cầm, giữ lái vì tay mỏi tê khó chịu;Các cơn đau có thể đi kèm cảm giác chóng mặt, ù tai, dễ nghẹn, khó nuốt…Đau vai gáy tê tay kéo dài làm người bệnh mệt mỏi, khó chịu, không tập trung, tư duy kém... ảnh hưởng lớn tới chất lượng sống.Tùy theo mức độ của bệnh mà mỗi người lại có những biểu hiện khác nhau trong chứng bệnh này (Ảnh minh họa)Đau vai gáy tê tay có nguy hiểm không?Thông thường, đau vai gáy tê tay là hậu quả của một số hoạt động sau:Ngủ, sinh hoạt sai tư thế (khi ngủ gối đầu quá cao, ngủ không trở mình, ngủ hay nằm nghiêng gây nhiều áp lực lên cánh tay, ngủ co quắp, nằm vạ vật trên ghế xem tivi quá lâu, cúi đầu xem điện thoại, viết trong thời gian dài...);Công việc phải ngồi lâu một tư thế (nhân viên văn phòng, công nhân may, công nhân sản xuất, lái xe, nhân viên đánh máy...)Vận động sai (đột ngột quay cổ, giật cổ, không khởi động trước khi vận động,...)Căng thẳng và lo lắng. Căng thẳng có thể khiến các cơ bị co thắt chặt, chèn ép lên dây thần kinh. Vì thế, bạn cũng có thể bị đau vai gáy, tê tay khi bị căng thẳng quá mức.Với những nguyên nhân này, bệnh không nguy hiểm và có thể khắc phục bằng một số biện pháp tự chăm sóc, các bài tập đơn giản tại nhà.Tuy nhiên, đau vai gáy tê tay cũng có thể là biểu hiện của một số căn bệnh xương khớp. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh xương khớp có thể tiến triển và gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần, chất lượng cuộc sống, sinh hoạt thường ngày hay thậm chí là gây ra tàn tật.Ngủ, sinh hoạt sai tư thế có thể gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy, tê tay ngay sau khi thức dậy (Ảnh minh họa)Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay có thể là bệnh gì?Chấn thương vùng cổVùng cổ vai gáy là vùng rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi bị ngã, tai nạn xe hơi hay chơi các môn thể thao có tính đối kháng cao.Những chấn thương ảnh hưởng đến xương vùng cổ và các dây thần kinh tại đây có thể gây ra những cơn đau mỏi vai gáy và tê bì chân tay.Thoái hóa đốt sống cổKhi chúng ta già đi, các đĩa đệm ở vùng cột sống cổ sẽ bị thoái hóa dần, canxi lắng tụ dày ở các dây chằng dọc cổ, các gai cột sống được hình thành, chèn ép và làm hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh. Tình trạng này có thể dẫn đến:Tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân;Đau đầu;Tiếng lục cục khi bạn xoay cổ;Mất thăng bằng và phối hợp giữa các chi;Co thắt cơ ở cổ hoặc vai;Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.Thoái hóa đốt sống cổ có thể dẫn đến đau cổ, tê yếu ở cánh tay, bàn tay, chân hoặc bàn chân (Ảnh minh họa)Thoát vị đĩa đệm cột sống cổLà chứng bệnh chiếm đến 80% các bệnh lý về cột sống. Chứng bệnh này thường có biểu hiện đau nhức tại khu vực cổ, vai, gáy. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh có thể dẫn đến những cơn đau tại các vùng cánh tay, bàn tay kèm theo biểu hiện tê, mỏi.Hội chứng chỗ ra khỏi lồng ngựcHội chứng chỗ ra khỏi lồng ngực là một hội chứng gồm những rối loạn gây chèn ép dây thần kinh hoặc mạch máu chi phối các chi trên.Nếu hội chứng này được gây ra bởi các mạch máu bị chèn ép, triệu chứng thường là các cơn đau cổ kèm theo nóng hoặc lạnh do máu lưu thông kém. Còn nếu nó được gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh, triệu chứng có thể là đau, ngứa ran, tê hoặc yếu ở vai, cánh tay, đi kèm với tê nhức ở cổ.Hội chứng đau cân cơHội chứng đau cân cơ (Myofascial pain syndrome - MPS) là một bệnh lý đau mãn tính. Ở hội chứng này, mỗi khi ta nhấn vào các điểm kích hoạt (trigger point) thì cơn đau sẽ xuất hiện tại đó và có thể thấy đau ở cả những nơi cách xa điểm kích hoạt (như đau đầu, đau cổ, đau vai,...).Ngoài đau cơ, hội chứng này cũng gây ra tình trạng tê, ngứa ran, yếu và cứng khớp.Hội chứng đau cân cơ là một trong những nguyên nhân gây đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa)Hội chứng cổ vai cánh tay (cervical scapulohumeral syndrome)Còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ (cervical radiculopathy). Đây là một hội chứng gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ, kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ.Tùy vào nguyên nhân và giai đoạn của bệnh, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như: đau vùng cổ gáy lan lên vùng chẩm, đau xuống vai, cánh tay, bàn tay. Kèm theo các rối loạn vận động: yếu cơ, cảm giác như rát bỏng, kiến bò, tê bì ở vùng vai, cánh tay, bàn tay, ngón tay.Đau cơ xơ hóaĐau cơ xơ hóa là một bệnh lý gồm những cơn đau tập trung ở nhiều điểm khác nhau trên cơ thể, như: sau đầu, đỉnh hai vai, vùng ngực trên, hông, đầu gối, khuỷu tay ngoài,... Những người bị đau cơ xơ hóa cũng có thể bị tê và ngứa ran ở tay, cánh tay, bàn chân, chân và mặt.Bệnh đau cơ xơ hóa cũng có thể gây ra tình trạng đau vai gáy tê tay (Ảnh minh họa)Các bệnh lý khácNgoài ra, đau vai gáy tê tay có có thể là biểu hiện của một số bệnhh lý khác như:Vẹo cổ bẩm sinhDị tậtUng thư cột sốngLaoU hố sauNhiễm trùng.v.v.Điều trị đau vai gáy tê tayĐể điều trị bệnh hiệu quả, cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.Nếu bạn bị đau mỏi vai gáy, tê bì tay chân do ngủ, sinh hoạt sai tư thế, ngồi quá lâu, vận động sai, các phương pháp điều trị có thể là:Thay đổi tư thế đúng;Tập các bài tập kéo giãn và tăng cường.Dùng cao dán giảm đau.Nếu bạn bị tê đau do chấn thương, có thể cần:Sử dụng thuốc;Bó nẹp bảo vệ tayNếu đau vai gáy tê tay là do bệnh lý, bệnh nhân cần đi khám để tìm ra nguyên nhân bệnh, và việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân đó, thông thường:Sử dụng thuốc;Phẫu thuật.Các phương pháp điều trị bổ sung:Châm cứu;Bấm huyệt;Vật lý trị liệu;.v.v.