Đau xương khớp

Đau xương khớp

Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau thần kinh tọa là bệnh lý gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Vậy thực tế đau dây thần kinh tọa là gì, có triệu chứng như thế nào và xuất phát từ nguyên nhân nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Đau thần kinh tọa là gì? Dấu hiệu nhận biết Đau dây thần kinh tọa là thuật ngữ chỉ những cơn đau của dây thần kinh tọa chạy dọc từ trên xuống dưới, tính từ cổ xuống lưng qua hông, mông và đến những ngón chân. Bệnh lý này khiến cho một nửa cơ thể thường xuyên trong trạng thái đau nhức, tê liệt hoặc thậm chí là khó vận động. Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể phát hiện qua một số các triệu chứng như sau: Đau cột sống thắt lưng kéo lan xuống mặt ngoài của đùi, cẳng chân, mắt cá chân và ngón chân. Cơn đau thường xuất hiện từ vị trí đĩa đệm L4 xuống khoeo chân, nếu xuất phát từ L5 sẽ lan hết mu bàn chân đến ngón cái. Ngược lại, nếu tổn thương ở L5, cơn đau sẽ xuyên qua lòng bàn chân và đến hầu hết các ngón chân. Đau cột sống ở phần dưới thắt lưng xuống mông và chân. Cảm giác đau nhức sẽ luôn tồn tại, gây khó chịu từ lưng thấp xuống mông và bắp sau đùi. Đau dây thần kinh tọa đau dọc từ lưng xuống chânCác triệu chứng của bệnh sẽ có sự khác nhau ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Thường sẽ từ nhẹ cho đến đau dữ dội, đau nhói từng đợt. Thậm chí, người bệnh có thể bị tê, yếu cơ hoặc cảm giác ngứa ran ở chân, bàn chân. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa? Thoát vị đĩa đệm hoặc các gai xương trên đốt sống phát triển quá mức là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa. Ngoài ra, có thể do dây thần kinh bị chèn ép bởi yếu tố nào đó hoặc một số tác nhân khác như: Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, cột sống của con người có nhiều biến đổi như bị thoát vị đĩa đệm, hình thành gai cột sống,.. Những hiện tượng này đều ảnh hưởng đến dây dây thần kinh, chúng chèn ép và gây ra hiện tượng đau nhức. Béo phì: Cân nặng quá khổ so với người bình thường có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa. Nghề nghiệp: Những công việc phải mang vác quá nhiều, vận động quá mạnh, ngồi một chỗ quá lâu,... có thể gây ra đau dây thần thần kinh tọa. Bệnh đái tháo đường: Bệnh lý này tác động nhiều đến cơ thể hoạt động do sử dụng đường trong máu thiếu sự ổn định. Từ đó, gia tăng khả năng bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa là rất quan trọng, qua đây các bác sĩ chuyên môn sẽ đưa ra được giải pháp điều trị bệnh phù hợp nhất, giúp tăng hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Biến chứng của đau dây thần kinh tọaĐau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi nhiều người bệnh quan tâm đi tìm câu trả lời. Theo các chuyên gia về thần kinh, đau dây thần kinh tọa không gây nguy hiểm đến tính mạng người nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và can thiệp điều trị kịp thời. Bệnh đau dây thần kinh tọa hạn chế khả năng vận động của người bệnhNgười bệnh thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và chức năng vận động bị suy giảm. Thậm chí, nếu dây thần kinh bị chèn ép quá lâu và nặng, nó có thể làm ảnh hưởng đến hệ cơ, gây yếu và teo cơ. Tình trạng này khiến người bệnh gần như không thể đi lại bình thường. Thậm chí nặng nhất là mất hoàn toàn cảm giác ở chân và mất đi khả năng vận động. Các kỹ thuật chẩn đoán đau dây thần kinh tọaBệnh đau dây thần kinh tọa có thể được chẩn đoán thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trước tiên, các bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng bắt cách yêu cầu người bệnh bệnh thực hiện các động tác như đi kiễng gót chân, nâng chân thẳng lên hoặc hoặc kéo căng và chuyển động khác để kiểm tra sức mạnh bắp chân, xác định các dây thần kinh bị ảnh hưởng và sức mạnh cơ. Ngoài ra, một số xét nghiệm khác sẽ được thực hiện kèm theo: Chụp X-quang: Qua hình ảnh đau dây thần kinh tọa, các bác sĩ có thể phát hiện những thay đổi ở gai xương cột sống đang chèn ép lên dây thần kinh. Chụp MRI: Mô phỏng chi tiết hình ảnh của xương và các mô mềm nên dễ dàng đánh giá được được mức độ của bệnh. Chụp CT: Phương pháp này sẽ chụp cắt lớp hình ảnh để xem chi tiết tình trạng bệnh. Người bệnh thường sẽ được tiêm một lượng thuốc cản quang vào ống sống trước khi chụp CT. Điện cơ ký (EMG): Qua xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ xác định xem dây thần kinh có đang bị chèn ép do thoát vị hay hẹp ống sống hay không. Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa qua hình ảnhGiải pháp điều trị đau thần kinh tọaBệnh lý đau dây thần thần kinh tọa có thể được chữa khỏi nếu xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và chọn đúng phương pháp. Dưới đây là một số cách điều trị bệnh đau dây thần thần kinh tọa bạn có thể tham khảo:Mẹo dân gian áp dụng tại nhàCác mẹo dân gian chữa đau thần kinh tọa được nhiều người bệnh lựa chọn bởi tính đơn giản, tiết kiệm và cho hiệu quả thực tế. Một số mẹo thông dụng là: Ngâm chân: Dùng muối gừng để ngâm chân có tác dụng giãn gân cốt, lưu thông khí huyết giảm thiểu tình trạng đau nhức do dây thần kinh tọa. Chườm lạnh: Sử dụng nhiệt lạnh chườm vào vị trí đau giúp dây thần kinh bị tê liệt, làm mất đi cảm giác đau nhức. Chườm nóng: Bạn có thể dùng lá lốt, ngải cứu để chườm nóng lên vị trí đau nhức 2 lần/ngày. Ngay khi chườm xong, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, không còn bị đau nhức nữa. Mẹo dân gian cho tác dụng giảm đau hiệu quả, ít tốn kémDùng thuốc Tây y chữa đau thần kinh tọaHiện nay có nhiều loại thuốc tây có khả năng chống viêm và giảm đau do đau dây thần kinh tọa gây ra. Một số thuốc thường được các bác sĩ kê đơn là: Thuốc giảm đau thông thường paracetamol: Đây là thuốc giảm đau phù hợp với hầu hết bệnh nhân bị đau dây thần kinh tọa ở giai đoạn đầu, khi các cơn đau còn ở mức độ nhẹ. Thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID): Nhóm thuốc này cho tác dụng giảm đau mạnh hơn paracetamol nên được chỉ định cho trường hợp bệnh tiến triển ở mức độ vừa, các cơn đau kèm theo một vài biểu hiện bị viêm. Cảm giác đau nhức và khó chịu được giảm thiểu đáng kể khi người bệnh sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Thuốc giảm đau gây nghiện: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau với các cơn đau từ trung bình đến nặng. Thuốc giảm đau thần kinh: Các thuốc giảm đau thần kinh có tác dụng giảm cơn đau do dây thần kinh chèn ép. Đồng thời, thuốc giúp phòng ngừa và kiểm soát các hội chứng động kinh, chân không yên.Nhìn chung, dùng thuốc Tây điều trị đau dây thần kinh tọa cho hiệu quả giảm đau nhanh chóng. Dù vậy, người bệnh cần cẩn trọng trong quá trình dùng thuốc, không nên lạm dụng và cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ nếu không muốn bị tác dụng phụ. Dùng bài thuốc Đông yĐau thần kinh tọa theo quan điểm của Đông y thường xuất phát từ yếu tố phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể vào lức can thận yếu, gây tắc nghẽn nghẽn khí huyết, ứ trệ kinh lạc mà gây đau nhức, khó chịu. Dựa trên nguyên nhân này, thuốc đông y sẽ đi sâu vào bên trong để loại bỏ các yếu tố phong hàn và giảm trừ triệu chứng đau nhức. Các bài thuốc Đông y chữa đau dây thần kinh tọa sử dụng thành phần thảo dược tự nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân. Thuốc Đông y chữa đau dây thần kinh tọa hiện nay rất đa dạng. Để đảm bảo chọn lựa được bài thuốc chuẩn, bệnh nhân cần tìm hiểu các địa chỉ nhà thuốc uy tín. Vật lý trị liệuĐây là phương pháp điều trị thường được kết hợp song song với các bài thuốc để nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Các bài tập vật lý trị liệu dành cho dây thần kinh tọa sẽ tác động để cân chỉnh lại cột sống. Đồng thời, giúp cho hệ cơ xương khớp được phục hồi chức năng hoạt động, hạn chế những diễn tiến xấu hình thành. Vật lý trị liệu đau dây thần kinh tọa có thể kết hợp với dùng thuốc Phẫu thuật điều trị bệnh Các trường hợp bệnh nhân đau dây thần kinh tọa không đáp ứng với thuốc hoặc có các biến chứng nguy hiểm như yếu cơ, mất khả năng kiểm soát ruột - bàng quang thường được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Qua đó, các nguyên nhân gây thần kinh tọa bị chèn ép đều sẽ được loại bỏ. Phẫu thuật là cách cắt đứt căn nguyên gây bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này lại mất nhiều thời gian để phục hồi và tốn kém. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định. Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọaĐau dây thần kinh tọa mặc dù có thể điều trị nhưng nó có thể tái phát nhiều lần. Vì vậy, để hạn chế những triệu chứng và biến chứng gây khó chịu, người bệnh nên có các biện pháp phòng ngừa như sau: Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, duy trì cơ chắc chắn. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu như canxi, omega,... Khi làm việc văn phòng, bệnh nhân cần thay đổi tư thế ngồi liên tục sao cho thoải mái và phù hợp. Hoạt động đúng tư thế lưng thẳng, hạn chế tối đa việc để cong vẹo cột sống bằng cách không ngồi xổm, không khuân vác nặng. Duy trì cân nặng phù hợp, tránh để béo phì, thừa cân. Tránh xa rượu bia và các chất kích thích khác không tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp. Trên đây là toàn bộ thông tin về đau thần kinh tọa. Dù là bệnh lý khá phổ biến và có thể điều trị được nhưng không vì thế mà bạn chủ quan với bệnh. Hãy luôn chủ động phòng và tránh bệnh để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngay khi có các hiện tượng đau nhức ở các vị trí nghi ngờ là đau dây thần kinh tọa, hãy nhanh chân đến ngay cơ sở y tế uy tín để làm kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp nếu phát hiện đúng bệnh.Xem thêm:Cong vẹo cột sống là gì? Biến chứng nguy hiểm và cách chữaĐau Gót Chân: Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Để Điều TrịĐau nhức đầu gối là bệnh gì? Đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuốngĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Đau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái lan xuống cánh tay 

