Đau xương khớp

Đau xương khớp

Đau khớp chân: Cách chữa bệnh đau khớp bàn chân

Khớp chân là vị trí nằm giữa hai xương, giúp con người dễ dàng di chuyển hơn. Các chấn thương, bệnh lý ở chân đều có thể làm đau khớp chân. Bệnh này thường không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Thậm chí, có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp xương nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị phù hợp, kịp thời. 🟢 Đau khớp chân là gì? Triệu chứng của bệnhĐau khớp chân là tình trạng đau nhức tại các vị trí như bàn chân, đầu gối, cổ chân,... Bên cạnh đó, các vị trí đau cũng có thể bị viêm, sưng đỏ và cảm giác nóng hơn bình thường. Khi đứng lên và di chuyển, cơn đau sẽ càng nặng hơn. Tình trạng đau khớp chân có thể xuất hiện ở mọi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là một số đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn: Người cao tuổi có xương khớp bị yếu, dễ bị viêm.Người thường xuyên đi đứng nhiềuVận động viên bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ,... Những người thường phải mang giày cao gót. Đau khớp chân có thể xảy ra với bất kỳ aiKhi bị đau khớp bàn chân, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp không có biểu hiện, chỉ khi bệnh tình trở nặng mới phát hiện. Do đó, việc nắm bắt các dấu hiệu của bệnh là rất cần thiết, góp phần giúp nhận biết bệnh nhanh chóng: Khớp bàn chân bị đau, thời điểm đau nhiều nhất thường là buổi sáng sau khi vừa ngủ dậy. Vùng bàn chân có hiện tượng bị sưng đỏ, nóng hơn so với những vùng khác. Người bệnh có thể bị đau khớp chân trái hoặc đau khớp chân phải đi kèm với hiện tượng cứng, cần xoa bóp mới có thể đi lại được bình thường. Vùng đau có thể bị lan rộng ra cả chân, gây đau nhức và khó khăn trong di chuyển. Một số trường hợp có thể bị sốt, mệt mỏi. 🟢 Nguyên nhân gây đau khớp bàn chân Đau khớp chân có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ điển hình mọi người nên tham khảo:Chấn thương: Các chấn thương ở khớp chân như gãy xương, bong gân, trật khớp… sẽ gây đau, hạn chế di chuyển. Thoái hóa khớp: Người cao tuổi là đối tượng chính bị thoái hóa khớp. Khi xương khớp có dấu hiệu lão hóa, sụn khớp bị bào mòn khi di chuyển xương sẽ cọ xát vào nhau, dẫn đến hiện tượng đau nhức, khó chịu.Các bệnh lý về viêm khớp: Viêm khớp dạng thấp là một trong những bệnh lý điển hình dẫn đến tình trạng đau khớp bàn chân.Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên các khớp chân, làm khớp dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ bị viêm, sưng đau. Thoái hóa khớp chân có thể gây nên hiện tượng đau nhức, khó chịuNgoài ra, bệnh đau khớp chân còn có thể hình thành do một số bệnh lý khác như gout, nhiễm trùng, tật bàn chân,... 🟢 Đau khớp chân có nguy hiểm không?Khi bị đau khớp chân, đau khớp bàn chân nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như: Chức năng vận động bị suy giảm: Khi bị đau khớp chân sẽ khiến cho khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế. Việc đi đứng trở nên khó khăn hơn, nếu không điều trị có thể bị tê liệt, thậm chí là mất chân. Mệt mỏi tinh thần: Cảm giác đau nhức thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. bệnh thường đau về đêm, dễ dẫn đến mất ngủ, căng thẳng. Khớp chân bị biến dạng: Vị trí khớp bàn chân, gối, cổ chân,... có thể bị biến dạng, teo, xiêu vẹo,... Có thể thấy, đau khớp chân cũng là một căn bệnh nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được xem nhẹ căn bệnh này. Hãy chú ý đi thăm khám sức khỏe định kỳ và nhanh chóng có biện pháp can thiệp điều trị sớm ngay khi phát hiện bệnh. 🟢 Các cách chữa bệnh đau khớp bàn chân tốt nhất hiện nay Điều trị đau khớp bàn chân đòi hỏi thời gian nên cần có sự kiên trì. Dù vậy, hiện nay có rất nhiều biện pháp trị bệnh khác nhau cho tác dụng nhanh chóng, vượt trội. 🔹 Chữa đau khớp chân theo dân gian Với người Việt, các bài thuốc dân gian là một trong những cách chữa bệnh không thể thiếu. Cách này thường được áp dụng bởi tính đơn giản, dễ làm mà hiệu quả cao. Một số bài thuốc dân gian điều trị đau khớp chân có thể kể đến như:Cây lược vàngCây này có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, chữa lành các vết bầm tím. Vì vậy, cây lược vàng được dùng nhiều trong điều trị các bệnh về xương khớp.Cách dùng: Nghiền nát thân cây lược vàngTrộn hỗn hợp được nghiền nát với vaseline và một ít nước.Ủ hỗn hợp trong khoảng một tuần ở nơi khô ráo, thoáng mát. Dùng một lượng vừa đủ để bôi vào vùng bị đau. Ngoài ra, cây lược vàng cũng có thể đem về ngâm rượu để xoa bóp vào vị trí đau. Cây Lược Vàng chữa bệnh xương khớp hiệu quảDùng giấm táo trị đau khớp chân Giấm táo giúp giảm hàm lượng axit uric trong máu, hỗ trợ giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Cách làm như sau:Hòa khoảng 3 thìa giấm táo với 250ml nước ấm.Cho thêm mật ong vào hỗn hợp để uống dễ hơn.Uống hàng ngày để nâng cao hiệu quả. Dùng ngải cứu chữa đau khớp bàn chân Ngải cứu nổi tiếng là vị thuốc dân gian giúp giảm đau, giảm sưng hiệu quả bởi hoạt chất absinthin và anabsinthine. Cách thực hiện: Giã ngải cứu đã rửa sạch thật nhuyễnTrộn thêm ít giấm gạoHâm nóng ngải cứu cho ấm lênDùng túi vải để đựng hỗn hợp này và chườm nhẹ nhàng lên vùng chân bị đau.Các biện pháp dân gian điều trị đau khớp chân này chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú hoặc trẻ nhỏ cần cẩn trọng khi sử dụng. 🔹 Điều trị bằng thuốc Tây Đau khớp bàn chân có thể sử dụng các loại thuốc có tác dụng kháng viêm, giảm đau như sau:Thuốc chống viêm: Corticosteroid, Diclofenac, Indomethacin, Motrin IB,, Naproxen, Aspirin, Ketoprofen, Flurbiprofen, Valdecoxib, Piroxicam,…Thuốc giảm đau: NSAIDs, Acetaminophen, Paracetamol, Aspirin, Tramadol, Hydrocodone, Glucosamine Sulfate…Thuốc sinh học: Abatacept, Certolizumab pegol, Infliximab, Rituximab, Anakinra, Infliximab, Golimumab, Etanercept…Các loại thuốc này cho tác dụng khá nhanh chóng nhưng dễ gặp tác dụng phụ và bị lạm dụng thuốc. Do đó, khi dùng, người bệnh cần có sự chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và dùng. Thuốc Tây thường cho tác dụng giảm đau khớp chân nhanh chóng🔹 Điều trị đau khớp chân bằng Đông y Đông y có nhiều bài thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có đau khớp chân. Thường thuốc Đông y cho hiệu quả chậm nhưng chắc, đặc biệt rất an toàn và không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Một số bài thuốc Đông y phổ biến được nhiều người bệnh dùng gồm:Bài thuốc 1: Nguyên liệu: Cây cỏ xước, cỏ nhọ nồi, rễ cây nhàu, cổ phục linh, ké đầu ngựa.Cách thực hiện: Rửa sạch thuốc và cho vào nồi sắc với 300ml nước dùng để uống hàng ngày. Bài thuốc 2: Nguyên liệu: Cây dây đau xương, tang ký sinh, rễ cỏ xước, tục đoạn, tần giao, độc hoạt, đảng sâm, bạch thược, đương quy. Cách thực hiện: Rửa sạch thuốc và cho vào nồi sắc với nước, uống mỗi ngày 3 lần. Bài thuốc 3: Nguyên liệu: Đương quy, thược dược, phục linh, bạch truật, trạch tả, xuyên khung.Cách thực hiện: Cho các vị thuốc trên vào cối tán đến khi mịn. Dùng 1 thìa cà phê bột thuốc đã được tán pha với rượu, uống mỗi ngày 3 lần.Thuốc Đông y chữa bệnh chậm mà chắcLưu ý: Thuốc Đông y mặc dù an toàn nhưng người bệnh cũng không nên tự ý bào chế mà nên được hướng dẫn bởi các lương y có kinh nghiệm. Liều lượng thuốc thường rất khắt khe để có thể tạo ra được bài thuốc có tác dụng vượt trội. 🟢 Cách phòng bệnh viêm khớp chân Để không phải chịu những cơn đau do bệnh gây ra, mọi người nên có kiến thức để phòng bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bạn có thể tham khảo:Vận động phù hợp: Kết hợp giữa đi lại và nghỉ ngơi điều độ, không nên để chân làm việc quá sức.Duy trì tập thể dục: Các bài tập vận động nhẹ nhàng sẽ giúp chân khỏe mạnh, hạn chế được những tổn thương. Hạn chế mang vác nặng: Mang vật nặng, trọng lượng lớn có thể gây chèn ép chân, đau nhức, sưng tấy. Bổ sung các chất cần thiết: Omega-3. canxi, nước,... là những chất cần thiết cho cơ thể và hệ xương khớp. Mọi người nên bổ sung nhiều rau củ, trái cây, trứng, sữa, đậu phụ, hải sản,... Không sử dụng chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn, có ga, thuốc lá,... nên được hạn chế tối đa. Thăm khám sức khỏe định kỳ: việc khám sức khỏe sẽ góp phần phát hiện bệnh sớm hơn, tránh để bệnh tiến triển nặng và xuất hiện biến chứng. Với những thông tin nêu trên, hy vọng có thể giúp quý vị bạn đọc hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh đau khớp chân. Hãy luôn tạo thói quen chăm sóc sức khỏe của mình, không được chủ quan với mọi biểu hiện của bệnh và có can thiệp điều trị từ giai đoạn đầu. 👉 Có thể bạn quan tâm:Đau khớp ngón chân – Triệu chứng không nên coi thườngĐau khớp tay, đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!