Điều trị đau vai gáy tê bì chân tayThay đổi tư thế đúngMuốn giảm và hạn chế tình trạng đau vai gáy tê tay, bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm.Khi ngủ. Chỉ nên sử dụng gối cao khoảng 10 cm, vừa khít với độ cong sinh lý sau gáy. Phần trên của vai cần đặt ở trên gối để tránh kéo dãn cột sống cổ và cơ bắp ở vùng này.Khi xem tivi. Nên tựa lưng vào đệm, đầu hơi ngửa ra thành ghế, cổ tựa vào điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.Khi dùng điện thoại. Hạn chế cúi đầu quá lâu để sử dụng điện thoại hoặc kẹp điện thoại vào vai khi nghe.Những người phải ngồi lâu một tư thế, hay phải cúi đầu (diễn viên xiếc, nhân viên văn phòng, tài xế, phi công,...) nên giải lao giữa giờ làm việc hoặc khi có thể; tránh căng thẳng và thực hiện một số bài tập để khôi phục lại chức năng của các dây thần kinh vùng vai gáy.Bạn cần phải luôn đúng tư thế dù là đứng hay ngồi, nằm (Ảnh minh họa)Các bài tậpCó thể luyện tập các động tác dưỡng sinh, kéo giãn như: Uỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống...Thực hiện các động tác này hằng ngày có thể giúp giảm tình trạng đau vai gáy, tê tay.Sử dụng thuốcThuốc thường được sử dụng để điều trị hội chứng đau vai gáy tê tay gồm:Thuốc giảm đau chống viêm;Thuốc phong bế thần kinh;Thuốc giãn cơ;Các vitamin nhóm B.Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp.Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ định thuốc phù hợp (Ảnh minh họa)Phẫu thuậtNếu người bệnh bị đau vai gáy tê tay do một số bệnh lý như: thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, vẹo cột sống... thì cần phải phẫu thuật.Châm cứuChâm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay khá hiệu quả, bởi nó kích thích cơ thể sản sinh ra morphin nội sinh, có khả năng ức chế cơn đau. Đồng thời, nó cũng giúp giảm áp lực lên hệ cơ và dây thần kinh, ổn định lại hoạt động của các dây chằng, từ đó giúp cải thiện rõ rệt triệu chứng đau mỏi, tê bì. Ngoài ra, châm cứu còn có khả năng điều hòa nội tiết trong cơ thể, giúp bệnh nhân thư giãn, thoải mái, ổn định cảm xúc.Để tiến hành châm cứu, bạn nên chọn các địa chỉ uy tín, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động, bác sĩ có chuyên môn, có giấy phép hành nghề. Việc này giúp bạn hạn chế được những rủi ro tiềm ẩn.☛ Tìm hiểu thêm: Châm cứu đau vai gáy – Thực hư về hiệu quảChâm cứu là một trong những phương pháp hỗ trợ giảm đau vai gáy tê tay khá hiệu quảBấm huyệtBấm huyệt giúp cơ thể lưu thông dòng chảy khí huyết, cân bằng lại âm - dương, kích hoạt tuần hoàn máu, từ đó đẩy lùi tà khí, đau nhức, bệnh tật. Ngoài ra, bấm huyệt cũng có tác dụng giải tỏa tâm lý tiêu cực cho bệnh nhân, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn, nâng cao hiệu quả điều trị.☛ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhàVật lý trị liệuCó nhiều phương pháp vật lý trị liệu khác nhau giúp giảm đau vai gáy, tê tay, giảm co cứng cơ, giãn mạch, như:Các phương pháp điện trị liệu. Có tác dụng kích thích thần kinh cơ, giảm đau, tăng cường chuyển hóa, tăng cường quá trình khử cực và dẫn truyền thần kinh, đưa thuốc giảm đau vào đúng vùng tổn thương.Phương pháp laser. Giúp làm mềm, giảm đau, chống viêm, tái tạo tổ chức.Kéo dãn cột sống bằng hệ thống kéo dãn kỹ thuật số. Đây là phương pháp để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, thoái hóa đĩa đệm. Kỹ thuật này nhằm giải nén, tạo điều kiện để nhân nhầy đĩa đệm về đúng vị trí, tăng cường các chất chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức.Các phương pháp khác. Chườm ngải cứu, đắp Paraphin, tắm ngâm suối bùn nóng,...Lưu ý trong điều trịKhi bị đau vai gáy tê tay, bệnh nhân không nên xoay, vặn mạnh để tránh làm tổn thương thêm các dây thần kinh;Không tự ý uống thuốc tùy tiện;Khi các triệu chứng đã thuyên giảm, vẫn nên luyện tập để phòng tránh bệnh tái phát.Không được xoa bóp bấm huyệt hoặc tập vận động trong giai đoạn cấp tính.Phòng tránhBệnh đau mỏi vai gáy tê bì chân tay ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người mắc phải. Vì vậy, chúng ta cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh căn bệnh này.Vận động hợp lý. Không nên ngồi nguyên một tư thế khi làm việc và sinh hoạt, mà nên vận động nhẹ để giúp các cơ được giãn ra và tăng cường lưu thông tuần hoàn máu. Đồng thời cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe toàn diện và cả sức khỏe xương khớp.Dinh dưỡng khoa học. Mỗi người cần nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng thật khoa học. Bổ sung dưỡng chất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp như canxi, các loại vitamin, omega-3,… Đồng thời hạn chế sử dụng những chất kích thích, các loại thức ăn nhanh.Kết luậnĐau vai gáy tê tay là chứng bệnh gặp thường xuyên ở nhiều người, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần. Vì vậy, dù bệnh không nguy hiểm, ta vẫn nên quan tâm điều trị, thực hiện những biện pháp toàn diện để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa hội chứng này.👉 Có thể bạn quan tâm:Cách chữa đau khớp vai – Tại nhà và điều trị y tếNhững loại thuốc trị đau lưng hiệu quả nhất cực kỳ dễ muaĐèn chiếu tia hồng ngoại hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Viêm dây thần kinh ngoại biên số 7 có thể dẫn đến liệt, gây méo miệng, nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây, sẽ giải đáp thắc mắc, phương pháp chữa trị phù hợp.🟢 Viêm dây thần kinh ngoại biên số 7 là bệnh gì?Viêm dây thần kinh ngoại biên số 7 hay viêm dây thần kinh số 7 (tên khoa học: Bell’s Palsy) là biểu hiện của việc dây thần kinh số 7 bị tổn thương, sưng viêm hoặc bị chèn ép.Viêm dây thần kinh số 7 không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể để lại di chứng nặng nề khiến ảnh hưởng đến diện mạo và cuộc sống của bệnh nhân.Di chứng viêm dây thần kinh ngoại biên số 7Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng đặc biệt ở những người có thể trạng yếu, khả năng miễn dịch kém, ít tập thể dục, cơ thể suy nhược, cảm cúm hoặc phụ nữ có thai,...Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu vị trí và chức năng của dây thần kinh số 7.🟢 Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu?Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh ngoại vi được chia làm ba đoạn nằm ở sọ, xương đá và ngoài xương đá; nắm giữ chức năng vận động, cảm giác, vị giác, phản xạ và thực vật.Dây thần kinh số 7🟢 Nguyên nhânViêm dây thần kinh ngoại biên số 7 thường xuất hiện do 4 nguyên nhân điển hình sau đây:Nhiễm lạnh đột ngột: vị trí của dây thần kinh số 7 nằm ở điểm dễ bị thời tiết lạnh hoặc gió đột ngột tác động nhất: xương đá. Nên khi bị nhiễm lạnh, đoạn dây này sẽ bị mạch máu chèn ép đến mức độ tê liệt.Virus Zona: những vết mụn xuất hiện ở vị trí tai do giai đoạn đầu của bệnh Zona gây ra có thể khiến đau dây thần kinh số 7.Hậu quả do chấn thương hoặc sau phẫu thuật: chấn thương hoặc các tác động sau phẫu thuật ở vùng tai là nguyên nhân ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7.Nhiễm virus cúm: virus cảm cúm tấn công khiến cho dây thần kinh số 7 bị sưng, phù, viêm đau hoặc bị liệt.Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây viêm dây thần kinh số 7 như u dây thần kinh số bệnh, u vòm họng, đái tháo đường, tụ máu nền sọ,...Viêm dây thần kinh ngoại biên số 7 gây đau, khó khăn trong cử động và làm biến dạng khuôn mặt.Nhiễm lạnh đột ngột là nguyên nhân gây viêm dây thần kinh ngoại biên số 7🟢 Triệu chứngTriệu chứng của viêm dây thần kinh ngoại biên số 7 biểu hiện nặng nề nhất ở các vị trí tai, mắt, miệng trên khuôn mặt, kéo lệch nhân trung, khó biểu hiện trạng thái cảm xúc, vui buồn, cười nói khó khăn và đau đớn.Liệt mặt: liệt mặt xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và viêm sưng làm cho cơ trên mặt bị cứng, tê và mất khả năng co giãn. Liệt mặt làm biến dạng khuôn mặt, gây khó khăn trong việc ăn uống và ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.Méo miệng: méo miệng cũng là bệnh do dây thần kinh số 7 bị tổn thương gây ra, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và thẩm mỹ. Bệnh nhân phát âm không tròn vành, rõ chữ, người bệnh dễ tự ti và mặc cảm.Méo miệng🟢 Cách điều trị và phòng ngừaNhiều người mắc chứng viêm dây thần kinh số 7 sẽ tự động khỏi sau 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, biến chứng mà bệnh để lại khá nặng nề khiến mặt bị co cứng, mắt bị viêm giác mạc,...Dưới đây, sẽ là một số cách điều trị viêm dây thần kinh số 7:Điều trị nội khoa và châm cứu: dành cho đối tượng bệnh nhân có biểu hiện viêm dây thần kinh ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ tổn thương, biện pháp can thiệp và thời gian mắc bệnh của bệnh nhân.Điều trị ngoại khoa: dành cho những bệnh nhân có dấu hiệu bị tổn thương nặng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây liệt mặt.Châm cứuViêm dây thần kinh ngoại biên số 7 không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan với căn bệnh này. Cần đến ngay cơ sở chữa trị uy tín nếu có triệu chứng của bệnh để được điều trị kịp thời và mau chóng khỏi bệnh.Xem thêm 👉:Cách Bấm Huyệt Chữa Đau Thần Kinh TọaCách chữa đau khớp vai – Tại nhà và điều trị y tếĐau dây thần kinh số 5 có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?
Dùng đèn chiếu hồng ngoại trị đau nhức xương khớp là một trong những phương pháp chữa bệnh tiên tiến đang được áp dụng trong y học hiện đại. Đây cũng là phương pháp được nhiều người biết đến và lựa chọn trong thời gian gần đây. Cùng tìm hiểu về tác dụng và cách sử dụng phương pháp này ngay sau đây nhé.Tác dụng của đèn chiếu hồng ngoạiTác dụng trị liệu đau nhức xương khớpĐèn chiếu hồng ngoại được áp dụng trong điều trị bệnh xương khớpDùng đèn chiếu hồng ngoại trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả vì chúng có nguyên lý sử dụng nhiệt để làm giảm đi triệu chứng của các cơn đau xương khớp.Bên cạnh đó, tia hồng ngoại còn giúp làm giảm và giãn các mạch máu, làm tan các cục máu bầm, kích thích việc trao đổi chất, tuần hoàn máu và sự phát triển của các tế bào. Từ đó giúp cho hệ xương khớp của cơ thể được nâng cao và đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho người bệnh.Tác dụng làm đẹpTia hồng ngoại còn được biết đến với tác dụng làm đẹp vì nó giúp làm mềm da, kích thích sự phát triển của các tế bào da khỏe mạnh và đồng thời tẩy đi các tế bào da chết, lão hóa.Đèn chiếu hồng ngoại được phép dùng cho các bệnh xương khớp nào?Dùng đèn chiếu hồng ngoại đem lại hiệu quả chữa trịĐèn chiếu hồng ngoại thường được dùng để điều trị các loại bệnh về xương khớp như: viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, đau cổ vai gáy...Khi sử dụng đèn hồng ngoại để chữa bệnh thì cần phải tham khảo ý kiến hoặc có chỉ định của bác sĩ và cần được hướng dẫn kĩ càng.Người bệnh cần được giải thích về tác dụng của đèn hồng ngoại, và dù có nhiều công dụng nhưng đa số đèn hồng ngoại có tác dụng nhanh chóng, tạm thời nên nếu muốn trị tận gốc bệnh phải kết hợp với các phương pháp chữa bệnh khác nhau.Dùng đèn chiếu hồng ngoại trị đau nhức xương khớp có hại không?Với tác dụng nhiệt của liệu pháp này sẽ mang hiệu quả rõ rệt trong việc góp phần giảm đi các cơn đau xương khớp, giảm tình trạng sưng phù khớp cũng như là các cơn đau dây thần kinh.Dùng đèn chiếu hồng ngoại trị đau nhức xương khớp nhìn chung không có hại cho cơ thể nếu sử dụng đúng cách và kết hợp các biện pháp y khoa khác theo sự hướng dẫn và phác đồ điều trị của các chuyên gia y tế.Cách sử dụng đèn hồng ngoại y tế để trị đau nhức xương khớpCần đặt đèn ở những vị trí được xem là thuận lợi nhất để điều trị, chú ý khoảng cách đèn và bề mặt vùng điều trị sao cho phù hợp từ 40-90cm, không được để quá gần vì các tia nhiệt bức xạ có thể gây bỏng tại vùng da được chiếu trực tiếp.Đèn hồng ngoại được chiếu thẳng góc với mặt da được trị liệu vào khoảng từ 15 đến 40 phút.Sau khi điều trị xong, tắt đèn và kiểm tra tình trạng của bệnh nhân cũng như là vùng được trị liệu bằng hồng ngoại.Cần lưu ý để tránh gây hại cho mắt thì không nên nhìn trực tiếp vào đèn đang mở vì sẽ gây hại cho mắt, không dùng đèn hồng ngoại trong những trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu viêm cấp tính.Dùng đèn chiếu hồng ngoại trị đau nhức xương khớp cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản và tham khảo ý kiến của các bác sĩ để xem xét mức độ an toàn và phù hợp nhất.Xem thêm 👉:Khớp gối kêu lục cục và đau | Cảnh báo bệnh xương khớpĐau vai gáy nên khám ở đâu? 10 địa chỉ HN và TP HCM tốt nhất!Đau sau gáy cổ báo hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm hay không