Nguy Hiểm: 6 Biểu Hiện Viêm Dây Thần Kinh Ngoại Biên

Viêm dây thần kinh ngoại biên hiện nay không còn là chứng bệnh xa lạ với con người đặc biệt đối với những người thường xuyên vận động hoặc làm việc nặng nhọc. Tuy nhiên mọi người thường chủ quan và không phát hiện sớm được các triệu chứng của bệnh, hậu quả là thường để lại các di chứng kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.💠 Dây thần kinh ngoại biên nằm ở đâu?Hình ảnh mình họa vị trí dây thần kinh ngoại biênDây thần kinh ngoại biên được xác định là các dây thần kinh mà không nằm trong não và tủy sống của con người. Chức năng chính của các dây thần kinh ngoại biên là liên kết hệ thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Do không nằm trong não và tủy sống nên hầu như các dây thần kinh ngoại biên không được bảo vệ bởi xương sống và hộp sọ nên dễ bị tác động bởi các độc tố và các tổn thương cơ học từ bên ngoài.💠 Các triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biênKhi các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương thì quá trình trao đổi thông tin giữa các cơ và não hay các bộ phận khác trở nên ê buốt, gây đau hoặc tê các cơ. Sau đây là một số triệu chứng dễ nhận biết giúp phát hiện bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên cần lưu ý:Cảm giác đau nhức, tê buốt và ngứa ngáy ngay tại vùng dây thần kinh bị tổn thương. Giai đoạn đầu phát bệnh, người bệnh thường bị tê bì chân tay, cảm giác như có nhiều mũi kim châm chích hay bị điện giật. Tiếp theo là ngứa ngáy vùng dây thần kinh bị tổn thương và nhanh chóng lan ra các vùng cánh tay và bắp chân.Bên cạnh đó, người mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên thường xuyên cảm thấy đau nhức ở khớp cổ tay, chân và khớp vai và thường có cảm giác nóng quanh các vùng mà dây thần kinh ngoại biên đi qua. Lúc đầu chỉ cảm thấy đau âm ỉ càng về sau càng đau nhiều hơn.Khả năng vận động yếu đi, khó khăn trong việc đi đứng và di chuyển. Thậm chí còn có nguy cơ bị liệt cơ. Đau bụng và rối loạn đường tiêu hóa: đây là tình trạng nặng hơn của bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên. Bệnh nhân bị rối loạn đường tiêu hóa gây ra các tình trạng như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu… kéo dài. Nguy cơ giảm tiết mồ hôi, liệt dương hay tụt huyết áp: đối với các trường hợp nặng, viêm dây thần kinh ngoại biên có làm giảm đi đáng kể quá trình tiết  mồ hôi, có thể biến chứng làm tụt huyết áp gây đau thắt ngực và kể cả liệt dương ở nam giới và khô âm đạo ở phụ nữ.Dấu hiệu viêm dây thần kinh ngoại biên - tê bì chân tay💠 Nguyên nhân dẫn đến viêm dây thần kinh ngoại biênViêm dây thần kinh ngoại biên xuất hiện do những nguyên nhân sau:Dây thần kinh bị chấn thương: vì các dây thần kinh ngoại biên không được bảo vệ an toàn bởi hộp sọ hay xương sống nên rất dễ chấn thương do tai nạn xe cộ, té ngã, bị thương do chơi thể thao,…dẫn đến đứt gãy, hư hỏng và dẫn đến viêm các dây thần kinh ngoại biên.Biến chứng bệnh tiểu đường: theo các nghiên cứu đã chứng minh ít nhất có một nửa số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường phát sinh thêm các bệnh liên quan đến dây thần kinh đặc biệt là dây thần kinh ngoại biên.Nhiễm trùng: khi bị tổn thương và nhiễm trùng tại các cơ, đây là cơ hội mà các virus hay vi khuẩn có cơ hội tấn công và làm hại các dây thần kinh ngoại biên dễ dẫn đến viêm nhiễm các dây thần kinh này.Tiếp xúc với độc tố: một khi cơ thể tiếp xúc với môi trường chứa nhiều độc tố thì bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên càng dễ dàng xuất hiện và phát triển nhanh chóng.Các khối u xuất hiện: hiện tượng các khối u xuất hiện sẽ chèn ép các dây thần kinh ngoại biên dễ gây tổn thương và viêm nhiễm.Sử dụng các chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá,…): lạm dụng quá nhiều chất kích thích cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên phát sinh.Viêm dây thần kinh ngoại biên do biến chứng tiểu đường💠 Viêm dây thần kinh ngoại biên có nguy hiểm không?Viêm dây thần kinh ngoại biên nguy hiểm khôngCác chuyên gia cho biết, viêm dây thần kinh ngoại biên tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng những triệu chứng nó gây ra gây khó chịu cho người mắc bệnh. Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên có hai dạng thể là viêm cấp tính và viêm mãn tính:Ở thể viêm cấp tính: những cơn đau từ bình thường đến dữ dội có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, bệnh có thể thuyên giảm khi sử dụng thuốc đặc trị. Câu hỏi đặt ra lúc này lại là: "Viêm dây thần kinh ngoại biên uống thuốc gì?". Thông thường để điều trị bệnh một số loại thuốc thường được kê như: thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh như topiramate hay thuốc chống trầm cảm...Ở thể viêm mãn tính: là khi không phát hiện sớm hoặc thờ ơ không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây ra những biến chứng nặng hơn như liệt dương, tụt huyết áp,… Ngoài sự đau đớn phải chịu đựng người bệnh còn đối mặt với chứng teo cơ, yếu chi và dần đi đến liệt chi.Có thể thấy bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên hiện nay ngày càng phổ biến. Tuy bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng cũng không nên chủ quan cần hạn chế các nguyên nhân gây bệnh cũng phát hiện và điều trị dứt điểm để có được sức khỏe bền bỉ và cường tráng.Xem thêm: Viêm dây thần kinh ngoại biên số 7Bài tập đau thần kinh tọa: Những bài tập đơn giản mỗi sáng.Nguyên Nhân Viêm Dây Thần Kinh Cánh Tay Và Cách ChữaĐau dây thần kinh hông | Nguyên nhân, Cách chữa trịĐau khớp gối dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân đau khớp gối

Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà | Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây

Đau vai gáy là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống thường ngày. Nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo và áp dụng các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà để cải thiện. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn rất dễ thực hiện và cho hiệu quả nhanh chóng. 🟢Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau mỏi vai gáy Bệnh đau vai gáy là tình trạng đau mỏi vùng vai gáy, có liên quan đến đốt sống cổ. Các triệu chứng điển hình là rối loạn cảm giác, rối loạn vận động. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó: 70 - 80% ca đau mỏi vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ20 - 25% ca bệnh do thoát vị đĩa đệm cột sống cổNgoài ra còn có các nguyên nhân khác thường gặp như: chấn thương, loãng xương, khối u, các bệnh lý khác về cạnh cột sống,...Nhìn chung, đau mỏi vai gáy là bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Do đó, nếu bạn thấy có tình trạng đau, nên tiến hành thăm khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị. Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể áp dụng các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà vừa nhanh chóng lại cho hiệu quả giảm đau tốt.Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau mỏi vai gáy (Ảnh minh hoạ)🟢TOP 5 các mẹo chữa đau vai gáy tại nhà tốt nhất, không cần dùng đến thuốc Dưới đây là một số cách giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây nhất định bạn không nên bỏ qua.🔹Chườm nóng, chườm lạnh - Cách chữa đau vai gáy đơn giản nhất Có thể nói, chườm nóng chườm lạnh là phương pháp trị đau vai gáy tại nhà đơn giản hàng đầu. Cách này thực hiện rất đơn giản, bạn có thể tham khảo: Chườm nóng: Cách làm này giúp cho hệ thống dây thần kinh giãn nở, đẩy mạnh quá trình lưu thông máu. Từ đó, hạn chế các cơn đau thắt rất hiệu quả. Bạn đun nước nóng lên và cho vào túi chườm, sử dụng chườm nhẹ nhàng tại vùng có hiện tượng đau nhức. Áp dụng đều đặn cho đến khi cơn đau giảm bớt. Chườm lạnh: Nhiệt độ lạnh hỗ trợ làm tê các dây thần kinh cảm giác, giúp đẩy lùi cơn đau. Tuy nhiên, cần chú ý nhiệt độ không nên quá lạnh, có thể làm bỏng lạnh. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần cho đá vào túi chườm và đặt trực tiếp lên vùng bị đau nhức. 🔹Chườm thảo dược giúp giảm đau vai gáy Có nhiều loại thảo dược khác nhau có tác dụng giảm đau vai gáy, bạn có thể chọn thảo dược, xử lý và thực hiện chườm cho hiệu quả cao. Một số nguyên liệu phổ biến có thể dùng là muối và ngải cứu, hành khô, cam và phèn chua. Chườm bằng muối và ngải cứu Chuẩn bị: 200gr ngải cứu và 1 nắm muối hạt. Cách thực hiện: Đem ngải cứu đi rửa sạch, để ráo và cắt thành từng khúc ngắn. Cho ngải cứu vào chảo nóng và đảo cùng với muối hột, đảo đều cho đến khi ngải cứu chuyển sang màu vàngCho hỗn hợp nêu trên vào một tấm khăn mỏng và bắt đầu chườm lên vùng bị đau nhức. Chú ý, chỉ thực hiện khi ngải cứu còn nóng, nếu nguội có thể cho vào chảo sao lại để tiếp tục chườm. Chườm bằng muối và ngải cứu (Ảnh minh hoạ)Chườm với hành khô, cam và phèn chuaChuẩn bị: 1 củ hành khô, 1 quả cam và một ít phèn chua. Cách thực hiện: Cắt bỏ đầu quả cam và khoét bỏ phần ruột. Đem hành khô đã lột vỏ cho vào vỏ cam cùng đường phèn. Nướng vỏ cam đến khi cháy đen Cắt thành từng lát mỏng để đắp trực tiếp lên vùng vai gáy có hiện tượng đau nhức. Nên thực hiện cách chườm này vào buổi tối sẽ cho hiệu quả tốt hơn. 🔹Cách chữa đau mỏi vai gáy bằng vật lý trị liệu Vật lý trị liệu chữa bệnh xương khớp thường được áp dụng phương pháp châm cứu bấm huyệt. Đây là giải pháp có nguồn gốc từ Đông y, thực hiện bằng cách dùng lực ở ngón tay và bàn tay để tác động trực tiếp vào các huyệt đạo giúp chúng hoạt động tốt hơn, tăng cường khả năng lưu thông khí huyết. Qua đó, tình trạng đau nhức sẽ được giảm thiểu đáng kể. Thực tế, cách làm này cho hiệu quả nhanh và rõ rệt. Tuy nhiên, một điều quan trọng và bạn cần phải xác định đúng chính xác vị trí của các huyệt đạo. Việc xác định sai có thể khiến cho quá trình xoa bóp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy bị phản tác dụng. Đối với người đau vai gáy, dưới đây là những huyệt đạo chính có thể tác động để điều trị bệnh: Huyệt Phong Trì Huyệt Phong MônHuyệt Kiên Tỉnh Huyệt Đại Trữ Huyệt Đốc DuHuyệt Bá LaoKhi lựa chọn bấm huyệt để điều trị đau mỏi vai gáy, cần thiết phải thực hiện bởi những người có chuyên môn, am hiểu về bộ môn này. Các động tác thực hiện cần có lực mạnh, dứt khoát và ở trong tư thế thả lỏng. Lựa chọn bấm huyệt để điều trị đau mỏi vai gáy (Ảnh minh hoạ)🔹Cách giảm đau vai gáy tại nhà bằng các thay đổi tư thế ngủ Tư thế ngủ đặc biệt quan trọng đối với người bị đau mỏi vai gáy. Ngủ đúng giúp giảm cơn đau đánh kể và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Bạn có thể tham khảo ngủ một số tư thế sau đây: Ngủ nằm thẳng: Đây là tư thế tốt nhất cho người bệnh đau vai gáy. Nằm thẳng sẽ giúp cho phần trọng lượng cơ thể và sức ép được phân bổ đều đặn, hạn chế tối đa áp lực tới cùng cổ và cột sống. Tư thế nằm nghiêng: Chữa đau vai gáy tại nhà nhanh chóng bằng cách tạo thói quen nằm nghiêng cũng rất tốt. Tư thế này giúp tăng cường máu lưu thông lên não, hạn chế sức ép lên cổ và dạ dày, làm giảm các cơn đau nhức. Bên cạnh hai tư thế nên nằm trên, bạn cũng cần hạn chế nằm sấp khi ngủ nếu có hiện tượng đau vai gáy. cách ngủ này có thể khiến người bệnh bị chấn thương xương khớp, mắc các bệnh lý về cột sống.Ngoài chú ý về tư thế ngủ, người bệnh cũng cần đặc biệt quan tâm đến gối ngủ. Chỉ nên chọn gối mềm vừa đủ, không quá cao cũng không quá thấp để vùng vai gáy được thoải mái, tự nhiên nhất có thể. 🔹Áp dụng các bài tập chữa đau vai gáy tại nhà Có một số bài tập đơn giản có thể giúp giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giây. Dưới đây là một số bài tập bạn có thể thử:Bài tập 1: Kéo giãn cơ vaiĐể thực hiện bài tập này, bạn hãy đứng thẳng, hai tay thả lỏng dọc theo thân. Sau đó, bạn hãy đưa một tay lên cao, duỗi thẳng, và nghiêng đầu sang bên đối diện. Giữ tư thế này trong 10 giây, sau đó đổi bên.Bài tập 2: Kéo giãn cơ cổĐể thực hiện bài tập này, bạn hãy ngồi thẳng, hai tay thả lỏng dọc theo thân. Sau đó, bạn hãy cúi đầu xuống, cằm chạm ngực. Giữ tư thế này trong 10 giây, sau đó ngẩng đầu lên, nhìn lên trần nhà.Bài tập 3: Tập xoay cổĐể thực hiện bài tập này, bạn hãy ngồi thẳng, hai tay thả lỏng dọc theo thân. Sau đó, bạn hãy xoay đầu sang bên trái, giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Sau đó, bạn hãy xoay đầu sang bên phải.Bài tập 4: Tập gập cổĐể thực hiện bài tập này, bạn hãy ngồi thẳng, hai tay thả lỏng dọc theo thân. Sau đó, bạn hãy gập đầu xuống, cằm chạm ngực. Giữ tư thế này trong 10 giây, sau đó ngẩng đầu lên, nhìn lên trần nhà.Bạn có thể thực hiện các bài tập này nhiều lần trong ngày để giảm đau vai gáy.Ngoài các bài tập trên, bạn cũng có thể thử chườm nóng hoặc chườm lạnh lên vùng vai gáy bị đau. Chườm nóng giúp thư giãn cơ bắp, trong khi chườm lạnh giúp giảm viêm.Nếu bạn bị đau vai gáy nghiêm trọng hoặc dai dẳng, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.Tập luyện là cách tốt để cải thiện sức khỏe nói chung, đẩy mạnh khả năng lưu thông máu và hạn chế tình trạng đau mỏi vai gáy. Các bài tập được chuyên gia khuyên áp dụng với người bệnh đau vai gáy điển hình như bài tập vai gáy và bài tập thiền. Bài tập vai gáy Bài tập này khá đơn giản và là mẹo chữa đau vai gáy tại nhà rất hữu hiệu, ai cũng có thể thực hiện. Bạn xoay đầu và đưa cằm về bên phải, giữ nguyên khoảng 20 giây rồi trở về vị trí ban đầu và người lại với bên trái. Sau đó, dùng tay kéo đầu nghiêng sang bên phải một cách nhẹ nhàng, giữa nguyên khoảng 30 giây và tiếp tục làm với bên trái. Dùng tay xoa bóp vùng vai gáy bị nhức để tăng cường lưu thông máu và giảm đau. Bài tập ngồi thiền Ngồi thiền không chỉ giúp cải thiện tình trạng đau nhức mà còn giúp thư giãn tinh thần, nâng cao sức khỏe. Để thiền hiệu quả, trước hết cần chọn vị trí ngồi thoáng, ngồi thẳng để giữ phần cột sống, hít vào thở ra nhẹ nhàng và thả lỏng đầu óc. Mỗi ngày có thể ngồi thiền khoảng 20 - 30 phút, bạn sẽ thấy cải thiện bệnh sau một thời gian ngắn. Bài tập ngồi thiền (Ảnh minh hoạ)🟢Đau mỏi vai gáy - làm sao để phòng ngừa? Cơn đau mỏi vai gáy có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này xuất hiện, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây: Hạn chế làm việc và ngồi quá lâu, cân bằng giữa thời gian làm và nghỉ ngơi sao cho hiệu quả. Đặc biệt, khi ngồi làm việc cần ngồi đúng tư thế và đứng dậy đi lại giãn gân cốt thường xuyên. Không nên mang vác nhiều đồ vật nặng quá lâu. Sử dụng gối ngủ phù hợp, không quá cao hoặc quá cứng (độ cao khoảng 10cm là lý tưởng). Nên tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong muối ấm, thảo dược để tăng cường khả năng máu lưu thông. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất có cho cơ thể, đặc biệt là hệ xương khớp. Tập luyện thể dục thể thao đều đặn nhưng không nên quá sức. Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến mẹo chữa đau vai gáy tại nhà chúng tôi đã tổng hợp được và muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị, giảm triệu chứng cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.👉Có thể bạn quan tâm: Cách chữa đau khớp vai - Tại nhà và điều trị y tếCách điều trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả dễ làmCách chữa đau khớp ngón tay tại nhà | Dễ thực hiện mau khỏiCách chữa đau nhức bả vai nào TỐT NHẤT hiện nay?Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bị

