Canxi là một trong những nhóm chất quan trọng nhất trong cơ thể, có nhiều nhất ở hệ thống xương và răng. Nếu cơ thể thiếu hụt lượng canxi nhất định, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch, cơ bắp và hệ thống tín hiệu thần kinh. Vậy nếu cơ thể đang cần bổ sung canxi, bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết: Thiếu canxi nên ăn gì? Không nên ăn gì? [UPDATE MỚI NHẤT]Thiếu canxi nên ăn gìDưới đây là danh sách những nhóm thực phẩm giàu canxi, dễ hấp thụ và chuyển hóa, bạn đọc có thể tham khảoCác loại hạtCác loại hạt có rất nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ giàu canxi mà còn có nhiều chất khác như: Omega3, Vitamin, protein, chất béo tốt,...Người thiếu canxi nên ăn gì?Đậu nành: Đặc biệt các chế phẩm đã qua chế biến như đậu phụ, sữa đậu nành,... Bởi khi ở dạng này, phân tử canxi có trong hạt đậu nành sẽ dễ hấp thụ hơn.Hạnh nhân: Một trong những loại siêu hạt giàu canxi, tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó còn rất giàu vitamin E và các chất béo tốt.Hạt hướng dương: Ăn hướng dương nhiều không gây teo não như mọi người vẫn nghĩ, ngược lại còn là nguồn canxi dồi dào cho người bị thiếu hụt canxi. Đứng đầu danh sách hàm lượng canxi là đậu rồng, đậu trắng tây nấu chín,....Lưu ý: Các loại hạt tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng cũng chỉ nên ăn 20 - 30g hạt mỗi ngày. Không nên lạm dụng dẫn đến khó tiêu, không hấp thụ hết, đầy bụng.Phô maiĐến hơn 90% các loại phô mai hiện nay đều có chứa hàm lượng canxi rất cao. Trong 28g phô mai Parmesan đã chiếm từ 5 đến 20% lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày. Nếu chưa biết thiếu canxi nên ăn gì, bạn có thể tham khảo loại thực phẩm này. Việc hấp thụ canxi D3 từ các chế phẩm từ sữa giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn canxi thực vật. Các loại phô mai được ưu ái sử dụng hơn cả bởi không chỉ giàu canxi, mà còn chứa rất nhiều protein.Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu một người thường xuyên tiêu thu những sản phẩm từ sữa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Ăn phô mai hàng ngày giúp tránh xa các bệnh về hội chứng chuyển hóa, đột quỵ, tiểu đường,...Hải sản,cá mòi và cá hồiCác loại cá đều có một lượng canxi tự nhiên dồi dào, nhất là cá mòi và cá hồi. Cá mòi: 92g cung cấp khoảng 35% nhu cầu canxi mỗi ngàyCá hồi: 85g cung cấp khoảng 21% nhu cầu canxi mỗi ngàyMặc dù những loại cá khác cũng được đánh giá rất cao về nồng độ canxi. Nhưng cá hồi và cá mòi nổi bật hơn với nồng độ thủy ngân thấp, giàu protein, chất béo tốt và omega 3,... Tốt cho tim mạch, não bộ và da.Bên cạnh đó còn có các loại hải sản khác mà người bị thiếu canxi nên ăn:Cua: Nhiều protein, canxi, kẽm, magie, hàm lượng khoáng chất dồi dào.Ngao, sò, ốc, hến, hàu: Giàu canxi, selen, kali,...Các loại rau xanh, đậm màuNhiều người lầm tưởng các loại thực vật như rau xanh thì nghèo canxi, nhưng sự thật thì không phải vậy. Lượng canxi trong các loại rau xanh, đậm màu đều rất phong phú, đa dạng và dễ hấp thụ vào cơ thể. Đặc biệt là rau đậm màu như: Rau diếp, cải xanh (súp lơ), cải xoăn, măng tây, cải bó xôi, rau dền, bí đao, quả sung..Với mỗi 190g rau xanh chế biến chứa đến 226mg canxi, tương đương với 25% lượng canxi cơ thể cần mỗi ngày. Bên cạnh đó còn chứa rất nhiều vitamin, chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Whey proteinDạng thực phẩm này được chế biến từ váng sữa, được nghiên cứu và chứng minh có nhiều lợi ích tới sức khỏe: Bổ sung đạm, axit amin tiêu hóa nhanh, giảm cân, kiểm soát đường huyết,...Một muỗng Whey protein tinh khiết có chứa đến 200mg canxi (~20% lượng canxi cần dùng hàng ngày). Các loại trái câyTheo các chuyên gia, các loại trái cây không chỉ cung cấp rất nhiều loại vitamin tốt cho cơ thể, còn chứa hàm lượng canxi nhất định. Nếu chưa biết thiếu canxi nên ăn gì, bạn có thể tham khảo một số loại sau:Cam, quýt: Trong 100g cam, quýt có chứa đến 65,7% hàm lượng canxi cần dùng trong ngày. Lưu ý mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 đến 2 quả.Kiwi: Trong 100g có chứa 34mg canxi. Mỗi ngày nên ăn 1 quả.Quả chà là: 100g chà là có 64mg canxi, bên cạnh đó hàm lượng magie cũng hỗ trợ rất tốt quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi.Quả sung, vả: 100g sung hoặc vả có khoảng 35mg Canxi, cùng với các chất khác như phospho, magie, kali,...Dâu tằm: 100g dâu tằm chữa đến 39mg canxi. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn tối đa 40g dâu tằm mỗi ngày.Trái tắc (quất): 100g quất chữa đến 124mg canxi, một con số khổng lồ. Mỗi ngày một người khỏe mạnh có thể dùng từ 4 - 5 trái quất.Tuy nhiên, bên cạnh nỗi băn khoăn thiếu canxi nên ăn gì, bạn đọc cũng cần lưu ý những loại thực phẩm là khắc tinh của quá trình chuyển hóa canxi.Thiếu canxi nên hạn chế ăn gìBên cạnh vấn đề thiếu canxi nên ăn gì, bạn đọc cũng cần lưu ý những loại thực phẩm sau sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể:Đồ ăn mặnThực phẩm mặn không chỉ làm giảm khả năng hấp thụ canxi, mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề khác như gây hại cho dạ dày, gây sỏi thận. Theo các nghiên cứu và báo cáo, cứ 6g muối được nạp vào cơ thể, sẽ làm giảm từ 40 đến 60g canxi. Việc ăn mặn sẽ làm canxi bị đào thải qua nước tiểu. Chính vì thế, người ăn mặn mặc dù đã bổ sung đủ canxi nhưng nhìn vẫn gầy yếu, suy dinh dưỡngLạm dụng quá nhiều đạmNhiều người lầm tưởng bổ sung đạm như nước hầm xương - với tâm lý ăn gì bổ nấy là hoàn toàn sai lầm. Lạm dụng quá nhiều đạm động vật khiến lượng canxi giảm mạnh, đồng thời canxi cũng bị đào thải nhanh hơn, bên cạnh đó gây mất nước, bệnh thận, dễ tăng cân và suy nhược cơ thể. Mỗi ngày một người trưởng thành chỉ cần nạp từ 40 - 75g đạm, mức này rất lý tưởng để cơ thể hấp thụ lượng canxi trong thực phẩm.Cà phêCà phê là thức uống được rất nhiều người ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, chất caffeine có trong cà phê sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể, khiến thiếu hụt canxi trầm trọng.Giải thích cho vấn đề này, các nhà khoa học đã chỉ ra: Chất caffeine khiến đầu óc tỉnh táo, trung khu thần kinh luôn ở trạng thái hưng phấn và quá trình co mạch diễn ra liên tục. Khi làm việc liên tục như thế, nước tiểu cũng được bài tiết nhiều hơn, canxi trong máu vì thế cũng bị đào thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng.Thịt đỏQuá trình thiếu hụt canxi tự nhiên trong cơ thể do lão hóa diễn ra mạnh mẽ sau tuổi 35. Và nếu một người ăn quá nhiều thịt đỏ trước đó sẽ phải đối diện với nguy cơ này sớm hơn.Cơ thể hấp thụ quá nhiều protein, photpho khiến áp lực lên mọi bộ phận, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, trong đó có canxi.Mỡ động vậtCác món ăn chế biến từ các loại mỡ như mỡ lợn, gà, da động vật đều chứa hàm lượng canxi rất ít. Không những thế tồn tại nhiều chất có hại cho cơ thể như chất béo xấu, nếu hấp thụ quá nhiều có thể gây ra các bệnh về béo phì, mỡ máu,..Thực phẩm chứa nhiều XenluloXenlulo chứa nhiều trong họ nhà khoai, ngũ cốc nguyên hạt,.. Nếu cơ thể dung nạp một lượng lớn chất này sẽ dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Bởi thực chất chỉ 20 - 30% chất bị đào thải qua phân. Vì thế bạn đọc cần lưu ý, không nên kết hợp song song thực phẩm Xenlulo với canxi. Vì có thể ảnh hưởng đến sự chuyển hóa trong cơ thể, lãng phí lượng canxi nạp vào.Trà xanhMặc dù được đánh giá rất cao về khả năng chống oxy hóa, phòng ngừa ung thư, nhưng trà xanh lại gây ức chế quá trình hấp canxi của cơ thể.Bên cạnh đó sử dụng quá nhiều trà xanh cũng khiến giảm khả năng chuyển hóa sắt, gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa. Vì thế nếu trong bữa ăn có canxi, bạn đọc nên uống trà xanh cách vài tiếng sau đó. Nước ngọt, nước có gasNước ngọt, nước có gas được coi như khắc tinh của canxi, góp phần đẩy nhanh quá trình đào thải và hạn chế hấp thụ canxi. Không chỉ như thế, những loại nước công nghiệp này còn gây ra nhiều nguy hiểm khác như: gây thiếu hụt magie, tổn hại xương khớp, béo phì, hỏng men răng, tiểu đường, các bệnh gan thận,...Những điều về canxi bạn cần biếtBổ sung canxi là điều cần thiết, nhưng bạn đọc cần lưu ý khi nạp vào cơ thể, tránh việc lạm dụng gây tác dụng phụ đối với cơ thể. Dưới đây là bảng hàm lượng canxi mỗi người cần, bạn đọc chú ý và tham khảo:Không nạp quá lượng canxi khuyến cáo mỗi ngày. Việc lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm như: Táo bón, sỏi thận, hạn chế quá trình hấp thụ kẽm và sắt,...Bên cạnh vấn đề thiếu canxi nên ăn gì, bạn đọc cũng cần lưu ý song song với việc bổ sung Vitamin D. Bởi chỉ khi đủ Vitamin D, cơ thể mới dễ dàng hấp thụ canxi. Một người trưởng thành 1 ngày cần dung nạp khoảng 600 IU Vitamin D.Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm từ bột xương, san hô hoặc vỏ hàu chưa qua tinh chế. Bởi những loại này có thể chứa chì hoặc kim loại độc hại.Nếu bắt đầu dùng thực phẩm chức năng để bổ sung canxi, nên dùng từ liều lượng nhỏ tối đa 300mg, sau đó tăng dần, giúp cơ thể dần thích nghi và hấp thụ.Nếu bị táo bón khi sử dụng những loại thực phẩm bổ sung canxi, hãy nạp thêm chất xơ, thay đổi chế độ ăn và uống nhiều nước. Nếu tình trạng vẫn kéo dài, cần đến gặp các bác sĩ để được hỗ trợ.Bên cạnh nạp canxi trong quá trình ăn uống, bạn đọc nên tập thói quen tắm nắng (trước 8h sáng), có chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ.Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh vấn đề: Thiếu canxi nên ăn gì? Không nên ăn gì? Hi vọng bạn đọc cảm thấy hữu ích và chia sẻ tới bạn bè. Việc bổ sung canxi trong cơ thể là điều rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và sức khỏe của mỗi người. Vì thế, hãy lựa chọn những loại thực phẩm chứa canxi một cách thông minh.Xem thêm:Cách chữa đau khớp gối bằng lá lốt ngay tại nhà cực dễCách điều trị đau khớp gối tại nhà hiệu quả dễ làmĐau xương khớp có ăn thịt gà được không?Lời khuyên đậu bắp chữa bệnh đau nhức khớp từ PGS. TS Lê Minh HàHướng dẫn tập phục hồi chức năng khớp gối sau mổ