Đau dây thần kinh cổ đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Người bệnh thường có triệu chứng đau ở cổ cũng như các vùng cơ gáy, vai, khiến cử động cổ khó khăn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây nhé.🔵 Đau dây thần kinh cổ là gì?Đau dây thần kinh cổĐau dây thần kinh cổ là tình trạng rối loạn cảm giác ở các dây thần kinh vùng cổ, vai, gáy,…Thông thường, người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi và tê bì khó chịu ở vùng cổ, xương khớp. Tình trạng đau sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi bệnh có chuyển biến nặng. Đau dây thần kinh cổ sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây ra sự khó chịu và đau đớn cho người bệnh.🔵 Nguyên nhân và biểu hiện đau dây thần kinh cổNguyên nhân chính gây ra tình trạng chèn ép, gây tổn thương lên dây thần kinh cổ gồm có:Nguyên nhân từ lối sống:Tình trạng đau và căng cơ do ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu trong thời gian dài hay lười vận động.Hoạt động quá sức như mang vác vật nặng, gây gia tăng áp lực lên vùng cổ.Tác động mạnh và đột ngột lên cùng cổ khiến các cơ và dây thần kinh căng lên.Đau dây thần kinh cổ do ngồi sai tư thếNguyên nhân từ các bệnh lý:Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ: Phần đĩa đệm giữa các đốt sống có xu hướng lồi nhân nhầy trong bao xơ ra ngoài, hình thành khối thoát vị. Khối này sẽ gây ra các cơn đau bởi đè lên dây thần kinh và chèn ép các bộ phận xung quanh.Thoái hóa đốt sống cổ: Đây là căn bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về xương khớp. Người bệnh sẽ gặp tình trạng xương khớp, đặc biệt ở vùng cổ và lưng nhanh chóng bị tàn phá, dễ dàng tổn thương và dẫn đến các cơn đau.Gai cột sống cổ: Khi các bộ phận quanh đốt sống cổ gặp tác động, cơ thể sẽ lắng tụ canxi để bù đắp cho sự tổn thương này. Tuy nhiên điều này có thể gây ra tình trạng gai cột sống, chèn ép lên vùng dây thần kinh và gây ra đau đớn cho người bệnh.Đau vai gáy biểu hiện đau dây thần kinh cổKhu vực cổ gáy là nơi chứa nhiều loại dây thần kinh do đó biểu hiện của cơn đau dây thần kinh cổ ở mỗi người là khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất có hai loại đó là đau dây thần kinh cổ trái và đau dây thần kinh cổ phải. Trường hợp hiếm sẽ có người đau ở cả 2 bên cổ và vai gáy. Những biểu hiện cụ thể của đau dây thần kinh cổ:Cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng cổ, vai gáy và cả phần lưng trên. Cơn đau có thể lan xuống vùng cánh tay, gây tê bì và rối loạn cảm giác ở các ngón tay.Cử động cổ gặp nhiều khó khăn, không linh hoạt, đặc biệt đau khi cử động mạnh.Khi sờ hoặc ấn nhẹ vào vùng da ở vị trí đau sẽ cảm nhận được cơn đau rõ ràng.Cơn đau tăng lên hoạt động nhiều và liên tục, đau khi hắt hơi và khi vừa ngủ dậy.Một số dấu hiệu khác như hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…do lượng máu lưu thông giảm.🔵 Điều trị đau dây thần kinh cổKhi gặp dấu hiệu đau dây thần kinh cổ, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và xác định rõ nguyên nhân, vị trí tổn thương. Trong quá trình sử dụng theo đơn của bác sĩ, bạn có thể kết hợp với một số phương pháp điều trị sau để đạt được kết quả tối ưu.Xoa bóp: Các động tác xoa bóp giúp máu lưu thông hiệu quả hơn do đó làm dịu các cơn đau rất tốt.Vận động nhẹ nhàng: Người bệnh có thể tự tập các bài vận động cổ nhẹ nhàng ngay tại nhà để hạn chế sự thoái hóa (nguyên nhân chính gây ra đau thần kinh cổ)Biện pháp trị liệu dân gian: Một số bài thuốc dân gian như đắp ngải cứu rang muối, dùng gấc ngâm rượu cũng có tác dụng chữa đau dây thần kinh cổ vai gáy khá tốt. Ngoài ra châm cứu và bấm huyệt cũng có tác dụng giãn cơ, giảm đau nhức tức thời.Các bài thuốc dân gian chữa đau dây thần kinh cổThay đổi sinh hoạt: Bạn cần ngồi và nằm đúng tư thế, tránh đè nén lên vùng thần kinh cổ quá mức. Khi ngủ tránh kê gối quá cao hay quá cứng. Bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên, không nên ngồi một chỗ quá lâu. Bên cạnh đó giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng cũng là phương pháp hỗ trợ trị liệu khá hiệu quả.Đau dây thần kinh cổ là một tình trạng khá quen thuộc đối với nhiều người. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp các bạn hiểu hơn về tình trạng này, nguyên nhân, biểu hiện cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.Xem thêm 👉:Xoa bóp chữa đau thần kinh tọa | 5 động tác & 6 huyệt“6 Huyệt” Châm Cứu Chữa Đau Thần Kinh Tọa Cần BiếtĐau xương khớp có ăn thịt gà được không?
Ngay sau đây hãy tìm hiểu thêm về xoa bóp chữa đau thần kinh tọa xem nhé. Làm theo các công thức này chắc chắn sẽ giúp bạn giảm đau và phục hồi hiệu quả đấy.Động tác xoa bóp chữa đau thần kinh tọaĐộng tác 1: Xoa vuốtXoa bóp chữa đau thần kinh tọaĐộng tác xoa vuốt có tác dụng làm nóng các vùng da phải chịu đựng cơn đau. Lực tác động của động tác xoa vuốt sẽ làm người bệnh giảm đau nhức cũng như tình trạng tê bì. Để thực hiện xoa vuốt thì đầu tiên bệnh nhân sẽ phải nằm sấp trên giường. Sau đó thì người thực hiện sẽ dùng lòng bàn tay của mình để xoa đều từ vùng thắt lưng trở xuống mông, đùi và cẳng chân, theo đúng hướng đi của dây thần kinh tọa.Động tác 2: Day miếtĐộng tác day miết làm các cơ được mềm hơn, giảm chứng co cứng cơ, giúp giãn cơ và giải phóng dây thần kinh tọa khỏi lực chèn ép. Để thực hiện day miết thì ta sẽ kết hợp phần cơ ở phía dưới ngón cái (ô môi cái) và phần cơ ở dưới ngón út (ô môi út) hoặc dùng ba đầu ngón tay giữa để day miết đều lên các khối cơ của lưng, mông đùi và bắp chân.Xoa bóp chữa đau thần kinh tọaĐộng tác 3: LănĐộng tác lăn có tác dụng giúp người bệnh giảm tê bì và cảm giác nhức mỏiĐộng tác lăn có tác dụng giúp người bệnh giảm tê bì và cảm giác nhức mỏi gây ra do thần kinh tọa bị chèn ép. Để thực hiện động tác này thì người thực hiện sẽ sử dụng các khớp của ngón tay để lăn đều lên vùng da đau. Lăn úp hay lăn ngửa bàn tay cũng đều đem lại hiệu quả tương tự nhau.