Cách chữa đau khớp vai - Tại nhà và điều trị y tế

Có nhiều phương pháp chữa đau khớp vai khác nhau, bao gồm cả chăm sóc tại nhà và điều trị y tế. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn đọc những cách chữa đau khớp vai hiệu quả tại nhà và các phương pháp điều trị y tế cho tình trạng này.Lưu ý trước khi chữa đau khớpThông thường, đau khớp vai không phải là tình trạng nghiêm trọng và có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà, tình trạng sẽ phục hồi sau khoảng 2 tới 6 tuần. Tuy nhiên, một số loại đau khớp cần phải hành động kịp thời, bởi nó có thể gây ra những tổn thương khớp vĩnh viễn, việc đi khám và điều trị nhanh chóng có thể giúp bảo tồn chức năng khớp và ngăn ngừa nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Vì thế, điều quan trọng là bạn cần nhận biết được những dấu hiệu đau khớp vai mà cần đi bác sĩ.Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên đi gặp bác sĩ:– Bạn không thể xác định nguyên nhân đau khớp vai.Khi bạn có thể xác định chính xác nguyên nhân gây đau khớp vai (ví dụ như sau khi tập thể dục nặng) thì điều này thường không phải là do một bệnh lý xương khớp nào. Thay vào đó, nếu bạn không thể xác định chính xác nguyên nhân đau khớp vai, khi nào nó bắt đầu, thì bạn nên lên lịch đi khám để nói chuyện với bác sĩ.– Bạn nhận thấy phạm vi chuyển động của tay giảm.Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển cánh tay (đưa lên cao, dang cánh tay,...) hoặc bị cứng khớp sau khi ngủ dậy, cơn đau ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động bình thường, bạn nên lên lịch để nói chuyện với bác sĩ .– Bạn có cảm giác thất vọng hay lo lắng về tình trạng của mình. Nếu các cơn đau khớp vai khiến bạn cảm thấy lo lắng, bạn nên đi khám. Ngoài việc giúp bạn có được phương pháp điều trị hiệu quả, bác sĩ cũng có thể giúp bạn đối phó với những cảm xúc tiêu cực.– Gia đình của bạn có người bị bệnh xương khớp. Có một số bệnh lý xương khớp, như lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm khớp dạng thấp (RA) có thể di truyền trong gia đình. Vì thế, nếu đột nhiên bạn bị đau khớp vai và tiền sử gia đình có người bị bệnh lý xương khớp, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.– Một số dấu hiệu khác.Khớp có màu đỏ hoặc ấm khi chạm vào.Cơn đau lan ra cánh tayCó các dấu hiệu tê bì cánh tayBạn cần nhận biết được những dấu hiệu đau khớp vai cần đi bác sĩ (Ảnh minh họa)Chữa đau khớp vai tại nhàCác phương pháp giảm đau nhanhÁp dụng liệu pháp nhiệt.Nhiệt nóng và nhiệt lạnh là hai cách khác nhau trong liệu pháp nhiệt. Biết cách áp dụng đúng và hợp lý, liệu pháp này mang lại hiệu quả giảm đau khá hiệu quả.Nhiệt nóng có tác dụng gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch, làm tăng cường tuần hoàn, giúp giảm co thắt cơ, giảm đau trong các chứng đau mạn tính (đau thắt lưng, đau cổ vai cánh tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ), làm nhanh liền sẹo, các vết loét lâu liền.Phương pháp này không áp dụng với các ổ viêm có mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang sung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc đe dọa chảy máu, giãn tĩnh mạch da.Có nhiều cách thực hiện nhiệt nóng khác nhau. Tuy nhiên, để sử dụng tại nhà, bạn có thể dùng:Các loại túi nhiệt (là các túi cao su hoặc polime bên trong đựng các chất tạo nhiệt dùng để chườm đắp vào vị trí đau, có thể mua tại các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng online);Túi nước (là phương pháp đơn giản nhất, cỉ cần sử dụng các túi có sẵn rồi đổ nước ấm khoảng 40-54°C vào, bịt miệng túi rồi chườm đắp lên chỗ đau);Ngâm tắm nước nóng.Nhiệt lạnh sử dụng nhiệt dưới 15°C với 2 cách áp dụng:Nhiệt lạnh kéo dài (chườm liên tục) có tác dụng giảm phù nề, giảm đau cấpNhiệt lạnh không liên tục (chà xát) có tác dụng giảm có cứng khớp, giảm co giật cơĐể điều trị nhiệt lạnh tại nhà cho đau khớp vai, bạn có thể cho đá lạnh vào túi rồi đắp lên vùng điều trị để giảm đau cấp; hoặc chà xát đá để giảm đau co cứng cơ.Phương pháp nhiệt lạnh không nên sử dụng cho những bệnh nhân bị mẫn cảm với lạnh, có tiền sử bệnh raynaud...Một số loại túi chườm mà bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng (Ảnh minh họa)Nghỉ ngơi.Khi bị đau khớp vai, bạn nên nghỉ ngơi trong 1-2 ngày đầu và tránh mọi hoạt động khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Tuy nhiên sau đó, bạn nên bắt đầu lại các bài tập luyện tốt cho khớp để ngăn ngừa tình trạng co cứng khớp.Sử dụng máy mát xa cầm tay.Máy mát xa cầm tay là một công cụ trị liệu xoa bóp. Những thiết bị này cho phép bạn tự xoa bóp để giảm đau lưng, cổ vai hoặc hông.Ưu điểm của các loại máy này là sử dụng dễ dàng và có thể mang theo bên người khi đi bất cứ đâu (như tại văn phòng hay đi du lịch).Sử dụng thuốc không kê đơn.Có một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn giúp giảm đau khớp vai nhẹ, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc. Như:Các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID);Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol, Panadol, Efferalgan;Viên uống Khương Thảo Đan;Kem bôi capsaicin;Cao dán Salonpas;Các loại dầu nóng xoa bóp;Bình xịt Air Salonpas Ex Hisamitsu;.v.v.Các loại thuốc này có sẵn ở nhiều dạng khác nhau, như: dạng uống, dạng bôi, xoa, miếng dán, gel,...Lưu ý, để sử dụng thuốc an toàn, bạn cần làm đúng theo hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ bán thuốc. Bởi thuốc không kê đơn cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách.Ví dụ: Nếu để miếng dán Salonpas trên da quá lâu, nó có thể gây ra phát ban, ngứa hoặc kích ứng da.Nếu sử dụng quá liều Paracetamol có thể dẫn đến buồn nôn, nôn. Sau 24 giờ có thể cảm thấy đau dưới xương sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, nhầm lẫn, mất phương hướng, suy thận, hạ đường huyết, tích tụ axit trong máu gây thở nhanh, thở gấp,...Có một số loại thuốc giảm đau, chống viêm không kê đơn giúp giảm đau khớp vai nhẹ, bạn có thể mua tại các hiệu thuốc (Ảnh minh họa)Massage, xoa bóp.Massage là một trong những cách giúp giảm đau khớp hiệu quả. Ngoài ra, nó còn mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người bệnh.Để thực hiện xoa bóp, bạn có thể nhờ một người thân hoặc tự xoa bóp nếu có thể.Các phương pháp giảm đau dài hạn, ngăn ngừa tái phátĂn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp.Việc ăn uống cân bằng giữa các nhóm thực phẩm là điều kiện tiên quyết để có một sức khỏe tốt. Cùng với đó, để tăng cường và bảo vệ các khớp, bạn nên chú ý bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa dưỡng chất tốt cho xương khớp, như: các loại cá béo, quả óc chó, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phộng, thịt bò, thịt gà, rau xanh, trái cây,...Ngoài các loại thực phẩm nên ăn, khi bị đau khớp, bạn nên hạn chế ăn các loại cà muối, dưa muối, thực phẩm chiên rán kỹ với dầu mỡ, xúc xích, dăm bông, kẹo bánh, các loại đồ uống có ga, nhiều cồn và chất kích thích,...Bạn nên chú ý bổ sung thêm những loại thực phẩm có chứa dưỡng chất tốt cho xương khớp (Ảnh minh họa)Tập thể dục.Khi bạn bị đau khớp vai, bạn chỉ nên nghỉ ngơi 1-2 ngày, sau đó nên tiến hành tập luyện trở lại với các bài tập tốt cho vai, như: bơi lội hay thái cực quyền,... Các bài tập này nên được tập duy trì thường xuyên, ít nhất là trong 6-8 tuần để hạn chế cơn đau tái phát.Ngoài ra, bạn nên tránh tham gia vào các hoạt động nặng nhọc hoặc chịu tác động cao (như nâng tạ, xem xét giảm tần suất chơi cầu lông, chơi golf);Ngồi thiền, yoga.Khi bạn bị đau khớp vai, bạn có thể cảm thấy lo lắng về tình trạng của mình, việc lo lắng có thể khiến đau khớp trở nên tồi tệ hơn. Các kỹ thuật thiền và thư giãn như yoga có thể giúp bạn thư giãn và làm giảm căng thẳng, từ đó giúp giảm viêm và đau.Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.Khí hậu lạnh làm các cơn đau khớp tái phát trở lại, đặc biệt là ở người già - những đối tượng nhạy cảm với thời tiết. Vì thế, bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, mặc đầy đủ áo ấm, khăn quàng, đeo găng tay,...Bạn nên chú ý giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh để tránh bị đau xương khớp (Ảnh minh họa)Sắp xếp lại giường ngủ.Sắp xếp lại giường giúp bạn ngủ thoải mái hơn và hạn chế tình trạng đau khớp vai do sai tư thế. Tư thế tốt giúp chúng ta đứng, đi, ngồi và nằm ở những vị trí ít gây căng thẳng, hỗ trợ cho cơ bắp và dây chằng trong quá trình vận động hay các hoạt động chịu trọng lượng, từ đó hạn chế gây áp lực lên khớp, gây ra tình trạng đau khớp.Một vài lời khuyên của chúng tôi là:Sử dụng loại nệm cứng, đàn hồi tốt để cột sống không bị cong khi ngủ;Dùng gối đầu có chiều cao phù hợp với độ cong của cổ;Khi ngủ nên nằm thẳng, tránh ngủ nghiêng đè lên một tay hoặc nằm sấp. Nếu bạn ngủ nghiêng, hãy đặt một chiếc gối giữa hai chân.Có thể áp dụng liệu pháp nhiệt trước khi đi ngủ để hạn chế đau, thư giãn gân cốt.Tư thế ngủ đúng giúp phòng tránh đau khớp vai, cổ, gáy (Ảnh minh họa)Sửa đổi tư thế xấu khi làm việc.Ngồi sai tư thế khi làm việc cũng có thể gây ra đau khớp vai và thậm chí là gây đau cả vùng cổ, gáy. Vì thế bạn nên chú ý tới tư thế của mình khi làm việc hoặc học tập. Một số lời khuyên dành cho bạn là:Khi bạn ngồi ở bàn làm việc, hãy giữ khuỷu tay song song với mặt đất. Đặt màn hình máy tính ngang với tầm mắt. (Hầu hết mọi người đều đặt màn hình thấp hơn để cúi xuống nhìn, nhưng điều này làm tăng đáng kể tình trạng căng cơ cổ, vai gáy, gây ra đau);Chân đặt trên sàng nhà hoặc một chiếc ghế con;Đầu gối nên thấp hơn hông;Không ngồi trườn ra ghế, ngồi chúi đầu về phía trước hoặc ngửa ra sau quá nhiều;Trong thời gian làm việc, cứ sau mỗi giờ nên đứng dậy đi lại xung quanh và tập một số động tác nhẹ nhàng.Tư thế ngồi làm việc đúng giúp hạn chế đau khớp vai, gáy, cổ (Ảnh minh họa)Sửa đổi tư thế sai khi đứng.Để có tư thế đứng đúng, bạn nên:Giữ hai bàn chân rộng bằng vai;Để cánh tay buông tự nhiên xuống hai bên cơ thể;Đứng thẳng sao cho phần dái tai thẳng với vai, ngực mở rộng;Chuyển trọng lượng cơ thể từ ngón chân sang gót chân hoặc từ chân này sang chân kia nếu bạn phải đứng trong thời gian dài.Tư thế đứng đúng (Ảnh minh họa)Điều trị y tếThuốc kê đơnCác loại thuốc kê đơn do bác sĩ chỉ định sẽ có tác dụng mạnh hơn so với các loại thuốc không kê đơn. Thường bao gồm một số loại như:Thuốc chống viêm không steroid (NSAID);Các loại thuốc giãn cơ. Như cyclobenzaprine, tizanidine, baclofen;Thuốc chống trầm cảm. Như amitriptyline, desipramine (Norpramin), doxepin, imipramine (Tofranil), nortriptyline (Aventyl, Pam Bachelor),…;Thuốc chống co thắt. Như clindium (Librax), dicyclomine (Bentyl), glycopyrrolate (Robinul), hyoscyamine (Levsin), propantheline (Pro-Banthine,…;Thuốc chống co giật. Như carbamazepine (Tegretol), gamotrigine (Lamictal), pregabalin (Lyrica),…;Thuốc Opioids. Như butanol (Stadol), hydrocodone (Vicodin), hydromorphone (Dilaudid), methadone (Dolophine),…Thuốc tiêm steroid, tiêm axit hyaluronic, tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, tiêm tế bào gốc,…Nhóm thuốc kê đơn có tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh nhưng cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn nhóm thuốc không kê đơn. Nếu sử dụng sai còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ dẫn của bác sĩ, hãy hỏi lại thật rõ về các loại thuốc nến bạn còn điều gì thắc mắc.Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng các loại thuốc kê đơn để điều trị đau khớp vai là:Đau dạ dày;Loét dạ dày;Nhức đầu, chóng mặt;Có các phản ứng dị ứng như phát ban, thở khò khè và sưng họng;Vấn đề về gan hoặc thận;Huyết áp cao;Gây lệ thuộc vào thuốc;Buồn ngủ;Gây hưng phấn và kích thích;.v.v.Nhóm thuốc kê đơn để chữa đau khớp vai có tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh nhưng cũng có nguy cơ gặp tác dụng phụ cao hơn nhóm thuốc không kê đơn (Ảnh minh họa)Vật lý trị liệuVật lý trị liệu thường được thực hiện song song với việc dùng thuốc.Một chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bạn cách thay đổi tư thế, hoạt động hằng ngày để cải thiện sự linh hoạt của khớp vai và giảm đau. Đồng thời, hướng dẫn bạn một số bài tập giúp giảm đau hiệu quả. Số lần thự hiện vật lý trị liệu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn.Ngoài việc thực hiện các bài tập, bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm một số phương pháp thụ động khác như: massage, kéo nắn, từ trường, sóng âm, liệu pháp nhiệt,...Châm cứuChâm cứu là một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau khớp vai đã được kiểm chứng. Theo giải thích của khoa học, châm cứu giúp:Sản sinh ra một loại hormone giúp ức chế cơn đau, giảm stress, lo âu và ngủ ngon;Cơ được thư giãn, từ đó cải thiện các triệu chứng đau mỏi;Điều hòa lại sự hoạt động của các dây chằng vùng vai, từ đó làm giảm co cứng cơ, giảm đau;Điều hòa nội tiết tố trong cơ thể, giúp bệnh nhân ổn định cảm xúc, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.Để thực hiện châm cứu điều trị đau vai gáy, bạn nên lựa chọn các cơ sở châm cứu, y học cổ truyền uy tín, bác sĩ được cấp giấy phép hành nghề. Điều này giúp hạn chế rủi ro và biến chứng trong quá trình điều trị.Châm cứu là một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị đau khớp vai đã được kiểm chứng (Ảnh minh họa)Phẫu thuật chữa đau khớp vaiNếu các phương pháp không phẫu thuật không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn, hoặc với một số bệnh lý đặc biệt, việc phẫu thuật có thể được xem xét.Một số phương pháp phẫu thuật khớp vai thường được thực hiện là:Phẫu thuật thay thế khớp vai;Phẫu thuật chóp xoay khớp vai;Phẫu thuật nội soi để làm sạch các mảnh vụn trong khớp vai;Phẫu thuật nội soi khâu sụn viền bao khớp vai;Phẫu thuật nội soi gỡ dính, giải phóng bao khớp vai;.v.v.Kết luậnTrên đây là một số thông tin về các cách chữa đau khớp vai. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế bất kì một chẩn đoán y tế chuyên nghiệp nào.👉 Có thể bạn quan tâm:Cách điều trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả dễ làmTriệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!Đau Lưng Trên Là Gì? Nguyên Nhân Gây Đau Và Cách Điều Trị, Phòng NgừaTổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiếtHội Chứng Ống Cổ Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Có Nên Dùng Thuốc Giảm Đau Xương Khớp? Tổng Hợp 5+ Loại Thuốc Tốt Nhất Hiện Nay