Teo cơ delta là hiện tượng mất khối lượng cơ delta, yếu ở một hoặc cả hai bên vai, cánh tay. Bệnh xảy ra do nhiều yếu tố tác động khác nhau. Các biện pháp vật lý trị liệu, dung thuốc hoặc dùng gen/tế bào giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả. Giải đáp: Teo cơ delta là gì? Cơ delta là cơ tạo thành đường viền tròn của vai, có hình tam giác. Cơ này bọc quanh khớp vai, kết nối với xương cánh tay. Cơ này được chia thành ba bộ sợi cơ rời: Cơ delta phía trước, cơ delta bên và cơ delta phía sau. Cơ delta có chức năng đảm bảo các hoạt động của hai bên cánh tay bởi sự điều khiển của các dây thần kinh nách. Trong đó, giúp hoạt động nâng tay là chủ yếu. Teo cơ delta là gì? Đây là hiện tượng rối loạn dẫn đến khối lượng cơ delta bị mất. Nó có thể gây yếu ở một hoặc cả hai bên vai và cánh tay làm khó thực hiện các động tác liên quan đến xương ở khu vực vai. Theo nghiên cứu, bệnh teo cơ delta xảy ra do các sợi đai của cơ có dấu hiệu xơ hóa vì lâu không sử dụng cơ, quá trình thoái hóa tự nhiên hoặc thường xuyên tiêm thuốc vào cùng một vị trí. TÌnh trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh teo cơ delta ở trẻ em cao hơn so với người lớn. Một số hình ảnh teo cơ delta: Hình ảnh teo cơ deltaNguyên nhân gây teo cơ deltaMặc dù đã có nhiều nghiên cứu nhưng cho tới nay, chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể gây teo cơ delta. Tuy nhiên, một số yếu tố tác động dưới đây có thể khiến bệnh có nguy cơ xuất hiện cao hơn: Tổn thương thần kinh: Các dây thần kinh nách bị tổn thương thường làm ảnh hưởng đến việc điều khiển hoạt động của cơ delta, từ đó dẫn tới teo, tê liệt cơ delta. Tiêm thuốc nhiều lần: Sử dụng thuốc tiêm ở cùng một vị trí khiến cho tình trạng đau mỏi cơ và xơ hóa diễn ra ở cơ delta. Sử dụng thuốc: Dùng những loại thuốc như thuốc ngừa sốt rét, penicillin, streptomycin, iron,... làm tăng nguy cơ mất khối lượng cơ delta. Do chấn thương: Các chấn thương gây chảy máu tại chỗ, phù nề,... có thể làm cơ bị dập và các tổ chức cơ không được nuôi dưỡng. Nếu tình trạng diễn ra lâu dài mà không có biện pháp xử lý triệt để có thể khiến cơ delta bị ảnh hưởng và teo. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày không bổ sung đủ các chất như protein và năng lượng có thể làm cho tốc độ tổng hợp protein giảm nhanh trong khi đây là dưỡng chất giúp tăng sức cơ và kích thích tạo cơ chính. Không sử dụng cơ: Teo cơ delta có thể hình thành ở những người không dùng cơ trong thời gian dài bởi những lý do như chấn thương hoặc có các bệnh lý cần hạn chế hoạt động ở vùng vai và cánh tay. Lão hóa: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể có thể khiến giảm chất lượng cơ, lâu ngày làm giảm số lượng cơ và mất sức. Một số nguyên nhân khác: Bỏng, cố định xương gãy, ung thư, viêm xương khớp,... cũng có khả năng tác động gây teo cơ delta. Dấu hiệu nhận biết bệnh teo cơ deltaBệnh teo cơ delta ở giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu không rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện. Nhưng nếu để tình trạng diễn tiến, khi một lượng cơ mất đi, bạn có thể nhanh chóng nhìn thấy những triệu chứng của bệnh như: Vị trí xương bả vai có bất thường: Xương bả vai nhô lên khi vùng giữa hai vai bị xệ xuống. Dần dần, cơ teo dần, hai bả vai sẽ càng nhô cao, nhìn từ phía sau như có cánh. Nếu chỉ teo cơ một bên hoặc bệnh trở nặng, người bệnh có thể thấy xương sống bị vẹo gây mất cân đối lực cơ ở hai bên. Các cơ bị yếu, khả năng vận động, nâng đỡ cánh tay bị suy giảm. Giảm phản xạ gân xương. Cảm giác tê bì như kiến bò, không cảm nhận được nóng lạnh,... Khớp xương cánh tay thường xuyên bị trật. Khả năng khép khớp bị hạn chế. … Teo cơ delta gây đau và yếu cơBệnh teo cơ delta có nguy hiểm không? Teo cơ delta được đánh giá là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng so với nhiều tổn thương khác ở vùng cơ. Nếu không can thiệp điều trị kịp thời, bệnh khó điều trị và dễ phát sinh các biến chứng:Dị tật không thể phục hồi. Hạn chế, thậm chí là mất khả năng vận động. Tê liệt. Bại liệt ở bên bị teo cơ. Thay vì để biến chứng xuất hiện, người bệnh nên nắm rõ những dấu hiệu nhận biết để ngay khi có những biểu hiện bất thường tiến hành thăm khám và điều trị. Cách chẩn đoán và điều trị bệnh teo cơ deltaMuốn điều trị triệt để tình trạng bệnh, bệnh nhân cần chẩn đoán và chọn đúng phương pháp phù hợp. Cách chẩn đoán bệnh teo cơ deltaHiện nay, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, các bác sĩ xương khớp sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng và cận lâm sàng. Bước đầu tiên khi kiểm tra lâm sàng, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân mô tả triệu chứng và thực hiện một số kỹ thuật. Qua đây, có thể đánh giá được khả năng vận động, sức cơ và phạm vi chuyển động của hai bên vai, cánh tay. Kiểm tra cận lâm sàng thường sẽ thực hiện các xét nghiệm như sau: Siêu âm: Kiểm tra chiều dài và kích thước của những dải xơ thuộc vùng cơ delta. Chụp X-quang: Kiểm tra xương và các khớp. Điện cơ đồ: Áp dụng trong trường hợp nghi ngờ khả năng vận động bị tác động bởi tổn thương thần kinh ngoại vi. Giải phẫu cơ: Đánh giá khả năng xâm lấn và thay thế tế bào cơ của các tế bào xơ. Giải pháp điều trị Có nhiều phương pháp điều trị teo cơ delta khác nhau, dựa trên tình trạng bệnh lý và khả năng đáp ứng với giải pháp, bạn có thể tham khảo một số cách sau: Vật lý trị liệu Đây là phương pháp được ứng dụng chính trong điều trị bệnh teo cơ delta khi bệnh nhân bị mất khối lượng cơ delta. Cơ chế điều trị là kích thích sự gia tăng khối lượng cơ, giảm quá trình xơ hóa, tăng cường sức cơ và phục hồi khả năng vận động cho bệnh nhân. Hiện có biện pháp vật lý trị liệu bằng tia hồng ngoại và các bài tập vật lý trị liệu. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ giúp bạn kết hợp linh hoạt giữa hai phương pháp, giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị teo cơ delta hiệu quảĐiều chỉnh lại chế độ ăn uốngNgười bệnh cần đẩy mạnh bổ sung chất dinh dưỡng để ổn định việc tổng hợp protein, tăng sức mạnh cho cơ. Một số loại thực phẩm cần chú trọng bổ sung là: Tôm, cá ngừ, đậu phộng, cải brussels, diêm mạch, đậu lăng, hạnh nhân, bông cải xanh, sữa, phô mai, yến mạch, ức gà, trứng,... Liệu pháp gen Cách này áp dụng chủ yếu cho trường hợp bệnh nhân teo cơ delta do bẩm sinh hoặc có khuyết tật ở bộ gen. Liệu pháp gen giúp hóa lành gen bị tổn thương, kích thích sự hình thành và phát triển của những tế bào gen mới. Các bác sĩ chuyên khoa khi thực hiện liệu pháp gen sẽ sử dụng hệ mã gen hóa lành các gen bị tổn thương, gen hai vào nhóm cơ của bệnh nhân. Khả năng tái tạo, phát triển và phục hồi nhờ vậy được phát huy. Các chuyên gia đánh giá cao liệu pháp gen trong điều trị teo cơ delta. Liệu pháp tế bào Những bệnh nhân bị teo cơ delta không thể phục hồi bằng vật lý trị liệu và chế độ ăn uống sẽ được chỉ định áp dụng liệu pháp tế bào. Các bác sĩ sử dụng tế bào gốc hoặc nguyên bào cơ ghép vào khu vực tổn thương để tái tạo và bảo vệ tế bào cơ bị dị tật. Liệu pháp tế bào giúp kích thích sự hình thành các tế bào mới và đẩy nhanh quá trình phát triển của chúng. Dùng thuốc điều trị Các loại thuốc ngăn ngừa teo cơ, cải thiện các triệu chứng của bệnh thường được chỉ định là: Thuốc giảm huy cơThuốc tạo cơThuốc giảm đau Thuốc kháng viêm. Lưu ý: Thuốc điều trị chỉ dùng trong thời gian nhất định theo bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tăng hoặc giảm liều thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Phẫu thuậtNhững trường hợp bệnh nhân sau sẽ được chỉ định phẫu thuật điều trị teo cơ delta: Teo cơ nặng, có dị tật. Không đáp ứng với các biện pháp điều trị nêu trên. Teo cơ do chấn thương hoặc các bệnh lý cần phải được phẫu thuật để phục hồi. Teo cơ do chèn ép và tổn thương dây thần kinh. Phẫu thuật điều trị teo cơ delta được chỉ định cho trường hợp nặngMổ hở và mổ nội soi là hai hình thức phẫu thuật bệnh phổ biến hiện nay. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mục đích điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp. Sau phẫu thuật, cần kết hợp chế độ ăn uống điều độ và vật lý trị liệu để kích thích các tế bào cơ phát triển, phục hồi chức năng. Phẫu thuật được đánh giá cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, phương pháp này cần nhiều thời gian để phục hồi. Bệnh nhân cần tái khám mỗi 3 tháng trong thời gian đầu. Cách phòng ngừa teo cơ deltaTeo cơ delta có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Ngoài yếu tố bẩm sinh, thay vì “chờ bệnh đến”, mọi người nên chủ động phòng ngừa bệnh sớm: Tập thể dục và vận động mỗi ngày 30 - 60 phút với những bài tập như bơi lội hoặc yoga giúp tăng cường sức cơ và tăng khối lượng cơ. Hạn chế dùng những loại thuốc tăng nguy cơ teo cơ. Hạn chế tiêm thuốc nhiều lần vào vị trí của cơ delta. Ăn uống khoa học, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho các cơ, đặc biệt là hàm lượng protein. Không nên sử dụng thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích bởi những chất này có khả năng làm tăng nguy cơ bị teo cơ delta. Can thiệp điều trị sớm những bệnh lý như loạn dưỡng cơ, viêm cơ, xơ yếu cơ,... để hạn chế nguy cơ teo cơ delta. Những cá nhân có khiếm khuyết ở bộ gen cần khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện teo cơ và có biện pháp điều trị kịp thời. Nhìn chung, teo cơ delta xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh lý có thể được kiểm soát và điều trị nếu sớm phát hiện và áp dụng đúng theo phác đồ. Hy vọng với những thông tin trong bài viết có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh này. Xem thêm:Ở Xương Dài Màng Xương Có Chức Năng Gì? Thông Tin Quan TrọngĐau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều TrịĐau khớp tay, đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?Đau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái lan xuống cánh tayĐau khớp vai là bệnh gì? cách chữa đau khớp vai tại nhà