Động tác 4: Bóp nắnBóp nắn làm cho khí huyết được lưu thông, cơn đau cũng theo đó mà thuyên giảm. Để thực hiện động tác này thì người thực hiện sẽ dùng ngón cái và lòng bàn tay của mình để bóp những khối cơ ở vùng thắt lưng, vùng mông và đùi, bắp chân. Để các khối cơ được ôm đều thì ta nên dùng cả hai tay để bóp nắn.Bóp nắn làm cho khí huyết được lưu thôngĐộng tác 5: Ấn huyệtĐộng tác này sẽ tác động lên các huyệt vị, giúp khí huyết lưu thông, giúp cơ bắp thư giãn… Muốn thực hiện bấm huyệt thì người thực hiện sẽ phải dùng ngón tay cái để ấn lên các huyệt vị nằm ở vùng thắt lưng như huyệt thận du, huyệt đại trường du, thừa sơn, thừa phù, hoàn khiêu, ủy trung…Động tác này sẽ tác động lên các huyệt vị, giúp khí huyết lưu thông, giúp cơ bắp thư giãn…Huyệt bấm chữa đau thần kinh tọaHuyệt thận duHuyệt thận duĐể tìm được huyệt này thì ta cần tìm ra mỏm gai ở thắt lưng thứ tư của cột sống rồi lần lên khối lồi thứ nhất. Từ đây thì sang ngang khoảng một đốt rưỡi là huyệt thận du. Để bấm huyệt thì cho người bệnh ngồi hoặc đứng rồi dùng hai tay ôm lấy lưng, ngón cái với ra sau rồi bấm vào huyệt với lực vừa phải trong 2 phút.Huyệt đại trường duHuyệt đại trường duĐể tìm ra huyệt đại trường du thì ta sẽ bắt đầu từ hai điểm cao nhất trên mào chậu của hai bên eo. Từ giao điểm của đường nối ở lưng dạt ra hai bên chính là huyệt đại trường du. Để bấm huyệt này thì ta cũng để hai tay ôm lấy phần eo lưng rồi từ từ tìm ra huyệt. Bấm vào huyệt và giữ trong khoảng 2 phút đồng hồ.Huyệt thừa phùHuyệt thừa phùCòn có tên khác là thừa phò hay phò thừa, nằm ở ngay giữa nếp lằn chỉ ở mông. Để bấm huyệt thì ta cũng để lòng bàn tay ôm lấy phần hông rồi từ tử tiến ngón cái vào huyệt. Bấm với lực vừa phải rồi giữ trong 2 phút là được.Huyệt thừa sơnHuyệt thừa sơnCòn gọi là huyệt trường son hay ngư phúc… Huyệt này nằm ở dưới đường đường nối giữa gót chân và huyệt ủy trung khoảng 8 thốn. Cách bấm huyệt này cũng tương tự như các huyệt trên. Ta chỉ cần lần huyệt vị rồi bấm ngón cái vào trong vài phút.Huyệt hoàn khiêuHuyệt hoàn khiêuHay còn gọi là huyệt hoàn cốc, tần cốt… Muốn tìm ra huyệt vị thì ta sẽ để người bệnh nằm sấp rồi gập chân lại cho gót chân chạm vào mông, điểm chạm giữa gót và mông chính là huyệt hoàn khiêu. Sau đó thì ta sẽ nhấn ngón tay vào huyệt rồi giữ lại trong vài phút là được.Huyệt ủy trungHuyệt ủy trungHuyệt này nằm ở lằn chỉ ngang với nếp nhượng chân. Cách bấm tương tự như trên, ta chỉ cần lần ngón cái vào giữa huyệt rồi nhấn vừa đủ trong khoảng hai phút đồng hồ.Xem thêm: Cách bấm huyệt chữa đau thần kinh tọaVừa rồi là một số bài tập xoa bóp chữa đau thần kinh tọa. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công và xua đi cơn đau đeo bám mình hàng ngày.Xem thêm 👉:“6 Huyệt” Châm Cứu Chữa Đau Thần Kinh Tọa Cần BiếtĐau xương khớp có ăn thịt gà được không?Lời khuyên đậu bắp chữa bệnh đau nhức khớp từ PGS. TS Lê Minh Hà
Châm cứu là một trong những phương pháp trị bệnh lâu đời và có tác dụng trực tiếp giúp người bệnh phục hồi hiệu quả. Đối với người bệnh châm cứu chữa đau thần kinh tọa là một phương pháp điều trị phổ biến.💠 Tại sao châm cứu lại tốt cho bệnh đau thần kinh tọa?Châm cứu điều trị đau thần kinh toạ là phương pháp có hiệu quả tốt. Việc châm các đầu kim nhỏ vào cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng hệ thần kinh trung ương từ đó dẫn truyền tới não có tác dụng: giải phóng endorphins và enkephalins giúp giảm đau hiệu quả.Chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứuViệc dùng kim châm sẽ thúc đẩy máu huyết lưu thông để máu đến các vùng đau đớn, giảm sự trì trệ của máu. Khi kim châm tác động vào đúng các huyệt đạo sẽ giúp các cơ được thư giãn như khi bấm huyệt giúp cơn đau giảm bớt, đồng thời tránh được tình trạng tê liệt.💠 Vị trí các huyệt châm cứuChâm cứu điều trị đau thần kinh tọa thường tập trung vào các huyệt nằm dọc theo cánh tay, lưng và có thể chạy dần xuống chân. Một số huyệt thường được chỉ định châm cứu là các huyệt thận du, đại trường du, thừa sơn, ủy trung, thừa phù, trật biên,..Vị trí các huyệt cơ thểHuyệt thận du: Huyệt có tác dụng rót (du) kinh khí vào tạng Thận. Dưới gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Mệnh Môn.Huyệt đại trường du: Huyệt có tác dụng đưa (du) kinh khí vào Phủ Đại Trường. Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 thốn, ngang huyệt Yêu Dương Quan.Huyệt thừa sơn: Huyệt ở vị trí cuối bắp chân (có hình dạng hình chữ V, như cái núi). Huyệt lại ở vị trí chịu (tiếp) sức mạnh của toàn thân. Ở giữa đường nối huyệt Uỷ Trung và gót chân, dưới Uỷ Trung 8 thốn, ngay chỗ lõm giữa 2 khe cơ sinh đôi ngoài và trong.Huyệt ủy trung: Huyệt nằm ở giữa (trung) nếp gấp nhượng chân (uỷ ), ngay giữa lằn chỉ ngang nếp nhượng chân.Huyệt thừa phù: Huyệt ở dưới mông, chỗ tiếp nối với chi dưới khi cơ thể chuyển động.Huyệt trật biên: Trị thần kinh tọa đau, chi dưới liệt và tê đau.Khi châm cứu bác sĩ sẽ cân nhắc theo thể trạng người bệnh để xác định chính xác các huyệt cần được tác động. Mỗi huyệt đóng một vai trò khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung, các huyệt trên đây khi được châm cứu sẽ giúp người bệnh giảm đau, hạn chế co cơ và ngăn chặn tình trạng tê liệt các chi ở bệnh nhân mắc chứng đau thần kinh tọa.