Với những người có vấn đề về xương khớp, khi cơn đau kéo dài, sử dụng thuốc giảm đau xương khớp là một trong những giải pháp hàng đầu. Vậy thực tế, hiện có những loại thuốc nào và có thật sự nên dùng chúng hay không? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 💠Có nên dùng thuốc giảm đau xương khớp? Giảm đau xương khớp bằng thuốc là giải pháp hàng đầu được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, có thật sự dùng thuốc giảm đau hay không? Các chuyên gia về xương khớp cho biết, những loại thuốc có tác dụng trì hoãn cơn đau chỉ nên dùng khi được chỉ định sau khi đã được thăm khám và có những xét nghiệm, đánh giá chính xác về bệnh. Sử dụng thuốc có thể làm giảm cơn đau đáng kể. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử bệnh lý, phải thật sự cẩn trọng khi sử dụng. Nguy cơ xảy ra tác dụng phụ ở những đối tượng này rất cao. Có nên dùng thuốc giảm đau xương khớp hay không ( Ảnh minh hoạ)Nếu bệnh đang ở mức cấp tính và mãn tính từ vừa đến nặng cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau xương khớp. Dù vậy, cần lựa chọn loại thuốc phù hợp để tránh tác dụng phụ. Tóm lại,các loại thuốc giảm đau xương khớp xét về thực tế có tác dụng cắt đứt cơn đau nhanh chóng và tạm thời, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong thời điểm đó. Thậm chí, còn có thể giúp mọi người cải thiện được khả năng vận động cũng như khôi phục chất lượng xương khớp. 💠Giới thiệu TOP 5 loại thuốc giảm đau xương khớp tốt nhất hiện nayHiện trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc giảm đau xương khớp khác nhau, mang đến cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, điều này cũng có mặt lợi và mặt hại. Lợi là dễ tìm, dễ mua nhưng không phải đâu cũng là sản phẩm tốt và phù hợp với bạn. Vì vậy, cần thật sự cẩn trọng trong việc lựa chọn thuốc sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc được đánh giá tốt hàng đầu thị trường bạn có thể tham khảo: ✔️Thuốc giảm đau Acetaminophen Acetaminophen hay chính là thuốc giảm đau Paracetamol. Loại thuốc này hiện nay được bào chế dưới hai dạng phổ biến là viên nén và viên sủi. Hàm lượng thuốc đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng và mức độ đau xương khớp nặng nhẹ khác nhau.Thuốc giảm đau xương khớp Acetaminophen cần đặc biệt chú ý đối với người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày. Đồng thời, thuốc chống chỉ định với người bị thiếu máu cục bộ, người có các bệnh lý về tim mạch. Hướng dẫn sử dụng thuốc: Acetaminophen khi sử dụng, ở mỗi đối tượng sẽ có liều dùng khác nhau sao cho phù hợp nhất và cần được chỉ định bởi bác sĩ có chuyên môn. Dưới đây là hai liều phổ biến: Người lớn và trẻ em trên 40kg: Dùng 500mg - 1000mg (tùy vào mức độ đau nhiều hay ít) và dùng cách 4 - 6 tiếng. Trẻ em dưới 12 tuổi: 10 - 15mg/kg trọng lượng cơ thể/lần, dùng cách nhau 6 tiếng. ✔️Thuốc giảm đau xương khớp có gây nghiện Opioid Đây là một loại thuốc giảm đau gây nghiện nhưng lại phát huy tác dụng vô cùng hiệu quả, cần thiết phải có đơn do bác sĩ kê. Loại thuốc này nằm trong danh mục kiểm soát đặc biệt của Bộ Y tế. Trong thuốc giảm đau gây nghiện Opioid có chứa các thành phần chính là morphin, codein, methadone,... phát huy tác dụng giảm đau thông qua việc ức chế các thụ thể opioid tại thần kinh trung ương.Thuốc giảm đau xương khớp có gây nghiện Opioid (Ảnh minh hoạ)Mọi người bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, gai đốt sống, chấn thương, viêm khớp dạng thấp,... đều có thể sử dụng thuốc giảm đau gây nghiện. Tuy nhiên, các đối tượng mẹ đang cho con bú, người bị suy giảm chức năng gan, thận,... tuyệt đối không sử dụng. Hướng dẫn sử dụng: Thuốc giảm đau xương khớp gây nghiện Opioid thường được các bác sĩ kê phối hợp với Acetaminophen để giảm hàm lượng Opioid. Để biết được liều lượng sử dụng chính xác nhất, bệnh nhân cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn. ✔️Thuốc giảm đau thần kinh Thuốc này thường cho tác dụng rất nhanh, mạnh. Thuốc tác động trực tiếp vào các thụ thể có hiện tượng đau nhức tại dây thần kinh trung ương thông qua hình thức làm tê liệt, mất cảm giác đau nhức. Trong thuốc này thường chứa chủ yếu thành phần là Morphin dưới dạng muối. Sử dụng được cho mọi đối tượng bệnh nhân xương khớp, điển hình là bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống, gai đốt sống. Thuốc chống chỉ định với người dưới 18 tuổi và dị ứng với các nhóm hoạt chất tạo thành. Hướng dẫn sử dụng: Thuốc giảm đau thần kinh hỗ trợ giảm đau xương khớp chỉ được dùng tại các bệnh viện và dùng theo chỉ định từ các bác sĩ chuyên khoa.Thuốc giảm đau thần kinh (Ảnh minh hoạ)✔️Thuốc giãn cơ vân Thuốc giãn cơ vân là loại thuốc điển hình, được chỉ định dùng trong nhiều trường hợp đau xương khớp khác nhau. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân có thể dùng độc lập hoặc phối hợp với thuốc giảm đau non-steroid để hạn chế tác dụng phụ trong trường hợp sử dụng lâu ngày. Các thuốc giãn cơ vân có thành phần chính là các dược chất Tolperisone, Eperisone. Thuốc chủ yếu sử dụng cho các trường hợp đau xương khớp dưới dạng cơ cứng hoặc khớp bị co thắt cơ. Tuyệt đối không dùng cho người bệnh viêm khớp cấp tính. Hướng dẫn sử dụng thuốc: Thuốc có thể dùng cho cả người lớn và người cao tuổi. Trong nhiều trường hợp, trẻ em dưới 12 tuổi cũng có thể dùng nhưng cần được chỉ định bởi bác sĩ. Cụ thể: Tolperisone: Dùng tối thiểu từ 150mg/ngày và có thể tăng dần lên 450mg/ngày nếu như bị đau nặng. Ngày uống 3 lần sau ăn. Eperisone: Dùng 150mg/ngày, chia thành 3 lần uống, uống sau ăn. Nếu muốn tăng liều phải được chỉ định bởi bác sĩ. ✔️Kem bôi giảm đau xương khớpCác loại gel bôi có khả năng giúp giảm cơn đau, giảm tê bì do đau nhức xương khớp gây ra. Các sản phẩm kem bôi giảm đau thường sử dụng cho các trường hợp đau nhẹ do chấn thương, do lao động, ngồi quá lâu hoặc do thời tiết thay đổi. Xét về mức độ hiệu quả, có thể không nhanh chóng và triệt để bằng thuốc uống, nhưng bù lại kem bôi an toàn, không gây tác dụng phụ. Hiện có nhiều loại kem bôi hỗ trợ giảm đau xương khớp, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm và mua được ở hầu hết các hiệu thuốc. Vì an toàn nên không cần thiết phải nhận chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn. 💠Những lưu ý khi dùng các loại thuốc giảm đau xương khớp Các loại thuốc giảm đau xương khớp có thể cho tác dụng nhanh chóng, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, để dùng hiệu quả và an toàn, mọi người cần nắm qua một số những lưu ý dưới đây: Những lưu ý khi dùng các loại thuốc giảm đau xương khớp (Ảnh minh hoạ)Xác định đúng tình trạng đau nhức do căn bệnh xương khớp nào gây ra, từ đó lựa chọn đúng thuốc để sử dụng. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau xương khớp mà nên hỏi ý kiến chuyên gia để được chỉ định đúng thuốc giảm đau đặc hiệu.Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần dừng thuốc ngay lập tức và xử lý theo hướng dẫn của bác sĩ nếu có hiện tượng dị ứng. Không nên vận động mạnh trong thời điểm bị đau và đang dùng thuốc để tránh bệnh bị tiến triển tiêu cực. KHông nên lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp trong thời gian dài và liên tục mà chia ra thành nhiều đợt và có chỉ định từ bác sĩ. KHi dùng thuốc uống, cần bổ sung nhiều nước. Dùng thuốc bôi, hạn chế thuốc bị dây vào mắt, miệng, các vết thương hở và tránh nước trong khoảng 2 tiếng đầu tiên. Kết hợp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như canxi, sắt, magie,...Tập các bài tập thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga,... 💠“Nghiện” thuốc giảm đau nhức xương khớp và hệ quả khôn lường Vì thuốc giảm đau xương khớp giúp cắt đứt cơn đau nhanh nên thực tế, có nhiều người bệnh lạm dụng thuốc và sử dụng thường xuyên, bỏ qua cả những khuyến cáo của bác sĩ có chuyên môn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe:Làm tổn thương gan, thận: Các hoạt chất có trong thuốc giảm đau thường mất nhiều thời gian mới có thể đào thải ra ngoài. Khi sử dụng quá liều hoặc lạm dụng trong thời gian dài, có thể dẫn đến tình trạng suy gan, suy thận, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời phát hiện và có can thiệp. Viêm loét dạ dày và đường tiêu hóa: Sử dụng thuốc giảm đau liều lượng cao có thể khiến màng nhầy ở thành dạ dày bị tổn thương, gây xuất huyết dạ dày và đường tiêu hóa. Tăng nguy cơ huyết áp bị tăng cao, bị huyết khối làm nghẽn mạchTrong một số trường hợp, thuốc có thể phản tác dụng, gây hiện tượng loãng xương ở các vị trí xương xốp như cột sống, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay. … Hệ quả của việc “Nghiện” thuốc giảm đau nhức xương khớp (Ảnh minh hoạ)Kết luận: Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc giảm đau xương khớp mà chúng tôi tổng hợp, muốn gửi đến quý vị. Hy vọng, với những gợi ý nêu trên, mọi người có thể tìm ra được loại thuốc phù hợp, giúp cắt đứt cơn đau do bệnh xương khớp gây ra một cách nhanh chóng và an toàn nhất có thể.👉 Xem thêm: TOP 5 Các Loại Thuốc Trị Đau Nhức Xương Khớp Phổ Biến Hiện Nay Điểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quảĐau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bịPhương pháp cách tự bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà hiệu quả

Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt ngay tại nhà cực dễ

Đau khớp gối gây ra nhiều trở ngại lớn trong quá trình hoạt động, đi lại của người bệnh. Chính vì vậy, khi có hiện tượng đau, mọi người thường tìm kiếm giải pháp giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng. Để nói về biện pháp dùng “cây nhà lá vườn”, chữa đau khớp gối bằng lá lốt là một trong những cách phổ biến hàng đầu mà mọi người truyền tai nhau làm thử.🟢Chữa đau khớp gối bằng lá lốt có hiệu quả không? Đau khớp gối là hiện tượng vùng đầu gối và những khu lân cận có cảm giác đau nhức khó chịu. Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt được rất nhiều người bệnh áp dụng khi vùng đầu gối xuất hiện cơn đau. Vậy thực tế, dùng lá lốt để chữa đau khớp gối có hiệu quả thật không?Trong quan niệm của Đông y, lá lốt có tính ấm. Vì vậy, khi đi vào cơ thể sẽ giúp đẩy mạnh quá trình lưu thông khí huyết, tán hàn và làm giảm đau khá nhanh. Chính với tính chất này, lá lốt xuất hiện trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh về tiêu hóa, đau nhức xương khớp hay viêm nhiễm. Chữa đau khớp gối bằng lá lốt có hiệu quả không (Ảnh minh hoạ)Không chỉ có Đông y, Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu  về loại lá này. Thành phần chính trong lá có hoạt chất Flavonoid và Alkaloid nên có tác dụng giảm đau nhức khớp gối hiệu quả bằng cách ức chế các dây thần kinh cảm giác và ngăn ngừa quá trình lão hóa diễn ra. Qua đây, có thể khẳng định rằng, chữa đau khớp gối bằng lá lốt có cho hiệu quả. Đặc biệt, đây còn là giải pháp vô cùng lành tính, an toàn, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, mọi người khi có hiện tượng đau khớp gối có thể ứng dụng để làm giảm cơn đau. 🟢Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt đơn giản, hiệu quả cao Khi dùng lá lốt chữa đau xương khớp, người bệnh có thể làm theo nhiều cách khác nhau sao cho thuận tiện nhất. Dưới đây là những cách phổ biến mọi người thường dùng: Dùng lá lốt và muối biển để chườm nóngSử dụng lá lốt đã rửa sạch cùng chút muối biển, đun nóng lên và chườm lên khớp gối có thể đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Song song với việc giảm đau, các hoạt chất có trong muối biển và lá lốt còn hỗ trợ kháng khuẩn, ngăn chặn viêm nhiễm. Chuẩn bị nguyên liệu: Lá lốt tươi (25g)Muối biểnCách làm: Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối để sát khuẩn và để ráo nước. Cho lá lốt và ít muối biển vào xay nhuyễn, lấy hỗn hợp xay được đun sôiKhi hỗn hợp nóng thì cho vào túi chườm, chườm nhẹ lên vùng khớp gối bị đau.THực hiện đều đặn mỗi ngày có thể giúp giảm cơn đau nhanh chóng.Dùng lá lốt và muối biển để chườm nóng (Ảnh minh hoạ)Trong quá trình chườm nóng bằng lá lốt, bệnh nhân cần chú ý nhiệt độ của túi chườm ở mức vừa phải. Túi nóng quá có thể khiển bị bỏng da, khi nguội quá không phát huy được hiệu quả cao nhất.🔸Ngâm rượu với lá lốt để chữa đau nhức khớp gối Sử dụng rượu để ngâm với lá lốt nhằm mục đích để xoa bóp vùng khớp gối bị đau, cho tác dụng giảm đau rất tốt. Nguyên liệu: Lá lốt tươi (200g)Rượu trắng: 1,5 lítCách thực hiện: Mang lá lốt đi rửa sạch và để ráo nước. Dùng dao thái lá lốt thành khúc ngắn và cho vào lọ thủy tinh.Đổ rượu đã chuẩn bị, đậy kín nắp và ngâm trong khoảng 1 tháng. Sử dụng rượu bôi lên vùng khớp gối đau nhức và xoa bóp, massage để các tinh chất thẩm thấu vào da.Áp dụng xoa bóp rượu lá lốt khoảng 2 - 3 lần/ngày để cho hiệu quả tốt nhất. 🔸Kết hợp lá lốt và lá ngải chữa đau khớp gối Bài thuốc chữa đau khớp gối bằng lá lốt và lá ngải được nhiều người bệnh áp dụng tại nhà. Lá lốt và lá ngải đều có tính ấm nên giảm đau nhức rất hiệu quả. Có thể nói, đây là sự kết hợp tuyệt vời. Chuẩn bị nguyên liệu: Lá lốt tươi (25g)Lá ngải tươi (50g)Cách thực hiện:Rửa sạch và ngâm muối sát khuẩn cả lá ngải và lá lốt, sau đó để ráo Cho hai loại lá này lên chảo gang, rang đều cho đến khi lá xuống nước, héo lại thì tắt bếpLấy khăn mỏng bọc lấy phần thuốc và chườm lên vùng đầu gối bị đau nhức. Áp dụng ngày 1 - 2 lần có thể giúp cho bệnh đau nhức khớp gối được cải thiện đáng kể. Kết hợp lá lốt và lá ngải chữa đau khớp gối (Ảnh minh hoạ)🔸Dùng lá lốt ngâm chân giúp giảm cơn đau khớp gối Ngâm chân bằng lá lốt rất tốt cho người bị đau khớp gối. Nhiệt độ ấm của nước kết hợp với hoạt chất của lá lốt có khả năng làm giãn nở hệ thống mạch máu, thúc đẩy máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, làm giảm cơn đau và kháng viêm hiệu quả. Cách này nên áp dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cho tác dụng vượt trội hơn. Chuẩn bị nguyên liệu: Lá lốt tươi (30g)Muối hột (2 thìa) Cách thực hiện: Rửa sạch lá lốt và cắt thành từng khúc ngắn Cho lá lốt vào nồi cùng muối hạt, đun sôi khoảng 10 phút. Tắt bếp, để nguội bớt nước và ngâm chân Áp dụng liên tục khoảng 1 tuần, bệnh tình sẽ có thuyên giảm đáng kể. 🔸Ăn lá lốt chữa đau khớp gối hiệu quảNgoài những cách áp dụng kết hợp lá lốt với các nguyên liệu khác, người bệnh đau khớp gối có thể giảm cơn đau bằng cách ăn lá lốt. Chế biến các món ăn có sử dụng lá lốt trong bữa cơm hàng ngày cũng rất đơn giản và dễ làm. Những món ăn có thể kể đến như chả lá lốt, canh lá lốt, lá lốt xào bò,...Ăn lá lốt chữa đau khớp gối hiệu quả (Ảnh minh hoạ)🟢Những lưu ý khi dùng lá lốt chữa đau khớp gốiCách chữa đau khớp gối bằng lá lốt chỉ phát huy được tác dụng khi người bệnh thực hiện đúng công thức và cách làm cũng như nắm vững được những lưu ý dưới đây: Lá lốt chữa đau khớp gối thực tế chỉ là giải pháp hỗ trợ làm giảm cơn đau tạm thời, không có tác dụng chữa hoàn toàn bệnh một cách dứt điểm. Lá lốt giảm đau khớp gối chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ và đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì khi sử dụng. Hiệu quả phát huy khi sử dụng lá lốt chữa đau khớp gối ở mỗi người là khác nhau bởi cơ địa đáp ứng của mỗi cơ thể. Lá lốt có tính ấm nên không nên lạm dụng quá nhiều, quá lâu bởi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng của hệ tiêu hóa. Người dễ bị dị ứng mẩn ngứa không nên áp dụng liệu pháp giảm đau khớp gối bằng lá lốt. Song song với việc sử dụng lá lốt giảm đau khớp gối, người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức dẻo dai cho xương khớp. Trên đây là những thông tin về cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt mà chúng tôi muốn thông tin đến quý vị. Nhấn mạnh lại một lần nữa, giải pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau và không nên lạm dụng trong thời gian dài hoặc dùng liều lượng lớn. Tốt nhất, khi có hiện tượng đau, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tích cực nhất. 👉 Xem thêm: Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà | Giảm đau vai gáy chỉ sau 10 giâyĐiểm danh 7 loại cao dán đau vai gáy an toàn và hiệu quả[Bật mí] 3 cách tự xoa bóp đau vai gáy tại nhà hiệu quảĐau khớp gối dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân đau khớp gối[Bật mí] Cách xoa bóp đau vai gáy tại nhà hiệu quả không thể bỏ qua