Xương là bộ phận quan trọng trong cấu trúc cơ thể con người, giúp nâng đỡ và vận động một cách nhịp nhàng. Khi nhắc tới xương, câu hỏi: ở xương dài màng xương có chức năng gì được nhiều người đặt ra và mong muốn đi tìm câu trả lời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, mời bạn đọc theo dõi. Màng xương là gì? Màng xương hay còn được gọi là màng ngoài của xương. Nó là một lớp mỏng, bọc ở bên ngoài các xương dài, bao phủ toàn bộ bề mặt của xương, giúp bảo vệ, hỗ trợ cho quá trình xương hình thành. Cấu tạo màng xương gồm có 2 lớp: Lớp ngoài: Được gọi là màng sợi, có nhiệm vụ bảo vệ xương khỏi các tổn thương ở bên ngoài. Lớp trong: Gọi là màng tế bào, chứa các tế bào có chức năng sản xuất mô xương mới. Màng xương chỉ nhìn thấy được khi siêu âm hoặc chụp MRIKhông thể nhìn thấy được màng xương thông qua chụp phim X-quang. Cách duy nhất bạn có thể nhìn thấy là siêu âm hoặc thực hiện chụp cộng hưởng từ. Ở xương dài màng xương có chức năng gì? Xương dài màng xương có chức năng gì? Theo các chuyên gia xương khớp, màng xương đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp bảo vệ xương khỏi các tổn thương bên ngoài. Đồng thời, hỗ trợ bảo vệ các cơ quan và mô mềm xung quanh xương thông qua việc hấp thụ và phân tán các lực tác động. Ngoài ra, màng xương còn có tác dụng giúp phục hồi xương sau các chấn thương như bị gãy xương, rạn xương. Khi có các tổn thương xảy ra, các tế bào trong màng xương sẽ bắt đầu sản xuất mô xương mới, giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Màng xương cung cấp các chất dinh dưỡng giúp cho xương phát triển, nổi bật như canxi và các loại khoáng chất khác. Qua đó, giúp xương cứng hơn, khỏe hơn. Các chuyên gia cho biết, có tới 9(% canxi trong cơ thể nằm trong răng và xương. Màng xương có khả năng tác động để xương to ra theo chiều ngang theo cơ chế phân chia tế bào xương thành nhiều tế bào mới. Các tế bào cũ sẽ bị đẩy vào trong hóa thành xương, giúp xương to và dài ra. Các nghiên cứu chỉ ra, trong màng xương có chứa protein collagen, tạo thành một chiếc khung mềm. Phản ứng của màng xươngNgoài việc tìm hiểu ở xương dài màng xương có chức năng gì, thông tin về các phản ứng của màng xương xảy ra như thế nào cũng đặc biệt quan trọng và được nhiều người quan tâm. Phản ứng màng xương xuất hiện khi phần vỏ xương phản ứng với những tổn thương. Khi xương có chấn thương hoặc gãy, màng xương sẽ kích hoạt quá trình phục hồi bằng cách sản xuất mô xương mới để thay thế cho mô xương đã bị hư hại. Các hiện tượng ở xương như nhiễm trùng, tạo thành u, chấn thương và một số bệnh lý khác ở xương khớp có thể khiến màng xương nâng cao từ vỏ xương. Từ đó, tạo thành những phản ứng màng xương khác nhau. Cách để quan sát được hình thái phản ứng của màng xương chính xác, cụ thể nhất là xác định vào cường độ, tính xâm lấn hoặc thời gian tổn thương của màng xương. Thông thường, các phản ứng màng xương thường xảy ra nhiều và rõ rệt hơn ở đối tượng người lớn bởi màng xương đối tượng này ít linh hoạt và dính nhiều hơn. Xương dài màng xương giúp xương phát triển về bề ngangThành phần cấu tạo của xươngXương được cấu tạo thành từ một số thành phần chính như sau:Collagen: Đây là một loại protein giúp xương mềm dẻo và hạn chế nguy cơ gãy xương. Khoáng chất: Canxi và phosphorus là hai khoáng chất quan trọng hàng đầu trong cấu trúc xương. Chúng tạo nên một hệ thống lưới khoáng chất chắc chắn, cứng cáp để xương chịu được các lực tác động lớn. Tế bào: Các tế bào chính ở trong xương là osteoblasts (Giúp sản xuất mô xương mới) và osteoclasts (hỗ trợ hủy hoại mô xương cũ để mở rộng không gian cho mô xương mới phát triển). Máu: Máu di chuyển chất dinh dưỡng và oxy cho các tế bào xương, giúp sản xuất các tế bào máu. Dựa vào cấu tạo và hình dạng xương, có các loại xương chính là: Xương dài: Trong xương dài có xương xốp, nan xương, sụn nối với những xương khác ở 2 đầu. Xương dài chỉ các phần xương tứ chi như cẳng tay, cánh tay, cẳng chân phù hợp với những động tác vận động. Xương ngắn và xương dẹt: Xương có dạng ống, cứng và nhiều nan xương và hốc xương nhỏ có chứa tủy đỏ. Xương ngắn chỉ các vị trí xương như cổ tay, cổ chân. Xương dẹt chỉ xương ở bả vai, vòm họng hay xương chậu có chức năng bảo vệ cơ thể. Xương vừng: Chỉ phần xương nằm ở những gân cơ và cấu tạo nhỏ, giúp giảm ma sát giữa xương và gân, tăng khả năng hoạt động cho màng xương. Xương bất định hình: Là phần xương có cấu trúc phức tạp, nó có hình dạng không cố định. Ở những vị trí khác nhau, hình dạng của xương bất định hình có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất. Cấu tạo của xương dài màng xươngThành phần hóa học của xươngXương được cấu tạo chủ yếu từ hai chất cơ bản là: Chất hữu cơ và chất vô cơ. Cụ thể: Chất hữu cơ (cốt giao): Chiếm khoảng 30% trọng lượng khô của xương, gồm có các thành phần chính là protein, mucopolysaccarid, lipid. Trong đó, các chất hữu cơ chiếm tỷ lệ cao nhất là collagen và phức hợp của protein. Chất vô cơ (khoáng chất): Chiếm khoảng 70% trọng lượng khô của xương, gồm có muối canxi, magie, silic, mangan, kẽm, đồng,... Tỷ lệ của các thành phần hóa học trong xương mỗi người là khác nhau. Chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác và các hiện tượng bệnh lý của người đó. Cơ thể càng non, các chất hữu cơ trong xương càng nhiều và ngược lại. Chính vì thế mà thường xương ở người trẻ mềm dẻo hơn, xương người già giòn và dễ gãy hơn. Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi: Ở xương dài màng xương có chức năng gì chúng tôi tổng hợp chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng có thể giúp bạn hiểu hơn về xương dài màng xương. Xem thêm:Đau Lưng Dưới Gần Mông Có Nguy Hiểm Không? Cách Điều TrịĐau khớp tay, đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?Đau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái lan xuống cánh tayNguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau bả vai phảiĐau khớp vai là bệnh gì? cách chữa đau khớp vai tại nhà
Đau khớp tay là bệnh lý gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người mắc. Sở dĩ vậy bởi mọi hoạt động trong cuộc sống của chúng ta đều phải dùng đến tay. Do đó, nếu thấy có hiện tượng đau nhức, cần tìm hiểu lý do cũng như cách để điều trị tốt nhất. 🟢 Đau khớp tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?Đau khớp tay là bệnh gì? Bệnh đau khớp tay là tình trạng đau, sưng vùng khớp tay, làm cho quá trình cử động trở nên khó khăn hơn. Để càng lâu, khớp tay có nguy cơ bị bào mòn, các sụn khớp bị tổn thương, ổ khớp có thể bị nhiễm trùng.Đau khớp tay thường xảy ra ở các vị trí và có tên gọi như sau: Đau khớp bàn tayĐau khớp khuỷu tay (tỷ lệ mắc cao nhất)Đau khớp ngón tay. Đau khớp tay có nhiều loại khác nhauKhi gặp tình trạng đau khớp ở bất kỳ vị trí nào nêu trên, không chỉ ảnh hưởng ở bàn tay mà có thể tác động lan lên cả cánh tay. Đa phần, mọi người cảm thấy khó khăn khi cử động do khó xoay, co duỗi, cứng khớp. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời khi phát hiện, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau: Gây biến dạng ngón tay: Các khớp ngón tay khi bị thoái hóa, tỷ lệ bị biến dạng rất cao. Thường các khớp sẽ bị hướng về phía ngón út do lệch xương trụ. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó khăn trong việc dùng lực. Biến dạng các khớp liên đốt ngón tay: Khi gập duỗi tay quá mức sẽ dẫn tới hiện tượng biến dạng khớp liên đốt ngón tay. Chèn ép dây thần kinh: Điều này có thể làm tê liệt bộ phận tay, mất khả năng cử động. Tình trạng đau khớp tay thường xảy ra ở đối tượng người cao tuổi, phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa không gặp ở các đối tượng khác. Thực tế, bất kỳ ai cũng đều có thể mắc căn bệnh này. 🟢 Nguyên nhân bị đau khớp tayBị đau khớp tay có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình có thể kể đến như: Tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu, những người trên 70 tuổi, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Thông thường, tuổi tác càng cao, xương càng dễ bị lão hóa gây mất cân bằng mật độ canxi. Từ đó, xương dễ bị bào mòn, xuất hiện tình trạng gai xương và viêm khớp. Chấn thương: Khi tay cử động liên tục, cường độ cao hoặc gặp tai nạn có thể dẫn đến chấn thương gây viêm khớp, gãy hoặc rạn xương. Do đó, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện. Tư thế ngồi, nằm sai: Tư thế nằm đè lên tay, ngồi chống tay dưới cằm, bẻ ngón tay,... đều khiến cho nguy cơ mắc bệnh đau khớp tay cao hơn. Di truyền: Một số bệnh về đau khớp có khả năng bị ảnh hưởng từ gen di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người từng bị bệnh về xương khớp, hãy nên cẩn trọng. Giới tính: Theo nghiên cứu, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh đau khớp tay, đau khớp khuỷu tay cao hơn so với nam giới. Đặc biệt, nữ giới khi mang thai, sau sinh rất dễ gặp hiện tượng này. Nguyên nhân chủ yếu do xương của nữ giới yếu hơn, khi thay đổi nội tiết tố hoặc lao động quá sức đều có thể gây tổn thương cho xương. Hội chứng ống cổ tay: Các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép khiến cho phần gân gấp bị sưng. Điều này làm dịch khớp tiết ra quanh dây thần kinh, gây sưng viêm, đau nhức. Nguyên nhân đau khớp tay có thể do hội chứng ống cổ tayNgoài những nguyên nhân nêu trên, đau khớp tay cũng có thể hình thành do nhiễm khuẩn hoặc các bệnh như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp. Mọi người cần quan sát phần tay bị viêm để phát hiện triệu chứng cũng như có các biện pháp điều trị phù hợp. 🟢 Bị đau khớp tay có triệu chứng như thế nào?Thực tế, nhiều người không biết chính xác mình có đang bị đau khớp tay. Bạn có thể nhận biết qua một số triệu chứng dưới đây: Đau nhức ở khớp tay: Hiện tượng đau nhức xảy ra phổ biến ở mọi mức độ của bệnh. Ban đầu, cơn đau có thể chỉ đau âm ỉ và tăng dần. Nếu bệnh nặng, người bệnh có thể bị đau dữ dội, thậm chí là đau đến mất ngủ. Sưng đỏ: Ở vị trí khớp, ngoài đau nhức có thể xuất hiện thêm hiện tượng sưng đỏ. Kèm theo đó, khi sờ vào vị trí sưng, người bệnh có thể cảm nhận được độ cứng và bị đau nhiều hơn. Cứng khớp: Các khớp khi bị đau sẽ dần cứng lại, gây cảm giác đau đớn và khó vận động. Phần cổ và cánh tay cũng gặp khó khăn khi xoay vòng, gập mở. Các ngón tay khó co duỗi, vị trí đầu ngón có cảm giác đau nhiều hơn. Kêu lạo xạo tại vị trí khớp: Khi cử động các khớp tay, người bệnh dễ dàng nghe được tiếng lạo xạo do các đầu xương va vào nhau, xuất phát từ việc khớp thiếu dịch bôi trơn. Nhìn chung, bệnh đau khớp tay có nhiều biểu hiện khác nhau. Ở mỗi tình trạng bệnh sẽ có diễn tiến khác. Ở một số trường hợp, nếu để viêm nặng có thể làm ảnh nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Đau khớp khuỷu tay là tình trạng đau điển hình🟢 Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì tốt nhất?Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Dưới đây là một số loại thuốc điển hình có tác dụng điều trị viêm khớp tay bạn đọc có thể tham khảo về tên thuốc, cách dùng của thuốc được khuyên dùng bởi các bác sĩ: 🔸 Thuốc Acetaminophen Đây là loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị đau khớp khuỷu tay cũng như các loại đau khớp khác. Thuốc này mọi người có thể dễ dàng mua ở ngoài các hiệu thuốc bởi không cần phải kê đơn từ bác sĩ. Công dụng: Acetaminophen hỗ trợ giảm đau, hạ sốt.Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, trong đó có đau khớp tay. Sử dụng điều trị đau mỏi vai gáy, đau răng, đau đầu. Cách sử dụng: Có hai liều sử dụng khác nhau đối với Acetaminophen: Dạng phóng thích nhanh: Uống 325mg/lần. Các lần uống cách nhanh 4 - 6 tiếng. Mỗi ngày uống tối đa 4g. Dạng phóng thích kéo dài: Uống 1300g/lần. Uống cách nhau 8 tiếng, mỗi ngày uống tối đa 3900g. Acetaminophen có tác dụng giảm đau chống viêm nhanh chóng🔸 Đau khớp tay uống thuốc gì? Ibuprofen cho tác dụng cao Ibuprofen là thuốc kháng viêm không chứa steroid. Thuốc hoạt động thông qua việc ngăn ngừa cơ thể sản xuất các chất tự nhiên có khả năng gây viêm, từ đó giúp giảm viêm và giảm đau. Công dụng: Có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt.Thích hợp sử dụng cho người bị đau khớp tay ở mức độ nhẹ và vừa. Điều trị tình trạng viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Giảm đau sau phẫu thuật. Cách sử dụng: Mỗi ngày uống tối đa 3,2g chia thành các liều nhỏ, mỗi liều uống cách nhau 4 - 6 tiếng. 🔸 Thuốc Codein điều trị đau khớp khuỷu tay Thuốc sử dụng cho những trường hợp bị đau khớp khuỷu tay mức độ trung bình. Codein nằm trong nhóm thuốc giảm đau có gây nghiện Opioid. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn. Công dụng: Thuốc có khả năng chuyển hóa thành morphin, hỗ trợ giảm đau tức thì. Đau nhức sau chấn thương, phẫu thuật có thể được giảm đau nhanh chóng khi dùng Codein. Những người bị bệnh lý về xương khớp đều có thể sử dụng. Cách sử dụng: Dùng từ 30mg - 60mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 - 6 tiếng. Liều dùng tối đa khoảng 240mg mỗi ngày. Codein có thể giảm đau tức thì sau uống🔸 Thuốc Diclofenac Nếu bạn băn khoăn đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì, không nên bỏ qua Diclofenac. Loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Công dụng: Ức chế hoạt tính của cyclooxygenase, giúp chống viêm hiệu quả. Giảm đau khớp khuỷu tay và hạ sốt nhanh chóng. Hỗ trợ điều trị thống kinh nguyên phát. Cách sử dụng: Uống 100 - 200mg mỗi ngày, uống vào lúc đói. Thuốc Diclofenac giúp điều trị đau khớp tay🔸 Thuốc Naproxen Đây là loại thuốc chống viêm được dùng để chữa bệnh đau khớp khuỷu tay cho những trường hợp bệnh nặng. Công dụng:Giảm đau, chống viêm cho trường hợp đau khớp tay từ nhẹ đến trung bình.Giảm đau đầu, giảm đau sau phẫu thuật.Cách sử dụng: Dùng 250 - 500mg mỗi ngày, chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi tối. Trên đây là toàn bộ thông tin về đau khớp tay. Nếu mọi người có bất kỳ triệu chứng nào cho thấy là bệnh đau khớp tay, hãy đến ngay các cơ sở thăm khám để xác định nguyên nhân và sử dụng thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được chủ quan bởi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như chúng tôi đã có đề cập phía trên. 👉 Có thể bạn quan tâm:Đau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái lan xuống cánh tayNguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau bả vai phảiĐau khớp vai là bệnh gì? cách chữa đau khớp vai tại nhàĐau vai gáy bên phải là bệnh gì? Đau vai gáy phải uống thuốc gì?Đau vai gáy bên trái là bệnh gì? cách chữa đau vai gáy bên trái
Bị đau bả vai trái thường gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người mắc. Vậy, cụ thể đây là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh do đâu? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 💠 Đau bả vai trái là bệnh gì? Đau bả vai trái hay còn gọi là đau khớp vai trái là tình trạng dây thần kinh cổ bị chèn ép, gây hiện tượng đau nhức. Các cơn đau thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu liên quan đến lạm dụng cơ bắp hoặc bị chấn thương. Tình trạng đau bả vai trái có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người cao tuổi, người làm việc văn phòng, lao động chân tay,... là những đối tượng chính dễ mắc bệnh này nhất.Đau bả vai trái là bệnh lý xương khớp điển hìnhĐau bả vai trái dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và triệt để có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, việc nhận biết triệu chứng và nguyên nhân hình thành bệnh là rất cần thiết. 💠 Nguyên nhân đau khớp vai tráiBệnh đau khớp vai trái có thể hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình dẫn tới hiện tượng đau bả vai trái bạn có thể tham khảo: Sai tư thế: Trong quá trình vận động hay ngồi làm việc sai tư thế, có thể khiến cho vùng vai gáy bị căng cứng, quá trình lưu thông máu bị gián đoạn. Từ đó, dây thần kinh bị tắc nghẽn, dẫn đến hiện tượng đau nhức vùng vai.Làm việc nặng quá sức: Những người phải mang vác, bưng bê vật nặng thường xuyên có thể làm cho dây chằng, cơ ở vùng bả vai, cổ, vai gáy bị tổn thương và xuất hiện tình trạng đau nhức khó chịu. Bị nhiễm lạnh: Cơ thể không được giữ ấm cũng có thể khiến cho hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, máu khó lưu thông. Lúc này, vùng cơ ở bả vai, cánh tay cũng sẽ bị co cứng, gây hiện tượng đau nhức lan xuống cả cánh tay. Các chấn thương: Chơi thể thao, tham gia giao thông, làm việc,... đều có nguy cơ bị tai nạn gây chấn thương bất cứ lúc nào. Điều này có thể khiến cho cơ và dây thần kinh ở vai bị ảnh hưởng và bị đau nhức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai tráiNgoài những nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai trái nêu trên, bạn đọc cũng có thể lưu tâm đến một số nguyên nhân khác như sau: Đau bả vai trái do bệnh lý: Các bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp,... cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến xương bả vai, gây đau nhức khó chịu. Đau tim: Đau tim khiến máu lưu thông đến tim bị gián đoạn. Do một số dây thần kinh phân nhánh đến tim thường đi qua vai và cánh tay nên khi bị đau tim, người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau nhức ở vai và tay trái. 💠 Triệu chứng đau bả vai trái điển hìnhTheo các chuyên gia về xương khớp, triệu chứng đau bả vai trái khá đa dạng, có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến có thể giúp người bệnh phát hiện bệnh: Vùng bả vai trái bị đau âm ỉ hoặc dai dẳng. Cơn đau tăng dần khi vận động, đau hơn vào thời điểm chiều tối và sáng sớm vừa ngủ dậy. Lực ở vai và tay yếu dần, khó nâng được vật nặng Đau bả vai trái sau lưng hoặc lan xuống cánh tay, hạn chế vận động. Đau bả vai trái khó thở, hơi thở trở nên nặng nề hơn mỗi khi đau nhức. Hoạt động nhấc tay, gập - duỗi tay trái cũng trở nên khó khăn hơn.Vùng bả vai trái có dấu hiệu bị sưng đỏ, nóng rát hơn các vùng da khác. Một số trường hợp có thể bị sốt, mất ngủ, chán ăn. Nếu bất kỳ lúc nào cảm thấy có hiện tượng đau nhức ở vùng bả vai trái, bạn nên đến các cơ sở y tế để tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Việc phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế được tình trạng đau nhức cũng như ngăn chặn bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu hơn. Đau vai trái có nhiều dấu hiệu khác nhau mọi người cần chú ý💠 TOP 5 cách chữa đau bả vai trái cho hiệu quả caoHiện nay, chưa có bất kỳ giải pháp nào có thể chữa được triệt để tình trạng đau khớp vai trái. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp khác nhau hỗ trợ giảm cơn đau và ngăn chặn tiến triển của bệnh hiệu quả. Tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà người bệnh có thể áp dụng các cách chữa đau bả vai trái khác nhau. Dưới đây là một số cách phổ biến nhất:🔹 Chườm nóng hoặc chườm lại chữa đau bả vai trái Khi bị đau khớp vai trái, bạn có thể áp dụng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh đều có tác dụng giảm cơn đau hiệu quả: Chườm lạnh: sử dụng đá sạch, bọc vào một lớp vải mỏng và chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tê dây thần kinh, chấm dứt cảm giác đau nhức. Chườm nóng: Bạn có thể chuẩn bị một túi chườm ấm, chai nước ấm hoặc khăn nóng và chườm trực tiếp lên vùng bị đau. Nhiệt độ ấm giúp kích thích lưu thông máu, thư giãn cơ co thắt và làm dịu cơn đau vùng vai trái. Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau nhức hiệu quảLưu ý rằng khi chườm nóng hoặc chườm lạnh đều không nên dùng nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng và không nên chườm trực tiếp lên vùng đau. Điều này có thể gây hiện tượng bỏng nóng hoặc bỏng lạnh. Mỗi lần chườm không nên chườm quá 20 phút. 🔹 Áp dụng bài tập giãn cơ Các bài tập kéo giãn cơ tại nhà có tác dụng giảm đau khớp vai trái khá hiệu quả. Đây cũng là bài tập được nhiều bác sĩ, chuyên gia khuyến khích người bệnh nên thực hiện. Bạn có thể thực hiện động tác xoay cổ từ trái sang phải và ngược lại, uốn cong, kéo dãn cổ để các cơ được giãn ra, máu lưu thông tốt hơn sẽ giúp ngăn chặn cơn đau kéo dài. 🔹 Chữa đau bả vai trái bằng vật lý trị liệu Đây là cách chữa đau bả vai trái bằng Y học cổ truyền. Vật lý trị liệu bao gồm châm cứu và bấm huyệt. Tại vùng vai trái bị đau, châm cứu đúng các mạch máu có thể kích thích quá trình lưu thông máu diễn ra đều đặn hơn, không bị gián đoạn. Từ đó, giúp giảm đau hiệu quả. Sau khi châm cứu, bạn có thể kết hợp với bấm huyệt, massage. Khi xác định đúng các huyệt, kéo giãn mô mềm xung quanh khớp có thể giúp tác động sâu vào hệ thần kinh, giảm đau nhanh chóng.Vật lý trị liệu trị đau khớp vai trái cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm và kiến thức, tuyệt đối không được tự thực hiện tại nhà. Hiện nay, có nhiều đơn vị phòng khám và chẩn trị Y học cổ truyền có cung cấp dịch vụ này, bạn có thể đến đó để được hỗ trợ thực hiện tốt nhất. Vật lý trị liệu tác động đúng huyệt mạch, giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm đau nhanh chóng🔹 Dùng thuốc chữa đau bả vai trái Các thuốc trị đau vai gáy nói chung và bả vai trái nói riêng đều có nhiều hoạt chất giúp giảm đau, giãn cơ, kháng viêm. Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định và kê đơn gồm: Thuốc giảm đau: Gồm các loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen giúp giảm đau tình trạng đau bả vai trái lan xuống cánh tay. Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen, naproxen,... là những loại thuốc được dùng nhiều, có tác dụng giảm đau, chống viêm, phòng ngừa các bệnh viêm khớp. Thuốc giãn cơ: Các loại thuốc như cyclobenzaprine, tizanidine, baclofen,... giúp hạn chế căng cơ, cơ thắt xung quanh khớp vai. Khi dùng thuốc Tây điều trị đau bả vai trái, người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều. Đặc biệt, nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và nhận chỉ định từ bác sĩ. Việc tự ý mua thuốc ngoài hiệu thuốc sử dụng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. 🔹 Phẫu thuật giúp chấm dứt tình trạng đau khớp vai trái Cách chữa đau bả vai trái này thường được chỉ định khi các biện pháp điều trị nêu trên không mang lại hiệu quả và bệnh đã tiến triển nặng. Việc phẫu thuật cần thời gian phục hồi lâu hơn nhưng đổi lại cho hiệu quả điều trị tốt hơn, phòng ngừa bệnh tái phát trở lại hiệu quả. Kết luận: Với những thông tin về đau bả vai trái nêu trên, chúng tôi hy vọng có thể giúp quý vị hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như biết cách điều trị phù hợp. Bệnh dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không có biện pháp can thiệp, xử lý. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan.👉 Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa đau bả vai phảiĐau khớp vai là bệnh gì? cách chữa đau khớp vai tại nhàĐau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm khôngĐau vai gáy bên phải là bệnh gì? Đau vai gáy phải uống thuốc gì?Đau vai gáy bên trái là bệnh gì? cách chữa đau vai gáy bên trái
Đau bả vai phải là hiện tượng xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc xác định được nguyên nhân và triệu chứng bệnh sẽ giúp quá trình điều trị diễn ra thuận tiện và chính xác, nâng cao hiệu quả tốt hơn.Nguyên nhân dẫn đến đau khớp vai phảiKhớp bả vai là một trong những khớp phải hoạt động với tần suất lớn, giúp cơ thể nói chung và bàn tay nói riêng thực hiện trơn tru các hoạt động nâng - hạ, cầm - nắm,... Khi khớp này bị chấn thương có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Viêm khớp bả vai Khớp bả vai khi bị viêm nhiễm, người bệnh thường phải chịu đựng những cơn đau dữ dội. Cảm giác đau nhức không chỉ xuất hiện ở bả vai mà thường đau bả vai phải lan xuống cánh tay, sang gáy, đầu,... gây cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu khi bị viêm khớp bả vai người bệnh không điều chỉnh lại các hoạt động nhẹ nhàng có thể khiến bệnh tình trở nặng hơn. Các cơn đau khớp vai phải diễn ra dai dẳng và gây khó khăn khi thực hiện các động tác gập tay, vòng tay,...Viêm khớp bả vai dẫn đến đau khớp vai phảiTrật khớp vaiTrật khớp vai có thể bị từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên chủ yếu là do chấn thương khi lao động, chơi thể thao. Khi bị trật vai, cơn đau khớp vai phải cũng sẽ kéo đến một cách dữ dội. Thường vai sẽ có hiện tượng sưng tấy, lan xuống cánh tay. Thậm chí, vùng khớp ở vai này có thể bị biến dạng. Lao động quá sứcHoạt động và vận động dùng lực tay, vai quá sức cũng có thể dẫn đến những chấn thương vùng vai gây đau nhức. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến trật khớp vai, gãy xương bả vai, rách sụn,... Thoái hóa sụn khớp vai Thông thường, tuổi càng cao, sụn và xương càng dễ bị bào mòn, thoái hóa dẫn đến mỏng, yếu dần. Khi bị đau bả vai phải do thoái hóa sụn khớp, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, sưng tấy và khó khăn trong việc vận động. KHi nâng tay lên hoặc hạ xuống, gập - duỗi có thể phát ra cả tiếng kêu lạo xạo.Thoái hóa sụn có thể gây đau bả vai phảiĐau dây thần kinh vai gáyDây thần kinh đau có thể khiến cho vùng cổ, vai, gáy mỏi và tê, thậm chí nặng có thể ảnh hưởng đến cả cánh tay. Đau khớp vai phải do nguyên nhân này thường mang lại cảm giác vô cùng khó chịu bởi các biểu hiện không quá rõ ràng và không phát hiện được chính xác cơn đau nằm tại vị trí chính xác nào. Do bệnh lý dẫn tới đau khớp vai phải Ngoài những yếu tố nêu trên, khi người bệnh có bệnh lý trong người cũng có thể gặp phải tình trạng đau khớp vai phải. Dưới đây là một số bệnh gây đau khớp vai phổ biến: Các hội chứng viêm co rút khớp vai, viêm khớp vaiBệnh đau vai gáy cổLoãng xươngViêm gân chóp xoay quanh khớp vaiCác bệnh lý về tim mạch như nhồi máu cơ tim,...Ung thư phổiCác bệnh lý khác về xương có thể gây đau bả vaiĐể xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đau bả vai phải, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán. Qua đó, các bác sĩ mới có thể lên phác đồ điều trị phù hợp. Triệu chứng đau bả vai phải bạn cần biết Bị đau bả vai phải dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, việc nắm bắt các triệu chứng để xác định bệnh, có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời là rất quan trọng. Các chuyên gia chỉ ra một số triệu chứng điển hình của bệnh mọi người bệnh thường gặp dưới đây: Đau bả vai phải mức độ nhẹ: Lúc này, các triệu chứng xuất hiện không quá rõ ràng, thường chỉ đau âm ỉ và ngắt quãng. Buổi sáng ngủ dậy là lúc dễ bị đau nhất. Kèm theo đó, người bệnh có thể cảm thấy bị cứng khớp, tay và vai khó cử động hơn kèm theo cả mỏi vai gáy, nhức lưng,... Đau khớp vai phải mức độ nặng: Cơn đau xuất hiện với tần suất dày hơn, đau bả vai lan xuống cánh tay và toàn bộ cơ thể. Nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng như biến dạng khớp bả vai, teo cơ,..Triệu chứng bệnh đau bả vai phảiNgoài ra, bệnh lý này còn kèm theo một số dấu hiệu khác: Đau bả vai phải sau lưngĐau bả vai phải khó thởĐau đi kèm với cảm giác tê nhức, ngứa ranKhớp bả vai bị sưng tấy, nóng đỏĐau khớp vai kèm hiện tượng khó thở, tức ngực, chóng mặt. Khớp vai phát ra tiếng kêu lục khục, lạo xạo khi vận động. Một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ do khớp bị nhiễm khuẩn. Cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy. Người bệnh nhanh chóng phát hiện các triệu chứng của bệnh từ sớm có thể giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng và ngăn chặn tiến triển bệnh tốt hơn. Gợi ý cách chữa đau bả vai phải đơn giản, cho hiệu quả caoBị đau bả vai phải hiện nay chưa có cách chữa dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh bỏ qua việc điều trị. Khi áp dụng các biện pháp điều trị có thể giúp cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số cách chữa đau bả vai phải dưới đây: Áp dụng một số mẹo: Chườm nóng, chườm lạnh, xoa bóp, massage,... là một số cách chữa đau bả vai phải tại nhà tương đối đơn giản và cho hiệu quả giảm đau cao. Dùng thuốc Tây: Các loại thuốc giảm đau, chống viêm như Paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... có tác dụng giảm đau nhanh chóng. TUy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài dễ gặp tác dụng phụ. Do đó, thuốc Tây cần được dùng theo chỉ định bác sĩ và nói không với việc lạm dụng thuốc. Sử dụng thuốc nam: Các bài thuốc nam có tác dụng giảm đau nhức bả vai hiệu quả và khá dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí. Một số thảo dược có tác dụng giảm đau bả vai phải có thể kể đến như cỏ xước, cà gai leo, hy thiêm, cây trinh nữ, ngải cứu,... Vật lý trị liệu: Đây là giải pháp của Y học cổ truyền, thông qua châm cứu, bấm huyệt giúp máu lưu thông có thể làm giảm cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng các biện pháp khác như sóng ngắn, chiếu tia hồng ngoại, tập các bài tập vận động tại nhà,... Phẫu thuật: Nếu trong trường hợp bị đau bả vai phải nặng, gân cơ bị đứt rách, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để nối gân cơ. Giải pháp này tiêu tốn nhiều chi phí và cần thời gian để phục hồi về sau này. Bổ sung thêm thực phẩm chức năng: Hiện trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe hệ xương khớp hiệu quả. Người bệnh có thể tham khảo sử dụng, vừa an toàn với sức khỏe vừa hỗ trợ cải thiện phần nào triệu chứng bệnh và phòng bệnh xuất hiện. Có nhiều cách chữa đau bả vai phải khác nhauNgoài ra, khi bị đau bả vai phải, ngoài áp dụng các cách chữa nêu trên, người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề dưới đây để hạn chế tình trạng bệnh trở nặng: Hạn chế vặn cổ bởi hành động này có thể kích thích đĩa đệm thoát vị ra bên ngoài. Từ đó, có thể khiến bệnh trở nặng hơn. Kết hợp với các bài tập thể dục thể thao, vận động phù hợp để cải thiện triệu chứng đau nhức. Ví dụ như tập dưỡng sinh, tập yoga, đi bộ,... Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các loại thực phẩm có chứa vitamin A, B, C, canxi,... Tạo thói quen chăm sóc sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể. Đau bả vai phải là một bệnh lý đặc biệt cần lưu ý, nó cảnh báo dấu hiệu của những bệnh về xương khớp nguy hiểm. Trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể chỉ cần chăm sóc tại nhà, cơn đau sẽ dần biến mất và phục hồi trở lại. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chuyên gia lên phác đồ điều trị phù hợp. Biến chứng của bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nếu bạn chủ quan. 👉 Có thể bạn quan tâm: Đau khớp vai là bệnh gì? cách chữa đau khớp vai tại nhàĐau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?Đau vai gáy bên trái là bệnh gì? cách chữa đau vai gáy bên tráiĐau vai gáy bên phải là bệnh gì? Đau vai gáy phải uống thuốc gì?Đau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không
Đau khớp vai là một dạng tổn thương cấu trúc phần mềm quanh khớp. Tình trạng này dẫn đến nhiều hệ lụy đối với sức khỏe cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Vậy cụ thể căn bệnh này là như thế nào, hình thành do yếu tố nào và cách chữa ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của chúng tôi. 🟢 Đau khớp vai là gì? Có nguy hiểm không?Khớp vai là bộ phận được hình thành bởi nhiều khớp nhỏ, có liên quan đến rễ thần kinh của cột sống cổ và phần cột sống lưng trên. Nó có nhiệm vụ giúp cánh tay, bàn tay có thể vận động được một cách thoải mái. Khi có tổn thương ở vùng đốt sống cổ, lồng ngực hoặc sống lưng, vùng vai sẽ gây nên hiện tượng đau khớp vai hay còn gọi là đau bả vai. Lúc này, cánh tay sẽ bị đau nhức và khó vận động trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Bệnh đau khớp vai có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, dưới đây là một số đối tượng chính dễ mắc bệnh cao hơn được các chuyên gia liệt kê: Người lao động chân tay, khuân vác nặng thường xuyên. Người cao tuổi, xương khớp có dấu hiệu lão hóaNữ giới, phụ nữ đang mang thaiNhững người lười vận độngNgười chơi thể thao chuyên nghiệpĐau khớp vai có thể xảy ra ở bất kỳ aiNếu tình trạng đau bả vai diễn ra dài, thường xuyên và không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày. Cụ thể:Người bệnh không thể sinh hoạt, vận động như bình thường do cơn đau ở vùng bả vai kéo dài.Khi khớp vai bị đau viêm, nếu không chữa đúng cách hoặc không can thiệp có thể dẫn đến tràn dịch khớp, phá hỏng cấu trúc khớp. Từ đó, các khớp ở vùng vai sẽ bị biến dạng. Nếu bệnh không được chữa trị và bị tổn thương nặng, chức năng của khớp vai dần suy giảm có thể dẫn đến hiện tượng bại liệt, tàn phế và không thể phục hồi. Nhìn chung, bệnh đau khớp vai dù không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều bất tiện và hệ lụy nguy hiểm. Do đó, mọi người nên tìm hiểu về bệnh, sớm nhận biết và xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp can thiệp điều trị phù hợp. 🟢 Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau bả vai Bệnh đau khớp vai có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường là do tác động bên ngoài và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể:🔸 Yếu tố bên ngoàiCác cơn đau nhức vùng bả vai có thể xảy ra do hiện tượng tổn thương xương khớp vai và phần mềm xung quanh vai. Các tác nhân chính thường là:Chấn thương khi lao động, học tập, tham gia giao thôngĐau khớp vai do tập thể hình do vận động mạnhVùng bả vai phải hoạt động liên tục, quá sức, sai tư thếNằm sai tư thế cũng dẫn đến đau khớp vaiCác sự cố như rách bao khớp, dây chằng, gây cơ chóp xoay,...Chấn thương có thể dẫn đến đau bả vai🔸 Yếu tố bệnh lý Đau khớp vai xuất hiện có thể do các biến chứng của các bệnh về xương khớp gây ra. Nếu bị do yếu tố này thường các triệu chứng của bệnh sẽ nặng hơn, rõ rệt hơn và khó điều trị hơn. Một số bệnh lý gây ra đau khớp vai có thể kể đến như: Thoái hóa khớp vai: Sụn khớp ở bả vai bị bào mòn, các đầu xương bị lộ ra dần hình thành ổ viêm và gây đau đớn. Thường bị thoái hóa khớp thường do tuổi tác, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh này càng lớn.Viêm quanh khớp vai: Phần mềm bao quanh khớp (gân cơ, bao khớp,...) bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng viêm, đau nhức. Vôi hóa khớp vai: xảy ra do hiện tượng lắng đọng canxi tại các mô sụn, khiến cho khớp bị cứng lại. Khi vận động, các chồi gai, chồi xương do canxi lắng sẽ tác động vào dây thần kinh vai gây cảm giác đau đớn cho bệnh nhân. 🟢 Dấu hiệu nhận biết bệnh đau khớp vai Triệu chứng đau bả vai tương đối đa dạng, đôi khi không rõ rệt ở giai đoạn đầu nên khiến nhiều người không thể nhận biết. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình được các chuyên gia đưa ra: Khớp vai bị đau sâu, cơn đau thường từ âm ỉ đến dai dẳng. Chức năng cử động và vận động ở vai bị suy giảm.Cánh tay bị yếu vì đau bả vai lan xuống cánh tay.Đôi khi có cảm giác châm chích, ngứa ran và đau rát.Vị trí đau khớp vai có thể sưng nóng, sờ vào hơi mềm. Đôi khi vai phát ra tiếng kêu răng rắc, khó khăn trong việc nâng vai lên. …Đau khớp vai gây khó chịu cho người bệnhDù là triệu chứng nặng hay nhẹ, các chuyên gia khuyến cáo nếu mọi người gặp bất kỳ một trong những dấu hiệu nào kể trên đều nên đến các cơ sở thăm khám và chẩn đoán. Bệnh phát hiện càng sớm và can thiệp kịp thời sẽ hạn chế được tối đa các biến chứng xảy ra. 🟢 Gợi ý cách chữa đau khớp vai tại nhà đơn giản, hiệu quả caoMặc dù cho tới nay, bệnh đau khớp vai chưa có giải pháp điều trị được dứt điểm nhưng mọi người có thể áp dụng nhiều cách chữa đau khớp vai tại nhà để giảm cơn đau hiệu quả, an toàn. Dưới đây là một số mẹo chữa đau khớp vai bệnh nhân có thể tham khảo:Chườm đá lạnh: Khi cơn đau mới bắt đầu khởi phát, dùng đá lạnh chườm lên vùng bị đau. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp các dây thần kinh bị tê, giảm cảm giác đau nhức và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý khi áp dụng biện pháp này không được chườm đá trực tiếp lên vùng đau vì có thể gây bỏng lạnh. Chườm đá lạnh giúp làm tê dây thần kinh cảm giác, giảm đau hiệu quảChườm lá ngải cứu: Dùng lá ngải cứu rang nóng lên cùng muối, cho vào túi vải mỏng và chườm lên vùng đau khớp vai. Nhiệt độ nóng kết hợp với dược tính trong lá ngải có thể giúp cho khí huyết dễ dàng lưu thông, giảm hiện tượng co cứng và giảm viêm đau nhanh chóng.Đắp cây xương rồng: Lấy nhánh xương rồng về nướng chín, để nguội bớt và đắp lên vùng vai bị đau trong khoảng 15 phút. Kiên trì thực hiện khoảng 3 - 5 ngày bạn có thể cảm nhận được rõ rệt cơn đau được đẩy lùi. Ngoài những cách chữa đau khớp vai tại nhà nêu trên, bệnh nhân có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe xương khớp. Hoặc cũng có thể đi thăm khám và sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa nếu bệnh tình trở nặng để có thể ngăn chặn tiến triển của bệnh tốt hơn.Đồng thời, mọi người khi bị đau bả vai cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, khoa học. Điều này giúp cho sức khỏe xương khớp được duy trì, hạn chế tối đa trường hợp thoái hóa, vôi hóa,... Bên trên là những thông tin về bệnh đau khớp vai cũng như các mẹo chữa đau khớp vai tại nhà. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ về bệnh cũng như lựa chọn cho mình được phương pháp điều trị tốt nhất.👉 Xem thêm:Đau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?Đau vai gáy bên trái là bệnh gì? cách chữa đau vai gáy bên tráiĐau vai gáy bên phải là bệnh gì? Đau vai gáy phải uống thuốc gì?Đau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm khôngĐau Khớp Ngón Tay là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh đau vai gáy là một trong những căn bệnh xương khớp điển hình, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Việc hiểu đúng về bệnh cũng như có giải pháp điều trị kịp thời là rất cần thiết. 🟢 Đau vai gáy là bệnh gì?Đau vai gáy là gì? Bệnh đau vai gáy hay còn gọi là đau vai cổ, đây là một triệu chứng bệnh xương khớp phổ biến và có thể gặp ở bất cứ ai, kể cả là người trẻ. Các cơn đau mỏi vai gáy có thể nặng hoặc nhẹ nhưng nhìn chung đều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc thường ngày. Thực tế cho thấy, khi bệnh mới khởi phát, khi triệu chứng bệnh chưa nặng, mọi người thường hay chủ quan không thăm khám và điều trị ngay từ sớm. Bệnh đau vai gáy là gì?Thông thường, dựa theo thời gian diễn ra bệnh, đau vai gáy được chia thành 2 cấp độ: Đau vai gáy cấp tính: Thường xuất hiện do chấn thương cơ, dây chằng ở vùng cổ hoặc ngủ không đúng tư thế, làm các cơ bị giãn quá nhanh. Đau vai gáy mạn tính: Tình trạng đau nhức diễn ra thường xuyên, không có biện pháp hỗ trợ khắc phục kịp thời. Từ đó, có thể khiến bệnh tiến triển xấu sang mãn tính, đau lan sang các vùng khác như gáy, cánh tay,...🟢 Nguyên nhân gây ra bệnh đau vai gáyĐau vai gáy có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu thường do chấn thương, áp lực tác động lên khu vực vai gáy. Cụ thể: 🔸 Tư thế xấu Khi nằm ngủ hoặc ngồi không đúng tư thế, để cổ sai vị trí trong thời gian dài sẽ khiến cho áp lực tăng cao, căng thẳng lên các gân và cơ ở cổ. Từ đó, gây ra hiện tượng đau vai gáy và tăng nguy cơ bị thoái hóa đốt sống cổ. Các tư thế có thể gây đau vai gáy, đau vai cổ là: Ngủ trên gối quá caoCó thói quen nghiến răng vào ban đêmNgồi trước máy tính và điện thoại quá lâu Đột ngột chuyển động cổ khi vận động nặng. 🔸 Chấn thương ở mô mềm Các mô mềm thường bao gồm cơ, gân và dây chằng… Các mô này khi bị chấn thương có thể bị chèn ép, dẫn tới các cơn đau ở vai gáy với nhiều biểu hiện khác nhau: Cứng cổ hoặc cứng vùng vai gáyĐau đầuCo thắt cơ bắpĐau vai gáy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau🔸 Chấn thương cơ chóp xoayCơ chóp xoay là nhóm gồm 4 gân để giữ cánh tay trên kết nối với vùng xương bả vai. KHi có chấn thương, tổn thương đều có thể khiến cho tình trạng đau vai gáy xuất hiện. Thường đau do nguyên nhân này các cơn đau rất dữ dội và đau vai gáy lan xuống vùng cánh tay. 🔸 Thoái hóa đốt sống cổ Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng hao mòn tự nhiên cấu trúc ở đốt sống cổ, gồm có đĩa đệm, sụn và các xương đốt sống. Tình trạng này xảy ra phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến người cao tuổi. Các đĩa đệm khi bị thoái hóa sẽ cứng hơn, làm tăng ma sát giữa các đốt sống, kích hoạt lớp niêm mạc khớp, dẫn tới hiện tượng đau mỏi vai gáy, đau vai cổ và nhiều bệnh viêm khớp khác.Ngoài những nguyên nhân nêu trên, bệnh đau vai gáy còn có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố khác như: Chấn thương cổ do chuyển động đột ngột Các dây thần kinh bị chèn ép Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Chấn thương đám rối ở cánh tayViệc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh đau vai gáy đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng giải pháp điều trị. 🟢 Triệu chứng điển hình giúp phát hiện bệnh Đau vai gáy là gì? Người bệnh có thể đánh giá và nhận định mình bị đau vai gáy hay không qua những triệu chứng phổ biến dưới đây: Đau nhức: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ tổn thương của xương khớp. Thông thường, đau nhất ở vùng cổ khiến người bệnh bị hạn chế phạm vi chuyển động của vai. Mất sức mạnh: Chấn thương và các cơn đau khiến cho sức mạnh ở cánh tay và vai bị suy giảm.Tê hoặc mất cảm giác: Khi các dây thần kinh bị chèn ép sẽ khiến cho cơ thể bị bầm tím, tê, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở vùng cánh tay, bàn tay. Sưng đau: Các chấn thương do trật khớp, viêm khớp thường khiến vai gáy hoặc cả cánh tay bị sưng đau, khó chịu. Màu sắc da bị thay đổi: Da chuyển sang xanh hoặc trắng do động mạch hoặc tĩnh mạch bị tổn thương. Nếu người bệnh phát hiện một trong những triệu chứng nêu trên, nên đến ngay các cơ sở thăm khám để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh biến chứng xuất hiện. 🟢 Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không?Bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra khi gặp bệnh. Thực tế, căn bệnh này không gây nguy hại đến tính mạng nhưng lại có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tê liệt vùng cánh tay, vai cổ…Thường bệnh đau vai cổ xuất hiện do các nguyên nhân liên quan đến thói quen xấu chỉ làm phát sinh cơn đau ở mức độ nhẹ và không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các cơn đau có thể giảm nhanh sau khi loại trừ được các yếu tố nguy cơ và có sử dụng thuốc điều trị. Nhiều biến chứng có thể xuất hiện do đau vai gáyNếu bệnh đau vai gáy xuất phát do nguyên nhân bệnh lý về xương khớp, nếu không can thiệp kịp thời có thể khiến nhiều biến chứng xuất hiện: Mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trungThiếu máu lên não, rối loạn tiền đìnhRễ thần kinh và tủy sống vùng cổ bị chèn ép. Các đám rối dây thần kinh cánh tay bị tổn thươngTeo cơBại liệt, tàn phế,... 🟢 Giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quảKhi đã tìm hiểu xong đau vai gáy là gì, bệnh đau vai gáy có nguy hiểm không, hãy cùng đi tìm giải pháp điều trị căn bệnh này. Dựa trên mức độ nặng, nhẹ mà các giải pháp điều trị bệnh đau vai gáy sẽ được đưa ra sao cho phù hợp nhất. Cụ thể: 🔸 Đau vai gáy ở mức độ nhẹ Nếu phát hiện bệnh khi các triệu chứng còn nhẹ nhàng, không đáng kể, bạn có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà như sau: Vận động xoay cổ nhẹ nhàngChườm ấm vùng đau mỏi vai cổ để làm giảm cơn đau nhức tức thờiHạn chế ngồi trước quạt, dùng điều hòa nhiệt độ thấp hoặc tắm đêm vì có thể khiến cho các cơ bị co cứng, gây đau nhiều hơn. Xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy mỗi ngày khoảng 10 - 15 phút giúp giảm đau hiệu quả bằng cách tăng lưu thông máu, thư giãn cơ. 🔸 Đau vai gáy ở mức độ vừaNếu áp dụng các biện pháp nêu trên mà cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân có thể thử các loại thuốc điều trị như:Thuốc giảm đau, chống viêm (thuốc paracetamol, NSAIDs…)THuốc giãn cơ (Decontractyl, Eperisone và Tolperisone…)Miếng dán, thuốc bôi làm giảm cơn đau Vitamin nhóm B (B1, B6, B12…) Sử dụng thực phẩm chức năng (Viên xương khớp Khương Thảo Đan,...) Thực phẩm chức năng Khương Thảo Đan hỗ trợ làm giảm cơn đau vai gáyCác thuốc kể trên có tác dụng làm giảm cơn đau tạm thời và kiểm soát các triệu chứng. Chúng có thể cho hiệu quả nhanh chóng nhưng lại dễ tái phát và thường gây tác dụng phụ nếu người bệnh lạm dụng. Do đó, dùng thuốc này chỉ nên dùng thời gian ngắn và có chỉ định của bác sĩ. 🔸 Bệnh đau vai gáy mức độ nặng Nếu bệnh đau vai gáy không thuyên giảm và trở nặng, người bệnh cần nghiên cứu sử dụng đến các biện pháp mạnh hơn; Châm cứu, bấm huyệtSử dụng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như Lidocain, Novocain,...Phẫu thuậtTrị liệu chữa đau vai gáy hiệu quảNhìn chung, bệnh đau vai gáy gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh. Do đó, mỗi người cần nâng cao cảnh giác và có biện pháp phòng ngừa phù hợp bằng cách:Ngồi và ngủ đúng tư thế như ngồi thẳng, không cúi gập cổ quá lâu, không nằm gối cao,... Hạn chế chấn thương Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho xương khớpTập luyện thể dục thể thao đều đặn Trên đây là những thông tin giải đáp về bệnh đau vai gáy, đau vai cổ. Hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu đúng hơn về bệnh cũng như nắm được các giải pháp hỗ trợ điều trị, cắt giảm cơn đau hiệu quả. Xem thêm:Đau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?Đau Khớp Ngón Tay là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!Đau Lưng Trên Là Gì? Nguyên Nhân Gây Đau Và Cách Điều Trị, Phòng NgừaTổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiết
Đau khớp háng là căn bệnh xương khớp xảy ra khá phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau. Căn bệnh này không chỉ mang lại cảm giác đau nhức khó chịu mà còn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như cuộc sống thường nhật. Vậy đau khớp háng là bệnh gì và cách giải quyết tình trạng này như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 🔵 Cấu tạo của khớp hángKhớp háng có hình chỏm cầu, nằm ở giữa xương chậu và xương đùi. Đây là khớp sâu, có sự cử động và chắc chắn nhất ở trong cơ thể người bởi có cấu trúc đặc biệt về giải phẫu học. Khớp háng gồm có: Chỏm xương đùi hình cầu: Có hướng lên trên và đi vào trong, ở gần đỉnh có hõm để dây chằng chỏm đùi bám vào. Ổ chảo sụn: Có viền giống như viền khớp vai, sụn viền làm cho ổ chảo sâu hơn và hỗ trợ khớp háng chắc chắn, vững trãi hơn. Hệ thống dây chằng trong và ngoài bao khớpCác cơ của khớp háng sẽ được chia thành 3 nhóm theo chức năng: gập - duỗi, dang - áp và xoay tròn - xoay khớp háng. Qua đó, khớp này có chức năng làm trụ đỡ cho toàn bộ phần trên của cơ thể cùng với khớp gối và khớp đùi, giúp cơ thể người trụ vững khi đi lại, chạy nhảy. Khớp háng là trụ đỡ cho phần cơ thể phía trên🔵 Đau khớp háng là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biếtKhớp háng bị đau sụn khớp có dấu hiệu bị bào mòn, làm tổn thương nghiêm trọng đến vị trí chỏm xương đùi. Triệu chứng của bệnh đau khớp háng sẽ khác nhau ở từng giai đoạn: Giai đoạn khởi phát: Cơn đau xuất hiện thoáng qua và biến mất, thường người bệnh chỉ cảm thấy đau khi vận động quá sức. Cơn đau sẽ tăng dần khi đứng lâu, thường đau ở các vị trí như bẹn, lan xuống đùi, có cảm giác tê mỏi và khó co duỗi. Giai đoạn nặng: Đau khớp háng nặng là khi bạn không vận động như vẫn có cảm giác đau. Cơ khớp háng thường xuyên bị cứng, các động tác như lên xuống cầu thang, ngồi xuống đều trở nên khó khăn. Nếu để lâu không có biện pháp can thiệp, về lâu dài khớp háng có thể bị teo nhỏ, thậm chí là liệt hoàn toàn. Đau khớp háng ở mỗi người mỗi khác, có người bị đau khớp háng bên phải, có người bị đau khớp háng bên trái. Hoặc cũng có trường hợp bị đau ở cả hai bên. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có nguy cơ khiến người bệnh bị bại liệt. Do đó, trong trường hợp cảm thấy đau nhức tại khu vực này, mọi người cần tiến hành thăm khám để chẩn đoán bệnh và có phương án điều trị phù hợp.🔵 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau khớp hángBị đau khớp háng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chính được các chuyên gia về xương khớp chỉ ra: 🔸 Đau khớp háng không do bệnh lýỞ nguyên nhân không do bệnh lý, người bị đau khớp háng thường xuất phát từ các chấn thương cơ học. Chấn thương khiến cho cơ khớp háng, dây chằng hoặc gân ở khu vực lân cận bị tổn thương. thông thường, các bệnh nhân đau khớp háng bị do nguyên nhân chấn thương chủ yếu là các vận động viên thể thao. Điển hình nhất là vận động viên của các bộ môn như bóng bầu dục, bóng đá, khúc côn cầu. 🔸 Nguyên nhân do bệnh lý Những người đau khớp háng do bệnh lý thường có mức độ bệnh nghiêm trọng hơn, quá trình điều trị khó khăn hơn so với nguyên nhân không có bệnh lý. Những bệnh dễ khiến người bệnh bị đau khớp háng thường là:Thoái hóa khớp hángViêm khớp dạng thấp Bệnh lý khớp háng ở trẻ nhỏ Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi Thoát vị bẹnCác nguyên nhân khác: Viêm ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, dây thần kinh bị chèn ép, gãy nứt xương ở gần háng,... Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau khớp hángViệc xác định đúng nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng rất quan trọng. Chỉ ra được yếu tố gây bệnh sẽ giúp các bác sĩ chuyên khoa lên đúng phác đồ điều trị, cắt đứt được căn nguyên để chữa khỏi bệnh hiệu quả, bền vững hơn. 🔵 Bị đau khớp háng phải làm sao?Như đã nói ở trên, bệnh đau khớp háng nếu không chữa trị có thể khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu, nặng nhất là bại liệt. Vì vậy, dù ở giai đoạn nào, khi phát hiện mình bị đau khớp háng, người bệnh cũng nên tìm cách để chữa trị. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến: 🔸 Chữa đau khớp háng tại nhà bằng mẹo dân gianNgười Việt có rất nhiều bài thuốc dân gian truyền miệng hỗ trợ giảm đau khớp háng khác nhau. Thông thường, bệnh ở mức độ nhẹ, mọi người cũng hướng đến cách này đầu tiên bởi tính đơn giản, tiết kiệm. Các bài thuốc dân gian người bệnh đau khớp háng có thể tham khảo là đắp ngải cứu, uống nước cây cỏ xước, dùng mật ong và bột quế, lá lốt,... Tuy nhiên, người bệnh cần xác định trước rằng mẹo dân gian thường chỉ cho tác dụng giảm đau tạm thời, không chữa được tận gốc bệnh. Mẹo dân gian chữa đau khớp háng dễ làm, hiệu quả🔸 Sử dụng thuốc TâyTây y có nhiều loại thuốc hỗ trợ giảm đau, chống viêm khác nhau cho hiệu quả nhanh chóng như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,.... Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc tây mọi người cần chú ý dùng theo đúng liều lượng, không tự ý kết hợp các loại thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ để tránh nhờn thuốc hoặc quá liều. 🔸 Dùng thuốc Đông yThuốc Đông y cho tác dụng chậm nhưng xét về hiệu quả lại bền vững và lâu dài hơn. Thậm chí, khi gặp đúng thuốc và kiên trì sử dụng, tình trạng bệnh có thể được đẩy lùi nhanh chóng. Đặc biệt, thuốc Đông y có độ an toàn và lành tính cao, không gây tác dụng phụ.Những vị thuốc nam thường được dùng trong Đông y có thể kể đến như Thổ Phục Linh, Nhọ Nồi, Hy Thiêm, Ngưu Tất,... Tuy nhiên, để dùng hiệu quả cần đảm bảo kết hợp các vị thuốc đúng liều lượng và sắc đúng cách. Thuốc Đông y cho hiệu quả lâu dài, bền vữngBên cạnh ưu điểm là cho hiệu quả chữa bệnh mang tính lâu dài, an toàn, thuốc Đông y cũng tồn tại một số nhược điểm. Điển hình nhất phải kể đến việc đun sắc lỉnh kỉnh, mất nhiều thời gian. Chính vì lý do này, nhiều người bệnh thường e ngại sử dụng thuốc Đông y. Hoặc nếu bệnh nhân không muốn dùng thuốc đông y vì mất thời gian có thể tham khảo dùng sản phẩm chăm sóc sức khỏe Khương Thảo Đan Gold. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và bào chế theo hình thức Đông - Tây y kết hợp, thành phần chứa nhiều vị thuốc nam quý nên đặc biệt an toàn, không gây tác dụng phụ. Sử dụng sản phẩm đều đặn theo đúng liều lượng và chỉ định, hiệu quả hỗ trợ điều trị đau khớp háng có thể được đáp ứng theo 3 mũi nhọn tam giác khép kín: GIẢM ĐAU - CHỐNG VIÊM - PHỤC HỒI SỤN KHỚP BỊ THOÁI HÓA. Chi tiết sản phẩm xem thêm TẠI ĐÂY. Ngoài những giải pháp sử dụng thuốc điều trị đau khớp háng nêu trên, bệnh nhân nên kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt bổ sung nhiều canxi, magie, omega-3,... Đồng thời, tạo thói quen tập thể dục thể thao điều độ mỗi ngày 15 - 30 phút bằng những bài tập như đi bộ, đạp xe, yoga,... Trên đây là thông tin về bệnh đau khớp háng chúng tôi muốn thông tin tới quý vị. Nếu có hiện tượng đau nhức, nhanh tay đến các cơ sở thăm khám uy tín để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh. 👉 Có thể bạn quan tâm: Đau Khớp Ngón Tay là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!Đau Lưng Trên Là Gì? Nguyên Nhân Gây Đau Và Cách Điều Trị, Phòng NgừaTổng quan về bệnh giãn dây chằng đầu gối - Thông tin chi tiếtHội Chứng Ống Cổ Tay Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả
Đau vai gáy bên phải là hiện tượng đau xương khớp điển hình, rất nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, thực tế vẫn có không ít người mơ hồ về căn bệnh này, không hiểu được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách khắc phục tốt nhất. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp để bệnh tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày. Hiện tượng đau vai gáy bên phải là bệnh gì?Đau vai gáy bên phải là bệnh gì? Theo các chuyên gia về xương khớp, đau vai gáy phải là bệnh hình thành có liên quan đến cột sống cổ. Thường là do cột sống bị lão hóa hoặc mắc phải bệnh lý nào đó. Theo đánh giá, cơn đau vai gáy bên phải có mức độ nguy hiểm gấp nhiều lần so với bên trái.Khi người bệnh bị đau vai gáy phải thường cảm thấy đau nhức ở vùng bên phải, đặc biệt là các đốt sống cổ. Thậm chí, bệnh còn kéo theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai,... Cụ thể: Cơn đau xuất hiện tần suất ngày càng nhiều ở vùng cổ, vai, gáy, thái dương phải. Cơn đau thường âm ỉ trong thời gian dàiKhi bệnh tiến triển nặng, cơn đau có thể dữ dội hơn, kéo lan dần xuống vùng cánh tay phải. Đau vai gáy bên phải có liên quan đến đốt sống cổNguyên nhân gây nên đau vai gáy bên phảiBệnh đau vai gáy bên phải có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số tác nhân điển hình gây nên bệnh: Căng cơ: Khi người có dấu hiệu căng cơ hoặc ít vận động trong thời gian dài có thể khiến cơ cổ, vai bên phải bị yếu đi và bị cứng khớp, gây đau. Căng thẳng: Người thường xuyên bị căng thẳng, stress khiến cơ bắp bị thắt chặt làm cho vùng cổ, lưng bị chèn ép và đau.Tư thế xấu: Ngồi cong lưng, cúi đầu,... rất dễ khiến đau vai gáy. Thậm chí, duy trì thói quen này lâu dài có thể khiến cơ bị yếu khiến cơn đau thêm trầm trọng. Bong gân: Bong gân tại vùng cổ cũng là nguyên nhân gây đau vai cổ phải. Chấn thương đám rối ở cánh tay phải: Trường hợp này thường xảy ra trong quá trình chơi thể thao hoặc gặp chấn thương khác. Khi đau vai gáy phải do nguyên nhân này, cơn đau có thể kéo từ vai đến cánh tay rất khó chịu.Thoái hóa đốt sống cổ: Đĩa đệm vùng cổ bị thoái hóa khiến cho các vùng lân cận như vai gáy bị ảnh hưởng, dẫn đến đau nhói ở cổ, vai. Viêm khớp: Đây là biểu hiện của xương khớp bị lão hóa, các mô cơ và xương bị bào mòn làm suy giảm chức năng vốn có. Đau vai gáy bên phải hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhauNgoài những nguyên nhân chính nêu trên, một số ít trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy phải có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây:Bị viêm khớp dạng thấp Ung thư xương hoặc ung thư vúNhiễm trùng xương, viêm xương tủy Rối loạn chức năng xương. Mỗi người có thể bị đau vai cổ phải từ những nguyên nhân khác nhau. Để biết được chính xác nhất, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, đánh giá, từ đó có cách khắc phục phù hợp. Cách khắc phục đau vai gáy bên phải tại nhàNếu bị đau vai gáy bên phải ở mức nhẹ và trung bình, người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị tại nhà đơn giản, cho hiệu quả cao dưới đây: Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều vitamin E, B12, Sắt,... Xoa bóp và massage vùng cổ, vai gáy nhẹ nhàngChườm nóng trực tiếp vào vùng đau để giảm bớt cơn đau tức thờiĐiều chỉnh và tạo thói quen ngồi đúng tư thếNgủ trên nệm chắc chắn, gối cao vừa phải, êm. Các biện pháp khắc phục đau vai gáy phải tại nhàNếu bệnh tình nặng hơn, bệnh nhân có thể tìm hiểu đau vai gáy phải uống thuốc gì? Một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định phổ biến nhất là thuốc giảm đau, viêm không kê đơn như Ibuprofen, Tylenol hoặc Naproxen, thuốc giãn cơ, tiêm Corticosteroid. Nếu như am hiểu về vật lý trị liệu hoặc gần các phòng chẩn trị y học cổ truyền, người bệnh có thể áp dụng châm cứu, bấm huyệt để điều trị bệnh đau vai cổ phải. Liệu pháp này thường cho hiệu quả tức thời và khá bền vững. Bệnh đau vai gáy bên phải không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt. Do đó, mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Nắm bắt kiến thức về bệnh và điều trị sớm là vô cùng cần thiết. 👉 Xem thêm: Đau vai gáy là bệnh gì? bệnh đau vai gáy có nguy hiểm khôngĐau Khớp Háng Là Bệnh Gì? Đau Khớp Háng Phải Làm Sao?Đau Khớp Ngón Tay là triệu chứng bệnh gì? Có nguy hiểm không? Triệu chứng đau khớp cổ chân là bệnh gì? Cách chữa!Đau Lưng Trên Là Gì? Nguyên Nhân Gây Đau Và Cách Điều Trị, Phòng Ngừa