💠 Phác đồ châm cứu đau thần kinh tọaViệc châm cứu tại các huyệt đạo nên thực hiện mỗi ngày 1 lần, áp dụng liệu trình từ 10 đến 15 ngày để có kết quả tốt. Ngoài ra, cần kết hợp các kĩ thuật điều trị khác như giác hơi, bấm huyệt, xoa bóp và dùng đèn hồng ngoại, máy sinh vật điện từ chiếu vào vùng bị bệnh để hỗ trợ giảm đau.Tuy nhiên, tùy theo thể trạng người bệnh và diễn tiến của bệnh, mỗi bệnh nhân có thể có một phác đồ điều trị khác nhau. Do đó, cần tư vấn bác sĩ để có được một liệu trình điều trị phù hợp.Nhìn chung, hiệu quả của phương pháp chữa trị bệnh đau thần kinh tọa bằng châm cứu là có thể thấy rõ. Với sự ra đời và phát triển từ ngàn đời nay, đây vẫn luôn là sự lựa chọn của nhiều người bệnh tính đến thời điểm này. Để được tư vấn thêm về chữa đau thần kinh tọa bằng châm cứu, bạn hãy gọi đến hotline 1800 1156 để được tư vấn miễn phí nhé.Xem thêm:Cách chữa đau cổ tay | Những cách hay nên áp dụng ngayĐau Dây Thần Kinh Ở Mông | Biểu Hiện, Nguyên Nhân, Cách ChữaThực phẩm tăng chất nhờn cho khớp | 6 loại giúp khớp gối trơn khoẻCác khớp xương kêu răng rắc - Cẩn thận mắc bệnh xương khớpĐau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh đau dây thần kinh ở mông xuất hiện khá nhiều ở các đối tượng ở độ tuổi từ 30 tới 60. Đau dây thần kinh mông nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến đi vệ sinh không tự chủ, teo cơ hay thậm chí là bại liệt.Đau dây thần kinh mông🔵 Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh môngBệnh đau dây thần kinh mông thường có những triệu chứng tiêu biểu, chia ra làm 2 hội chứng:🔸 Đau một bên môngCảm thấy cơn đau ở vùng thắt lưng, lan dần xuống hông và mông. Thường thì cơn đau chỉ chạy dọc theo một phía của cơ thể như đau dọc suốt eo phải – đau hông phải – mông phải – bắp chân phải – bàn chân phải – ngón chân phải..Người bệnh thường cảm thấy có cơn đau âm ỉ hoặc đau nặng hơn khi vận động. Khi người bệnh được nghỉ ngơi thì cơn đau giảm bớt. Trong thời gian đầu thì cơn đau mạnh hơn vào ban ngày.Cảm thấy đau khi người bệnh thay đổi tư thế. Thậm chí chỉ cần hắt hơi nhẹ cũng có thể gây ra cơn đau nhói kéo dài từ lưng xuống bên hông và bên mông bởi hội chứng chèn ép.Xương sống bị cứng và đau đớn khiên cho người bệnh gặp khó khăn trong cử động cúi người hay nghiêng người sang bên.Lưu ý: Đau dây thần kinh hông rất dễ nhầm lẫn với bệnh đau dây thần kinh ở mông.🔸 Đau căng cơ môngPhần mông thường bị tê hoặc đau râm ran như có kiến bò hoặc dao đâm. Thỉnh thoảng thì cơn đau có thể nhói lên khiến cho người bệnh rất khó chịu.Khi bệnh trở nặng cũng là lúc người bệnh bị mất cảm giác ở hông và mông. Nếu để lâu có thể dẫn đến hiện tượng bị teo cơ, khó khăn trong việc đại tiện, tiểu tiện.🔵 Nguyên nhân bệnh đau dây thần kinh ở môngDo thoát vị đĩa đệm: là trường hợp các đĩa đệm bị tổn thương, lớp xơ bị rách khiến cho màng nhầy bên trong thoát ra ngoài. Lớp màng nhầy này sẽ chèn ép lên các rễ thần kinh ở vùng mông, khiến mông bị đau. Đây được xem là nguyên nhân chính yếu của chứng đau vùng mông.Giãn dây chằng mông: dây chằng là bộ phận bao quanh các khớp xương, có vai trò bảo vệ các đầu khớp. Khi dây chằng ở vùng mông hoạt động quá sức hoặc bị tai nạn mà giãn, rách… thì các dây thần kinh ở khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây ra các cơn đau kéo dài.Do hoạt động nặng hoặc sai tư thế: khi chúng ta mang vác đồ nặng hoặc cử động trái tư thế thì các dân thần kinh sẽ bị tổn thương, dẫn đén sưng đau khó chịu.Thoát vị đĩa đệmNgoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây đau vùng mông như bệnh lý cột sống bẩm sinh, viêm đĩa đệm hoặc nhiễm trùng, viêm cơ, vv….🔵 Phương pháp điều trị đau dây thần kinh mông do thoát vị đĩa đệm🔸 Châm cứuĐể chữa chứng đau ở mông thì người bệnh thường được châm cứu vào các huyệt đại trường du, hoàn khiêu, trật biên, úy trung, vv… Châm cứu có tác dụng giảm cơn đau, giúp máu huyết lưu thông, cải thiện vận động cũng như giúp bệnh nhân đi lại dễ dàng hơn. Người bệnh có thể dùng các phương pháp như châm cứu bằng kim kích thích vào huyệt đạo hoặc dùng nhiệt (dùng lá ngải cứu đốt nóng) tùy theo từng triệu chứng và mức độ của cơn đau.Châm cứu🔸 Đông yTrong đông y, thường thì chứng đau dây thần kinh ở mông sẽ được chia thành hai dạng: dạng đầu là thể thấp nhiệt và dạng sau là thể ứ huyết,Để chế thấp nhiệt thì người dùng có thể sử dụng hỗn hợp phòng kỷ, hoàng bá, ngưu tất, xương truật, xuyên khung để đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.Thể đau ứ huyết có thể chữa bằng bài thuốc gồm thổ miết trùng, xương truật, ngưu tất, xuyên khung, hoàng bá, cam thảo, mộc qua, độc hoạt, tang ký , tế tân, ý dĩ, dâm dương hoắc, kẽ huyết đằng…🔸 Phẫu thuậtThông thường thì bệnh đau dây thần kinh ở mông không cần phải phẫu thuật. Tuy nhiên thì một số bệnh nhân bị đau nặng và liên tục vẫn được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp tiên tiến nhất hiện nay chính là mổ nội soi, giúp hạn chế tổn thương cũng như tình trạng xơ hóa hậu phẫu. Tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật dao động từ 70 tới 90%.Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể hữu ích cho các bạn đang gặp chứng đau dây thần kinh ở mông.Xem thêm 👉:11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhấtĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Đau khớp ngón tay cái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả!
Thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị khô khớp hiệu quả. Vậy, hãy bổ sung 6 loại thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp được liệt kê dưới đây ngay nhé!🟢 Tại sao cần tăng chất nhờn cho khớp?Dịch khớp là dịch nhầy chứa trong khớp. Trong dịch khớp có chứa axit hyaluronic - thành phần quan trọng giữ chức năng bôi trơn khớp, chống ma sát, giúp vận động dễ dàng.“Chất nhờn cho khớp” có thể được bổ sung bằng con đường thực phẩm. Nếu khớp khô và đau, có lẽ, bạn nên ngay lập tức bổ sung thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp luôn nhé!