Cách điều trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả dễ làm

Trị đau khớp gối tại nhà đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh bởi tính đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Vậy hiện có những cách điều trị tại nhà như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng chuyên trang chúng tôi. 🟢 5+ cách trị đau khớp gối tại nhà phổ biến nhất hiện nay Đau khớp gối là tình trạng đau nhức, sưng đỏ ở vùng khớp gối. Bệnh lý này gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần, đời sống sinh hoạt thường ngày. Thực tế, hiện có rất nhiều biện pháp điều trị bệnh khác nhau từ Đông, Tây y nhưng nhìn chung, các cách trị đau khớp gối tại nhà vẫn được rất nhiều người bệnh ưa chuộng và lựa chọn. Dưới đây là top 5+ cách chữa đơn giản, hiệu quả bạn có thể tham khảo: 🔸 Massage giúp giảm đau khớp gối Việc thực hiện các động tác massage, xoa bóp là cách trị đau khớp gối tại nhà vô cùng hiệu quả. Các động tác này giúp kích thích lưu thông máu đến các vùng cơ đang bị đau. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành ra khoảng 15 - 30 phút để thực hiện massage là có thể cảm nhận được hiệu quả rõ rệt. Cách thực hiện massage: Ngồi trên mặt phẳng và buông thõng 2 chân, 2 tay đặt lên 2 đầu gối và thực hiện tư thế xoa lên xuống ở hai bên. Khoảng 20 phút sau, thay đổi động tác bằng cách day  tròn xung quanh vùng đầu gối thêm khoảng 20 phút nữa.  Massage giúp khớp gối được thư giãn, máu lưu thông🔸 Thay đổi chế độ ăn uống Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của hệ xương khớp. Bổ sung thực phẩm lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn, giảm đau hiệu quả. Một số loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng đối với người đau khớp gối là hải sản, cá béo, các loại hạt, nấm, đậu nành, thực phẩm chứa nhiều vitamin C,... Đồng thời, hạn chế tối đa thực phẩm chứa nhiều phốt pho, đồ ăn sẵn, đồ có ga, các chất kích thích. 🔸 Tăng cường vận động Thực tế, khi đau khớp gối, người bệnh thường khá e ngại khi phải vận động, thậm chí nhiều người nghĩ rằng nên cho khớp gối được nghỉ ngơi hoàn toàn. Tuy nhiên, bên cạnh nghỉ ngơi, mọi người cũng cần cho xương khớp được vận động thể chất, giúp tăng cường các cơ xung quanh khớp và duy trì sức mạnh của xương. Việc vận dụng và tập thể dục thể thao điều độ cũng là cách để duy trì cân nặng hợp lý, giúp ngủ ngon hơn và giúp tinh thần luôn trong tình trạng thoải mái. Nếu bạn nghỉ ngơi “quá đà”, xương khớp ở vùng gối không được vận động có thể dẫn đến tình trạng cứng cơ. Để lâu dài có thể bị mất khả năng vận động. Người bệnh chỉ nên tập các bài tập với động tác thấp như đi bộ, đạp xe, tập yoga, ngồi thiền,...  Vận động điều độ giúp khớp gối không bị cơ cứng🔸 Kéo giãn cơ Các động tác kéo giãn cơ giúp giảm đau khớp gối hiệu quả và giúp thực hiện các hoạt động thể chất khác hiệu quả hơn. Động tác này thường được áp dụng để kéo căng cơ trước và sau các bài tập, hạn chế chấn thương và tăng cường sức mạnh của khớp. Cụ thể: Cải thiện phạm vi chuyển động. Giảm tình trạng căng cơ Giảm chấn thương ở các mô mềm khi vận độngCải thiện chất lỏng hoạt dịch. 🔸 Chườm nóng và chườm lạnh là cách giảm đau khớp gối hiệu quảChườm là một trong những cách trị đau khớp gối tại nhà vô cùng đơn giản nhưng lại cho hiệu quả tích cực trong việc kiểm soát cơn đau tức thì tại đầu gối. Với mỗi cách chườm sẽ có những ưu điểm riêng: Chườm nóng: Giúp giãn cơ, tăng tuần hoàn máu và tăng bôi trơn cho khớp, cải thiện tình trạng đau khớp. Chườm lạnh: Giúp giảm đau, giảm viêm và giảm sưng vùng đầu gối bị viêm. Người bệnh khi bị đau khớp gối có thể áp dụng luân phiên chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên, cần cẩn trọng khi thực hiện, không để nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao bởi có thể gây ra hiện tượng bỏng da. Mọi người cần ngưng sử dụng ngay khi có biểu hiện kích ứng hoặc tổn thương.  Chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm đau khớp gối hiệu quả🔸 Cách trị đau khớp gối tại nhà bằng mẹo dân gianTrong dân gian có rất nhiều cách khác nhau giúp giảm đau khớp gối hiệu quả. Thông thường là áp dụng những cây thuốc quen thuộc có trong vườn nhà, vừa dễ tìm lại tiết kiệm chi phí. Một số mẹo được nhiều người ứng dụng gồm: Cách giảm đau khớp gối bằng nghệ Nghệ được biết đến là một loại gia vị quen thuộc đối với mọi gia đình người Việt. Trong củ nghệ có chứa hoạt chất thực vật curcumin giúp chống viêm mạnh mẽ và đã được kiểm chứng về hiệu quả này. Rất nhiều người bệnh đã sử dụng nghệ để điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có đau khớp gối. Chuẩn bị: ½ củ nghệ tươi và 150ml nước lọc. Cách thức hiện: Xử lý sạch củ nghệ, cắt thành từng miếng nhỏ và giã nát. Chắt lấy phần nước cốt, pha với 150ml nước và khuấy đều, uống trực tiếp. Áp dụng liên tục khoảng 1 tuần, bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả giảm đau. Trị đau khớp gối tại nhà bằng đỗ đen Đỗ đen là loại hạt có vị ngọt, giúp bổ thận, lợi tiểu và thanh nhiệt, giải độc. Trong loại hạt này có chứa hoạt chất Antoxian, giúp kháng viêm rất tốt. Vì vậy, nhiều người bệnh đau khớp gối đã lựa chọn đỗ đen để ức chế phản ứng viêm, giảm cơn đau. Chuẩn bị: Đậu đen và dừa tươi. Cách thực hiện: Rửa sạch đỗ đen và ngâm nước qua đêm để đậu mềm. Dừa chặt bớt phần cùi và phần nắp, chắt nước ra ngoài.Đổ đỗ đen vào quả dừa, đổ nước dừa và đậy nắp lại, hấp cách thủy khoảng 4 - 5 tiếng. Ăn đậu đen sau hấp khi còn nóng khoảng 3 lần/tuần. Đỗ đen kết hợp với dừa hỗ trợ giảm đau khớp gối nhanh chóngCách trị đau khớp gối tại nhà với cây chó đẻ răng cưa Cây chó đẻ răng cưa còn có tên gọi khác là Diệp hạ châu, có vị ngọt, tính đắng giúp sát trùng, tiêu viêm, lợi tiểu,... Với khả năng tiêu viêm, cây thuốc này được ứng dụng nhiều trong trị đau khớp gối tại nhà giúp người bệnh giảm đau nhức hiệu quả.Chuẩn bị: Cây chó đẻ răng cưa và rượu gạo.Cách thực hiện: Rửa sạch cây chó đẻ, để ráo và xào chung với rượu gạo trong chảo lớn. Sử dụng khăn sạch để đựng hỗn hợp trên và chườm trực tiếp lên vùng đầu gối bị đau khi còn ấm. Cây chó đẻ được ứng dụng trị đau khớp gối tại nhàNgoài những bài thuốc dân gian được nêu ở phía trên, còn có rất nhiều bài thuốc khác mà người bệnh có thể áp dụng như:Muối và lá đu đu.Củ nghệ và phèn chua. Ngải cứu.Cây xấu hổ. Lá lốt. …🟢 Cách phòng tránh đau đầu gối hiệu quả Kiên trì áp dụng các cách trị đau khớp gối tại nhà nêu trên chắc chắn người bệnh sẽ cảm nhận được rõ hiệu quả chỉ sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bên cạnh điều trị, mọi người cũng cần chú ý đến một số yếu tố như sau: Xác định tâm lý các giải pháp nêu trên chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức khi mới phát bệnh. Trong trường hợp bệnh tiến triển nặng, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo phác đồ chuẩn. Khi bị đau khớp gối và đang trong quá trình áp dụng các cách giảm đau khớp gối, mọi người nên tránh vận động quá sức, không bê vác vật nặng, đứng hoặc ngồi xổm quá lâu khiến đầu gối phải chịu lực lớn, dễ tổn thương. Với phụ nữ khi đau khớp gối, không nên mang giày cao gót. Kiểm soát và du trì cân nặng ở ngưỡng phù hợp để tránh tạo sức nặng cho đầu gối. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và ăn uống hợp lý, điều độ. Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách trị đau khớp gối tại nhà mà chúng tôi tổng hợp được và muốn gửi tới quý vị. Hy vọng có thể giúp bạn áp dụng tốt và giảm đau nhanh chóng, an toàn. Xem thêm 👉:Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt ngay tại nhà cực dễMách bạn cách bấm huyệt chữa đau khớp gối an toàn và hiệu quảĐau khớp gối dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân đau khớp gốiĐau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? TOP 5 Thuốc Chữa Đau Vai Gáy Châm cứu đau vai gáy: Tác dụng, Đối tượng và các bước chuẩn bị

Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!