Đau khớp nên ăn gì? Món ăn chữa đau nhức xương khớp

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị đặc biệt, chế độ ăn uống cực kỳ quan trọng với người bệnh đau nhức xương khớp. Việc lựa chọn món ăn chữa đau nhức xương khớp bổ sung trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp cho hệ xương khớp luôn chắc khỏe, tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy đau khớp nên ăn gì? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 💠 Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người bệnh xương khớp?Đau nhức xương khớp là tình trạng đau âm ỉ, nhức mỏi. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi đối tượng về giới tính và độ tuổi. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như làm chất lượng cuộc sống suy giảm. Việc ăn một chế độ khoa học giúp sức khỏe được tăng cường, các vết thương ở vùng xương khớp dễ dàng được làm lành và ngăn ngừa tình trạng tái phát trở lại. Đặc biệt, khi ăn uống không đủ chất chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp. Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người đau nhức xương khớpBên cạnh việc nắm được món ăn chữa bệnh đau nhức xương khớp nào tốt, người bệnh cần nắm được nguyên tắc chọn và nấu món ăn cho người bệnh xương khớp: Đảm bảo về lượng dinh dưỡng cần thiếtBổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chấtKhông thể thiếu rau xanh Uống đủ nước💠 Đau nhức xương khớp nên ăn gì?Đau nhức xương khớp nên ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm cực tốt cho người bệnh đau nhức xương khớp nhất định không nên bỏ qua: Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 Những thực phẩm có chứa axit béo Omega-3 có tác dụng ngăn cản phản ứng của hệ miễn dịch gây viêm khớp, giảm triệu chứng đau mỏi. Nhờ vậy, có thể làm giảm các triệu chứng viêm xương khớp, đau nhức, thoái hóa cột sống,...Các loại cá như cá thu, cá mòi, cá trích, cá trống,... đặc biệt chứa nhiều axit béo Omega-3 mọi người có thể tham khảo để bổ sung vào khẩu phần ăn. Omega3 giúp giảm triệu chứng đau mỏi hiệu quả🔸 Bị đau nhức xương khớp nên ăn gì? Nấm là thực phẩm nên bổ sungNấm là một trong những thực phẩm cực tốt đối với người bệnh đau nhức xương khớp. Loại thực phẩm này chứa ít muối nhưng lại giàu chất dinh dưỡng như chất xơ, calo, vitamin nhóm B, D và Canxi, chất chống oxy hóa. Ăn các món ăn làm từ nấm, có tác dụng chống còi xương, nuôi dưỡng hệ xương khớp luôn luôn linh hoạt. 🔸 Bổ sung thực phẩm giàu canxi Canxi là chất cực kỳ quan trọng với xương khớp. Việc thiếu hụt canxi chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng loãng xương, tổn thương khớp, viêm khớp,... Ngoài ra, canxi cũng hỗ trợ giảm các triệu chứng bệnh đau nhức xương khớp, ngăn chặn viêm nhiễm. Đồng thời, hỗ trợ tái tạo tế bào xương mới, phục hồi tổn thương và củng cố lại hệ xương khớp chắc khỏe. Chính vì vậy, người bệnh đau nhức xương khớp cần thiết phải bổ sung canxi trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến như sữa, phô mai, nghêu, ngũ cốc nguyên cám, đậu đen, các loại hạt,...🔸 Các loại rau xanh đậmBông cải xanh, rau mồng tơi, cải xoăn,... là những loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm, sưng đau ở vùng khớp. Từ đó, cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh đau nhức xương khớp. Hơn nữa, trong các loại rau có màu xanh đậm còn chứa nhiều Vitamin A, C, K, Kali,... rất tốt cho xương khớp trong việc đẩy nhanh khả năng phục hồi tổn thương và củng cố lại sự chắc khỏe của xương. Người đau nhức xương khớp nên ăn rau có màu xanh đậm🔸 Đau nhức xương khớp nên ăn gì? Thực phẩm giàu beta carotene Beta carotene là chất có khả năng chống oxy hóa mạnh. Vì vậy, người đau nhức xương khớp nên bổ sung để tăng khả năng chống lão hóa, ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương sụn khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch tổng thể. Chất Beta Carotene có thể tìm thấy ở trong nhiều loại thực phẩm khác nhau như cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ. Ngoài những thực phẩm có thể chế biến thành món ăn chữa bệnh đau nhức xương khớp nêu trên, người bệnh có thể tham khảo bổ sung thêm các loại quả mọng, đậu nành, trái cây có múi, dầu oliu, gừng, tỏi,... vào trong khẩu phần ăn mỗi ngày. 💠 Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì?Đau khớp kiêng ăn gì? Muốn cơn đau giảm bớt, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm dưới đây: 🔸 Rượu bia và chất kích thích Rượu bia và thức uống có cồn có thể ngăn chặn quá trình phát triển và phục hồi sau tổn thương của xương. Do đó, người mắc bệnh đau nhức xương khớp phải đặc biệt chú ý, rượu bia là nhóm cần kiêng đứng đầu trong danh sách đau nhức xương khớp kiêng ăn gì. Ngoài rượu bia, cafe cũng là loại thức uống làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất cho xương bị suy giảm. Từ đó, nguy cơ loãng xương và gây ra các bệnh lý khác về xương tăng cao hơn. Đau nhức xương khớp nên kiêng rượu bia🔸 Các loại thịt đỏ Thịt đỏ (thịt trâu, thịt bò, thịt bê, thịt chó,...) thuộc nhóm các loại thực phẩm cần kiêng với người đau nhức xương khớp. Trong các loại thịt này chứa một lượng đạm và axit bão hòa lớn. Vì thế, người bệnh khi ăn nhiều có thể dẫn tới tình trạng axit uric trong máu tăng cao, dẫn đến tình trạng viêm xương. 🔸 Đau nhức xương khớp nên kiêng gì? Các món làm từ gạo nếp Nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi rằng đau nhức xương khớp có ăn xôi được không? Câu trả lời là nên hạn chế tối đa. Xôi nói riêng và các món làm từ gạo nếp nói chung dễ gây hiện tượng sưng tấy, có thể khiến cho tình trạng bệnh của mọi người trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó chịu và đau nhức.Sở dĩ vậy bởi trong gạo nếp có chứa photpho. Nếu hàm lượng photpho trong máu tăng cao sẽ khiến cho canxi bị suy giảm. Do đó, người bệnh nên hạn chế tối đa ăn xôi. 🔸 Nên kiêng đồ mặn Muối có thể khiến cho lượng canxi trong xương giảm đi. Từ đó, tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp. Theo khuyến cáo từ WHO, mỗi người không nên ăn quá 5g muối mỗi ngày. Vì vậy, trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bạn nên hạn chế ăn mặn. Giảm lượng muối trong mỗi món ăn sẽ giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn khi phòng chống được các bệnh về xương khớp. Người đau nhức xương khớp dùng nhiều muối không tốtNgoài những loại thực phẩm cần kiêng nêu trên, người bệnh đau nhức xương khớp cũng nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, kiêng nước ngọt có ga,... 💠 Lựa chọn thực phẩm như thế nào tốt nhất cho người đau nhức xương khớp? Để cho ra được món ăn chữa bệnh đau nhức xương khớp chất lượng, việc lựa chọn thực phẩm là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một vài lưu ý cần thiết: Chỉ chọn thực phẩm tươi để giữ được dưỡng chất tốt nhấtLuân phiên thay đổi các món ăn để tránh bị ngán cũng như cung cấp đa dạng nhiều chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn một loại thực phẩm trong một thời gian quá nhiều. Không tùy tiện kết hợp các loại thực phẩm lạ với nhau để tránh ngộ độc. Song song với việc ăn, cần uống nhiều nước để cơ thể không mất nước.Kết hợp tập luyện thể dục thể thao điều độ để bảo vệ sự dẻo dai của hệ xương khớp. Trên đây là những thông tin chi tiết về món ăn chữa đau nhức xương khớp nào nên ăn và nên kiêng. Nói chung, chế độ dinh dưỡng đặc biệt quan trọng với người đau nhức xương khớp. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan và bỏ qua ăn uống. Đồng thời, mọi người cũng cần thường xuyên đi thăm khám để có thể sớm điều trị được dứt điểm bệnh nhanh chóng, lâu dài. 👉 Có thể bạn quan tâm: Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt ngay tại nhà cực dễĐau xương khớp có ăn thịt gà được không?Chữa đau nhức xương khớp bằng la lốt – Đúng hay sai?11 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

Cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả không cần thuốc

Đau nhức xương khớp khi ở giai đoạn nhẹ, mọi người bệnh thường có xu hướng tìm hiểu cách trị đau nhức xương khớp tại nhà thay vì đi thăm khám, sử dụng thuốc. Biện pháp này nếu áp dụng đúng sẽ cho hiệu quả tích cực. Dưới đây là một số cách được nhiều người truy🟢 Ưu điểm của cách trị đau nhức xương khớp tại nhàTrị đau nhức xương khớp tại nhà có nhiều ưu điểm nổi bật nên được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn áp dụng. Dưới đây là một vài những lý do khiến mọi người chọn chữa đau nhức xương khớp tại nhà: Nguyên liệu dễ tìm, thường là nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà, bán ở nhiều nơiCác biện pháp tại nhà thường đơn giản, dễ làm Vì là nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm nên chi phí để điều trị đau nhức xương khớp tại nhà thường rất rẻ, tiết kiệm hơn so với những cách khác. Áp dụng đúng cho hiệu quả giảm đau nhức xương khớp cao, cắt đứt cơn đau nhanh chóngCác giải pháp này thường có độ an toàn cao, gần như không gây ra tác dụng phụ.Cách trị đau nhức xương khớp tại nhà có nhiều ưu điểm nổi bậtTuy nhiên, bên cạnh đó các mẹo trị đau nhức xương khớp tại nhà cũng tồn tại một số nhược điểm như hiệu quả tương đối chậm. Trong một số trường hợp có thể gây mất an toàn nếu như mua nguyên liệu ngoài chợ, không truy xuất được nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt, giải pháp này chỉ thích hợp cho những trường hợp bệnh nhẹ, cơn đau nhức ngắn hạn. Nếu bệnh nhân bị nặng, nên tìm hiểu các cách khác kết hợp dùng thuốc. 🟢 Điểm mặt các mẹo trị đau nhức xương khớp tại nhà đơn giản nhấtDưới đây là một số cách chữa đau nhức xương khớp phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo: 🔹 Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu là một trong những giải pháp cực kỳ hiệu quả đối với người bị đau nhức xương khớp. Trong cách này lại được chia ra nhiều cách nhỏ khác nhau như: Châm cứu, bấm huyệt: Đau nhức xương khớp thường xuất phát do các cơ bị chèn ép, máu không lưu thông được dẫn đến đau. Theo đó, việc châm cứu và bấm vào các huyệt đạo có thể cải thiện tình trạng này, giảm đau hiệu quả cho người bệnh. Tuy nhiên, cách này nên được thực hiện bởi những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn. Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh giúp làm tê vùng đau nhức, từ đó giảm đau, giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng đá lạnh, bọc bằng một chiếc khăn mỏng và chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Chườm nóng: Mỗi ngày chườm nóng 15 - 20 phút có thể làm giảm cơn đau nhức xương khớp hiệu quả. Nhiệt độ cao có tác dụng kích thích lưu thông máu, tăng khả năng chữa lành tổn thương, giảm đau và giảm tê bì đáng kể.Vật lý trị liệu rất tốt trong chữa đau nhức xương khớp🔹 Thay đổi chế độ dinh dưỡngXây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cũng là cách trị đau nhức xương khớp vô cùng quan trọng và nên áp dụng. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin D, magie, axit béo, chất xơ,... rất tốt cho hệ xương khớp, hạn chế tình trạng lão hóa, khô khớp, đau nhức. Song song với đó, người bệnh có thể bổ sung các hoạt chất như Glucosamine, Chondroitin,... hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và tái tạo sụn khớp hiệu quả. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, chất béo có hại cho sức khỏe. 🔹 Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý Khi bị đau nhức xương khớp, các trị tốt nhất là hạn chế vận động và sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Khi để xương khớp được nghỉ ngơi sẽ giúp ngăn chặn việc cơn đau tái phát. Đồng thời, tạo điều kiện để các mô sưng viêm được phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa mọi người chỉ ngồi yên ở một chỗ và tạm thời dừng các hoạt động. Khi dừng vận động trong thời gian dài có thể khiến cho các khớp bị cứng, cơ yếu dần đi. 🔹 Tập luyện thể dục thể thao thường xuyênTập luyện thể dục cũng là một trong những cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả, giúp làm chậm lại quá trình bị thoái hóa khớp, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp. Đồng thời, giúp tăng cường sức mạnh hệ thống xương, gân, cơ, dây chằng và giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả. Một số động tác tập luyện hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp bạn có thể tham khảo: Đi bộ: Đi bộ giúp phòng chống suy thoái khớp, tác động trực tiếp vào các bộ phận khớp như hông, gối, mắt cá chân. Tập yoga: Các bài tập yoga hỗ trợ chữa đau nhức xương khớp rất tốt, giúp cơ xương uyển chuyển hơn, linh hoạt hơn và đẩy mạnh việc phục hồi các sụn khớp. Đồng thời, tập luyện đúng cách cũng giúp giảm tình trạng bị giãn dây chằng cột sống, thoát vị đĩa đệm,... Đạp xe: Động tác đạp xe kích thích các nhóm cơ lớn ở chân được vận động, linh hoạt hơn. Tập luyện thể dục thể thao điều độ là cách trị đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quảDù tốt cho việc điều trị đau nhức xương khớp nhưng người bệnh cũng cần chú ý tập luyện vừa sức. Khi đang đau, tập quá sức có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và khó phục hồi. 🔹 Duy trì tư thế chuẩn khi sinh hoạt Trong quá trình sinh hoạt thường ngày, đảm bảo ngồi, nằm đúng tư thế. Cụ thể: Tư thế ngồi: Ngồi thẳng ở ghế có lưng tựa, chân duỗi thẳng, không bắt chéo. Thường xuyên thay đổi tư thế, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng. Tư thế nằm: Nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, không nên nằm sấp khi ngủ. Sử dụng gối có độ cao vừa phải, độ mềm thích hợp và chỉ nên ngủ 7 - 8 giờ/ngày. Trên đây là những tổng hợp về cách trị đau nhức xương khớp tại nhà. Hy vọng có thể  giúp những ai đang gặp vấn đề về xương khớp có thể áp dụng, cải thiện được tình trạng đau nhức tốt hơn. 👉 Xem thêm:Đau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bịPhương pháp cách tự bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quảĐiểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảMách bạn cách bấm huyệt chữa đau khớp gối an toàn và hiệu quả

Đau Đốt Sống Cổ Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Đau đốt sống cổ là bệnh lý không quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là đối tượng người cao tuổi. Tình trạng đau nhức tại cột sống cổ gây ra nhiều bất tiện trong quá trình sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Việc nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng này là rất cần thiết để hạn chế những biến chứng bệnh có thể hình thành. Bị đau đốt sống cổ là gì?Trong hệ thống xương khớp của con người, đốt sống cổ nắm vai trò trung chuyển thông tin giữa não bộ và các bộ phận khác. Mỗi người có đến 7 đốt sống cổ, ký hiệu từ C1 đến C7. Từ đốt sống cổ C2 đến C7, ở giữa mỗi đốt có một đĩa đệm được cấu tạo bởi mâm sụn, nhân nhầy và vòng sợi. Ở xung quanh đốt sống cổ là các gân cơ và dây chằng. Tình trạng đau đốt sống cổ gây đau nhức ở vùng vai gáy kèm theo cảm giác co cứng. Nó khiến cho khả năng vận động khi quay cổ hoặc quay đầu bị hạn chế. Đau đốt sống cổ gây đau và co cứng ở vùng cổCác triệu chứng của bệnh thường xuất hiện vào buổi sáng hay còn được gọi là đau đốt sống cổ sau khi ngủ dậy. Người bệnh vận động nhẹ nhàng khoảng 15 - 20 phút cảm giác cơ cứng sẽ đỡ dần. Bất cứ ai cũng có thể bị đau đốt sống cổ. Tuy nhiên, theo khảo sát, tỷ lệ người trung niên và cao tuổi mắc cao hơn do quá trình lão hóa tự nhiên của tuổi tác. Nhận biết đau đốt sống cổNgười bị đau đốt sống cổ có thể nhận biết qua một số dấu hiệu dưới đây: Đau ở vùng cổ vai gáy gây cảm giác khó chịu.Tình trạng đau tăng lên khi đứng lên, đi lại hoặc ngồi lâu, vận động cột sống cổ. Khi thời tiết thay đổi, cảm giác đau nhức cũng tăng lên đáng kể. Triệu chứng đau nhức lan xuống vùng bả vai khiến cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi khó chịu. Với trường hợp nặng, chỉ cần sờ vào cũng cảm thấy tê cứng hoặc đi lại nhẹ nhàng cũng có thể thấy đau.Đau nhức khó chịu là biểu hiện điển hình của bệnh lý đau đốt sống cổNói chung, ngay khi thấy có biểu hiện đau nhức ở vùng này, mọi người nên nghĩ ngay đến trường hợp bị đau đốt sống cổ. Theo đó, bạn nên tiến hành đến các địa chỉ thăm khám uy tín để đánh giá tình hình và có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến sinh hoạt, tinh thần và sức khỏe. Nguyên nhân đau đốt sống  cổ là gì?Theo các chuyên gia xương khớp, hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh được chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đau đốt sống cổ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ được chia làm hai nhóm chính: Nguyên nhân bệnh lý Nếu bạn đang gặp phải một trong những bệnh lý dưới đây, rất có thể chính là nguyên nhân khiến cho đốt sống cổ bị đau nhức khó chịu:Thoái hóa đốt sống cổ: Đây là quá trình lão hóa tự nhiên của xương khớp theo tuổi tác. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tình trạng thoái hóa đốt sống cổ đang có xu hướng trẻ hóa. Vôi hóa/gai đốt sống cổ: Hai bệnh lý này được xếp vào một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau cột sống cổ. Thoát vị đĩa đệm: Khi bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở các vùng cơ. Khi bước vào giai đoạn nặng, người bệnh sẽ cảm thấy đau tê lan xuống vai, cánh tay. Một số trường hợp có thể thấy chóng mặt, đau đầu,... Nguyên nhân khácNgoài các bệnh lý kể trên, một số yếu tố dưới đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị đau đốt sống cổ: Tuổi tác: Tuổi càng cao, tốc độ thoái hóa của xương khớp càng nhanh nên có thể dẫn tới hiện tượng đau nhức vùng đốt sống cổ. Chấn thương: Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... ở vùng đốt sống cổ có thể gây đau nhức khó chịu. Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá khổ sẽ tạo áp lực trọng lượng lớn lên cơ thể, lúc này đốt sống cổ cũng sẽ bị suy yếu và thoái hóa dần. Yếu tố di truyền: Theo khảo sát, những người có ông bà, cha mẹ từng bị đau đốt sống cổ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường. Ít vận động: Thường xuyên ngồi một chỗ quá lâu, không thường xuyên vận động vùng cổ có thể khiến đốt sống cổ bị co cứng, gây đau. Do tính chất công việc: Những người thường xuyên bê vác đồ nặng lên vai, xoay chuyển cổ quá nhiều,... dễ bị đau đốt sống cổ. Tuổi tác là một trong những nguyên nhân chính gây đau đốt sống cổĐau đốt sống cổ có nguy hiểm không?Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, đau đốt sống cổ có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Chèn ép dây thần kinh: Đốt sống cổ có thể gây thoát vị đĩa đệm, mọc gai xương làm chèn ép rễ thần kinh và các dây thần kinh xung quanh. Gây hẹp ống sống: Đau đốt sống cổ lâu có thể làm biến dạng và chèn ép vào tủy sống, làm hẹp ống sống. Một số trường hợp nặng có thể kèm theo cảm giác khó thở, rối loạn đại tiểu tiện, táo bón. Gây bại liệt chi: Cơn đau lan xuống tay, chân có thể gây bại liệt, người bệnh mất đi khả năng đi lại hoàn toàn. Giải pháp điều trịTùy thuộc vào mức độ đau đốt sống cổ, các bác sĩ sẽ có những tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp giúp giảm đau, ngăn ngừa những tổn thương nghiêm trọng. Các giải pháp phổ biến thường được áp dụng là: Điều trị nội khoaĐiều trị nội khoa sẽ sử dụng các loại thuốc có chức năng giảm đau nhức như: Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid: Nhóm thuốc này hỗ trợ giảm đau hiệu quả, phù hợp với cả tình trạng viêm khớp. Thuốc giãn cơ: Giảm sự co cơ, hỗ trợ giảm đau đốt sống cổ hiệu quả. Thuốc chống động kinh: Giúp giảm cơn đau do dây thần kinh bị tổn thương. Thuốc corticosteroid: Được chỉ định cho trường hợp đau đốt sống cổ ở mức nghiêm trọng. Có nhiều loại thuốc hỗ trợ giảm đau đốt sống cổ hiệu quảVật lý trị liệuCác phương pháp trị liệu như kéo dãn, xoa bóp, điện phân dẫn thuốc,... cho tác dụng giảm đau đốt sống cổ hiệu quả. Ngoài ra, các cách này còn giúp tăng cường sức mạnh ở cổ và vai. Nếu bạn muốn trị liệu nên tìm đến các địa chỉ cung cấp dịch vụ uy tín, được thực hiện bởi chuyên gia có chuyên môn cao để tránh bị tổn thương. Phẫu thuậtVới những trường hợp có biểu hiện bị chèn ép rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ tiến triển nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không đỡ. Cách này giúp giải phóng cự chèn ép cho tủy sống và thần kinh do đau đốt sống cổ gây ra. Hiện có các phương pháp phẫu thuật phổ biến là: Loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị hoặc xương cổ bị tổn thương. Loại bỏ đốt sống cổ bị thoái hóa. Ghép xương vào phần cứng để hợp nhất với đốt sống cổ. Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng có thể áp dụng để đẩy lùi đau đốt sống cổBiện pháp phòng ngừa bệnhNếu bạn không muốn bị đau đốt sống cổ, có thể phòng ngừa bằng một số cách sau: Không nên làm việc quá sức ở vùng cổ, dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn vùng đốt sống cổ. Không nên ngồi một tư thế quá lâu. Trong quá trình ngồi làm việc, nên thường xuyên đứng dậy đi lại, vươn vai, thay đổi tư thế ngồi. Hạn chế bê vác đồ nặng làm ảnh hưởng đến đốt sống cổ. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ xương khớp như canxi, protein, omega-3,...Tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Tuy nhiên, khi tập chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh hoặc đột ngột lên đốt sống cổ. Đau đốt sống cổ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống người bệnh. Thậm chí, nếu không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn trong việc tìm hiểu và nắm về kiến thức bệnh. Xem thêm:Cứng Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách ChữaCong vẹo cột sống là gì? Biến chứng nguy hiểm và cách chữaTổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiếtĐau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều TrịBàn Chân Bẹt Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Cứng Khớp Ngón Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Cảm giác đau nhức, cứng ở các ngón tay khi sáng sớm thức dậy là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh cứng khớp ngón tay. Vậy hiện tượng này xảy ra khi nào và làm sao để khắc phục? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Giải nghĩa: Cứng khớp ngón tay là gì? Cứng khớp ngón tay là hiện tượng đau cứng ở khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng người bệnh nào. Bạn có thể cảm thấy các triệu chứng xuất hiện trong ngày, nhưng nặng nhất thường là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy nên mọi người thường gọi bệnh với cái tên quen thuộc là cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy. Tình trạng này thường kéo dài khoảng 15 - 20 phút và giảm dần khi được xoa bóp. Khi bị cứng khớp ngón tay, nếu không can thiệp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Những cản trở chính thường là khiến người bệnh khó khăn trong việc cầm nắm, sử dụng các vật dụng. Cứng khớp ngón tay gây đau nhức, khó cầm nắmThực tế đúng là bất kể ai cũng có thể bị cứng khớp ngón tay. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp đã chỉ ra một số đối tượng chính có khả năng mắc bệnh cao hơn là: Người ở độ tuổi trung niên trở lên. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới.Người làm việc văn phòng thường xuyên đánh máy tính. Người béo phì và ít vận động. Người có tiền sử mắc bệnh xương khớp ảnh hưởng đến ngón tay. Dấu hiệu nhận biết cứng khớp ngón tay Nếu người bệnh thấy có những triệu chứng dưới đây, rất có thể là dấu hiệu của bệnh cứng khớp ngón tay: Các khớp bị xơ cứng thường xảy ra ở bên tay thuận, thường xuyên hoạt động nhiều hơn. Ngón cái và ngón trỏ là hai ngón có tỷ lệ bị cứng khớp cao hơn so với các ngón tay khác. Hiện tượng cứng khớp xuất hiện sau khi vừa ngủ dậy hoặc có thể là nửa đêm. Người bệnh khó khăn trong cử động, cầm nắm các đồ vật. Đau nhức gây mệt mỏi, khó chịu. Hiện tượng này trở nên trầm trọng hơn khi thay đổi thời tiết. Tê bì ở ngón tay, cảm giác như kiến bò. Một số trường hợp bệnh tiến triển nhanh có thể khiến ngón tay có những thay đổi như co quắp, teo nhỏ, sưng tấy tại vị trí khớp ngón tay,...Triệu chứng bệnh cứng khớp ngón tay Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay Theo các chuyên gia xương khớp, hiện chưa xác định được chính xác về nguyên nhân gây nên bệnh cứng khớp ngón tay. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh: Các chấn thương: Nếu trước đó bạn từng bị chấn thương do tai nạn hay bất cứ nguyên nhân nào, khả năng bị cứng khớp ngón tay sẽ cao hơn bình thường. Thậm chí, nếu bị chấn thương nặng còn có thể gây gãy xương, bong gân, trật khớp ngón tay. Do bệnh lý viêm khớp ngón tay: Viêm khớp ở vị trí ngón tay thường khiến vùng khớp bị sưng tấy, phù nề kèm theo cảm giác đau nhức và cứng khớp. Do thoái hóa khớp ngón tay: Hệ xương khớp của cá thể người dần bị thoái hóa theo thời gian và các ngón tay cũng không ngoại lệ. Thoái hóa khớp ngón tay khiến cho dịch khớp bị suy giảm, sụn khớp bị bào mòn dẫn đến hiện tượng cứng khớp, đau nhức khi cử động và cầm nắm đồ vật. Bệnh gout: Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao khiến muối urat lắng đọng tại các khớp gây nên hiện tượng sưng tấy, đau nhức ở các khớp ngón tay, ngón chân. Hội chứng ống cổ tay: Hội chứng này thường xảy ra ở những người thường xuyên hoạt động bằng tay và ngón tay. Các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép gây đau nhức, cứng khớp và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các ngón tay. Ung thư xương: Đây là bệnh lý nguy hiểm, là nguyên nhân chính khiến cho khớp ngón tay bị xơ cứng. Bong gân là một trong những chấn thương dễ gây cứng khớp ngón tayCách chữa cứng khớp ngón tay Có nhiều cách khác nhau để chữa cứng khớp ngón tay. Dưới đây là một số cách phổ biến được nhiều người áp dụng: Bài tập giảm triệu chứng cứng khớp ngón tayKhi khớp ngón tay bị cứng, bạn có thể áp dụng một số bài tập như sau: Bài tập nắm tay: bài tập này giúp giảm đau nhức ở các khớp ngón tay và cải thiện sự linh hoạt của các khớp. Cách thực hiện rất đơn giản: Xòe bàn tay và tách các ngón tay càng xa càng tốt. Nắm bàn tay lại và đặt ngón cái lên trên các ngón còn lại, giữ trong vòng 30 giây. Tiếp tục thực hiện động tác thả lỏng và thực hiện lại từ đầu, mỗi bên khoảng 10 lần để đạt hiệu quả tốt. Bài tập cầm bóng: Cầm bóng giúp tăng sức mạnh ở ngón tay giúp việc cầm nắm trở nên dễ dàng và chắc chắn hơn. Người bệnh chuẩn bị một quả bóng và thực hiện động tác nắm chặt, giữ khoảng 3 - 5 giây. Mỗi bên tay thực hiện ít nhất 10 lần rồi đổi bên. Bài tập cầm bóng thực hiện đơn giản, giảm đau nhanhBài tập chạm ngón tay: Các thao tác của bài tập này giúp giảm cơ cứng ở ngón tay cái. Bệnh nhân xòe rộng bàn tay ra và dùng ngón cái lần lượt chạm vào gốc các ngón tay và giữ khoảng 5 giây. Uống thuốc Tây y Tây y là loại thuốc được nhiều người lựa chọn giảm triệu chứng cứng khớp ngón tay do dễ uống, dễ mua và cho hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, xét về hiệu quả chuyên sâu thì các nhóm thuốc tây chưa làm được. Một số nhóm thuốc được dùng điều trị cứng khớp ngón tay phổ biến là thuốc giảm đau, chống viêm, các miếng dán bên ngoài để làm nóng khớp và giảm đau. Với trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể được chỉ định tiêm trực tiếp vào khớp để tăng hiệu quả. Thuốc tây giúp đẩy nhanh triệu chứng đau nhức, cứng khớp ngón tayVật lý trị liệu Trị liệu được nhiều người áp dụng bởi độ an toàn và cho hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thực hiện vật lý trị liệu đẩy lùi cứng khớp ngón tay cần đi đến các cơ sở y khoa cung cấp dịch vụ. Tại đây mới đảm bảo được có bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Lời khuyên cho người bệnh cứng khớp ngón tayNếu bạn đang bị cứng khớp ngón tay, ngoài việc điều trị bằng các biện pháp kể trên cần lưu ý một số điều dưới đây: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung thực phẩm an toàn, lành mạnh như sữa, khoai lang, ngũ cốc, thực phẩm giàu omega-3. Đồng thời, kiêng đồ nhiều đạm, chất béo và đồ cay nóng. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn: Duy trì tập thể dục giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ xương khớp linh hoạt hơn. Tạo thói quen thăm khám sức khỏe xương khớp định kỳ: Đây là việc làm cần thiết giúp bạn sớm phát hiện bệnh và theo dõi được tiến triển của bệnh để can thiệp xử lý kịp thời. Trên đây là thông tin chi tiết về bệnh cứng khớp ngón tay. Dù bệnh không gây nguy hiểm tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh là rất cần thiết. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Xem thêm:Cong vẹo cột sống là gì? Biến chứng nguy hiểm và cách chữaTổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiếtĐau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều TrịBàn Chân Bẹt Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều TrịĐau khớp cổ tay là bệnh gì? Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà

Cong vẹo cột sống là gì? Biến chứng nguy hiểm và cách chữa

Thực trạng cong vẹo cột sống ngày đang xảy ra phổ biến và gia tăng ở đối tượng là người trẻ. Bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nắm bắt nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh từ sớm là rất cần thiết. Thông tin chi tiết về bệnh lý này sẽ được chúng tôi cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây. Cong vẹo cột sống là gì? Cong vẹo cột sống là một bệnh lý của hệ xương khớp và có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy, tình trạng cong vẹo cột sống ở trẻ đang ngày càng phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn. Theo khảo sát, tần suất bệnh xuất hiện ở các bé gái bị bệnh cao hơn các bé trai. Bệnh này thường diễn tiến âm thầm, các triệu chứng không quá đặc trưng nên khó phát hiện, đa số mọi người đều bỏ qua giai đoạn khởi phát và chỉ nhận biết bệnh khi đã diễn biến nặng. Cong vẹo cột sống là bệnh lý xương khớp ai cũng có thể mắc phảiTật cong vẹo cột sống khiến cột sống cong sang một bên của trục cơ thể và vẹo xoay của các thân đốt sống theo trục của mặt phẳng ngay. Các đốt sống lúc này sẽ bị cong sang một bên hoặc xoay khá phức tạp. Hình cong có thể có hình chữ S hoặc chữ C. Các dạng cong vẹo cột sống phổ biếnBệnh cong vẹo cột sống có nhiều dạng khác nhau với các triệu chứng riêng. Điển hình có thể kể đến: Vẹo cột sống bẩm sinh Đây là hiện tượng khiếm khuyết về độ cong ở mặt phẳng đứng ngang của cột sống khi trẻ vừa mới sinh ra. Cứ 10.000 trẻ sơ sinh, có 1 trẻ mắc tình trạng này. Bệnh này ít gặp hơn so với cong vẹo cột sống ở tuổi vị thành niên nhưng nhìn chung, khi mắc phải, trẻ bị ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sự phát triển. Bệnh lý cong vẹo cột sống bẩm sinh ở trẻ thường có các nhiều dị tật khác đi kèm ở thận, bàng quang. Biểu hiện ban đầu của bệnh là khối cơ ở quanh 2 bên cột sống không đều nhau. Khi có thể nhìn thấy bằng mắt thường rằng hai bên vai của trẻ lệch nghĩa là bệnh đã ở mức nặng. Tật cong vẹo cột sống bẩm sinh không có cách phòng ngừaVới trẻ sơ sinh khi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh khá khó điều trị và bệnh diễn biến nhanh, đặc biệt ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, bệnh gần như không có biểu hiện nên rất khó phát hiện. Cong vẹo cột sống khởi phát sớm Đây là tình trạng bệnh cong vẹo cột sống ở trẻ trước tuổi dậy thì. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi, không có nguyên nhân cụ thể và khiến hai vai, hông không đều, đầu bị nghiêng. Vẹo cột sống tự phát Vẹo cột sống tự phát còn được gọi với tên khác là vẹo cột sống vô căn. Đây là loại vẹo cột sống dễ gặp nhất, nó hình thành trong quá trình trẻ lớn lên và phát triển. Loại dị tật này diễn biến nhanh ở độ tuổi dậy thì, từ 12 - 14 tuổi (bé gái) và 13 - 15 tuổi (bé nam).Vẹo cột sống ở người lớnNguyên nhân dẫn đến tình trạng cong vẹo cột sống ở người lớn là sự biến dạng từ thời thanh thiếu niên. Đồng thời, trong quá trình thoái hoá cột sống theo tuổi tác tăng dần, các xương và đĩa đệm bị suy yếu cũng tạo áp lực lên cột sống gây cong vẹo. Một số dạng cong vẹo cột sống ở người lớnTriệu chứng của cong vẹo cột sống ở người lớn thường rõ ràng hơn so với trẻ em. Nguyên nhân là do thoái hoá đĩa đệm gây ra thoát vị và chèn ép lên các rễ thần kinh. Nguyên nhân gây nên cong vẹo cột sốngCó rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên cong vẹo cột sống, trong đó chủ yếu là nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên. Ngoài ra, các chuyên gia xương khớp cũng chỉ ra bệnh có thể hình thành bởi một số yếu tố như: Bẩm sinhYếu tố bẩm sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác: Di truyền: Bố hoặc mẹ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh có thể di truyền sang con cái. Ảnh hưởng khi mang thai: Bào thai phát triển quá nhanh, không thích ứng được  với cơ thể gây chèn ép. Mẹ tiếp xúc với hóa chất, thuốc độc hại có thể gây dị tật cho con. Ngôi thai không dịch chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh trong quá trình mang thai. Cổ tử cung hẹp lúc sinh chèn ép vào cột sống của trẻ. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở trẻCó nhiều yếu tố từ việc vận động của trẻ gây nên tình trạng cong vẹo cột sống: Cho trẻ tập đi, đứng quá sớm. Trẻ ngồi học không đúng tư thế, kích thước bàn học không phù hợp với lứa tuổi. Lao động quá sớm, thường xuyên lao động nặng, đeo cặp sách quá nặng so với tuổi và không đều ở hai bên vai. Do các bệnh về cơ, còi xương, suy dinh dưỡng. Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống ở người lớnNgười trưởng thành bị tật cong vẹo cột sống thường do các yếu tố sau tác động: Do quá trình tiếp diễn của bệnh ở thời thanh thiếu niên. Do tình trạng thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc viêm khớp mặt sống và sụp lún các đốt sống. Dấu hiệu nhận biết cong vẹo cột sốngKhi bị cong vẹo cột sống, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu bất thường như sau: Gai đốt sống không thẳng hàng. Dốc của hai vai không bằng nhau, thường là bên thấp bên cao. Xương bả vai nhô ra bất thường. 2 mỏm xương đến bả vai có khoảng cách không bằng nhau. Tam giác eo tạo ra giữa thân và cánh tay bị hẹp hoặc rộng không giống nhau. Xương sườn lồi lên, thắt lưng bị mất cân đối do cột sống bị xoáy vặn. Người bệnh có thể bị gù nhẹ. Cong vẹo cột sống có thể gây lệch vai, gù lưng,...Nếu khi bệnh đã tiến triển nặng và nguy hiểm hơn, người bệnh có thể cảm nhận được thêm các triệu chứng: Đau lưng. Không thể đứng thẳng người. Chân bị đau, tê và yếu đi nhiều. Chức năng ruột hoặc bàng quang bị rối loạn. Bệnh cong vẹo cột sống có nguy hiểm không? Biến chứngTình trạng cong vẹo cột sống nếu từ lúc khởi phát không được phát hiện và để tiến triển có thể dẫn đến nhiều hệ quả khôn lường cho người bệnh. Một số biến chứng có thể xuất hiện là: Tổn thương tim và phổi: Khung xương sườn có thể bị chèn lên phổi và tim khiến người bệnh khó thở hơn bình thường. Nặng hơn là gây suy tim, viêm phổi. Tự ti: Cong vẹo cột sống ở thể nặng hoàn toàn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, người bệnh dễ có cảm giác tự ti về ngoại hình. Đau lưng nhiều hơn khi có tuổi: Tình trạng đau nhức lưng có dấu hiệu tăng dần theo tuổi tác. Điều này khiến chất lượng cuộc sống người bệnh bị suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ. Cách chẩn đoán cong vẹo cột sốngChẩn đoán bệnh là một trong những công đoạn không thể thiếu. Đây là cách để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như mức độ bệnh của mỗi người. Từ đó, các bác sĩ chuyên môn sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng. Các bước chẩn đoán bệnh là: Khám tổng quát: Các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng mắt thường các vị trí cột sống, vai và vùng eo có đang cân xứng hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra độ cong ở lưng trên và lưng dưới. Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quangChụp cộng hưởng từ MRI. Chụp cắt lớp vi tính CT. Xét nghiệm hình ảnh tìm ra nguyên nhân cong vẹo cột sốngCách điều trị bệnh cong vẹo cột sốngKhi đã tìm hiểu được tật cong vẹo cột sống là gì, chắc chắn bạn không thể bỏ qua những thông tin về cách chữa bệnh lý này. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị vẹo cột sống. Với mỗi tình trạng bệnh nhân có thể áp dụng các cách khác nhau. Nẹp cột sốngĐây là phương pháp an toàn, không xâm lấn và giúp giảm đau hiệu quả từ phía ngoài. Đặc biệt, nẹp cột sống còn giúp ổn định cấu trúc của ống sống. Hiện nay, phương pháp này được nhiều người lựa chọn thay thế cho phẫu thuật khi các trường hợp đó không thể phẫu thuật vì lý do sức khỏe hoặc các yếu tố tác động khác. Vật lý trị liệu Chữa cong vẹo cột sống bằng vật lý trị liệu được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhẹ để duy trì đúng tư thế. Công dụng cụ thể:Điều chỉnh các biến dạng của cột sống ở 3 mặt phẳng: đứng dọc, đứng ngang và nằm ngang. Hỗ trợ tư thế đúng, tăng sức mạnh cho cơ. Kiểm soát các hoạt động, tăng cường vận động của cột sống được dẻo dai hơn. Vật lý trị liệu chữa cong vẹo cột sống hiệu quả, an toànĐối với giải pháp vật lý trị liệu chữa cong vẹo cột sống, bệnh nhân có thể thực hiện liên tục với những bài tập vừa sức. Phẫu thuật cong vẹo cột sốngPhương pháp phẫu thuật điều trị cong vẹo cột sống thường được áp dụng với các trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng với các cách điều trị bảo tồn nêu trên. Cụ thể, các đối tượng sau sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật: Cột sống lệch nghiêm trọngĐau lưng dữ dội, không đáp ứng các biện pháp giảm đau Các dây thần kinh trong cột sống bị kích thích và chèn ép. Cách phòng ngừa cong vẹo cột sốngCong vẹo cột sống gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với người bị bệnh, vì vậy để phòng ngừa căn bệnh này xuất hiện bảo vệ chất lượng cuộc sống, bạn có thể áp dụng một số cách sau: Chăm chỉ tập thể dục thể thao để tăng sự dẻo dai và phát triển cơ thể cân đối hơn. Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein, khoáng chất và vitamin (cần đặc biệt chú ý bổ sung với đối tượng trẻ nhỏ). Chọn bàn ghế học phù hợp với chiều cao của người dùng. Ngồi học hoặc làm việc đúng tư thế, lưng thẳng và không nghiêng vẹo. Trẻ hạn chế mang cặp hoặc mang vác những đồ nặng. Khi còn nhỏ, xương của trẻ còn yếu nên rất dễ bị biến dạng dưới tác động của trọng lực. Ngay khi c ónhững dấu hiệu bất thường cho thấy cột sống của bạn có nguy cơ bị cong vẹo, cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời. Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về tật cong vẹo cột sống. Nhấn mạnh lại, bệnh càng để lâu càng nguy hiểm và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chính người bệnh. Mọi người cần chú ý đến sức khỏe, kiểm tra hệ xương khớp định kỳ để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị bệnh phù hợp. Xem thêm:Đau Gót Chân: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Để Điều TrịĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Tại sao khớp gối kêu nhưng không đau? Có nguy hiểm không?Đau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái lan xuống cánh tayĐau bả vai lan xuống cánh tay: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Tổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiết

Giãn dây chằng đầu gối là tình trạng thường gặp trong quá trình vận động, khi phần xương khớp phải chịu một lực tác động lớn, dây chằng bị giãn ra, đây đau đớn, khó vận động. Vậy bạn đã hiểu rõ về căn bệnh này? Hãy xem hết bài viết dưới đây để có những thông tin chính xác.Giãn dây chằng đầu gối là bệnh gì?Trong cấu tạo của đầu gối có bộ phận dây chằng - là một dải mô có tính đàn hồi cao, có nhiệm vụ nối xương đùi với xương cẳng chân. Không chỉ giữ vai trò quan trọng là cầu nối, dây chằng có giúp phần tạo sức mạnh, sự ổn định của các cơ khớp. Vùng đầu gối là nơi dễ bị tổn thương, chịu ảnh hưởng của quá trình vận động, nhất là bộ phận dây chằng.Khi bị giãn dây chằng, người bệnh có thể lần tưởng đến căng cơ - cùng chung nguyên lý là dây chằng bị kéo căng quá mức, rách mô. 2 bệnh này khác nhau ở chỗ:Căng cơ: Dải mô nối giữa cơ và xương chịu tổn thươngGiãn dây chằng đầu gối: Dải mô nối hai xương bị tổn thươngNhững trường hợp có thể thường gặp:Giãn dây chằng chéo trước.Giãn dây chằng chéo sau.Giãn dây chằng giữa gối.Giãn dây chằng bên.Nguyên nhân gây bệnh giãn dây chằng đầu gốiCác chuyên gia xương khớp chỉ ra rằng có đến 70% gây ra tình trạng giãn dây chằng đầu gối là do vận động. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là các vận động viên hoạt động thể dục với cường độ mạnh như: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, đấu vật, chạy marathon,....Giãn dây chằng chéo trước: Những người thường xảy ra va chạm trực tiếp ở vùng đầu gối (tai nạn ngã đập gối), đang chạy thì dừng hoặc chuyển hướng bất ngờ khi bàn chân vẫn giữ nguyên tư thế hướng thẳng (Vận động viên bóng đá, bóng chuyền,..)Giãn dây chằng chéo sau: Thường xảy ra khi cơ thể bất ngờ ngã khụy gối như xe phanh gấp, dừng đột ngột, trượt tuyết,...Giãn dây chằng giữa gối: Có một lực rất mạnh tác động đột ngột, khiến vùng khớp gối bị cong, mặt bên trong phải mở rộng để lấy diện tích dẫn đến tổn thương cơ quan dây chằng. Vận động viên bóng đá thường gặp nhất.Giãn dây chằng bên: Vùng gối chịu tổn thương, mở rộng quá mức khiến dây chằng tổn thương. Trường hợp này khá ít gặp phải, nhưng nếu bị thì khó chữa và không điều trị được hoàn toàn.Hình ảnh dây chằng đầu gốiTriệu chứng và mức độ nhận biết giãn dây chằng đầu gốiNhững dấu hiệu và mức độ của giãn dây chằng được chia làm 3 cấp độ sau:Mức độ 1 (Nhẹ): Dây chằng chịu sức kéo quá mức trong thời gian ngắn hoặc rách nhẹ. Người bệnh chỉ cảm thấy đau, sưng hoặc thâm tím mờ. Chân bị thương vẫn có thể đi lại, đứng trụ bình thường, không ảnh hưởng đến việc gập gối.Mức độ 2 (Trung bình): Dây chằng bị kéo giãn đến mức rách, vết rách vừa phải. Dấu hiệu nhận biết bao gồm sưng đỏ, đau, cảm thấy đau đớn và khó khăn khi trụ 1 bên chân hoặc gập gối.Mức độ 3 ( Nặng): Dây chằng chịu tổn thương lớn, đứt hoặc rách. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn dữ dội, đầu gối sưng đau, bầm tím và chảy máu (có thể cả trong lẫn ngoài), không thể trụ được chân hay hoạt động đầu gối.Những triệu chứng phổ biến dễ nhận biết bao gồm:Ngay khi trật khớp gối, có thể nghe thấy tiếng “bốp” nhẹ, cảm giác đau điếng người thoáng quaĐầu gối đau âm ỉ hoặc dữ dộiĐầu gối sưng tấy, bầm tímKhả năng vận động của khớp gối bị hạn chếCác khớp chân lỏng lẻo, đi dễ ngã, cảm giác khó trụ vữngBệnh giãn dây chằng đầu gối có nguy hiểm khôngGiãn dây chằng tuy là một bệnh lý phổ biến, rất dễ gặp phải nhưng lại khó chữa và có thể để lại những di chứng nặng nề về vận động như:Sụn chêm bị tổn thương: Khi sụn chêm chịu những tác động và tổn thương, sẽ mất khả năng trơn nhẵn, xuất hiện các vết rãnh vỡ, trong quá trình vận động sinh ma sát, gây đau đớn.Thoái hóa khớp: Nếu giãn dây chằng gối kéo dài lâu không điều trị, phần xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài và bánh chè sẽ bị bào mòn, gây thoái hóa và cản trở khả năng vận độngGiãn dây chằng đầu gối có tự khỏi được không?Câu trả lời là có hoặc không.Có: Khi tình trạng giãn ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần 3 đến 4 tuần sẽ có thể vận động linh hoạt như bình thường. Trường hợp nặng hơn có thể cần đến 2 tháng hoặc hơn để bình phục Không: Nếu tình trạng bệnh không được điều trị đúng cách , phần sụn chêm sưng to, rất khó để quay về trạng thái ban đầu. Việc tự khỏi, ngăn ngừa những biến chứng về sau sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giải pháp chữa trị, chế độ ăn uống, tập luyện, vận động mỗi ngày. Những phương pháp chẩn đoánHiện nay với y học phát triển, người bệnh nếu nghi ngờ bị giãn dây chằng, có thể đến các cơ sở y tế để chữa trị. Tại đây, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện những phương pháp chẩn đoán sau:Khám lâm sàng: Bác sĩ xương khớp sẽ hỏi thăm cơ bản về tình trạng như mức độ đau, tình huống tổn thương, biên độ vận động, khả năng linh hoạt của xương … để nhận định chính xác có phải bị giãn dây chằng khớp gối không. Chẩn đoán hình ảnh: Phổ biến nhất là chụp X-quang. Chuyên gia sẽ nhìn vào đó để các định vùng khớp gối chịu tổn thương, như có gãy, nứt, giãn không. Bên cạnh đó là các biện pháp như siêu âm, nội soi khớp, chụp cộng hưởng MRICách điều trị giãn dây chằng đầu gốiKhi phát hiện hoặc cảm thấy bản thân có nguy cơ bị giãn dây chằng cơ gối, người bệnh đừng chủ quan. Nếu theo dõi tại nhà sau 2 ngày các vết sưng đỏ, đau đớn không giảm, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời. Nếu có cơ hội, có thể ngay sau chấn thương hãy nhờ chuyên gia xương khớp giải quyết, tránh việc bỏ qua thời điểm vàng phục hồi:Khi mới chấn thươngThời điểm này là thời điểm vàng để điều trị. Tuy nhiên người bệnh khó để xác định mức độ tổn thương, ngoài cảm giác đau đớn và khó vận động. Có thể thực hiện sơ cứu bằng cách:Sau khi vùng khớp gối chịu chấn thương, cần hạn chế vận động, tốt nhất là bất động một chỗ, chờ sự giúp đỡ của người có chuyên môn.Cách 2 - 3 tiếng chườm đá 1 lần, mỗi lần kéo dài 20 đến 30 phút: Việc này giúp các mạch máu co lại, giảm áp lực lên các sợi thần kinh quanh khớp gối, tê liệt tạm thời, giảm đau và giảm viêm. Sử dụng nẹp, nẹp cố định vùng khớp gối bị tổn thương, giảm tình trạng xuất huyết trong và sự ma sát của khớp.Nằm kê vùng chân bị thương lên cao, giúp máu huyết lưu thông về tim dễ dàng, giảm đau phù nề.Không nên chủ quan, sử dụng những mẹo dân gian như đắp rượu, cồn, lá thảo dược,... Những phương pháp này hầu hết chưa được kiểm chứng, có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn, nhiễm trùng, gây những biến chứng khác.Lưu ý: Đá cần được bọc trong túi chuyên dụng, TUYỆT ĐỐI không chườm lên trực tiếp vùng da bị tổn thương. Không chườm nóng hoặc sử dụng các giải pháp làm ấm, điều này nhiều người thường hay mắc phải, sẽ khiến đầu gối sưng lên, đau đớn hơn, căng cơ,...Điều trị bảo tồnNếu người bệnh bị đau khớp gối dữ dội, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau kháng viêm có tác dụng nhanh. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc cho bác sĩ kê đơn, dùng đúng liều lượng, tránh việc tự ý dùng thuốc gây tác dụng phụ, nhờn thuốc.Việc giãn dây chằng ở đầu gối không thể chỉ giải quyết bằng việc uống thuốc. Giải pháp tốt nhất là phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện tăng khả năng sức mạnh cho nhóm cơ chi dưới.Tùy vào mức độ giãn của dây chằng mà chuyên gia xương khớp sẽ đưa ra phác đồ phù hợp:Bài tập trị liệu: Tác dụng giúp tăng độ bền, sự dẻo dai và sức bền của khớp gối, hạn chế tình trạng teo cơ. Mỗi người bệnh sẽ có một phác đồ riêng, tác động phù hợp với mức độ tổn thương dây chằng gối.Trị liệu bằng laser thế hệ 4: Tác động sâu vào mô xương khớp gối, tái tạo lại tế bào và cải thiện tuần hoàn máu. Sóng xung kích Shockwave: Kích thích những điểm đau, mô cơ xương và vùng dây chằng bị giãn, giảm đau và phục hồi khả năng vận động.Bài tập phục hồiBài tập này thường chỉ có tác dụng với dây chằng bị giãn ở mức độ nhẹ. Các bài tập giúp cải thiện chức năng và cấu trúc ổ khớp, tăng sự dẻo dai linh hoạt, phục hồi chức năng vận động , giảm nhẹ các triệu chứng do giãn dây chằng gây ra. Một số bài tập tham khảo: Co gối (ngày 3 đến 5 lần, mỗi lần 30 giây); tập duỗi gối tự động (mỗi lần 20 giây, lặp lại 5 đến 10 lần), tập cơ tứ đầu, bài tập nhón chân,...Lưu ý: Người bệnh chỉ nên tập vừa sức, không nên nén đau tập quá mức, đẩy nhanh tiến độ. Những việc này sẽ gây phản tác dụng, làm đau và dây chằng giãn nhiều hơn.Phẫu thuậtĐây là giải pháp cuối cùng, khi tình trạng dây chằng giãn quá mức, điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn.Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả chẩn đoán (X- quang hoặc MRI), kiểm tra sự lỏng của khớp gối, sau đó đưa ra phương án tái tạo dây chằng.Hiện khoa học có 3 giải pháp để tái tạo dây chằng khớp gối là: Chất liệu tự thân (của chính người bệnh), Mẫu đồng loại ( của người khác hiến tặng), Vật liệu tổng hợp.Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng, bởi nó tiềm ẩn rất nhiều những hệ quả nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn, khớp mất hoặc bị hạn chế khả năng vận động,... Thời gian bình phục lâu, nếu không có phương pháp tập luyện hậu phẫu đúng, có thể gây tình trạng liệt, tràn dịch khớp,...Biện pháp phòng ngừaMặc dù giãn dây chằng đầu gối thường gặp do tai nạn không thể phòng tránh được. Nhưng có một số mẹo giúp bạn giảm thấp nhất khả năng bị chấn thương như sau:Tránh hoặc không tập thể dục quá mức khi cơ thể đang mệt mỏi. Cơ thể rất dễ đuối sức, giảm vận động và có thể xảy ra chấn thương.Ổn định và kiểm soát tốt cân nặngTập những động tác giãn cơ trước và sau khi hoạt động thể thaoSử dụng giày vừa với bàn chân, không quá rộng hoặc chậtTrên đây là toàn bộ những nội dung bạn đọc cần biết về bệnh giãn dây chằng đầu gối . Hi vọng Khương Thảo Đan đã giúp bạn có cái nhìn chính xác về bệnh, sớm có những phương pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng về sau.Xem thêm:Hội Chứng Ống Cổ Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu QuảVõng Lưng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều TrịBàn Chân Bẹt Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều TrịĐau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịCong vẹo cột sống là gì? Biến chứng nguy hiểm và cách chữa

Bàn Chân Bẹt Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến, gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cột sống và sự phát triển của người bệnh. Bệnh lý này xảy ra phổ biến ở trẻ. Việc phát hiện và can thiệp điều trị sớm để hạn chế những biến chứng là vô cùng cần thiết. Bàn chân bẹt là gì? Bệnh bàn chân bẹt là hiện tượng mặt lòng bàn chân bằng phẳng và không có độ lõm như bình thường. Phần lớn dị tật này xuất hiện ở trẻ nhỏ và tự hết lúc 6 tuổi nếu được vận động đều và mềm mại. Dị tật bàn chân bẹt được chia thành hai loại chính: Bàn chân bẹt sinh lý: Thường gặp nhiều hơn, bàn chân bệnh nhân mềm dẻo và là một biến thể của bàn chân bình thường. Bàn chân bẹt bệnh lý: Bàn chân cứng, gây mất chức năng của bàn chân và cần có sự can thiệp điều trị, thậm chí là phẫu thuật. Bàn chân bẹt là một dạng di tật xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏĐối tượng dễ mắc bệnh bàn chân bẹt: Người thừa cân, béo phì. Người có bệnh lý đái tháo đường. Phụ nữ đang mang thaiNgười bị viêm hay rách gân vùng cổ chân. Trẻ emNguyên nhân gây bàn chân bẹtTật bàn chân bẹt thường xuất phát chủ yếu từ các nguyên nhân sau: Thường xuyên đi chân đất, dép có đế lót bằng phẳng từ khi còn nhỏ. Gen xương khớp của một số trẻ có khớp mềm ở bàn chân và phát triển thành bàn chân bẹt. Yếu tố di truyền. Các chấn thương và rối loạn chức năng dây chằng giữa lòng bàn chân. Từ những nguyên nhân nêu trên có thể lý giải được vì sao bệnh bàn chân bẹt ở trẻ lại trở nên phổ biến như vậy. Dấu hiệu nhận biết bàn chân bẹtTật bàn chân bẹt có thể được nhận dạng qua nhiều dấu hiệu khác nhau. Điển hình nhất là các cơn đau xuất hiện gây khó chịu ở bàn chân do cơ và dây chằng bị chèn ép nặng nề. Ngoài ra, các chuyên gia xương khớp lưu ý người bệnh có thể nhận biết bệnh qua một số triệu chứng khác như: Đau vùng mắt cá chân, bắp chân, đầu gối, hông, thắt lưng và cẳng chân. Chân người bệnh đi hình chữ V. Khớp gối xoay lệch và có xu hướng bị chụm vào nhau. Cổ chân bị xoay đổ vào trong hoặc ngả ra bên ngoài. Khi đứng thẳng, bàn chân hoàn toàn không có vị trí lõm. Người có bàn chân bẹt là bàn chân không có vị trí lõm khi đứng thẳngBàn chân bẹt có nguy hiểm không? Có chữa được không? Tật bàn chân bẹt không gây nguy hiểm đến tính mạng và hoàn toàn có thể can thiệp điều trị nhưng cần đảm bảo đúng cách và kịp thời. Nhiều trường hợp bệnh nhân bỏ lỡ thời điểm vàng điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Các xương ở cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy làm cản trở khả năng vận động. Nguy cơ bị viêm hoặc thoái hóa khớp gối. Cấu trúc ở ngón chân cái bị lệchHình thành các bệnh lý về xương khớp: Gai gót chân, viêm cân gan bàn chân,... Ảnh hưởng tới lưng và thắt lưng cột sống. Chẩn đoán và điều trị bàn chân bẹtĐể điều trị bàn chân bẹt, việc chẩn đoán xác định tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh là cần thiết. Thông qua kiểm tra bàn chân toàn diện và kết hợp quan sát tư thế đứng, dáng đi các bác sĩ có thể đưa ra được những kết luận tổng quan. Tuy nhiên, để chính xác nhất, người bệnh có thể thực hiện các chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI. Nếu bạn có ý định điều trị dị tật này, có thể tham khảo một số cách phổ biến dưới đây: Sử dụng đế chỉnh hình bàn chânDùng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp điều trị bệnh bàn chân bẹt hiệu quả, an toàn. Đây là một dụng cụ hỗ trợ thiết kế theo kích thước bàn chân mỗi bệnh nhân, đặt vào giày hoặc dép nhằm mục đích tái tạo lại vòm bàn chân, nâng đỡ bàn chân và góp phần hạn chế những biến chứng của bệnh. Đế chỉnh bàn chân đặc biệt phát huy công dụng hiệu quả đối với những trường hợp bệnh nhân nhỏ tuổi từ 3 - 7 tuổi. Càng nhiều tuổi, tác dụng của đế với người bệnh càng chậm hơn vì cấu trúc xương lúc này đã cứng cáp và cố định hơn. Rèn luyện thể chấtCác bài tập đơn giản có tác dụng trị liệu giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh, tăng độ linh hoạt cho bàn chân và mắt cá chân. Bạn có thể tham khảo như:Bài tập kéo giãn gót chân: Đứng đối diện bức tường, một tay đặt lên tường ngang với tầm mắt và từ từ đưa chân cần kéo giãn gót ra phía sau, giữ gót chân tiếp xúc với mặt đất. Chân trước khuỵu xuống cho tới khi cảm thấy căng ở sau. Thực hiện liên tục khoảng 10 lần mỗi ngày. Bài tập với quả bóng nhỏ: Chuẩn bị một quả bóng và một chiếc ghế với tư thế ngồi vững và đặt quả bóng dưới lòng bàn chân. Lăn bóng ở vòm chân và giữ thẳng lưng, mỗi chân lăn bóng khoảng 3 phút. Bài tập lăn bóng điều trị bàn chân bẹtPhẫu thuật bàn chân bẹtPhương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân trên 8 tuổi và có những dị tật nghiêm trọng. Cách này giúp khắc phục được tình trạng bẹt, nắn chỉnh lại cấu trúc xương đã bị biến dạng nặng. Phẫu thuật thực hiện nhanh chóng nhưng lại tồn tại nhiều rủi ro tiềm ẩn và mất nhiều thời gian để phục hồi. Vì vậy, phương pháp này không thật sự được các bác sĩ khuyến khích nếu không thật sự cần thiết. Cách phòng ngừa dị tật bàn chân bẹtBệnh bàn chân bẹt gần như không có biện pháp phòng ngừa nhưng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể thử áp dụng một số cách sau: Với trẻ nhỏ, hạn chế cho trẻ đi chân đất và những loại dép có phần đế phẳng, cứng như dép tông, sandals. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và hệ xương khớp. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh, cần nhanh chóng đến cơ sở uy tín để thăm khám và nhận phác đồ điều trị. Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh lý bàn chân bẹt. Hy vọng có thể giúp quý vị hiểu được phần nào về bệnh và chọn được phương án điều trị, phòng ngừa bệnh hợp lý. Xem thêm:Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịCong vẹo cột sống là gì? Biến chứng nguy hiểm và cách chữaĐau Gót Chân: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Để Điều TrịĐau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?

Đau khớp cổ tay là bệnh gì? Cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà

Đau khớp cổ tay là gì, nguyên nhân hình thành và cách chữa như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi bị đau khớp cổ tay. Thông tin chi tiết về bệnh này và cách chữa sẽ được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi, nắm bắt. 🔵 Cấu tạo khớp cổ tayKhớp cổ tay là một bộ phận được cấu tạo từ nhiều xương, khớp nhỏ và hệ thống dây chằng, mạch máu, dây thần kinh đan xen.Tại vị trí ống cổ tay có 8 xương cổ tay, tạo thành hình vòng cung và dây chằng ngay cổ tay.  Bên trong ống cổ tay là dây chằng có chức năng kéo xuống các ngón tay, giúp ngón tay cử động được dễ dàng. Ngoài ra, tại ống cổ tay còn có dây thần kinh trung tuyến chứa các dây thần kinh cảm giác đi tới các ngón tay. Tiếp xúc trực tiếp với dây chằng khi tay co hoặc duỗi. 🔵 Bị đau khớp cổ tay: triệu chứng điển hình Đau khớp cổ tay là bệnh gì? Đau khớp cổ tay là khi các phần mềm ở quanh khớp như gân, bao gân, dây chằng, dây thần kinh,... có hiện tượng đau nhức, dẫn tới khó vận động ở cổ tay và các ngón tay. Cơn đau có thể từ nhẹ, gián đoạn sang đau dữ dội, nhức nhối. Nếu để lâu mà không có biện pháp can thiệp có thể dẫn đến bị teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là bại liệt. Vì vậy, việc tìm hiểu và nắm bắt các triệu chứng bệnh đau khớp cổ tay là vô cùng cần thiết. Đau khớp cổ tay gây đau và khó khăn khi vận độngDưới đây là những triệu chứng điển hình ở từng giai đoạn bệnh mà hầu hết người bệnh nào cũng gặp phải: Giai đoạn đầu: Hiện tượng sưng, đau bắt đầu xuất hiện, đau hơn khi cử động bàn tay và thường đau vào sáng sớm. Giai đoạn sau: Cổ tay đau thường xuyên hơn, kể cả khi ngủ. Việc vận động trở nên khó khăn, đau buốt tay và kéo dài. Đau nhức lan dần xuống bàn tay, các ngón tay hoặc lên cẳng tay, vai gáy. Giai đoạn nặng: Bị đau khớp cổ tay đến giai đoạn nặng thường sẽ khiến các cơn đau không thể suy giảm, đau kéo dài và dai dẳng. Kèm theo đó là hiện tượng cứng khớp, yếu cơ, cổ tay sưng đỏ. Thậm chí là kèm theo sốt, cơ thể mệt mỏi. Việc nhận biết được triệu chứng để đánh giá bệnh càng sớm sẽ hạn chế được cơn đau hiệu quả. Đồng thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xuất hiện. 🔵 Nguyên nhân hình thành bệnh đau khớp cổ tay Theo các chuyên gia về xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây đau khớp cổ tay và các nguyên nhân thường gặp nhất thường là: Chấn thương cổ tay: Các chấn thương do lao động, vận động thường ngày có thể ảnh hưởng đến sụn khớp, mất ổn định cổ tay. Từ đó, dẫn tới đau khớp cổ tay. Viêm khớp dạng thấp: Đây là một dạng bệnh lý, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương. Thoái hóa sụn khớp cổ tay: Bệnh lý này thường xuất phát do tuổi tác cao khiến cho sụn khớp bị lão hóa và bào mòn, các khớp xương khi va chạm với nhau thường kêu lục khục và đau. Viêm đau khớp cổ tay sau sinh: Bà bầu, phụ nữ mang thai và sau sinh có sức đề kháng yếu cũng là nguyên nhân dẫn đến đau khớp cổ tay. Đau khớp cổ tay có nhiều nguyên nhân khác nhauNgoài những nguyên nhân nêu trên, còn có nhiều yếu tố khác tác động đến vùng khớp cổ tay gây đau như hội chứng ống cổ tay, viêm bao gân… 🔵 Gợi ý cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà không dùng thuốc Có thể nói, cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà là cách mà được nhiều bệnh nhân áp dụng nhất hiện nay. Tại sao lại vậy? Các cách làm ở nhà thường khá đơn giản, tận dụng những nguyên liệu quanh nhà nên ai cũng  có thể làm được. Đặc biệt, đây cũng là cách tối ưu chi phí khá tốt mà vẫn cho hiệu quả cao. Dưới đây là một số cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà mọi người bệnh có thể tham khảo: 🔹 Sử dụng bột nghệ giảm đau khớp cổ tayDù đau khớp cổ tay trái hay đau khớp cổ tay phải, bệnh nhân đều có thể áp dụng linh hoạt bài thuốc từ bột nghệ giúp giảm đau. Trong bột nghệ có chứa một lượng lớn hoạt chất chống viêm là curcumin, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm. Từ đó, hạn chế cơn đau khớp hiệu quả. Chuẩn bị: 1 thìa bột nghệ, 1 thìa nước cốt chanhCách làm: Trộn bột nghệ với nước cốt chanh cho đến khi thành một hỗn hợp thạch cao nghệ. Thoa đều hỗn hợp đó lên vùng cổ tay đang sưng đau, dùng bông y tế quấn lại cho ổn định. Có thể để qua đêm và rửa lại bằng nước lạnh vào sáng sớm hôm sau. Bột nghệ chứa thành phần giảm đau cao🔹 Ớt sừng giúp giảm đau khớp cổ tay hiệu quả Các nước phương Tây đặc biệt ưa chuộng cách chữa đau khớp cổ tay tại nhà bằng ớt sừng. Trong loại quả này có chữa cayenne giúp chống viêm và giảm đau mạnh mẽ. Chuẩn bị: 1 thìa cà phê bột ớt sừng, 1 thìa dầu oliu. Cách thực hiện: Trộn bột ớt sừng và dầu oliu lại với nhauThoa hỗn hợp lên vùng cổ tay bị đau và để trong khoảng 20 phút rửa sạch lại với nước lạnh. 🔹 Lá ngải cứu chữa đau khớp cổ tayNói đến cách chữa đau khớp đơn giản và hiệu quả, không thể không nhắc đến cách dùng cây ngải cứu. Cây này trong Đông y có tính ấm, giúp giảm đau, chống viêm và cầm máu, giảm sưng tấy rất tốt. Còn trong Y học hiện đại, lá ngải cứu có chứa một lượng tinh dầu lớn và hoạt chất chống oxy hóa. Chuẩn bị: lá ngải cứu (40g), rượu trắng (10ml)Cách làm: Rửa sạch và để ráo lá ngải cứu sau đó mang đi giã nhuyễn. Bỏ lá ngải đã giã vào một chiếc chảo mỏng, thêm rượu trắng vào rồi sao nóng. Lấy phần thuốc đã sao lên để đắp vào vùng cổ tay, quần lại bằng bông gạc trong khoảng 30 phút và rửa lại sạch với nước. Lá ngải cứu có chức năng giảm đau, kháng viêm cực tốtNgoài những cách nêu trên, để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh đau khớp cổ tay, ngay từ khi bệnh còn nhẹ, mọi người có thể tham khảo sử dụng thêm viên uống xương khớp Khương Thảo Đan. Đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được đánh giá cao, rất nhiều người đã sử dụng và nhận lại kết quả ngoài mong đợi. Khương Thảo Đan có thành phần chính là KGA1, được nghiên cứu bởi PGA. TS Lê Minh Hà thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, đã được kiểm chứng về tác dụng giảm đau, chống viêm. Cùng với đó là hơn chục vị thuốc nam quý khác cũng có dược tính giúp giảm đau, chống viêm như Độc hoạt, Tang ký sinh, Ngưu tất, Phòng phong, Đương quy,... được kết hợp với nhau bài bản, giúp phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đặc biệt, Khương Thảo Đan nói không với Corticoid, nhờ vậy, sản phẩm đặc biệt an toàn và lành tính với người sử dụng. Mọi đối tượng có bệnh về xương khớp như đau khớp cổ tay, thoái hóa khớp, viêm khớp,... đều có thể yên tâm sử dụng. Đơn vị sản xuất sẵn sàng THƯỞNG NÓNG 3 TỶ ĐỒNG cho ai phát hiện ra chất giảm đau tân dược, Corticoid trong sản phẩm. Khương Thảo Đan là sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp toàn diệnSử dụng Khương Thảo Đan đều đặn, đúng theo chỉ định, người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận được hiệu quả phát huy theo 3 mũi nhọn: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - PHỤC HỒI SỤN KHỚP THOÁI HÓA. Sản phẩm được hoàn thiện dạng viên uống nhỏ gọn, đóng hộp tiện lợi với 2 lựa chọn: hộp 120 viên và hộp 30 viên cho người bệnh có thể lựa chọn trải nghiệm.  Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh đau khớp cổ tay chúng tôi muốn gửi đến quý vị bạn đọc. Bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan nếu có hiện tượng đau nhức vùng cổ tay mà cần đến ngay bác sĩ thăm khám, nhận biết bệnh để có giải pháp khắc phục phù hợp. 👉 Có thể bạn quan tâm: Đau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?Đau Vai Trái Là Bệnh Gì? Cách Chữa Đau Vai TráiĐau vai gáy bên trái là bệnh gì? cách chữa đau vai gáy bên tráiĐau vai gáy bên phải là bệnh gì? Đau vai gáy phải uống thuốc gì?Đau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không

Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bị

Châm cứu đau vai gáy là liệu pháp trị bệnh có lịch sử lâu đời và vẫn giữ được vị trí quan trọng trong nền y học cổ truyền Việt Nam. Vậy phương pháp này có hiệu quả như thế nào và cần lưu ý những gì trong quá trình thực hiện? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.Châm cứu chữa đau vai gáy: Có hiệu quảTác dụng của châm cứu đau vai gáyTheo cách lý giải của y học phương Đông, chứng đau vai gáy có thể bắt nguồn do nhiều căn nguyên:Yếu tố bất nội ngoại nhân: Sử dụng gối quá cao hoặc quá thấp ảnh hưởng đến cột sống cổ, hoạt động không đúng tư thế trong thời gian dài gây nên tình trạng đau vai gáy.Yếu tố nội nhân: Người cao tuổi bị bệnh lâu ngày, can thận hư làm cho khí huyết giảm sút, không thể làm chủ được cốt tủy, giảm khả năng nuôi dưỡng cân cơ dẫn đến chứng đau vai gáy.Yếu tố ngoại nhân: Vệ khí cơ thể không đủ, tấu lý sơ hở, phong hàn thấp xâm nhập khiến kinh lạc bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông khí huyết. Điều này làm cho hệ thống kinh lạc bị phù, tắc trệ gây đau.Từ đó, người bệnh không chỉ cảm thấy đau nhức mà còn co cứng vùng cổ vai gáy, tê bì hai tay, giảm khả năng vận động kèm theo một số triệu chứng khác như: toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù…Dùng sai gối có thể làm vẹo cổ, lệch đốt sống, dẫn đến tình trạng chèn ép dây thần kinh gây đau vai gáy.Châm cứu là phương pháp chữa bệnh bắt nguồn từ nền y học cổ truyền phương Đông. Khi thực hiện, bác sĩ dùng kim chuyên dụng rất mỏng, đã được vô trùng chèn vào da để tác động vào các huyệt vị trong cơ thể. Hiện nay có 3 phương pháp châm cứu cơ bản:Điện châm: Điện châm là liệu pháp phổ biến nhất, dùng dòng điện để tăng khả năng kích thích của kim vào các huyệt.Thủy châm: Chuyên gia sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào huyệt vị trong cơ thể.Cứu ngải: Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng điếu ngải châm lửa rồi hơ vào huyệt.Châm cứu đau vai gáy mang lại những tác dụng như sau:➤ Lưu thông khí huyết: Liệu pháp tác động trực tiếp vào các huyệt vị giúp khai thông dòng chảy khí huyết bị tắc nghẽn hoặc gián đoạn, cân bằng âm dương, khắc phục được căn nguyên gây chứng đau vai gáy nằm sâu trong cơ thể.➤ Kích thích sản sinh endorphin: Theo nghiên cứu, châm cứu kích thích cơ thể sản sinh nhiều endorphin – một loại hormon từ hệ thần kinh trung ương và tuyến yên, làm giảm các tín hiệu đau truyền đến não. Bên cạnh đó, endorphin còn mang lại cảm giác hạnh phúc, vui vẻ, xoa dịu căng thẳng, mệt mỏi, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.➤ Thư giãn gân cơ: Châm cứu khắc phục tình trạng co cứng gân cơ, dây chằng, điều hòa và ổn định hoạt động của các dây thần kinh vùng vai gáy, xoa dịu cơn đau và triệu chứng tê bì hai tay, cải thiện phạm vi vận động.➤ Tăng hấp thu dinh dưỡng: Liệu pháp này thúc đẩy tuần hoàn máu và quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, phục hồi nhanh những chấn thương vùng vai gáy và hạn chế thoái hóa cột sống cổ cũng như các bộ phận xung quanh.Có nên châm cứu chữa đau vai gáy hay không?Một số ưu điểm khi thực hiện liệu pháp châm cứu chữa đau vai gáy:Nếu được thực hiện ở cơ sở uy tín với thầy thuốc có chuyên môn cao, phương pháp này tương đối an toàn và không mang lại cảm giác đau đớn.Cơ chế tác động từ bên trong giúp khắc phục căn nguyên của chứng đau vai gáy, đồng thời thúc đẩy lưu thông khí huyết, cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe tổng thể.Châm cứu có thể kết hợp với nhiều cách thức điều trị khác như xoa bóp bấm huyệt, dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y… theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp khắc phục đau nhức, tê bì nhanh chóng với hiệu quả lâu dài hơn.Châm cứu là liệu pháp chữa bệnh không dùng thuốc, giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng thuốc trong thời gian dài như: viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, suy gan, suy thận…Tuy nhiên, châm cứu vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:Tác dụng chậm, cần kiên trì điều trị trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả như mong muốn.Mất nhiều thời gian thăm khám, điều trị.Hiện nay, có nhiều phòng châm cứu không uy tín sử dụng kim châm không được khử trùng sạch, kim châm dùng lại nhiều lần dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ngoài da, nhiễm trùng huyết.Các thầy thuốc với tay nghề chưa cao, thực hiện không đúng kỹ thuật vùng ngực hoặc lưng trên có thể khiến người bệnh bị xẹp phổi.Châm cứu có thể để lại vết thâm tím trên da hoặc gây chảy máu.[tds_warning]Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể thử. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện liệu pháp châm cứu. Tuyệt đối không được tự ý châm cứu tại nhà nếu không có chuyên môn.[/tds_warning]Châm cứu là một trong những phương pháp chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể cân nhắc thử (Ảnh minh họa)Các bước khi thực hiện châm cứu đau vai gáyChuẩn bị trước khi châm cứuĐầu tiên, người bệnh sẽ được khám, tư vấn và hướng dẫn quy trình cũng như các vị trí châm cứu phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn nên trao đổi trực tiếp với các thầy thuốc để nhận được giải đáp.Trước khi thực hiện châm cứu, người bệnh cần lưu ý:Không ăn uống quá no, không dùng chất kích thích, đồ uống có cồn như: rượu, bia…Thư giãn và thả lỏng, tránh căng thẳng thần kinh và tạo áp lực cho cơ thể.Trong quá trình châm cứuQuá trình châm cứu đau vai gáy được thực hiện qua những bước cơ bản như sau:Bước 1: Người bệnh nằm ở tư thế thích hợp theo yêu cầu của thầy thuốc tùy vào từng phác đồ điều trị.Bước 2: Chuyên gia tiến hành châm kim lên huyệt vị. Trong một vài giây đầu tiên, người bệnh có thể cảm thấy châm chích hoặc ngứa ran nhưng tình trạng này sẽ biến mất nhanh chóng.Bước 3: Tùy vào thể trạng của người bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại hình châm cứu, thời gian thực hiện liệu pháp này có thể kéo dài từ 5 - 30 phút. Sau đó, thầy thuốc sẽ rút kim châm ra khỏi huyệt vị.Độ sâu của kim khi chèn vào da còn phụ thuộc vào vị trí và mục đích châm cứu.Theo y học cổ truyền phương Đông, chứng đau vai gáy được chia thành 3 thể: do phong hàn, do thấp nhiệt và do khí huyết ứ trệ. Đối với mỗi thể, thầy thuốc lại tác động vào những huyệt vị khác nhau, cụ thể như sau:➤ Đau vai gáy thể phong hànHuyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay. Đây là huyệt khởi đầu của kinh Dương Minh - dòng kinh nhiều khí huyết nhất. Tác động vào huyệt Hợp cốc giúp xoa dịu đau nhức ở đầu và vùng vai gáy, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh cảm.Huyệt Phong môn: Huyệt nằm ở vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn. Châm cứu tại vị trí này giúp giải biểu, khu phong tà, hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy, cảm mạo, viêm phế quản…Huyệt Khúc trì: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ quay 1, cơ ngửa dài và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay. Tác động vào huyệt này có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh, đẩy lùi đau nhức vùng vai gáy.Huyệt Kiên tỉnh: Huyệt nằm ở chỗ lõm vùng trên vai. Châm cứu huyệt Kiên tỉnh không chỉ giúp giảm đau nhức vai gáy, mà còn khắc phục hiệu quả tình trạng co cứng cơ, cứng khớp, cải thiện phạm vi hoạt động.Huyệt A thị: Huyệt không có vị trí cụ thể, được xác định bằng cách dùng ngón tay ấn vào vùng vai gáy cho đến khi tìm được điểm đau nhức. Tác động vào huyệt A thị có khả năng giải phóng ứ trệ, đả thông kinh mạch, hoạt lạc…Huyệt Phong trì: Huyệt nằm tại chỗ lõm ở chân tóc phía sau tai, nằm trên đường giao giữa bờ ngoài cơ thang với bờ trong cơ ức đòn chũm. Châm cứu huyệt Phòng trì giúp cải thiện tình trạng đau nhức vai gáy, đau đầu, chóng mặt và ù tai.Vị trí Huyệt Phong trì➤ Đau vai gáy do khí huyết ứ trệHuyệt Cách du: Huyệt nằm cách gai đốt sống thứ 7 khoảng 1.5 thốn khi đo sang ngang. Tác động vào huyệt Cách du có tác dụng giãn cơ, dây chằng, giảm đè nén dây thần kinh, xoa dịu tình trạng đau nhức vai gáy.Huyệt Kiên ngung: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngoài vai, phía trước và ngoài khớp mỏm cùng vai - xương đòn. Châm cứu ở vị trí này giúp giảm đau vai gáy, lưng trên và cánh tay trên.Huyệt Thiên tông: Huyệt nằm dưới hố giữa xương bả vai, nằm trên đường ngang kéo dài qua mỏm gai đốt sống lưng số 4. Huyệt Thiên tông thường được tác động để trị chứng đau mỏi vai gáy, đau nhức xương khớp, tê bì cánh tay… Huyệt Thiên tông thường được tác động khi điều trị các bệnh liên quan đến xơ xương khớp xung quanh cổ vai gáy.➤ Đau vai gáy thể thấp nhiệtHuyệt Hợp cốc: Huyệt nằm ở vị trí bờ ngoài, giữa xương bàn ngón tay. Đây là huyệt khởi đầu của kinh Dương Minh - dòng kinh nhiều khí huyết nhất. Tác động vào huyệt Hợp cốc giúp xoa dịu đau nhức ở đầu và vùng vai gáy, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh cảm.Huyệt Khúc trì: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ ngoài mặt sau khuỷu tay, là nơi bám của cơ quay 1, cơ ngửa dài và cơ ngửa ngắn khớp khuỷu tay. Tác động vào huyệt này có khả năng thúc đẩy lưu thông khí huyết, giải phóng tình trạng chèn ép dây thần kinh, đẩy lùi đau nhức vùng vai gáy.Huyệt Phong môn: Huyệt nằm ở vị trí dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn. Châm cứu tại vị trí này giúp giải biểu, khu phong tà, hỗ trợ điều trị đau mỏi vai gáy, cảm mạo, viêm phế quản…Huyệt Đại chùy: Huyệt nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai của đốt sống cổ số 7. Tác động vào huyệt Đại chùy có khả năng khắc phục căng cứng vùng cổ gáy, xoa dịu chứng đau vai gáy, đau đầu.Vị trí Huyệt Đại chùySau khi châm cứuSau khi châm cứu, người bệnh nên ở lại cơ sở để theo dõi các phản ứng của cơ thể trong khoảng 15 - 30 phút. Nếu có dấu hiệu bất thường, bạn nên báo ngay với thầy thuốc. Nếu không, bạn có thể về nhà để nghỉ ngơi, không vận động mạnh, khiêng vác đồ quá nặng trong 1 - 2 ngày đầu.Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng theo hướng dẫn của chuyên gia giúp giảm áp lực lên vùng vai gáy, tăng hiệu quả điều trị.Đối tượng không được châm cứu đau vai gáyDưới đây là một số đối tượng không được áp dụng liệu pháp châm cứu chữa đau vai gáy:Người sợ kim châm, vật nhọn, không có thái độ hợp tác làm ảnh hưởng đến quá trình trị liệu.Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần tham khảo bác sĩ kỹ càng trước khi châm cứu vì có thể dẫn đến động thai.Người có thể trạng yếu, suy kiệt trong thời gian dài, đang quá đói, hoặc vừa mới ăn quá no, say rượu.Người mắc bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến tim mạch, bệnh mãn tính hoặc ung thư…Người bị rối loạn chảy máu, máu loãng hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu có nguy cơ cao bị chảy máu nếu thực hiện liệu pháp châm cứu.Bệnh nhân đang dùng các thiết bị điện tử để trị bệnh tim vì kích thích điện của kim châm có ảnh hưởng xấu đến hoạt động của máy tạo nhịp tim cũng như các thiết bị điện tử khác.Châm cứu không được áp dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi.Phụ nữ mang thai bị đau vai gáy cần cân nhắc cẩn thận và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu.Cần lưu ý những gì khi châm cứu đau vai gáy?Khi thực hiện châm cứu khắc phục tình trạng đau vai gáy, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:Lựa chọn cơ sở uy tín với những thầy thuốc có chuyên môn cao để đảm bảo an toàn cũng như mang lại nhiều hiệu quả trong thời gian trị liệu.Kiên trì thực hiện theo đúng phác đồ, tái khám đúng hẹn, không được ngừng giữa chừng mà chưa có sự đồng ý của thầy thuốc.Trong quá trình châm cứu, nếu người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức hoặc có một số dấu hiệu bất thường khác cần thông báo ngay để chuyên gia khắc phục kịp thời.Không mang vác quá nặng, thay đổi tư thế phù hợp đảm bảo cột sống luôn thẳng, thường xuyên tập luyện thể thao tùy vào thể trạng của bản thân để hạn chế chứng đau vai gáy tái phát.Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: giàu vitamin, canxi, chất xơ, acid béo omega-3…, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường hóa học, chất kích thích như thuốc lá, đồ uống có cồn như: rượu, bia…Hỗ trợ giảm đau vai gáy hiệu quảChâm cứu là một trong những phương pháp hiệu quả giúp giảm đau vai gáy, tuy nhiên như đã nói ở trên, châm cứu có tác dụng chậm, phải thực hiện nhiều lần rất tốn thời gian và công sức của người bệnh. Vì thế, để tăng tính hiệu quả và toàn diện hơn trong việc điều trị đau vai gáy, bệnh nhân nên sử dụng thêm các loại thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh. Việc kết hợp song song giữa trị liệu bên ngoài và viên uống bên trong sẽ hỗ trợ nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị hơn.Một trong những sản phẩm được nhiều bệnh nhân và bác sĩ cơ xương khớp khuyên dùng là viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng trọn vẹn mục tiêu hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp giúp: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - TÁI TẠO SỤN KHỚP an toàn, hiệu quả.Viên xương khớp Khương Thảo Đan đáp ứng tốt cho những đối tượng dưới đây:Người bị đau vai gáy, đau thần kinh tọa, tê bì chân tay…Người bị thoái hóa khớp, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm…BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhấtĐặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂYXem thêm:Phương pháp cách tự bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quảĐiểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảMách bạn cách bấm huyệt chữa đau khớp gối an toàn và hiệu quảGiải đáp: Đau xương khớp có ăn thịt gà được không?Tổng hợp: 10 bài tập giảm đau lưng phổ biến, hiệu quả cao