🟢 Thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp🔹 Cá và dầu cáCá và dầu cá là thực phẩm kích thích sản sinh axit hyaluronic giúp tăng chất nhờn cho khớp, phục hồi lớp xương khớp bị hư tổn… Bên cạnh đó cá/ dầu cá rất giàu Canxi, Omega- 3, Vitamin D, phát triển hệ xương khớp cho xương khớp chắc khỏe.Hình ảnh minh họa cá hồiDo vậy trong khẩu phần ăn hàng ngày các bạn nên sử dụng thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp này và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau thay đổi theo từng ngày như cá nấu, cá kho, cá nướng, cá tẩm bột…🔹 Xương ống, xương sụnXương ống, xương sụn cũng là thực phẩm có chứa hàm lượng Canxi dồi dào, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh axit hyaluronic giúp tăng tiếp chất nhờn và giúp xương khớp chắc khỏe.Hình ảnh minh họa xương hầmNhững món ăn mà các bạn có thể chế biến từ xương ống và xương sụn để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày là: canh xương, cháo xương, xương hầm,...Ngoài ra các món hầm còn chứa nhiều dưỡng chất, và mang đến hiệu quả rất tốt cho quá trình cấu tạo và phục hồi lớp sụn xương. Giúp sụn chắc khỏe và hoạt động hiệu quả hơn.🔹 Sữa và ngũ cốc - thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp rất tốtCác loại sữaSữa tươi, sữa bột hay sữa đậu nành đều có chứa hàm lượng lớn Canxi giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ quá trình sản sinh chất nhờn bôi trơn khớp hiệu quả. Đặc biệt sữa đậu nành giúp tăng tế bào sụn khớp, kích thích cơ thể tiết ra nhiều Collagen nuôi khớp, ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ khô khớp.Hình ảnh minh họa các loại sữaVì thế bạn nên hình thành cho mình thói quen uống sữa hàng ngày, người lớn mỗi ngày nên uống 200ml sữa còn đối với trẻ em nên uống khoảng 150ml/ ngày.Ngũ cốcNgũ cốc có chứa hàm lượng Vitamin và khoáng chất dồi dào. Giúp bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể, ngăn ngừa kháng viêm khớp và làm tăng chất nhờn cho khớp hiệu quả.Đặc biệt trong số các loại ngũ cốc, hạt đậu nành đã được các nhà khoa học chỉ ra có khả năng tác động tới lớp sụn khớp để sản sinh chất nhờn giúp bôi trơn ổ khớp.🔹 Cà chuaHình ảnh minh họa cà chuaCà chua có chứa hàm lượng Vitamin và khoáng chất dồi dào giúp làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bổ sung chất nhờn để bôi trơn ổ khớp, giúp xương khớp chắc khỏe đồng thời giúp cho việc vận động đi lại dễ dàng hơn.Đặc biệt trong hạt cà chua còn chứa hoạt chất tương tự như thuốc giảm đau giúp kháng viêm giảm đau nhức hiệu quả.🔹 ChuốiHình ảnh minh họa chuốiChuối từ lâu đã được biết đến là loại quả mang tới nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe, đặc biệt cũng là thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp, tăng sức khỏe hệ xương khớp. Trong thành phần của chuối có chứa hàm lượng Tryptophan, Serotonin và Kali tham gia vào quá trình tạo chất nhầy cho khớp và bảo vệ xương khớp hiệu quả.🔹 Rau củ tươiRau củ tươi cũng là thực phẩm mà người bi khô dịch khớp nên ăn. Các loại rau củ tươi giúp tăng cường khả năng hấp thụ Canxi và Vitamin D của cơ thể. Ngoài ra những dưỡng chất có trong rau củ tươi còn giúp bổ sung chất nhờn cho khớp giúp ngăn ngừa và làm giảm tình trạng khô dịch khớp.Cuối cùng, ngoài việc bổ sung những thực phẩm bổ sung chất nhờn cho khớp thì bạn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý.Hãy tích cực luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt các bạn cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để có thể phát hiện và điều trị bệnh khô khớp kịp thời.Trên đây là 6 loại thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp hiệu quả mà bạn nên ăn mỗi ngày. Hy vọng sẽ hữu ích và giúp bạn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng khô khớp hiệu quả.*** Bài viết có sự cố vấn của PGS. TS Lê Minh Hà, hiện nay đang công tác tại Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.Xem thêm 👉:Các khớp xương kêu răng rắc – Cẩn thận mắc bệnh xương khớpĐau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trịTOP 5+ các bài tập giảm đau vai gáy tại nhà dễ thực hiện
Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng nhiều người gặp phải, gây cảm giác đau, mỏi, khó chịu và làm ảnh hưởng đến tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù là chứng bệnh khá phổ biến nhưng thực tế vẫn rất nhiều người chưa thật sự hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị khi bị đau nhức xương khớp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật chi tiết mọi thông tin về tình trạng bệnh lý này, mời bạn đọc cùng theo dõi. Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì🔵 Đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? Theo các chuyên gia về xương khớp, tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân là biểu hiện thường thấy ở nhiều người với các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, nữ giới là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Các cơn đau nhức xương khớp toàn thân có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Ngay khi phát hiện có hiện tượng đau nhức, người bệnh nên sớm đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh và có phác đồ điều trị phù hợp. Đau nhức xương khớp toàn thân có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nàoĐau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì? Nó có thể là dấu hiệu của một trong những bệnh lý dưới đây: Thoái hóa khớp: Khớp vào giai đoạn lão hóa thường bị bào mòn và giảm tiết dịch nhầy bôi trơn ở các khớp. Bệnh ở giai đoạn đầu thường đau âm ỉ, sau dần khi không được can thiệp điều trị sẽ dần đau nghiêm trọng hơn, tần suất xuất hiện nhiều hơn. Bị đau nhức xương khớp do thoái hóa, ngoài đau, người bệnh còn có thể thấy cơ bị co cứng mỗi khi ngủ dậy hoặc nghe tiếng kêu lạo xạo khi di chuyển. Thoái hóa cột sống: Vận động sai tư thế trong thời gian dài là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thoái hóa cột sống và đau nhức. Cơn đau ở vùng cột sống sẽ lan dần ra khắp cánh tay hoặc chân, gây cảm giác khó chịu. Viêm đa khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn, hình thành do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn giữa các mô khỏe mạnh và “kẻ xâm lược”, tấn công mô khỏe gây viêm. Bệnh ngoài gây đau, cứng khớp còn có thể làm yếu cơ, mất dần khả năng vận động, thậm chí gây biến dạng khớp. Loãng xương: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi là nguyên nhân chính gây loãng xương, khiến xương bị giòn và dễ gãy. Các bệnh lý khác: Đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, lao xương khớp,... cũng là những bệnh lý có yếu tố gây đau nhức xương khớp toàn thân cao. Ai đang gặp những bệnh này cũng cần cảnh giác và sớm điều trị. 🔵 Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp Ngoài những nguyên nhân bệnh lý đã nêu ở bên trên, bệnh lý nhức xương khớp toàn thân còn có thể được hình thành bởi những yếu tố dưới đây: Thừa cân: Cân nặng tăng cao, trọng lượng cơ thể dồn xuống các khớp sẽ tăng theo. Do đó, có thể dẫn tới các hiện tượng sưng, đau khớp. Lười vận động: Ngồi một chỗ thời gian dài và ít vận động có thể khiến người bệnh bị đau nhức xương khớp toàn thân, tê bì chân tay. Tuổi tác: Tuổi càng cao xương khớp càng dễ bị lão hóa nên xét về tỷ lệ mắc bệnh, đối tượng người cao tuổi luôn nằm trong top đầu.Chấn thương: Các tổn thương do tai nạn có thể khiến các khớp bị tổn thương, cột sống đau nhức. Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ, ngủ không đủ giấc cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp, mệt mỏi khi thức dậy. Thiếu vitamin D: Vitamin D trong cơ thể thiếu hụt có thể khiến cho canxi máu bị thấp, làm ảnh hưởng đến cơ và thận. Thiếu máu: Người bị thiếu máu thường đi kèm với thiếu oxy, do đó việc cung cấp máu cho các mô tế bào hoạt động bị trì trệ và dẫn đến mệt mỏi, đau nhức toàn thân.Người cao tuổi thường bị lão hóa xương khớp, dẫn tới đau nhức toàn thânViệc xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến bệnh đau nhức xương khớp toàn thân là rất quan trọng và cần thiết. Thông qua căn nguyên, các bác sĩ chuyên môn sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp, giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. 🔵 Cách điều trị đau nhức xương khớp toàn thân đơn giản, cho hiệu quả caoThông qua nguyên nhân gây bệnh và những triệu chứng điển hình, giải pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp toàn thân sẽ được áp dụng sao cho phù hợp. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị bệnh khác nhau, dựa trên mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà mọi người có thể lựa chọn: 🔸 Mẹo giảm đau nhức xương khớp toàn thân tại nhà Nếu cơn đau nhức xương khớp mới chỉ âm ỉ ở giai đoạn đầu, chưa chuyển biến nặng có thể áp dụng các mẹo đơn giản tại nhà dưới đây để giảm đau hiệu quả. Tắm nước ấm: Nhiệt độ ấm giúp cơ thể được thư giãn, giảm đau bằng cách thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp bạn ngủ ngon hơn. Tắm nước ấm có thể kết hợp sử dụng tinh dầu để giảm căng thẳng, mệt mỏi. Massage: Áp dụng lực của bàn tay và các ngón tay có thể giúp gân, cơ và khớp được thư giãn, giúp giảm đau và giảm mức độ chèn ép. Chườm nóng: Nếu bạn đang bị cứng khớp, tê bì chân tay và khó vận động hãy thử áp dụng chườm nóng. Nhiệt độ ấm sẽ giúp giảm đau, giảm chèn ép và lưu thông máu tốt hơn. Chườm lạnh: Người bị đau nhức xương khớp toàn thân kèm các triệu chứng sưng đỏ, viêm khớp có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh. Nhiệt độ lạnh giúp giảm đau hiệu quả bởi khả năng làm tê dây thần kinh, hạn chế cấp máu tại vùng bị sưng.Tập thể dục: Tập luyện giúp cảm giác đau nhức được giảm thiểu bởi nó giúp cơ được thư giãn và đẩy tuần hoàn máu tốt hơn. Các biện pháp điều trị đau nhức xương khớp toàn thân tại nhàCác biện pháp tại nhà nêu trên thường dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, chỉ nên và áp dụng được khi bệnh tình nhẹ ở giai đoạn đầu. 🔸 Sử dụng thuốc Tây giảm đau nhức xương khớp toàn thân Hiện có nhiều loại thuốc Tây khác nhau cho tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho người bệnh: Thuốc giảm đau: Gồm có các nhóm thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế XOX-2 hay các loại thuốc khác như Pregabalin, Tramadol,... Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc như Myonal, Mydocalm, Coltramyl,... có thể giúp chống lại tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả.Thuốc corticoid: Dùng cho các trường hợp bị đau nhiều, kèm theo viêm khớp. Loại thuốc này hiện có dạng uống và dạng tiêm.Một số nhóm thuốc khác: Methotrexate, Sulfasalazine,... có tác dụng giảm đau, giảm phụ thuộc thuốc cho người đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. Với thuốc Tây điều trị đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp. Đặc biệt, tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều bởi nó có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. 🔸 Chữa đau nhức xương khớp toàn thân bằng thuốc Nam Dưới đây là một số cây thuốc nam điển hình được nhiều người bệnh áp dụng khi bị đau nhức xương khớp: Lá lốt: Lấy lá lốt phơi khô và sắc thuốc uống mỗi tối sau khi ăn hoặc cũng có thể ăn sống, chế biến thành các món ăn thường ngày. Đu đủ: Sắc đu đủ với nước và mễ nhân sống, giúp giảm đau nhanh chóng.Cây ngải cứu: Lấy ngải cứu rửa sạch, giã nát lấy nước pha với mật ong và nghệ để uống.Thuốc nam chữa đau nhức xương khớp cho hiệu quả cao🔵 Cách chăm sóc và phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân Bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc và dự phòng dưới đây để làm giảm đau và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh có thể xảy ra: Hạn chế căng thẳng, stress Kiểm soát và duy trì cân nặng phù hợpBổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày Bổ sung nhiều loại thực phẩm tốt cho xương khớpNgủ đủ giấc, hạn chế sử dụng chất kích thích Hoạt động thể chất mỗi ngày tuy nhiên không nên quá sức. Điều chỉnh tư thế đúng khi làm việc và sinh hoạt. Trên đây là những thông tin về đau nhức xương khớp toàn thân chúng tôi muốn gửi đến quý vị bạn đọc. Nếu bạn đang có hiện tượng đau nhức, hãy sớm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời, phù hợp nhất. 👉 Có thể bạn quan tâm:Đau khớp bàn chân: Nguyên nhân và cách điều trị cụ thểĐau khớp chân: Cách chữa bệnh đau khớp bàn chânĐau đầu gối phải là bệnh gì? Bị đau đầu gối phải làm sao?