Đau khớp cổ chân là một trong những bệnh lý gây ra nhiều phiền toái cho người mắc bệnh và có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, có thực tế là hiện vẫn còn nhiều người chưa thật sự hiểu hết về căn bệnh này dẫn đến việc phát hiện muộn và để bệnh chuyển nặng. Bài viết dưới đây cập nhật đầy đủ nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa bệnh đau khớp cổ chân. Mời bạn đọc cùng theo dõi. 💠 Giải đáp: Đau khớp cổ chân là bệnh gì?Đau khớp cổ chân là tình trạng đau nhức ở vị trí khớp của cổ chân - vị trí nối giữa xương bàn chân và xương ống chân. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Đau khớp cổ chân không sưng có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, những người cao tuổi, nữ giới, phụ nữ đang mang thai hoặc những người từng bị chấn thương ở cổ chân có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Bệnh lý này nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với khớp cổ chân. Chính vì vậy, bạn không nên bỏ qua những thông tin về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách chữa ở dưới đây để nắm bắt, kịp thời phát hiện bệnh nếu có bất kỳ biểu hiện nào. Đau khớp cổ chân có thể gặp ở bất kỳ ai💠 Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh đau khớp cổ chân Dưới đây là những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau khớp cổ chân: 🔹 Nguyên nhân đau khớp cổ chânBệnh đau khớp cổ chân có thể hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tác động phổ biến được các chuyên gia chỉ ra: Chấn thương: Các chấn thương ở cổ chân như bong gân, trật khớp, gãy xương,... có thể khiến cho tình trạng đau nhức ở cổ chân diễn ra thường xuyên, kéo dài. Thậm chí, có thể dẫn đến viêm khớp. Lão hóa: Độ tuổi càng cao, các sụn khớp dễ bị hao mòn, mỏng và kém linh hoạt hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm đau khớp cổ chân. Theo các nghiên cứu, người ở độ tuổi ngoài 60 có tỷ lệ mắc bệnh đau khớp cổ chân cao hơn so với những đối tượng khác. Béo phì, thừa cân: Mỡ thừa cùng cân nặng lớn thường gây chèn ép và bào mòn xương, gây viêm đau. Các bệnh lý khác: Những bệnh lý như máu khó đông, huyết sắc tố, viêm khớp dạng thấp, dị tật bẩm sinh,... có thể dẫn đến đau khớp cổ chân. Việc xác định được chính xác nguyên nhân mắc bệnh đau khớp cổ chân có thể giúp bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp, rút ngắn thời gian điều trị.🔹 Triệu chứng đau khớp cổ chân Những triệu chứng điển hình của đau khớp cổ chân phải kể đến như: Đau cổ chân: Cơn đau có nhiều mức độ từ âm ỉ đến nhói buốt ở các giai đoạn khác nhau. Thậm chí, nhiều trường hợp bệnh còn bị đau lan lên cẳng chân, bàn chân. Cứng khớp cổ chân: Phần sụn cổ chân bị bào mòn, làm ma sát giữa xương tăng lên khi di chuyển. Đây là nguyên nhân khiến cho cổ chân cứng và kém linh hoạt hơn. Sưng tấy ở cổ chân: Tình trạng kích ứng khớp cổ chân có thể làm chân bị sưng viêm khó chịu. Cảm giác lạo xạo ở khớp cổ chân: khi di chuyển, căng hoặc duỗi bàn chân, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lạo xạo hay lục khục xuất hiện. Đau khớp cổ chân gây đau, khó chịu và hạn chế vận động💠 Đau khớp cổ chân chữa bằng cách nào hiệu quả? Hiện nay, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có tác dụng điều trị tận gốc đau khớp cổ chân. Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp giảm đau hiệu quả, ngăn chặn tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số cách được nhiều người áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo: 🔹 Áp dụng biện pháp dân gian trị đau khớp cổ chân không sưngCác bài thuốc dân gian thường được áp dụng cho các trường hợp đau khớp cổ chân không sưng, bệnh tình ở giai đoạn nhẹ. Một số bài thuốc dân gian phổ biến có thể làm tại nhà gồm:Sử dụng gừng: Trong gừng có hoạt chất chống viêm nên có thể giảm đau hiệu quả. Lấy gừng tươi đập dập hòa với nước ấm, vài hạt muối và ngâm chân khoảng 15p mỗi ngày sẽ giúp tình trạng đau khớp cổ chân giảm đáng kể. Sử dụng dầu dừa: Cùi dừa chứa hàm lượng axit béo nên có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, cải thiện triệu chứng đau khớp khó chịu. Bạn lấy dầu dừa làm nóng và xoa bóp vùng chân bị sưng đau mỗi ngày khoảng 3 lần. Lá lốt chữa đau cổ chân: Dùng lá lốt là cách chữa đau khớp cổ chân quen thuộc. Lá lốt có tính ấm nên giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Lá sau khi rửa sạch mang giã nhuyễn với muối trắng và đắp lên vị trí khớp đau nhức khoảng 15 - 30 phút mỗi ngày. Ngâm chân gừng giúp giảm đau khớp cổ chân🔹 Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân là cách làm cho hiệu quả cao, an toàn. Đây là cách trị liệu theo Y học cổ truyền, chi phí rẻ mà có khả năng khắc phục được căn nguyên gây bệnh. Khi bấm huyệt kết hợp với xoa bóp sẽ giúp khí huyết ở vị trí khớp cổ chân được lưu thông, hỗ trợ tuần hoàn. Theo đó, các tổn thương dần được phục hồi, cơn đau thuyên giảm, thậm chí là chấm dứt hoàn toàn nếu bạn kiên trì áp dụng cách này. Bấm huyệt chữa đau khớp cổ chân có thể bấm tại các huyệt như sau: huyệt giải khê, huyệt côn lôn, huyệt thái khê,... 🔹 Sử dụng thuốc Tây cắt đứt cơn đau nhanh chóngTây y chữa đau khớp cổ chân là giải pháp được nhiều người bệnh hiện đại hiện nay áp dụng bởi hiệu quả nhanh và tính tiện lợi. Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây: Thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen, naproxen,... có khả năng giảm đau, chống viêm nhẹ và không cần bác sĩ kê đơn. Thuốc giãn cơ: nếu dùng giảm đau không đỡ, bệnh nhân đau khớp cổ chân có thể sử dụng sang thuốc giãn cơ như methocarbamol, metaxalone,... để thả lỏng các cơ đang bị cứng.Thuốc tiêm: Các loại thuốc tiêm trị liệu như steroids chống viêm, hyaluronate bôi trơn khớp tiêm trực tiếp vào vùng khớp cổ chân để giảm đau, giảm sưng tấy nhanh chóng. Thuốc tây mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng lại không có khả năng cắt đứt bệnh mà chỉ giảm triệu chứng tại thời điểm đó. Đặc biệt, thuốc có thể gây nhiều tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng. 🔹 Thuốc Đông y chữa đau khớp cổ chân an toànThuốc Đông y chữa đau khớp cổ chân đòi hỏi người bệnh phải kiên trì. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại có tính vượt trội và an toàn hơn. Một số bài thuốc đông y chữa đau khớp cổ chân phổ biến: Bài thuốc 1: Hy thiêm, Uất ky, Xích thược, Khương hoạt, Tảo đỏ, Uy linh tiên, Sinh khương, Cam thảo, Phòng phong, Hải đồng bì, Quy đầu và Hoàng kỳ. Cách thực hiện rất đơn giản, lấy các loại dược liệu trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng một thang và kiên trì trong 7 ngày.Bài thuốc 2:  Hương phụ, Nhụ hương, Đan sâm, Huyền hổ, Thấu cốt thảo, Chế một dược, Quy đầu, Kê huyết đằng. Lấy thuốc sắc thành nước, uống hết trong ngày và dùng liên tục trong 2 tuần. Đông y chữa đau khớp cổ chân an toàn, hiệu quả cao💠 Cách phòng tránh bệnh đau khớp cổ chân Để phòng tránh bệnh viêm khớp cổ chân, mọi người có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:Không làm việc nặng và hạn chế chấn thương ở cổ chân. Duy trì cân nặng phù hợp, khỏe mạnh. Bổ sung nhiều loại rau xanh, thực phẩm tốt cho hệ xương khớpTập luyện thể dục thể thao điều độ, tránh quá sứcTăng cường các bài tập ở cổ chân. Thăm khám sức khỏe và hệ xương khớp đều đặn 6 tháng một lần giúp phát hiện sớm bệnh để có giải pháp điều trị phù hợp. Đau khớp cổ chân là tình trạng tổn thương sụn khớp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí là bại liệt nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, mọi người tuyệt đối không được chủ quan với căn bệnh này. 👉 Xem thêm:Đau Lưng Trên Là Gì? Nguyên Nhân Gây Đau Và Cách Điều Trị, Phòng NgừaTổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiếtHội Chứng Ống Cổ Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu QuảVõng Lưng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều TrịBàn Chân Bẹt Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Đau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không

Bệnh đau vai gáy là một trong những căn bệnh xương khớp điển hình, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Việc hiểu đúng về bệnh cũng như có giải pháp điều trị kịp thời là rất cần thiết. 🟢 Đau vai gáy là bệnh gì?Đau vai gáy là gì? Bệnh đau vai gáy hay còn gọi là đau vai cổ, đây là một triệu chứng bệnh xương khớp phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả là người trẻ. Các cơn đau mỏi vai gáy có thể nặng hoặc nhẹ nhưng nhìn chung đều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày. Thực tế cho thấy, khi bệnh mới khởi phát, khi triệu chứng bệnh chưa nặng, mọi người thường hay chủ quan không thăm khám và điều trị ngay từ sớm. Bệnh đau vai gáy là gì?Thông thường, dựa theo thời gian diễn ra bệnh, đau vai gáy được chia thành 2 cấp độ: Đau vai gáy cấp tính: Thường xuất hiện do chấn thương cơ, dây chằng ở vùng cổ hoặc ngủ không đúng tư thế, làm các cơ bị giãn quá nhanh. Đau vai gáy mạn tính: Tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên, không có biện pháp hỗ trợ khắc phục kịp thời. Từ đó, có thể khiến bệnh tiến triển xấu sang mãn tính, đau lan sang các vùng khác như gáy, cánh tay,...🟢 Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáyĐau vai gáy có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu thường do chấn thương, áp lực tác động lên khu vực vai gáy. Cụ thể: 🔸 Tư thế xấu Khi nằm ngủ hoặc ngồi không đúng tư thế, để cổ sai vị trí trong thời gian dài sẽ khiến cho áp lực tăng cao, căng thẳng lên các gân và cơ ở cổ. Từ đó, gây ra hiện tượng đau vai gáy và tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Các tư thế có thể gây đau vai gáy, đau vai cổ là: Ngủ trên gối quá caoCó thói quen nghiến răng vào ban đêmNgồi trước máy tính và điện thoại quá lâu Đột ngột chuyển động cổ khi vận động nặng. 🔸 Chấn thương ở mô mềm Các mô mềm thường bao gồm cơ, gân và dây chằng… Các mô này khi bị chấn thương có thể bị chèn ép, dẫn tới các cơn đau ở vai gáy với nhiều biểu hiện khác nhau: Cứng cổ hoặc cứng vùng vai gáyĐau đầuCo thắt cơ bắpĐau vai gáy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau🔸 Chấn thương cơ chóp xoayCơ chóp xoay là nhóm gồm 4 gân để giữ cánh tay trên kết nối với vùng xương bả vai. KHi có chấn thương, tổn thương đều có thể khiến cho tình trạng đau vai gáy xuất hiện. Thường đau do nguyên nhân này các cơn đau rất dữ dội và đau vai gáy lan xuống vùng cánh tay. 🔸 Thoái hóa đốt sống cổ Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng hao mòn tự nhiên cấu trúc ở đốt sống cổ, gồm có đĩa đệm, sụn và các xương đốt sống. Tình trạng này xảy ra phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến người cao tuổi. Các đĩa đệm khi bị thoái hóa sẽ cứng hơn, làm tăng ma sát giữa các đốt sống, kích hoạt lớp niêm mạc khớp, dẫn tới hiện tượng đau mỏi vai gáy, đau vai cổ và nhiều bệnh viêm khớp khác.Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh đau vai gáy còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như: Chấn thương cổ do chuyển động đột ngột Các dây thần kinh bị chèn ép Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Chấn thương đám rối ở cánh tayViệc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng giải pháp điều trị. 🟢 Triệu chứng điển hình giúp phát hiện bệnh Đau vai gáy là gì? Người bệnh có thể đánh giá và nhận định mình bị đau vai gáy hay không qua những triệu chứng phổ biến dưới đây: Đau nhức: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ tổn thương của xương khớp. Thông thường, đau nhất ở vùng cổ khiến người bệnh bị hạn chế phạm vi chuyển động của vai. Mất sức mạnh: Chấn thương và các cơn đau khiến cho sức mạnh ở cánh tay và vai bị suy giảm.Tê hoặc mất cảm giác: Khi các dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến cho cơ thể bị bầm tím, tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay. Sưng đau: Các chấn thương do trật khớp, viêm khớp thường khiến vai gáy hoặc cả cánh tay bị sưng đau, khó chịu. Màu sắc da bị thay đổi: Da chuyển sang xanh hoặc trắng do động mạch hoặc tĩnh mạch bị tổn thương. Nếu người bệnh phát hiện một trong những triệu chứng nêu trên, nên đến ngay các cơ sở thăm khám để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh biến chứng xuất hiện. 🟢 Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra khi gặp bệnh. Thực tế, căn bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tê liệt vùng cánh tay, vai cổ…Thường bệnh đau vai cổ xuất hiện do các nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu chỉ làm phát sinh cơn đau ở mức độ nhẹ và không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các cơn đau có thể giảm nhanh sau khi loại trừ được các yếu tố nguy cơ và có sử dụng thuốc điều trị. Nhiều biến chứng có thể xuất hiện do đau vai gáyNếu bệnh đau vai gáy xuất phát do nguyên nhân bệnh lý về xương khớp, nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến nhiều biến chứng xuất hiện: Mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trungThiếu máu lên não, rối loạn tiền đìnhRễ thần kinh và tủy sống vùng cổ bị chèn ép. Các đám rối dây thần kinh cánh tay bị tổn thươngTeo cơBại liệt, tàn phế,... 🟢 Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quảKhi đã tìm hiểu xong đau vai gáy là gì, bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, hãy cùng đi tìm giải pháp điều trị căn bệnh này. Dựa trên mức độ nặng, nhẹ mà các giải pháp điều trị bệnh đau vai gáy sẽ được đưa ra sao cho phù hợp nhất. Cụ thể: 🔸 Đau vai gáy ở mức độ nhẹ Nếu phát hiện bệnh khi các triệu chứng còn nhẹ nhàng, không đáng kể, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như sau: Vận động xoay cổ nhẹ nhàngChườm ấm vùng đau mỏi vai cổ để làm giảm cơn đau nhức tức thờiHạn chế ngồi trước quạt, dùng điều hòa nhiệt độ thấp hoặc tắm đêm vì có thể khiến cho các cơ bị co cứng, gây đau nhiều hơn. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy mỗi ngày khoảng 10 - 15 phút giúp giảm đau hiệu quả bằng cách tăng lưu thông máu, thư giãn cơ. 🔸 Đau vai gáy ở mức độ vừaNếu áp dụng các biện pháp nêu trên mà cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân có thể thử các loại thuốc điều trị như:Thuốc giảm đau, chống viêm (thuốc paracetamol, NSAIDs…)THuốc giãn cơ (Decontractyl, Eperisone và Tolperisone…)Miếng dán, thuốc bôi làm giảm cơn đau Vitamin nhóm B (B1, B6, B12…) Sử dụng thực phẩm chức năng (Viên xương khớp Khương Thảo Đan,...) Thực phẩm chức năng Khương Thảo Đan hỗ trợ làm giảm cơn đau vai gáyCác thuốc kể trên có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời và kiểm soát các triệu chứng. Chúng có thể cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại dễ tái phát và thường gây tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng. Do đó, dùng thuốc này chỉ nên dùng thời gian ngắn và có chỉ định của bác sĩ. 🔸 Bệnh đau vai gáy mức độ nặng Nếu bệnh đau vai gáy không thuyên giảm và trở nặng, người bệnh cần nghiên cứu sử dụng đến các biện pháp mạnh hơn; Châm cứu, bấm huyệtSử dụng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như Lidocain, Novocain,...Phẫu thuậtTrị liệu chữa đau vai gáy hiệu quảNhìn chung, bệnh đau vai gáy gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi người cần nâng cao cảnh giác và có biện pháp phòng ngừa phù hợp bằng cách:Ngồi và ngủ đúng tư thế như ngồi thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, không nằm gối cao,... Hạn chế chấn thương Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho xương khớpTập luyện thể dục thể thao đều đặn Trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh đau vai gáy, đau vai cổ. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu đúng hơn về bệnh cũng như nắm được các giải pháp hỗ trợ điều trị, cắt giảm cơn đau hiệu quả. Xem thêm:Đau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?Đau Khớp Ngón Tay là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!Đau Lưng Trên Là Gì? Nguyên Nhân Gây Đau Và Cách Điều Trị, Phòng NgừaTổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiết

Đau vai gáy nên khám ở đâu? 10 địa chỉ HN và TP HCM tốt nhất!

Bệnh đau vai gáy hoàn toàn có thể chữa được nếu thăm khám kịp thời tại những cơ sở y tế uy tín. Sau đây là 10 địa chỉ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tốt nhất dành cho những bệnh nhân đang tìm hiểu đau vai gáy nên khám ở đâu.Địa chỉ ở Hà NộiKhoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Bạch MaiBệnh viện Bạch MaiĐịa chỉ: Tầng 2 nhà P - Bệnh viện Bạch Mai, số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà NộiKhoa Cơ xương Khớp của bệnh viện Bạch Mai được đánh giá là một trong những đơn vị đầu ngành tại nước ta trong việc điều trị các vấn đề về cơ, xương, khớp.Tại đây, các bệnh nhân đau vai gáy sẽ được chẩn đoán, tiến hành kiểm tra và xét nghiệm sau đó tư vấn những phương pháp chữa trị thích hợp.Đội ngũ y bác sĩ tại Khoa là những chuyên gia y tế có nhiều kinh nghiệm và sự tận tình, đây là một trong những địa chỉ điều trị đau vai gáy được nhiều người ở Hà Nội tin tưởng.Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện EBệnh viện EĐịa chỉ: Khối nhà I 4 tầng - số 89 Trần Cung, Cầu Giấy, Hà NộiTrung tâm Cơ xương khớp của bệnh viện E có trang thiết bị vô cùng hiện đại cùng hệ thống máy móc tiên tiến. Người bệnh khi đến khám sẽ được chẩn đoán chính xác đồng thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.Đối với những bệnh nhân đau vai gáy khi được điều trị tại đây sẽ được kết hợp đồng thời bằng thuốc và các phương pháp vật lý trị liệu để thúc đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh.Khoa Cơ xương khớp - Bệnh viện Hữu NghịBệnh viện Hữu NghịĐịa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐược thành lập với khoảng thời gian khá lâu là hơn 35 năm, khoa Cơ xương khớp tại bệnh viện Hữu Nghị có nhiều kinh nghiệm điều trị những vấn đề về cơ, xương, khớp nói chung và bệnh đau vai gáy nói riêng.Nếu bạn đang không biết bệnh đau vai gáy nên khám ở đâu thì đây là một trong những địa chỉ uy tín và lâu đời tại Hà Nội.Trang thiết bị của bệnh viện cũng được đầu tư hiện đại với đầy đủ các loại máy như: máy chụp Xquang, máy siêu âm, máy nội soi khớp, máy đo mật độ xương, đo điện cơ,…Bên cạnh đó, người bệnh còn được điều trị kết hợp giữa các loại thuộc đặc trị kết hợp với các liệu pháp bấm huyệt, châm cứu tại khoa y học cổ truyền nhằm đẩy nhanh tiến độ điều trị bệnh đau vai gáy.Khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà NộiTại bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người bệnh sẽ được áp dụng nhiều kỹ thuật điều trị bệnh đau vai gáy như:Kỹ thuật điều trị bằng điện nhằm mang đến hiệu quả giảm đau một cách nhanh chóng, đồng thời giúp chống viêm và nhiễm trùng cho người bệnh.Kỹ thuật điều trị bằng vận động và tập luyện các bài tập để phục hồi chức năng cho người bệnh đau vai gáy.Kỹ thuật điều trị bằng nước: Bao gồm những phương pháp như tắm tia nước với áp lực, tắm bằng những tia nước xoáy, tắm điện một chiều tứ chi cho người bệnh hoặc xông hơi khắp cả người bằng nước và bằng khí nóng.Phòng khám trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ (ACC)ACC Địa chỉ: Số 44 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà NộiPhòng khám trị liệu thần kinh cột sống Hoa Kỳ là địa chỉ tin cậy giúp bệnh nhân đau vai gáy và các bệnh về cơ, xương, khớp khác có thể điều trị một cách hiệu quả nhất.Phòng khám với đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa đến từ nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Nhật Bản,… rất tận tình. Và có chuyên môn cao sẽ hướng dẫn bệnh nhân đau vai gáy những động tác, bài tập trị liệu cùng với sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị hiện đại.Địa chỉ ở thành phố Hồ Chí MinhBệnh viện Chợ RẫyĐịa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5Bệnh viện Chợ Rẫy đã hỗ trợ điều trị và giúp rất nhiều bệnh nhân hồi phục các loại bệnh về xương khớp ở nhiều mức độ khác nhau. Vì thế, nếu bạn đang quan tâm đau vai gáy nên khám ở đâu thì có thể đến với bệnh viện Chợ Rẫy.Tại đây, bạn sẽ được chuẩn đoán và điều trị cùng các bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên môn và giàu kinh nghiệm bằng những liệu pháp phù hợp.Bệnh viện 175Bệnh viện 175Địa chỉ: 786 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP HCMBệnh viện 175 với nhiều năm phát triển, luôn là nơi điều trị chuyên nghiệp và tận tình cho rất nhiều người bệnh trong khắp cả nước.Đối với bệnh đau vai gáy, bạn có thể trực tiếp đến khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và tuân thủ phác đồ điều trị được các bác sĩ vạch ra.Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCMBệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCMĐịa chỉ: 929 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TP HCMĐây là một trong những bệnh viện được nhiều người biết đến trong lĩnh vực điều trị các loại bệnh về xương khớp.Với thiết bị y tế hiện đại cùng công nghệ chữa bệnh tiên tiến, bệnh viện đã giúp điều trị thành công nhiều vấn đề cơ xương khớp như thoát bị đĩa đệm, gãy cột sống cổ,… Và đặc biệt là đau vai gáy bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.Bệnh viện Nhân dân 115Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10Bệnh viện Nhân dân 115 đặc biệt có chế độ khám bệnh ngoài giờ nên được rất nhiều người bệnh lựa chọn để khám và chữa bệnh. Ngoài ra bệnh viện Nhân dân 115 còn được trang bị hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ tận tình, chuyên môn cao sẽ giúp bạn có thể phát hiện và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau trong đó có bệnh đau vai gáy.Bệnh viện Đại học Y dược TP HCMĐịa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5Đến với Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, bạn sẽ được thăm khám và chữa trị với các bác sĩ có kỹ thuật và chuyên môn cao. Nếu bạn đang mắc phải chứng đau vai gáy, bạn có thể đến với khoa Ngoại tổng hợp để được tư vấn điều trị hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể.Bài tập chữa đau vai gáyBài tập 1Bài tập 1Bước 1: người tập nằm sấp trên sàn hay thảm tập, hai chân và tay thả lỏng và duỗi thẳngBước 2: tiến hành dùng hai cánh tay dang rộng bằng với vai và chống xuống sàn để làm điểm tựa để nâng nửa người lên cao, mắt nhìn về trước trong vòng 1-2 phút.Bước 3: từ từ hạ cánh tay và cơ thể xuống, trở về tư thế chuẩn bị. Lặp đi lặp lại động tác trên từ 5-10 lần.Bài tập 2Bài tập 2Bước 1: chuẩn bị ở tư thế ngồi gập chân, duỗi 2 mũi chân về phía sau lưng, hai tay thả lỏng.Bước 2: từ từ cúi đầu xuống về phía trước gối cho đến khi chạm đất. Lúc này 2 cánh tay đưa về phía sau, úp xuống sàn sao cho 2 bàn tay song song với 2 bàn chân. Giữ nguyên tư thế trên trong khoảng 1-2 phút.Bước 3: từ từ ngẩng đầu lên và trở về tư thế chuẩn bị. Thực hiện khoảng 5-10 lần kết hợp với việc duy trì hít thở đều đặn.Bài tập 3Bài tập 3Bước 1: ngồi xếp bằng trên sàn, lưng thẳng, hai cánh tay thả lỏng.Bước 2: từ từ nâng cánh phải lên cao, tay trái duỗi thẳng hạ thấp về phía sau lưng. Tiếp đến tay phải vòng ra phía sau lưng, tay trái lúc này co lên nắm lấy tay phải và giữa nguyên từ 1-2 phút.Bước 3: trở về tư thế chuẩn bị và thực hiện lại từ 5-10 lần mỗi bên.Bài viết trên đã góp phần giải tỏa vấn đề đang được nhiều người quan tâm đó là không biết đau vai gáy nên khám ở đâu cùng với một số bài tập tại nhà giúp bạn có thể cải thiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.Xem thêm 👉:Đau sau gáy cổ báo hiệu bệnh gì? Có nguy hiểm hay khôngĐau Dây Thần Kinh Cổ | Điều Trị “6 Nguyên Nhân Chính”Xoa bóp chữa đau thần kinh tọa | 5 động tác & 6 huyệtĐau nhức xương khớp vào ban đêm, bạn chớ xem thường!Võng Lưng Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị