Từ xưa, Trinh nữ hoàng cung đã được mệnh danh là thần dược trong Đông y bởi những công dụng đa dạng mang đến cho sức khỏe con người. Đặc biệt là tác dụng hỗ trợ ức chế sự tăng sinh của tế bào ác tính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về dược liệu này cũng như cách sử dụng hiệu quả. Do đó hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để được giải đáp mọi thắc mắc nhé. Tìm hiểu về cây trinh nữ hoàng cung như thế nào?Tìm về trinh nữ hoàng cung là cây gì?Trinh nữ hoàng cung có tên khoa học Crinum latifolium L, thuộc vào họ Amaryllidaceae, thường được gọi là Náng lá rộng hoặc là Tỏi lơi lá rộng. Đây là loại cây ưa sáng nên được trồng nhiều ở những vùng có khí hiệu nhiệt đới ẩm với điều kiện nhiệt độ từ 22 - 27 độ C. Do đó, tuy có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng cây vẫn phân bố chủ yếu tại một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia,...Đặc điểm hình tháiTrinh nữ hoàng cung thuộc nhóm cây cỏ, thân có hình dáng như cây hành tây, thân dài 10 - 15cm mọc nhiều củ con và có thể tách những củ này đi trồng riêng được. Lá dài, mỏng các bẹ úp vào nhau tạo thành thành một thân giải dài, mép lá hai bên lượn sóng. Gân lá song song, đầu bẹ nằm sát dưới đất, mặt dưới có sống dài màu đỏ tía. Hoa trinh nữ hoàng cung màu trắng có điểm thêm nhị hoa màu tím đỏ, mọc thành tán dài từ 6 - 18 hoa. Ở nước ta, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam đổ vào trong.Hình ảnh hoa trinh nữ hoàng cungBộ phận dùng và thành phần hóa họcBộ phận thường được dùng làm thuốc là lá đã được phơi khô hoặc thái nhỏ đem đi sao vàng dùng dần. Ngoài ra, một số nơi còn dùng hoa hoặc thân của cây để phơi khô rồi thái nhỏ.Thành phần chính mang lại tác dụng trong dược liệu này là cao methanol và alkaloid như betadine, crinafolidin, latisoin, crinafolin,...Chúng giúp ức chế và ngăn chặn quá trình phân bào, đồng thời làm chậm sự tiến triển của khối u, hỗ trợ ngăn ngừa ung thư. Đặc biệt phải kể tới Lycorin với khả năng ức chế protein và ADN, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ác tính và ngăn ngừa sự phát triển của virus gây bại liệt. Bên cạnh đó dược liệu còn chứa nhiều hợp chất khác như tannin, 11 loại acid amin, coumarin, flavonoid, saponin steroid,...Trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì đối với sức khỏe?Từ lâu, loài dược liệu này đã được sử dụng trong y học bởi nhiều công dụng đa dạng và hiệu quả mà nó mang lại. Đặc biệt phải kể đến những tác dụng sau đây:Ngăn chặn sự tiến triển của khối u xơ tử cung và giảm kích thích của u Theo một nghiên cứu kéo dài trong 3 tháng và thử nghiệm trên 195 phụ nữ bị u xơ tử cung đã cho thấy hiệu quả của dược liệu này đối với cơ thể người bệnh. Chúng làm giảm kích thước và ngăn chặn sự phát triển, di căn của khối u ở 79.5% phụ nữ. Số còn lại u vẫn phát triển nhưng với tốc độ chậm. Điều này là nhờ vào một số thành phần như hippadine, lycorine,...đã ngăn cản sự tổng hợp protein khiến u tiến triển chậm lại.Dược liệu hỗ trợ ngăn chặn sự tiến triển của khối uGiảm cơn đau nhức xương khớpĐau nhức xương khớp là một vấn đề mà bất cứ người cao tuổi nào cũng đều gặp phải. Trinh nữ hoàng cung hiện nay được nhiều người biết đến bởi công dụng giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Cách thực hiện cũng khá đơn giản, chỉ cần hơ lá qua lửa rồi đắp lên vùng bị thương hoặc có thể sắc nước uống để giảm đau. Nhưng phải lưu ý về liều lượng sao cho phù hợp với thể trạng mỗi người và tình trạng hiện tại. Do đó tốt nhất là hãy hỏi ý kiến và làm theo chỉ định của bác sĩ. Ức chế tế bào ung thư của tuyến tiền liệt ở nam giớiTheo số liệu thống kê, ở nam giới có tới 45 - 70% trong độ tuổi 45 - 50 bị mắc u xơ tuyến tiền liệt. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng cứ để kéo dài mãi sẽ dẫn tới nhiều ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần. Các nhà khoa học đã nghiên cứu thử nghiệm trên khối u tuyến tiền liệt LNCP, BHP - 1 và PC3 khi dùng dịch chiết trinh nữ hoàng cung, và kết quả cho thấy khối u đã bị ức chế tăng sinh và tỷ lệ ức chế cao nhất là trên xơ BHP - 1. Điều này chính là nhờ vào các alkaloid cùng cao methanol tham gia vào hoạt động ức chế quá trình phân bào, làm bệnh tiến triển chậm.Trinh nữ hoàng cung giúp ức chế tế bào ung thư tuyến tiền liệtHỗ trợ giảm viêm phế quản, ho và viêm họng hạt Trong dược liệu có chứa lycorin - một hoạt chất có khả năng ức chế virus phát triển cùng với vi khuẩn có bệnh. Đồng thời crinamidin chứa trong trinh nữ hoàng cũng có tác dụng chống viêm khá tốt. Do vậy, người bệnh có thể áp dụng cây này để điều trị ho, viêm phế quản hay là viêm họng hạt. Viêm loét dạ dày, tá tràngMột công dụng mà ít người biết tới đó là khả năng làm lành vết loét nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng xuất huyết xảy ra cũng như tiêu diệt được vi khuẩn gây hại. Đây là một loài thảo dược rất có lợi đối với người bị viêm loét dạ dày.Phấn hoa trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì đang là mối quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Phấn của cây được ong thợ thu lượm từ các hạt mang, cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời còn có thể phòng và ngăn chặn một số bệnh lý như gan nhiễm mỡ, ung thư cổ tử cung, tuyến tiền liệt,... Một số bài thuốc có chứa trinh nữ hoàng cungBài thuốc giúp giảm đau nhức xương khớpPhương pháp này khá đơn giản, lấy lá trinh nữ hoàng cung mang đi rửa cho thật sạch rồi cắt nhỏ, phơi khô và đem đi sao nóng, đắp lên vùng bị sưng viêm hoặc bị bầm. Nên áp dụng 2 - 3 ngày liên tiếp sẽ đánh tan vết giảm và giảm cơn đau nhức hơn. Bài thuốc hỗ trợ đau dạ dày, tá tràng Bài thuốc này dùng lá cây trinh nữ hoàng cung tươi đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi. Thêm hai bát nước và sắc uống. Nước sắc đem đi chia làm 3 lần uống trong ngày. Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư vúDùng 200g lá cây khô, sắc dược liệu bằng nồi đất với hai bát nước. Đun tới khi còn khoảng nửa bát thì dừng. Chia nước sắc thành 3 phần bằng nhau rồi uống trong ngày, lưu ý uống sau ăn nhé. Bài thuốc hỗ trợ chữa u xơ tiền liệt tuyếnDùng 20g trinh nữ hoàng cung khô, 12g xa tiền tử và 6g hương tư tử. Đem tất cả dược liệu vào nồi, thêm hai bát nước và sắc tới khi còn khoảng 1 bát nước thì ngừng. Nước sách chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày.Một số bài thuốc phổ biếnNhững lưu ý khi uống trinh nữ hoàng cungSau khi đã biết rõ về công dụng trinh nữ hoàng cung, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:Dược liệu không phải là thuốc nên không được tùy tiện sử dụng trong thời gian dài mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ. Không được ăn rau muống khi đang dùng dược liệu này.Trinh nữ hoàng cung thường bị nhầm lẫn với hoa lan huệ hoặc cây náng trắng nên cần phải phân biệt rõ tránh gây tác dụng không mong muốn. Không dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú, người bệnh suy thận, suy gan và trẻ em dưới 6 tuổi.Không ăn rau muống khi đang sử dụng trinh nữ hoàng cung.Có một số loài cây như náng trắng hoặc hoa lan huệ có hình thái bên ngoài khá giống với trinh nữ hoàng cung nên rất hay bị nhầm lẫn. Do đó người dùng cần biết cách phân biệt để tránh trường hợp gây ra các tác dụng không mong muốn.Trinh nữ hoàng cung không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú, người suy gan, suy thận.Không được tùy ý thay đổi liều lượng chỉ định trong quá trình điều trị, tránh làm biến đổi dược tính. Thông qua bài viết này, chắc hẳn mỗi người đều đã có lời giải đáp cho câu hỏi trinh nữ hoàng cung trị bệnh gì cũng như cách sử dụng sau cho phát huy được tác dụng của dược liệu nhất. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh gây hậu quả không đáng có.Xem thêm:Những tác dụng của Trái nhàu mà có thể bạn chưa biếtCây đinh lăng và những tác dụng bất ngờ mà bạn chưa biếtChữa xương khớp hiệu quả bằng vị thuốc Cỏ xướcCây mật gấu: Minh chứng của thuốc đắng giã tậtLiệu cây vòi voi chữa xương khớp có hiệu quả không?
Cây nhàu là một trong những loài thực vật được đánh giá cao trong đông y, nhờ vào những công dụng mang lại cho sức khỏe. Hầu như tất cả bộ phận trên cây đều được ứng dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, trong đó trái nhàu đã được chứng minh về công dụng hỗ trợ giảm tiểu đường, tăng chức năng xương, ổn định huyết áp,...Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng vị thuốc sao cho hiệu quả nên đừng bỏ qua nhé. Tìm hiểu về công dụng của quả nhàuTìm hiểu về trái nhàu là gì?Cây nhàu có tên khoa học là Fructus Morindae citrifoliae, thuộc vào họ cà phê (Rubiaceae), thường được gọi với nhiều tên khác nhau như là nhàu núi, cây ngao,...Loài cây này chủ yếu phát triển ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây sinh trưởng mạnh tại một số vùng ẩm thấp như cạnh ao hồ, sông suối. Tập trung phổ biến tại đông nam bộ, trung bộ và tây nguyên. Đặc điểm hình thái Cây nhàu có chiều cao trung bình từ 4m đến 8m, thân màu xanh lục hoặc nâu nhạt tùy vào độ tuổi. Lá cây mọc đối xứng, hình bầu dục, bề mặt gồm nhiều gân lông chim rõ nét, mặt dưới gân nổi lên. Hoa nở thành từng cụm, mỗi trục hoa như một hình trụ, trục màu xanh, bề mặt nhẵn. Hoa của cây lưỡng tính, cánh hoa khá đồng đều và mỗi bông hoa nhỏ mọc quanh trục.Trái nhàu là trái gì? Trái nhàu là loại quả tụ, gồm nhiều quả đơn dính lại với nhau. Quả có hình bầu dục, thuôn dài, lúc non sẽ có màu xanh nhạt, dài khoảng 5 - 7cm, rộng 3 - 4cm. Khi già, quả chuyển dần sang màu vàng nhạt, bên trong là lớp cơm mềm màu trắng đục, lúc này đã mềm và có thể ăn được. Hạt trái nhàu màu nâu đen, hình trứng, dài khoảng 0,5 - 1cm, nhân hạt trắng và chứa nhiều chất béo. Hình ảnh của quả nhàuQuả khi chín có mùi nồng hơi khai, để ngoài không khí lâu sẽ chuyển sang màu nâu đen. Khi đem đi phơi khô, lát cắt có hình bầu dục hoặc tròn, thể chất dai cứng và khó bẻ.Bộ phận dùng và thành phần hóa họcBộ phận sử dụng chủ yếu để làm thuốc là trái nhàu khi chín, có thể dùng tươi hoặc đem đi phơi khô. Theo kết quả phân tích, dịch chiết trong quả nhàu bao gồm protein (2,8%), Cellulose (19,33%), lipid (8,75%) và đường khử (5,27%). Ngoài ra, chúng còn có khoảng 100 hoạt chất hóa học khác như soranjidiol, alizarin a-methyl ete, rubiadin 1-methyl ete, morinda diol,...Trái nhàu có tác dụng gì đối với sức khỏe?Như đã đề cập ở trên, quả nhàu là bộ phận được dùng phổ biến nhất, trong đó người ta thường ngâm với rượu hoặc ép lấy nước uống. Dưới đây là một vài công dụng nổi vậy của dược liệu đã được nghiên cứu và chứng minh. Nâng cao sức khỏe tim mạchHiện nay trên thị trường có rất nhiều chế phẩm là thuốc mà trong thành phần có chứa hoạt chất được chiết xuất từ trái nhàu, đem tới công dụng điều trị tăng huyết áp. Điều này đến từ sự kết hợp giữa rutin và scopoletin được phát hiện trong lá và quả nhàu có tác dụng cải thiện lưu lượng máu, hạ huyết áp và giảm rối loạn lipid máu. Từ đó hạn chế phần nào nguy cơ bị đột quỵ.Trái nhàu có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạchNgoài ra, người bệnh có thể ép lấy nước để dùng hằng ngày. Theo một nghiên cứu mới nhất đến từ Đại học Y Khoa Illinois - Mỹ, việc uống nước ép trái nhau mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt lượng cholesterol xấu có trong máu. Đồng thời, chúng còn kích thích các phản ứng của cơ thể duy trì hoạt động được lâu hơn.Cải thiện triệu chứng viêm xương khớp và phục hồi chức năngDịch chiết từ trái nhàu có chứa thành phần Methanolic giúp tăng khả năng tái tạo xương, cải thiện tình trạng loãng xương, đồng thời giảm sưng viêm, đau ở bệnh lý thoái hóa, viêm khớp.Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu tin cậy đã chứng minh được tác động tích cực của trái nhàu không thua kém gì những thuốc giảm đau chuyên dụng. Nên việc sử dụng trái nhàu trị xương khớp từ xưa đã được thầy thuốc ứng dụng rất nhiều và mang lại hiệu quả khá tốt.Cải thiện tình trạng đau nhức xương khớpHỗ trợ giúp làm giảm lượng đường huyếtNgoài phát hiện trái nhàu trị đau khớp, các nhà khoa học đã ghi nhận hiệu quả giảm đáng kể lượng đường huyết cùng chỉ số HbA1c sau khi sử dụng nước ép từ quả nhàu sau bốn tuần. Cụ thể là sau khi uống nước ép lượng glycosylated hemoglobin cùng huyết thanh, cholesterol lipoprotein sẽ được điều chỉnh về mức ổn định. Đồng thời, dược liệu này còn có khả năng kích thích sự nhảy cảm của insulin và tăng khả năng hấp thu glucose. Bên cạnh đó, những hoạt chất như vitamin nhóm A, B, Beta-carotene và nhiều chất oxy hóa khác có khả năng giúp cơ thể sản sinh ra Nitric oxide và Scopoletin. Từ đó giúp làm giảm các triệu chứng do đái tháo đường gây ra và kịp thời ngăn chặn biến chứng cấp và mạn của bệnh lý này. Giúp cơ thể giảm mệt mỏiĐoán chắc là khá nhiều người không biết rằng quả nhàu còn được dùng như một thuốc hỗ trợ giảm mệt mỏi và giúp tỉnh táo, tự tin và duy trì được hoạt động thể chất hằng ngày. Cải thiện trí nhớKhi sử dụng trái nhàu, những thành phần dưỡng chất trong loại quả này sẽ xâm nhập vào cơ thể và thúc đẩy hoạt động truyền máu lên não, từ đó cải thiện được trí nhớ, khả năng tập trung được tốt hơn. Làn da được cải thiệnViệc sử dụng nước ép từ quả nhàu là một phương pháp đơn giản và hiệu quả trong quá trình làm đẹp và chăm sóc da, làn da được cải thiện hơn trước. Điều này là nhờ vào một số hoạt chất có tác dụng kích thích sản xuất collagen, tăng độ đàn hồi trên da và ngăn ngừa hình thành nếp nhăn trên da.Cải thiện làn da và ngăn ngừa lão hóaĐồng thời, quả nhàu còn có các đặc tính chống viêm, vi khuẩn, kìm hoãn mụn do được được ứng dụng trong điều trị mụn trứng cá, dị ứng da và bỏng. Đặc biệt phải kể tới công lao của các acid béo thiết yếu, đã hỗ trợ ngăn ngừa sản sinh các tế bào bất thường, phục hồi và duy trì sự trẻ trung , khỏe mạnh trên làn da.Hỗ trợ ngăn ngừa ung thưQuá quá trình nghiên cứu và phân tích, các nhà khoa học nhận thấy rằng trong quả nhàu có chứa Damnacanthal - hoạt chất có khả năng chống lại sự phát triển của ung thư ác tính. Đồng thời, ngăn cản dòng máu không chảy tới khối u và kìm hãm tốc độ lây lan của nó sang khu vực khác.Nâng cao sức khỏe đường ruộtMột phát hiện đặc biệt đến từ các chuyên gia y học, đã chứng minh rằng trái nhàu có khả năng giảm tiết dịch vị tại niêm mạc dạ dày rất hiệu quả. Nhất là đối với tình trạng trào ngược dạ dày hay là tiêu hóa kém. Bên cạnh đó dược liệu còn có khả năng hỗ trợ tăng cường co bóp dạ dày, hoạt động của hệ tiêu hóa được khỏe mạnh hơn. Ngoài ra quả nhàu còn có thể loại bỏ một số độc tố trong cơ thể và tăng hấp thu dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin trong đồ ăn. Một số lưu ý khi sử dụng trái nhàu Sau khi đã nắm rõ trái nhàu có công dụng gì đối với cơ thể, người bệnh cần phải lưu ý hơn về liều lượng dùng. Cho tới hiện tại, chưa thấy có tài liệu nào hướng dẫn về cách dùng cụ thể mỗi bộ phận trên cây nhàu, đặc biệt là là nước ép từ quả nhàu. Tuy nhiên các chuyên gia cũng đã đưa ra một số khuyến cáo về liều lượng cho từng đối tượng như:Người chưa gặp tình trạng gì về sức khỏe, còn trẻ: Ngày uống 30ml nước ép.Người bị chấn thương hoặc mới phẫu thuật xong: Ngày uống 90 - 120ml nước épNgười cao tuổi: Ngày uống 60ml nước ép, chia 2 lần trong ngày. Người đang trong quá trình điều trị tiểu đường hoặc ung thư: Ngày uống 180 - 240ml.Bên cạnh uống nước ép, chúng ta còn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau như:Với quả chín, có thể ăn trực tiếp sau khi rửa sạch sẽ, nhằm hỗ trợ đường tiêu hóa và điều hòa kinh nguyệt.Đem nướng quả nhàu chín để giảm ho, cảm, hen phế quản hoặc kiết lỵ, chúng cũng rất tốt đối với người bệnh đái tháo đường, huyết áp lên xuống thất thường.Dùng quả nhàu chín, thái lát rồi đắp lên chỗ mụn cóc, sau đó băng kín lại, mỗi ngày thay 2 - 3 lần. Qua bài viết trên, chắc hẳn người bệnh cũng đã hiểu rõ hơn về việc trái nhàu trị bệnh gì cũng như cách sử dụng và một số lưu ý khi dùng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất có thể. Hiện nay cây nhàu đang ngày càng được ứng dụng trong điều trị một bệnh lý nan ý. Tuy nhiên trước khi dùng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia y tế nhé.Xem thêm:Cây đinh lăng và những tác dụng bất ngờ mà bạn chưa biếtChữa xương khớp hiệu quả bằng vị thuốc Cỏ xướcCây mật gấu: Minh chứng của thuốc đắng giã tậtLiệu cây vòi voi chữa xương khớp có hiệu quả không?Náng hoa trắng và những điều cần chú ý khi sử dụng
Cây đinh lăng - một loài thực vật được chính Hải Thượng Lãn Ông đặt với biệt danh “ nhân sâm của người nghèo” bởi nó có chứa nhiều dinh dưỡng cần thiết đối với sức khỏe con người. Nhưng thực tế không phải ai cũng hiểu rõ về những tác dụng của cây cũng như cách dùng sao cho an toàn và hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu chi tiết hơn về dược liệu quý này, nên đừng bỏ qua nhé. Tìm hiểu về công dụng của đinh lăngTìm hiểu về cây đinh lăngCây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa Harms, thuộc vào họ Nhân sâm - Araliaceae, thường được gọi với nhiều tên khác nhau như nam dương sâm, cây gỏi cá. Loài cây này có nguồn gốc từ đảo Pôlinêdi, nay được trồng nhiều ở nước ra, Lào, Campuchia và các nước vùng nhiệt đới.Đặc điểm hình tháiĐây là loại cây nhiệt đới, có chiều cao trung bình từ 0,8 - 1,5m, thân khá nhỏ, nhẵn không có gái. Lá cây đinh lăng thường được sử dụng để ăn cùng gỏi cá, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 - 40cm, lá chét mảnh, dài 5 -15mm, dạng màng, răng cưa không đều và có mùi hương đặc trưng. Hoa nhỏ có màu trắng nhỏ, mọc thành tán, tán ngắn dài tầm 7 - 18cm. Quả dẹt, màu bạc trắng và mang nhiều vòi nhụy. Hình cây cây đinh lăngBộ phận dùng và thành phần hóa học?Theo các nhà nghiên cứu, lá đinh lăng được mọi người sử dụng để làm gia vị trong nhiều món gỏi và để chữa đau đầu. Họ sẽ lấy lá đinh lăng nấu với canh thịt, cá để bồi bổ cho mẹ bầu sau sinh, người mới ốm dậy và người già. Còn bộ phận dùng để làm thuốc chủ yếu là phần rễ, thân và lá khô. Củ thường được thu hái vào mùa đông, có độ tuổi từ 4 - 5 tuổi trở lên. Trong cây chứa nhiều hoạt chất cần thiết cho cơ thể, điển hình như glucozit, vitamin nhóm B, alkaloid, saponin, flavonoid, tanin cùng 13 loại axit amin khác. Đinh lăng cũng có 1 số hoạt chất mang dược tính gần giống với nhân sâm.Cây đinh lăng có tác dụng gì đối với sức khỏe?Mỗi bộ phận trên cây đinh lăng đều mang đến nhiều công dụng khác nhau và dưỡng chất có ích cho sức khỏe. Đặc biệt là phần rễ và phần lá.Lá đinh lăng có tác dụng gì?Từ lâu, lá cây đinh lăng đã được biết tới là nguyên liệu trong nhiều món gỏi, tuy nhiên nó cũng mang tới công dụng tuyệt vời đối cơ thể, điển hình như:Điều trị đau lưng do thời tiết thay đổiTrong đinh lăng chứa nhiều nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể như B1, B2, saponin và hơn 20 acid amin khác nhau, đặc biệt là acid amin lysine. Đây là một hoạt chất rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nó giúp hạn chế cơn đau, tăng cường sức khỏe xương khớp và sự dẻo dai. Đinh lăng giúp giảm triệu chứng đau lưng mỏi gốiĐặc biệt dược liệu còn giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức, tê mỏi khớp gối,...Thông thường, người ta sẽ đem lá cây đi giã nhuyễn rồi đắp lên vết sưng đau. Nên việc dùng lá đinh lăng chữa xương khớp được rất nhiều người bệnh áp dụng và có kết quả tốt. Ngoài ra dân gian còn truyền nhau mẹo cầm máu là nhai lá đinh lăng rồi đắp vào chỗ chảy máu rồi dùng vải buộc lại.Tăng cường sức khỏe và sinh lực Trong đinh lăng có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể như vitamin B1, B2, B6, vitamin C cùng nhiều loại acid amin khác như lysin, cystein, methionin...Đây đều là những chất có tác dụng bồi bổ và tăng cường sức khỏe của mẹ bầu sau sinh.Bên cạnh đó, cây có tính hàn, với thành phần saponin gần giống nhân sâm, mang tới công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường chức năng sinh lý cho phái mạnh.Tác dụng lợi tiểuLá đinh lăng có chứa 5 hợp chất polyacetylen và saponin triterpen giúp kích thích lợi tiểu và tăng nhẹ co bóp tử cung. Nếu so với nước râu ngô hay rễ chanh về tác dụng lợi tiểu thì lá cây này gấp 4 lần. Kích thích tuyến sữa sau sinhNgoài việc bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu sau sinh, đinh lăng còn có khả năng thông sữa, kích thích tuyến sữa cho phụ nữ sau khi sinh. Điều này là nhờ vào dược liệu có tính hàn nên giúp mát sữa, cùng với đó là hơn 20 acid amin, tanin, tinh dầu, glycosid, phytosterol, kali,... nên giúp mẹ tăng tiết sữa và hạn chế sữa bị tắc. Lưu ý chỉ dùng nước lá khi đã được đun sôi và uống ấm, không được uống lạnh hay để qua đêm.Dược liệu có tác dụng kích thích tuyến sữaTăng cường trí nhớTheo kết quả nghiên cứu, lá cây đinh lăng có tác dụng tăng biên độ thế não và khả năng tiếp nhận các tế bào thần kinh vỏ não. Đặc biệt là phải kể tới vitamin B1, hoạt chất giúp tăng cường trí não, hạn chế suy giảm trí nhớ. Cải thiện tình trạng đau đầu, mất ngủNhững hoạt chất có trong cây giúp ức chế men Monoamine oxidase, tăng dẫn truyền thông tin tại xung thần kinh, từ đó giảm cảm giác mệt mỏi, đau đầu và mất ngủ. Bên cạnh đó mùi thơm từ lá cây còn có thể đả thông kinh mạch, an thần giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.Tăng cường chức năng gan và sức đề kháng của cơ thểTrong hơn 20 loại acid amin có trong cây, methionin là một chất quan trọng có chức năng bảo vệ gan hiệu quả và làm mát, giải độc gan. Đồng thời alcaloid và các vitamin có trong cây giúp cải thiện sức đề kháng và điều trị suy nhược cơ thể.Vậy lá đinh lăng tươi có tác dụng gì không là mối quan tâm của khá nhiều người. Thực tế, hiện nay họ thường dùng lá tươi để làm gia vị trong món gỏi cá hoặc cuốn với thịt dê.Rễ cây đinh lăng chữa bệnh gì?Sau khi biết lá đinh lăng khô có tác dụng gì với sức khỏe, chúng ta sẽ đến với công dụng của củ đinh lăng. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Viện y học quân sự Việt Nam khi thử nghiệm tác dụng của đinh lăng và đưa ra kết luận:Khi dùng củ đinh lăng ngâm rượu hoặc sắc uống, dược liệu này có tác dụng tăng sức dẻo dai của cơ thể và có thể hạ huyết áp nhất thời.Khi thử nghiệm trên thỏ, họ cũng thấy rằng chúng có khả năng làm tăng co bóp tử cung nhẹ.Đặc biệt, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng đinh lăng có tác dụng giúp nhà du hành giữ được tư thế tĩnh và đầu dốc người khi tập luyện. Ngoài ra viên bột được tán ra từ củ đinh lăng còn giúp các vận động viên tăng khả năng chịu đựng trong quá trình luyện tập.Tại Ấn độ, một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh về việc sử dụng đinh lăng có thể chữa sốt và săn da.Nhiều người thắc mắc cây đinh lăng ra hoa có tốt không? thì rất là tốt nhé. Theo phong thủy, chúng sẽ mang tới nhiều tài lộc cho gia chủ và đối với phương diện y học thì hoa đinh lăng cũng mang tới rất nhiều công dụng cho sức khỏe tương tự như rễ và lá đó nhé.Cây đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì đối với sức khỏe?Đinh lăng ngâm với gì hay lá đinh lăng có ngâm rượu được không là thắc mắc của khá nhiều người khi không biết sử dụng sao cho hiệu quả. Nhưng thực tế, dân gian thường dùng rễ đinh lăng để ngâm rượu chứ hầu như không dùng lá đinh lăng ngâm rượu. Vậy khi uống rượu đinh lăng có tác dụng gì? vậy mà khi uống rượu ngâm sẽ mang tới một số công dụng tương tự như đã kể ở trên như:Tăng cường sức khỏe sinh lý phái mạnh và hỗ trợ điều trị một số vấn đề sinh dục namKích thích lợi tiểu và tăng chức năng hô hấpHỗ trợ hạ huyết áp và làm chậm cơn co thắt timGiảm căng thẳng và có được giấc ngủ ngon.Đinh lăng ngâm rượu mang lại rất nhiều công dụngNhững lưu ý khi sử dụng cây đinh lăngSau khi đã biết cây đinh lăng trị bệnh gì và những lợi ích của dược liệu mang tới cho sức khỏe thì đi kèm với nó là những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới một số người. Do đó để đảm bảo an toàn cũng như phát huy hết được tác dụng của dược liệu, cần phải lưu ý một số vấn đề sau:Phụ nữ có thai không nên dùng vì đinh lăng có chứa saponin, có thể làm tán huyết và đánh vỡ hồng cầu. Ngoài ra còn khiến tử cung bị tăng co bóp, điều này rất ảnh hưởng tới thai nhi. Đối với trẻ em không nên uống nước sắc mà chỉ tắm ngoài da thôi vì các cơ quan của bé chưa được phát triển toàn diện nên sẽ dễ bị ngộ độc.Những người bị bệnh gan hoặc đang gặp phải bệnh lý khác nên tránh sử dụng vì có thể gây tương tác với thuốc đang điều trị.Đôi khi sẽ gặp một số tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.Tóm lại, cây đinh lăng là dược liệu từ tự nhiên nên khi đã biết đinh lăng chữa bệnh gì và quyết định áp dụng thì cần phải kiên trì thực hiện đều đặn, không được bỏ giữa chừng và nôn nóng khi nó không thể mang lại hiệu quả nhanh như thuốc tây. Đặc biệt cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng, không được tự ý sử dụng.Xem thêm:Chữa xương khớp hiệu quả bằng vị thuốc Cỏ xướcCây mật gấu: Minh chứng của thuốc đắng giã tậtLiệu cây vòi voi chữa xương khớp có hiệu quả không?Náng hoa trắng và những điều cần chú ý khi sử dụngNhững tác dụng của cây xá xị mà bạn có thể chưa biết
Đau cột sống cổ là tình trạng thoái hóa sụn khớp vùng cổ, gây nhiều phiền toái (đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống,...). Theo thời gian, bệnh có khả năng tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm như rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm cổ,... Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể được chữa khỏi nhanh chóng.Theo “Bệnh điều trị - Thoái hóa đốt sống cổ”- Bài đăng trên ACC Chiropractic Clinic - phòng khám chuyên trị liệu thần kinh cột sống: “Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến, với khoảng ⅔ dân số bị đau cổ ít nhất một lần trong đời. Trong đó, những người trẻ từ 25 – 30 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao do tính chất công việc và thói quen sinh hoạt không lành mạnh.” Do đó, việc nắm được nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh từ sớm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị sau này.Đau nhức cột sống cổ vai gáy gây nhiều phiền toái cho người bệnh5 Triệu chứng đau cột sống cổ phổ biếnỞ giai đoạn đầu, đau cột sống cổ rất khó nhận biết vì không có dấu hiệu cụ thể. Người bệnh thường chỉ phát hiện khi cơ thể bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như:Triệu chứng đau cột sống cổDấu hiệu chi tiếtĐau cột sống cổ vai gáyBan đầu, người bệnh sẽ bị đau nhức cột sống cổ vai gáy, đôi khi đau lan ra vùng đỉnh đầu, trán, 1 hoặc cả 2 bên cánh tay.Chi trên mất cảm giácKhi các rễ thần kinh bị chèn ép với tần suất cao, người bệnh có cảm giác 2 tay bị tê như điện giật. Một vài trường nặng có thể khiến bệnh nhân bị teo cơ, mất cảm giác sâu (cầm vật dụng dễ bị rơi, khó thực hiện các động tác cầm nắm).Cứng cổ vào buổi sángNếu thời tiết trở lạnh kết hợp với tư thế ngủ không đúng, người bệnh có thể bị cứng cổ vào buổi sáng hôm sau; gây khó khăn khi cúi, gập, xoay hoặc ngửa cổ.Một vài trường hợp bị đau ê ẩm cột sống cổ và lưng, cơn đau lan dần sang mảng đầu bên phải và tăng mức độ nếu ho hoặc hắt xì.Dấu hiệu LhermitteLhermitte là triệu chứng điển hình của thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng. Đây là cảm giác đột ngột khó chịu như có luồng điện chảy từ cổ xuống xương sống, lan dần sang ngón chân hoặc ngón tay. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng nếu người bệnh cúi cổ về phía trước.Các triệu chứng khácTrong trường hợp bị đau ở các đốt sống C1, C2 hoặc C4, người bệnh có thể bị nấc, ngáp, mất thăng bằng hoặc thường xuyên chóng mặt.Nguyên nhân gây đau cột sống cổ và lưng“Neck Pain: 6 Common Causes and Treatments” - Bài viết trên Cleveland Clinic - Trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Hoa Kỳ, bệnh đau cột sống cổ và lưng (thoái hóa cột sống cổ) xuất phát chủ yếu từ các nguyên nhân sau:Nguyên nhân gây đau nhức cột sống cổ, vai, gáy, tê tay,...Tuổi tácQuá trình lão hóa tự nhiên thường diễn ra từ giai đoạn 40 - 50 tuổi, khiến các đốt sống vùng cổ ngày càng suy yếu với những biểu hiện như: đĩa đệm mất nước, dây chằng bị xơ hóa, hao mòn các mô sụn hoặc xơ hóa dây chằng - những tác nhân chính gây ra bệnh thoái hóa cột sống.Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Aubrey - chuyên khoa Thần kinh Cột sống tại phòng khám Hoa Kỳ ACC cho biết: “Không chỉ những người bước vào giai đoạn lão hóa mới bị thoái hóa cột sống cổ”. Trên thực tế, chứng đau cột sống cổ diễn ra âm thầm và có xu hướng gia tăng ở những người trẻ bởi các yếu tố như:Di truyềnLười vận độngTập luyện thể thao quá sứcLạm dụng chất kích thíchNgủ sai tư thếChế độ ăn “nghèo nàn”, thiếu hụt canxi, magie hoặc vitamin DĐã có tiền sử bị chấn thương do tai nạnHoạt động sai tư thếNhững tư thế sai như cúi - ngửa đầu nhiều, nâng vác nặng trên đầu hoặc ngồi trước màn hình vi tính quá lâu không chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc cột sống cổ mà còn gây biến đổi mô xương, dây chằng và cơ; từ đó thúc đẩy quá trình thoái hóa cột sống cổ, gây đau và tê cứng tay, vai, gáy.Ngồi sai tư thế gây biến dạng cột sống, đẩy nhanh quá trình thoái hóaGai xươngGai xương (Bone Spurs hoặc Pharyngeal Spine) là cấu trúc xương cứng, nhọn ở đầu xương có khớp bị tổn thương. Gai xương có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất vẫn là ở đầu gối và cột sống cổ.Khi bị gai xương chèn ép và làm sai lệch cấu trúc cột sống cổ, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng đau nhức, tê cứng 2 tay, viêm gân hoặc thậm chí là rách cơ chóp xoay vai. Đĩa đệm bị mất nướcTrong cơ thể, đĩa đệm đóng vai trò như một tấm đệm đàn hồi giữa các đốt cột sống, giúp giảm xóc và chống đỡ trọng lượng đầu. Từ sau tuổi 30, các vật liệu như gel trong đĩa đệm dần khô lại, làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau; gây đau, cứng cổ.Dây chằng bị xơ hóaTương tự như đĩa đệm, dây chằng có tác dụng nối các xương cột sống với nhau. Đồng thời, chúng cũng có thể bị xơ hóa theo thời gian. Đây cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến cử động của cổ, khiến cổ cảm thấy căng và kém linh hoạt.Dây chằng bị xơ hóa là tác nhân chính khiến vùng cổ kém linh hoạt, khó vận độngBị thoái hóa, đau đốt sống cổ có nguy hiểm không? Chữa được không?Với bệnh lý cơ xương khớp như đau cột sống cổ (thoái hóa đốt sống cổ), khả năng phục hồi phụ thuộc hoàn toàn vào nỗ lực của bệnh nhân. Nếu phát hiện sớm, xử lý nhanh và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bệnh tình có thể được chữa khỏi nhanh chóng.Tuy nhiên, nếu chủ quan, xem nhẹ hoặc tự ý điều trị bằng những phương pháp chưa được chứng minh thì nguy cơ gặp biến chứng (rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đệm cổ, yếu và tê từ vùng cổ trở xuống), gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe là rất cao.Quy trình chẩn đoán đau đốt sống cổThông thường, thoái hóa đốt sống cổ được chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng hoặc xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:Khám lâm sàng: Đầu tiên, người bệnh sẽ được kiểm tra khả năng vận động của cột sống cổ, khả năng phản xạ và sức cơ ở 2 tay. Điều này chủ yếu phục vụ cho mục đích phát hiện tác động của thoái hóa lên tủy sống hoặc dây thần kinh.Khám cận lâm sàng: Lúc này, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành các xét nghiệm như: X-Quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI).3 cách giảm đau cột sống cổ hiệu quảPhụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng đau nhức cột sống cổ mà người bệnh có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp sau đây.Lưu ý: 3 cách giảm đau cột sống cổ dưới đây chỉ có tác dụng giảm đau, duy trì hoạt động thông thường, ngăn ngừa tổn thương cho tủy, dây thần kinh và không thể thay thế bất kỳ phác đồ điều trị nào. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp chữa trị sau đây.Điều trị nội khoaKhi bị đau cột sống cổ và lưng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như:Thuốc chống viêm không SteroidTiêm CorticosteroidThuốc giãn cơThuốc chống động kinh hoặc điều trị động kinh (ví dụ: gabapentin, pregabalin,...)Thuốc chống trầm cảmNgười bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn để giảm các triệu chứng đau cột sống cổLưu ý: Việc sử dụng thuốc điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng/tăng - giảm liều lượng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ!Vật lý trị liệuThông qua các bài tập giúp kéo dài và tăng cường cơ ở cổ và vai, người bệnh có thể giảm dần việc dùng thuốc điều trị; tránh các tác động bất lợi đối với sức khỏe. Đặc biệt, với các phương pháp trị liệu như chườm nóng, xoa bóp, điện xung,... sẽ giúp người bệnh giảm cơn đau cổ, vai, gáy nhanh chóng.Một số bài tập giảm đau cột sống cổ mà bạn nên áp dụng đó là:Bài tập đau cột sống cổCách thực hiệnNghiêng và xoay đầu- Ngồi thẳng, đặt tay lên đầu- Nghiêng đầu và tay sang một bên (cố gắng đưa tai sát gần vai càng tốt càng tốt)- Giữa nguyên tư thế trong vòng 30 giây, sau đó quay về vị trí ban đầu- Tương tự với phía còn lại- Thực hiện từ 3 - 5 lần/phíaNâng cao cằm- Ngồi thẳng, cằm vuông góc 90 độ so với mặt đất- Cố gắng kéo cằm và cổ lên càng cao càng tốt- Giữ nguyên tư thế trong 10 giây, sau đó quay về vị trí ban đầu- Thực hiện khoảng 10 lần/ngàyKéo cổ- Ngồi/đứng thẳng- Kéo đầu về phía trước sao cho cằm gần đến ngực- Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 giây, sau đó quay về vị trí ban đầu- Thực hiện khoảng 10 lần/ngàyQuay vai- Ngồi thẳng lưng, 2 tay ôm đầu gối hoặc đứng thẳng- Quay người sang phải sao có đầu gối gần chạm đến vai- Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 giây, sau đó quay về vị trí ban đầu- Tương tự với phía còn lại- Thực hiện khoảng 10 lần/phíaLưu ý về bài tập giảm đau nhức cột sống cổ:Mỗi ngày chỉ nên tập các bài tập trên từ 1 - 2 lần, sau đó bắt đầu tăng dần từ 5 đến 20 lần đối với mỗi động tác (có thể tập tối đa đến 30 lần nếu người tập vẫn cảm thấy dễ chịu, thoải mái).Khi tập, người tập luôn ngồi ở tư thế thư giãn, thoải mái. Thực hiện các động tác từ dễ đến khó (nếu cảm thấy đau quá có thể dừng lại ở mức vận động đó rồi tăng dần ở những ngày tập tiếp theo).Phẫu thuậtSau khi đã thử nghiệm các phương pháp trên nhưng không mang lại kết quả, người bệnh có thể cân nhắc thực hiện các phương pháp phẫu thuật sau:Loại bỏ một phần xương hoặc đĩa đệm thoát vịLoại bỏ một phần đốt sốngHợp nhất một phần cổ bằng phương pháp ghép xương và phần cứngNgoài ra, để thúc đẩy quá trình cải thiện đau cột sống cổ một cách an toàn và nhanh chóng, người bệnh nên sử dụng các sản phẩm được chiết xuất từ nhiều loại thảo dược tự nhiên, có công dụng hỗ trợ làm trơn khớp và phục hồi sụn khớp, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau mỏi vai gáy do thoái hóa cột sống. Trong đó, một trong những sản phẩm nổi bật, được nhiều y bác sĩ khuyên dùng phải kể đến Khương Thảo Đan Gold - thực phẩm bảo vệ chức năng dành riêng cho người bị thoái hóa khớp, vôi hóa cột sống, gai đốt sống và thoát vị đĩa đệm.Khương Thảo Đan Gold - Giải pháp phục hồi sụn khớp, giảm đau cột sống cổ từ thảo dược tự nhiênTrải qua quá trình nghiên cứu và sản xuất khắt khe, viên uống Khương Thảo Đan Gold nhận được nhiều phản hồi tích cực, được bộ Y tế công nhận và cấp phép lưu hành trên thị theo thông tư số 75/2019/ATTP-CN GMP. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng mà không lo bị tác dụng phụ trên đường tiêu hóa.Để phát huy tối đa công dụng sản phẩm, người bệnh nên sử dụng Khương Thảo Đan Gold theo liều lượng 6 viên mỗi ngày, mỗi lần 2 viên sau khi ăn (liệu trình 6 tháng).Hiện tại, Khương Thảo Đan Gold đang được bày bán chính hãng tại hơn 10.000 hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Do đó, hãy click ngay Điểm bán Khương Thảo Đan nếu bạn muốn tra cứu thông tin nhà thuốc gần nhất có bán sản phẩm.Mặt khác, nếu cần thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc tình trạng đau cột sống cổ vai gáy, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline 1800 1156 (miễn cước) để được hỗ trợ sớm nhất hoặc tham khảo các bài viết liên quan tại https://khuongthaodan.com/. Xem thêm:Căng cơ đùi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịCấu tạo khớp gối gồm mấy phần? Có chức năng gì?Gợi Ý Các Cách Chữa Gù Lưng An Toàn, Hiệu Quả CaoĐau dây thần kinh tay phải là biểu hiện của bệnh gì?Khớp gối kêu lục cục và đau | Cảnh báo bệnh xương khớp
Cỏ xước là một loài dược liệu quý được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc dân gian, đặc biệt là giúp giảm triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng, liều dùng và cách sử dụng vị thuốc này sao cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc nên đừng bỏ qua nhé.Tìm hiểu về loài cỏ xướcTìm hiểu chung về cỏ xướcCây cỏ xước với tên khoa học là Achyranthes aspera L., thuộc vào họ rau dền (Amaranthaceae). Loài thảo dược này còn có tên gọi khác là ngưu tất nam, nên khá nhiều người nhầm lẫn với ngưu tất ( tên khoa học: Achyranthes bidentata Blume. ).Đặc điểm hình tháiCây cỏ xước thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, nhìn khá mảnh và vuông. Cây cao tầm 1 - 2m, bao phủ bên ngoài bởi một lớp lông mềm mại. Lá mọc đối nhau, phần đầu nhọn, rộng chừng 2 - 4cm, dài 7 - 12cm. Phiến lá có hình trứng, cuống nhỏ, mép nguyên lượn sóng. Hoa ngưu tất nam mọc từng cụm ở kẽ lá hoặc đầu cành, mỗi chùm bông dài khoảng 20 - 30cm, có móc và thường dính vào quần áo của người đi đường, làm vườn. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, không có cánh hoa, mẫu 5. Hình ảnh cây cỏ xước tươiQuả của cây dạng quả nang, dài 2 - 3mm, có màu nâu, thành mỏng dính vào hạt. Hạt thon dài, dày 1mm. Cây mọc từ mùa xuân, sinh trưởng vào mùa hè. Quả có lá bắc nhờ gió phát tán đi khắp nơi. Rễ cây màu vàng, rễ chính hình trụ, dài phình to thành củ, đường kính từ 2 - 5 mm, dài 20cm. Bên ngoài màu nâu nhạt, nhẵn và có nhiều rễ con xung quanh. Bộ phận sử dụngBộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, nhưng chủ yếu vẫn là rễ. Người ta thường sẽ đào cả cây về rồi rửa sạch đất cát, phơi khô và cắt từng khúc nhỏ. Còn để lấy rễ làm thuốc, thì sẽ thu hoạch vào mùa đông, bởi lúc này thân và cây đã héo khô, dưỡng chất tập trung vào rễ. Nhưng nên cắt phần đầu nhọn của rễ và thái mỏng rồi mới phơi khô. Việc áp dụng bài thuốc có ngưu tất nam sẽ giúp cơ thể tăng bài tiết chất độc, lợi tiểu và lọc thận. Đặc biệt, trà làm từ cỏ xước rất đơn giản mà lại dễ dùng, ngon bổ dưỡng. Phân bốCỏ xước là cây ưa sáng, ẩm, hơi chịu bóng, chủ yếu mọc ở nơi đất ẩm ven đường, nhiều mùn, vườn nhà, bờ sông và bãi hoang. Do đó, cây phân bố hầu hết vùng nhiệt đới như Lào, Thái Lan, Campuchia,...Ở Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều tại các tỉnh đồng bằng, trung du. Thu hái và chế biếnCây mọc mỗi năm, sinh trưởng mạnh vào tháng 2 đến tháng 10. Người dân thu hái quanh năm, sau đó đem về rửa sạch, cắt phần lá, thân và rễ riêng. Đem đi thái mỏng rồi phơi khô hoặc sấy. Thành phần hoá họcNgưu tất nam chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe, điển hình như rễ có chứa saponin - hợp chất có tác dụng làm giảm cholesterol, hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư cũng như tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch khỏe mạnh và có vai trò như chất oxy hóa. Bên cạnh đó, cây còn có glucose, ecdysterone, muối kali, achiranthin, galactose. Cỏ xước có tác dụng gì đối với sức khỏe?Theo y học cổ truyền, cây có vị đắng, chua, không độc, quy vào kinh can và thận. Nên có công năng thanh nhiệt, giải độc, bổ can thận, mạnh gân cốt, hoạt huyết và giảm đau. Ngoài ra vị thuốc này còn có tác dụng tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ chống xơ vữa động mạch.Dược liệu có tác dụng giảm triệu chứng đau xương khớpVậy theo y học cổ truyền, cỏ xước trị bệnh gì? Các nhà nghiên cứu đã tiến hành làm thí nghiệm trên ếch và cho thấy kết quả dịch chiết cồn từ cỏ xước có khả năng ức chế tim ếch, giãn mạch và hạ huyết áp. Đồng thời chúng còn kích thích co bóp của cơ trơn tử cung ếch. Ngoài ra dược liệu có nhiều tác dụng điển hình khác sau: Hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, cholesterol xấu, kích thích tiểu tiện và tăng chức năng của gan.Chống viêm nhiễm, kháng nấm, kháng khuẩn.Tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau.Khi tiến hành thí nghiệm trên chuột còn có tác dụng chống đông máu, giảm độ nhớt của máu.Nhiều công dụng như vậy nhưng vị thuốc này vẫn tồn tại một số ảnh hưởng không tốt đến cơ thể như Ecdysterone có trong cây là một chất chống thụ thai nên có thể gây sẩy thaiLiều dùng và cách sử dụngSau khi đã biết cỏ xước chữa bệnh gì, chúng ta cần tìm hiểu về liều dùng cũng như cách sử dụng. Tùy vào từng mục đích sử dụng và tình trạng của mỗi người mà sẽ được dùng theo nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn dùng dưới dạng thuốc uống hoặc bôi ngoài da, ngâm rượu. Về liều dùng: Thuốc dùng ngoài da: Tùy thuộc vào vùng bị thương, không giới hạn liều lượngThuốc sắc: 12 - 40g. Một số bài thuốc chữa xương khớp từ cỏ xướcBài thuốc số 1: Cỏ xước tươi 50g, bông mã đề 1 nắm (50g), râu ngô 30g, rễ cỏ tranh 30g. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang. Lưu ý phải uống khi thuốc còn đang ấm. Bài thuốc này có tác dụng trị chứng đau thắt lưng, đau vùng eo do thấp nhiệt. Bài thuốc số 2: Cỏ xước tươi 50g, đơn gối hạc 50g, cây xấu hổ 50g, lạc tiên 30g, vỏ cây gạo 30g, quả ké 30g. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang. Lưu ý phải uống khi thuốc còn đang ấm. Bài thuốc này có công dụng chữa đau nhức xương khớp, khớp bị sưng nóng và chống chỉ định với người bệnh âm hư. Bài thuốc số 3: Cỏ xước 30g, sinh khương 4g, thục địa 16g, phụ tử chế 8g, bạch truật 13g, bạch linh 10g, bạch thược 12. Đem tất cả dược liệu đi sắc uống, chia thành 2 - 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang. Lưu ý phải uống khi thuốc còn đang ấm. Bài thuốc có công dụng chữa tiểu đêm, ôn dương, bổ thận và đau lưng do thận hư.Ngoài những bài thuốc điều trị xương khớp trên, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt,...Đồng thời cần kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hằng ngày và luyện tập thể thao đều đặn. Những lưu ý khi dùng cỏ xước Để đảm bảo an toàn và phát huy được tối đa công dụng của dược liệu, tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, thầy thuốc uy tín. Tuy là dược liệu thiên nhiên nhưng nếu vẫn tồn tại nhiều tác dụng không mong muốn và tương tác với thuốc khác, do đó chúng ta nên lưu ý:Những điều cần lưu ý khi dùngKhông dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang hành kinh và nam giới bị di tinh.Bệnh nhân bị đau dạ dày, đường tiêu hóa không tốt khi dùng có thể bị đau bụng và chảy máu.Một số người khi sử dụng có thể xuất hiện triệu chứng bất thường như buồn nôn, khó thở, tức ngực, nổi mẩn, choáng váng cần phải ngừng dùng và tới bệnh viện ngay.Không được kết hợp cỏ xước cùng bạch tiền, huỳnh hỏa, lục anh và quy giáp bởi sẽ gây tương tác thuốc.Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc cây cỏ xước trị được bệnh gì và cách dùng sao cho hiệu quả nhất. Dù là dược liệu lành tính nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào nhé. Xem thêm:Cây mật gấu: Minh chứng của thuốc đắng giã tậtLiệu cây vòi voi chữa xương khớp có hiệu quả không?Náng hoa trắng và những điều cần chú ý khi sử dụngNhững tác dụng của cây xá xị mà bạn có thể chưa biếtCây chìa vôi chữa xương khớp có thực sự hiệu quả không?
Cây mật gấu ( lá đắng ) hiện nay được rất nhiều người tin dùng bởi những hiệu quả mà nó mang lại đối với sức khỏe như xương khớp, đường ruột, gan,...Nhưng có nhiều thông tin đã thổi phồng quá mức, khiến cây mất đi giá trị vốn có và làm một số ít người bệnh phân vân về công dụng mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc về lá cây mật gấu có tác dụng gì hay là cây mật gấu trị bệnh gì? một cách chính xác nhất nên đừng bỏ lỡ nhé. Tìm hiểu về loài dược liệu cây mật gấuTìm hiểu về cây mật gấuCây mật gấu với tên khoa học là Gymnanthemum Amygdalinum, thuộc họ Cúc, thường được người dân gọi là cây lá đắng. Đúng như tên gọi vậy, loài cây này rất là đắng, mọc ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nepal và Ấn độ. Tại Việt Nam, bởi cây khá phù hợp với khí hậu mát mẻ nên phân bố chủ yếu tại các vùng miền núi phía Bắc, nơi có địa hình cao. Bên cạnh đó, cây còn nằm rải rác tại Lâm Đồng và một số tỉnh miền Nam. Đặc điểm hình tháiMật gấu thuộc loại thân thảo, dáng mềm và được phát triển theo từng bụi. Tùy vào độ màu mỡ của đất và ánh sáng mặt trời nơi cây sinh trưởng mà anh có thể cao từ 2 - 5m. Lá cây mật gấu màu xanh lục, hình trái xoan, phần mép hai bên có răng cưa nhỏ, dài khoảng 8 - 10cm, rộng 2 - 4cm, vị rất là đắng.Hình ảnh cây mật gấuHoa cây mật gấu nở mỗi năm, từ tháng 2 đến tháng 4. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành từng cụm nở trên ngon cây. Sau khi tàn, quả mật gấu sẽ được hình thành với màu xanh nhạt và khi chín sẽ chuyển sang màu nâu. Nhiều người bệnh đang thắc mắc rằng cây mật gấu có mấy loại và làm sao để phân biệt được chúng. Hiện nay có 2 loại đang được dùng phổ biến là cây mật gấu bắc và cây mật gấu nam. Đặc điểm nhận diện là mật gấu bắc sẽ có thân màu đỏ còn nam sẽ có thân màu trắng. Đồng thời tùy vào mục đích sử dụng và điều trị bệnh mà sẽ chọn loại phù hợp. Bộ phần dùng, thành phần và thu háiCây được thu hoạch sau khi đã trưởng thành, người dân sẽ không thu hái những cây còn non hoặc quá già rồi. Bộ phận được dùng làm thuốc chủ yếu là lá và thân cây mật gấu. Trong đó có chứa nhiều thành phần có giá trị đối với sức khỏe bao gồm vitamin A, B1, B2, Vitamin C, E, flavonoid, steroid, axit phenolic, tannin, xanthone và một số khoáng chất cần thiết như kẽm, magie, đồng, sắt,...cùng với nước.Cây mật gấu có tác dụng gì trong sức khỏe đời sống?Dược liệu này chính là minh chứng cho câu thuốc đắng giã tật, bởi vì vị của nó rất là đắng nhưng bên trọng lại chứa nhiều dưỡng chất cần thiết như vitamin, tanin, flavonoid, xanhthe,...Do đó, cây lá đắng được ứng dụng để giúp bảo vệ gan, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bảo vệ hệ tiêu hóa, chống oxy hóa và hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.Tác dụng bảo vệ ganBởi trong thành phần của mật gấu có chứa Exercise in A, beta sitosterol, ursolic acid và glucoside,...là những hoạt chất có công dụng rất tốt đối với cơ thể. Đặc biệt là giúp ngăn ngừa sự hình thành những tế bào gây hại nên khá hiệu quả trong việc bảo vệ gan.Vị thuốc mật gấu có tác dụng bảo vệ ganBảo vệ hệ tiêu hóaNhờ vào công dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm của những thành phần có trong thân và rễ của cây đã giúp người bệnh hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy hiệu quả. Tác dụng chống oxy hóa Trong cây có hàm lượng dược chất saponin, flavonoid và tanin, đây đều là những nguồn chống oxy hóa dồi dào, giúp giảm thiểu lượng cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó mà ngăn ngừa được tình trạng oxy hóa do viêm nhiễm hoặc ung thư. Ngoài ra chúng còn có khả năng loại bỏ các tế bào gốc tự do và hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh lý mãn tính. Đặc biệt bộ phận dùng là lá còn giúp điều trị bệnh lý tim mạch nhờ nguồn acid linoleic và lão hóa da. Đây cũng là đáp án khi có nhiều người thắc mắc lá cây mật gấu có tác dụng gì?Điều trị vàng da và đau mắt đỏMột công dụng đặc điểm mà chắc hẳn nhiều người chưa biết, đó là có thể giảm giảm triệu chứng đau mắt đỏ và vàng da. Thường họ sẽ dùng phần lá và quả của mật gấu để điều trị. Hỗ trợ phòng ngừa ung thưNhờ vào các hoạt chất beta sitosterol, glucoside hay ursolic acid bên trong cây đã giúp dược liệu này có khả năng ức chế, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển, tăng sinh của tế bào ác tính. Nhờ vào sự kết hợp cùng với thảo dược quý hiếm khác đã hỗ trợ ngăn chặn được sự lan rộng của tế bào ung thư vú hoặc dạ dày. Giúp giảm căng thẳngCác chất lacton glycosides, andrographolide, flavonoid và fiterpene trong lá mật gấu có tác dụng làm giảm triệu chứng căng thẳng, lo âu. Cho nên chúng được nghiên cứu để bào chế làm thành phần trong thuốc để giảm rối loạn cảm xúc, lo âu của bệnh nhân mắc bệnh tâm lý. Tác dụng hỗ trợ điều trị xương khớpNhiều kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng trong mật gấu có chứa chromium, magnesium, manganese, chất xơ, methionine, histidine, selenium, isoleucine, sắt, protein,...giúp giảm viêm sưng và ngăn ngừa oxy hóa rất hiệu quả. Do đó, người dùng sử dụng vị thuốc này để điều trị một số bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,...Với phương pháp từ thiên nhiên này, bệnh nên có thể tận dụng được hết những lợi ích từ cây một cách đơn giản, an toàn mà ít gây tác dụng phụ. Hỗ trợ điều trị xương khớpTuy nhiên, hiệu quả của cây mật gấu chữa xương khớp còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và triệu chứng của mỗi người. Vì vậy trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tác dụng lợi tiểuTheo người dân tại vùng Tây Phi, họ đã dùng lá cây mật gấu rừng để dùng như trà. Loại trà này có công năng như lợi tiểu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường, táo bón cùng nhiều bệnh lý liê quan đến nhiễm trùng da và gan.Cách sử dụng cây mật gấu hiệu quả Người bệnh có thể sắc nước thân, lá và rễ cây để uống hằng ngày. Sau khi rửa sạch, đun sôi với nước trong 15 phút theo tỷ lệ 20g lá tươi : 1 lít nước. Có thể thay thế nước uống hằng ngày để giúp cơ thể được giải độc, thanh nhiệt. Đặc biệt là dùng cây mật gấu ngâm rượu.Cây mật gấu ngâm rượu có tác dụng gì? Người bệnh có thể dùng để điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột và tê thấp. Cách ngâm rượu cây mật gấu bao gồm: Chuẩn bị thân, rễ cây và rượu theo tỉ lệ 1kg : 10L.Rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Vì thân và rễ có lớp vỏ khá dày thì chúng ta nên cạo bớt.Đem đi phơi khô phần rễ và thân, chẻ nhỏ để dược chất dễ thấm vào rượu hơn. Sau đó cho vào bình ngâm cùng với rượu.Ngâm trong vòng 1 tháng là lấy ra dùng được rồi. Tuy nhiên, tốt nhất là chờ tới 3 tháng vì lúc này dược chất mới thấm hoàn toàn vào rượu và phát huy được công dụng tối đa. Cách ngâm rượu cây mật gấuNhững lưu ý khi dùng cây mật gấu không nên bỏ quaSau khi đã biết cây mật gấu chữa bệnh gì cũng như cây mật gấu uống có tác dụng gì? Thì chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:Khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào cần phải dùng đúng liều, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Nếu không sẽ gặp tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong thành phần dược liệu có chứa kháng sinh, do đó tuyệt đối không tự ý dùng và sử dụng thường xuyên. Tốt nhất là dùng tối đa 2 tuần rồi nghỉ ít nhất 4 tuần, sau đó lại sử dụng tiếp.Khi sử dụng vị thuốc mật gấu, nên dùng một liều lượng nhỏ để có thể kịp thời gian thích ứng và không tự ý ngừng những thuốc đặc trị đang uống.Các hoạt chất trong cây có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng khác. Vì thế, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào khẳng định được tuyệt đối cây mật gấu an toàn đối với phụ nữ có thai và cho con bú. Do thành phần có công dụng hạ huyết áp nên những người huyết áp thấp không nên dùng.Hiện nay chưa có báo cáo nào về phản ứng phụ khi dùng cây mật gấu. tuy nhiên nếu bị táo bón hoặc huyết áp giảm nhanh thì hãy ngừng dùng.Tóm lại, cây mật gấu chứa nhiều dinh dưỡng và hoạt chất cần thiết cho cơ thể nên đã mang tới rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Nhưng đừng quá phụ thuộc vào nó hoặc tin vào những lời đồn thổi trên mạng mà tự nhiên bị phản tác dụng. Tốt nhất trước khi dùng hãy hỏi kỹ bác sĩ để nhận được lời khuyên chính xác nhất nhé. Xem thêm:Liệu cây vòi voi chữa xương khớp có hiệu quả không?Náng hoa trắng và những điều cần chú ý khi sử dụngNhững tác dụng của cây xá xị mà bạn có thể chưa biếtCây chìa vôi chữa xương khớp có thực sự hiệu quả không?Cây gối hạc trị xương khớp có hiệu quả như lời đồn?
Cây vòi voi là một loài dược liệu thiên nhiên mang đến nhiều giá trị có ích cho sức khỏe xương khớp cũng như cuộc sống hằng ngày. Cây thường mọc hoang khắp nơi nên chắc hẳn không ít người đã nhầm lẫn nó với cỏ dại và bỏ quả vị thuốc quý này. Tuy nhiên vòi voi cũng tiềm ẩn một số độc tố đối với gan nếu không dùng đúng liều quy định. Vậy cây vòi voi như thế nào? Cây vòi voi chữa bệnh gì? Mọi lời giải đáp sẽ có dưới bài viết ngay đây.Tìm hiểu về những công dụng của cây vòi voiTìm hiểu cây vòi voi là cây gì?Cây vòi voi có tên khoa học là Heliotropium indicum L, thuộc họ Boraginaceae. Được người dân gọi với nhiều tên khác nhau như cầu vĩ trùng, đại vĩ đao, dền voi, nam độc hoạt,...Đặc điểm sinh họcCây vòi voi thuộc loại thân thảo, chiều cao trung bình từ 25 - 40cm, thân cứng khỏe có nhiều lông nhám. Lá cây nhăn nheo, có hình bầu dục, phần mép có răng cưa. Hoa vòi voi màu trắng hoặc tím ( nhiều nơi còn gọi là cây vòi voi tím ), không có cuống, cụm hoa phát triển mọc thành cụm giống như vòi của con voi vậy. Đây cũng là lý do loài dược liệu này được gọi là cây vòi voi. Bộ phận dùng làm thuốc là tất cả bộ phận có trên cây. Hình ảnh cây vòi voiCây vòi voi thường mọc ở đâu?Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu mỹ, mọc hoang rất nhiều ở những nước nhiệt đới như Việt Nam, Indonesia, Philippin,...Tại Việt Nam, cây được tìm thấy hầu hết ở các tỉnh, chỉ là không xuất hiện trong vùng núi cao. Vì là loại cây ưa sáng nên mọc nhiều ở khu đất trống, nương rẫy, đường đi,... Thành phần hóa học, thu hái và bào chếTheo các nghiên cứu y học hiện đại, trong vòi voi có chứa hoạt chất alcaloid pyrolizidin có khả năng gây ung thư nhưng cũng chứa nhiều chất mang tác dụng ức chế sự phát triển của khối u như indixin, indixin N-oxyd.Dược liệu này được dân địa phương thu hái quanh năm, nhưng chủ yếu vẫn là mùa hè và mùa thu, mọi bộ phận trên cây đều được dùng làm thuốc. Sau khi thu hái, sẽ đem về phơi nắng hoặc sấy khô để dùng. Mùi hăng hơi đắng với cay. Cây vòi voi có tác dụng gì đối với cơ thể?Theo y học cổ truyền, vòi voi có vị đắng cay, quy vào thận, tỳ và đại tràng. Nên được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý sau: xương khớp, mụn nhọt, viêm họng, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,..với khả năng giảm sưng đau viêm, giải độc thanh nhiệt, tiêu thũng, lợi tiểu,...Vậy theo y học hiện đại, cây vòi voi trị bệnh gì? ưới đây là một số nghiên cứu được ghi nhận: Hỗ trợ giảm viêm da cơ địaViêm da cơ địa là một bệnh lý có cơ chế bệnh vô cùng phức tạp như eczema, chàm,...Bệnh khiến nhiều người bị khó chịu, ngứa ngáy và mất ngủ kéo dài dẫn tới căng thẳng. Dược liệu vòi voi sẽ giúp giảm các triệu chứng sau: Giảm cảm giác ngứa ngáy, đau rát, sưng đỏ và hỗ trợ điều trị những nốt mủ trên da.Ngăn ngừa mủ viêm lan rộng.Giảm tình trạng sưng tấy. Nhiều người đang phân vân rằng tắm cây vòi voi có tác dụng gì và có nên không? Đừng lo lắng, theo các nghiên cứu, việc tắm vòi voi có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng da như xuất hiện đốm đỏ li ti, mọng nước hay là mẩn đỏ.Vòi voi có tác dụng điều trị viêm da cơ địaCây vòi voi chữa xương khớp, lợi tiểu và viêm xoangCác nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra chiết xuất từ lá vòi voi có khả năng làm thuốc lợi tiểu mạnh. Cùng với đó là tác dụng điều trị phong thấp, nhức mỏi rất hiệu quả. Bên cạnh đó, dược liệu còn dùng để hỗ trợ điều trị viêm xoang, dùng đơn độc hoặc phối hợp cùng nhiều dược liệu quý khác để tăng hiệu quả điều trị. Hỗ trợ điều trị giảm đau nhức xương khớpĐiển hình như bài thuốc kết hợp giữa cây vòi voi và hoa ngũ sắc có tác dụng sát trùng mạnh, xoang mũi được thông thoáng và hô hấp dễ dàng hơn. Hỗ trợ điều trị mụn cóc, nhọt, mẩn ngứa Vòi voi có tác dụng bổ sung nhiều vitamin A, D, C và khoáng chất cần thiết để làm lớp sừng mất đi, cải thiện làn da, ngăn ngừa mẩn ngứa, mụn nhọt. Ngoài ra, chúng còn cung cấp lượng vitamin E cùng nhiều loại khác để da được hồng hào và khỏe mạnh hơn.Hỗ trợ giảm viêm và sưng tấyChiết xuất từ toàn bộ cây vòi voi có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm phù tai và chân. Hoạt tính chống viêm này được tìm thấy khi lấy dịch chiết từ rễ cây vòi voi cho vào dung môi methanol( 100mg/kg), thử nghiệm để chữa phù chân cấp tính. Kết quả cho thấy nó hoạt động như một chất chống viêm và giảm 49,05% phù chân.Tại các nước Đông Nam Á như Campuchia và Lào, người dân tại đây sẽ dùng vòi voi sắc lấy nước uống hoặc đắp ở ngoài da để trị bong gân, sưng tấy, viêm xoang hoặc thấp khớp. Tại Indonesia, sẽ dùng nước sắc từ lá cây để trị bệnh nhiễm nấm Candida.Ở Thái Lan, họ sẽ dùng nước sắc từ các bộ phận trên mặt đất của cây nhằm giảm tình trạng sốt, viêm. Đây cũng chính là câu trả lời cho thắc mắc cây vòi voi có uống được không?Một số bài thuốc có chứa cây vòi voiBài thuốc điều trị viêm da cơ địa bằng cây vòi voi ngâm rượuRửa sạch phần rễ và thân, sau đó thái từng khúc nhỏ, để cho ráo nước rồi cho vào bình, Đổ rượu ngập dược liệu rồi đậy kín nắp lại. Theo dõi tới khi nào rượu chuyển sang màu vàng thì lấy ra và xoa lên vùng da bị bệnh. Ngày dùng 2 lần, duy trì 2 - 3 tuần.Bài thuốc điều trị bệnh á sừng + Bài thuốc đắp: Đầu tiên dùng 1 nắm nhỏ thân và lá vòi voi đem đi rửa sạch rồi giã cho thật nhuyễn cùng với 1 thìa cà phê muối. Sau đó đem đắp lên vùng da bị bệnh và dùng băng cố định lại qua đêm. Đến sáng hôm sau thì dùng nước ấm để rửa sạch. Duy trì cho tới khi các triệu chứng của bệnh giảm dần và hết. + Bài thuốc vòi voi ngâm rượu để thoa: Rửa sạch dược liệu rồi thái nhỏ và bỏ vào bình, đổ ngập rượu, đậy nắp lại và ngâm trong 10 ngày. Sau đó mỗi ngày đều dùng thoa lên vùng da bị bệnh cho tới khi triệu chứng giảm hẳn.Bài thuốc chữa đau nhức cơ xương khớpChuẩn bị 500g cây vòi voi và giấm gạo. Đem toàn bộ dược liệu đi rửa sạch rồi thái từng khúc. Sau đó giã cho nhuyễn, sao nóng lên chảo và cho giấm vào. Tới khi chuyển sang màu vàng thì tắt bếp và dùng túi sạch buộc lên vùng bị đau nhức, để qua đêm. Nên dùng duy trì đều đặn. Những lưu ý cần phải nắm rõ khi dùng cây vòi voiCây vòi voi có độc không là lo lắng của mọi người bệnh khi muốn chữa bệnh bằng dược liệu này? Mặc dù cây vòi voi có nhiều tác dụng đối với cơ thể nhưng một số loài có chứa alcaloid nhân pyrolizidin gây độc tính cho gan như ức chế, hủy hoại tế bào gan gây triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, xuất huyết dạ dày và tăng nguy cơ ung thư. Nguy hiểm ở chỗ là độc tính này nó sẽ phát triển âm ỉ, kéo dài nên khó phát hiện. Do đó nếu không tìm hiểu kỹ thì không nên dùng, kể cả bôi ngoài da. Ngoài ra còn phải chú ý tới một số vấn đề sau nữa: Những lưu ý cần thiết khi dùngKhông được tự ý dùng thuốc khi chưa được sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền hoặc là thầy thuốc. Bởi có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn. Không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em.Chống chỉ định với người cao tuổi, tiêu chảy kéo dài, tỳ vị hư hàn, cơ thể suy nhược.Không được tự ý uống hơn liều chỉ định vì sẽ gây độc cho gan. Trong quá trình uống nếu có xuất hiện tiêu chảy, đau bụng liên tục thì cần phải dừng lại ngay.Phương pháp dùng vòi voi để chữa bệnh thương mang lại hiệu quả chậm nên cần duy trì dùng nhé.Mặc dù chúng ta không thể phủ nhận những giá trị mà cây vòi voi mang lại cho sức khỏe nhưng các độc tính có trong nó cũng rất là nguy hiểm vì khó phát hiện hoặc âm ỉ, kéo dài. Bởi vậy, người bệnh cần phải thận trọng khi dùng và cần phải theo chỉ định của bác sĩ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ về cách dùng, tác dụng và những lưu ý quan trọng khác.Xem thêm:Náng hoa trắng và những điều cần chú ý khi sử dụngNhững tác dụng của cây xá xị mà bạn có thể chưa biếtCây chìa vôi chữa xương khớp có thực sự hiệu quả không?Cây gối hạc trị xương khớp có hiệu quả như lời đồn?Cây mã tiền - Không biết cách sử dụng sẽ là con dao hai lưỡi
Cây Náng hoa trắng là một trong những vị thuốc nam quý chứa nhiều hợp chất rất tốt cho việc điều trị sưng viêm, đau nhức tay chân, tê thấp và hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Mặc dù cây có nhiều công dụng thế nhưng đây cũng là một loài dược liệu có độc tính. Do đó để tránh được tác dụng không mong muốn, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ và có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết cách sử dụng và liều lượng phù hợp nhé. Tìm hiểu về dược liệu náng hoa trắngTìm hiểu về náng hoa trắngNáng hoa trắng có tên khoa học là Crinum asiaticum L, được dân gian gọi với nhiều các tên rất hay như đại tướng quân, náng sumatra,... Đặc điểm hình tháiNáng hoa trắng thuộc loài cây thân thảo lưu niên, có chiều cao trung bình khoảng 1m. Cây có thân hành to, hình bầu dục với đường kính khoảng 5 - 10cm, trên đầu có nút thắt lại. Lá hình ngọn giáo, là dạng lá đơn, phiến dày, mọc từ thân hành, rộng khoảng 5 - 10cm, thuôn dài, thu hẹp từ gốc lên, dài khoảng 1m. Ngoài ra bẹ lá khá rộng, mép nguyên uốn lượn, hai mặt có màu lục nhạt.Hình ảnh cây náng hoa trắngHoa mọc thành cụm, mỗi cụm gồm 6 - 12 bông hoa trắng nằm trong túm lá thành tán, tỏa ra mùi thơm ngát vào buổi chiều. Phía trên của hóa có cán khá to, dẹt dài tầm 40 - 60cm, mẫu 3. Quả mọng, có hình tròn bên trong chỉ chứa 1 hạt. có hình trọn, mọng Náng hoa trắng thường mọc ở mọi khu vực nhưng sinh trưởng tốt nhất là ở những nơi có đất ẩm ướt, vùng nhiệt đới, đặc biệt ven sông biển. Loài dược liệu này được tìm thấy nhiều ở Indonesia hoặc Ấn đó. Ở Việt nam, cây mọc hoang chủ yếu tại các tỉnh thành, dưới chân núi đá vôi hoặc vùng ven biển.Thành phần hóa học và bộ phận dùngBộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá và củ. Tuy nhiên bộ phận nào của cây cũng chứa các hoạt chất có tác dụng đối với sức khỏe. Phần hoa, lá và củ của náng hoa trắng có chứa hợp chất lycorin C16H17NO4. Trong khi đó, phần thân cây và bẹ lá thì chứa nhiều hợp chất hữu cơ như crinasiatin, hippadin,...Đặc biệt Lycorine có hoạt tính kháng khối u rất tốt. Năm 2013, một công bố từ Thư viện Y học Quốc Gia Hoa Kỳ đã đề cập rằng, lycorine có khả năng ức chế khá cao đối với sự phát triển của một số khối u, như u buồng trứng hoặc u tử cung. Đây cũng chính là tiền đề để phát triển nhiều sản phẩm nhằm hạn chế sự tăng sinh khối u. Thu hái và chế biếnDược liệu được thu hái quanh năm . Lá cây và củ sẽ được mang đi phơi khô hoặc dùng tươi. Nếu dùng tươi, sau khi thu hoạch phải sử dụng ngay.Cây náng hoa trắng có tác dụng gì đối với sức khỏe?Theo Y học cổ truyền, Náng hoa trắng có tính mát, vị đắng, tính hơi độc được dùng ngoài để điều trị bong gân do ngã, sung huyết, trật khớp, tụ máu chấn thương, hoặc để xoa bóp khi nhức mỏi tay chân, tê thấp. Một số khu vực ở Trung Quốc còn sử dụng dược liệu để chữa bệnh trĩ.Bong gân dùng láng háng hơ nóng đắp lên rất hiệu quảHiện nay, một số nghiên cứu mới nhất tại Nhật Bản và Hàn quốc đã chỉ ra rằng dược lệu này có khả năng cải thiện triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt. Đồng thời theo đề tài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Bá Hoạt cũng đã khẳng định được tác dụng cây náng hoa trắng đối với bệnh u xơ tuyến tiền liệt. Điều này là nhờ vào hoạt chất alkaloid trong cây có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh lên tới 35,4%. Chúng còn giúp chống viêm và giảm trọng lượng khối u tận 25,4%.Ngoài ra chiết xuất từ cồn của dược liệu có khả năng bảo vệ hồng cầu và chống oxy hóa, do đó bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt dùng rất hiệu quả. Cách làm: Dùng lá náng hoa trắng ngâm rượu ( trên 40 độ ) trong vòng 1 tuần.Vậy tóm lại cây náng hoa trắng chữa bệnh gì? Dưới đây là một số tác dụng chính:Chữa vết thương do rắn cắnGiảm đau do bong gân và sưngGiảm tình trạng đau nhức xương khớpGiảm khối u trong u nang buồng trứng và u xơ tử cungGiảm triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệtCHữa bệnh trĩ, cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu đêm, tiểu nhiều lần không hết,...Liều lượng và cách dùng Náng hoa trắng hiệu quả Sau khi đã biết lá náng hoa trắng có tác dụng gì, chắc hẳn nhiều người bệnh thắc mắc cây náng hoa trắng cách sử dụng thế nào mới phù hợp. Tùy vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý đang gặp phải mà cách dùng và liều dùng ở mỗi người có thể khác nhau. Khi dùng ngoài, cần cân nhắc sao cho phù hợp với vị trí và kích thước chỗ đau. Người bệnh có thể đem lá tươi đi hơ nóng, rồi đắp và xoa bóp nhẹ vùng bị đau sưng lên. Hoặc thái nhỏ ra rồi xào cho nóng, đắp vào vùng bị tổn thương rồi dùng gạc bó lại. Thông thường, người dân sẽ dùng lá cây để hơ nóng rồi đắp và bóp những nơi bị bong gân, sai gân khi ngã. Dùng xoa bóp khi nhức mỏi, tê thấp. Cách sử dụng náng hoa trắngỞ Quảng Châu - Trung quốc, nhân dân tại đây cũng dùng lá hơ nóng và xoa bóp những vùng đau như nước mình, có khác là họ sắc lên rồi lấy nước đó rửa trĩ và khá hiệu quả.Tại Ấn độ, họ dùng củ để ép lấy nước, rồi pha loãng, sau đó uống nhằm gây nôn và không gây đau đớn. Khi dùng ở liều nhỏ, nó sẽ gây ra mồ hôi và buồn nôn. Cách thực hiện: Giã nát củ tươi, thêm nước vào và vắt lấy nước, chứ vài phút lại uống cho tới khi nôn ra được. Có thể thêm đường vào để dễ uống hơn.Một số bài thuốc phổ biến từ Náng hoa trắngBài thuốc điều trị bong gân do té ngã Chuẩn bị: Lá náng hoa trắng, hồi hương, vỏ cây sòi, gừng sống, lá dây đau xương, lá thầu dầu tía, lá mua,củ nghệ, hạt máu chó, lá tầm gửi cây khế, quế, đinh hương, vỏ núc nác, lá canh câu, mủ xương rồng bà, lá kim cang, huyết giác, hạt trấp, lá bưởi bung.Thực hiện: Đem tất cả dược liệu đi giã nát, rồi sao lên cho nóng và chườm vào vùng da bị tổn thương.Bài thuốc chữa sưng tấy do bị té, bị tụ máu, bong gânChuẩn bị: 10 - 20g lá náng hoa trắng, 8g lá bạc thau, lá dây đòn gánh.Thực hiện: Đem dược liệu đi giã nhỏ rồi thêm một ít rượu, nước vào và đắp nóng. Ngày tiến hành 1 lần. Bài thuốc trị bong gân, thấp khớp và tụ máuChuẩn bị: 30g náng hoa trắng khô, 30g mua thấp và 20g dạ cẩm. Thực hiện: Đem đi giã tươi rồi đắp.Những lưu ý khi sử dụng Náng hoa trắngKhi dùng dược liệu ở dạng tươi để gây nôn, cần phải lưu ý là chỉ dùng với liều lượng 8 - 16gr mà thôi, không được dùng quá liều quy định nếu không dễ bị ngộ độc.Bên cạnh đó nếu ăn phải thân cây hoặc nước ép quá đặc sẽ dẫn tới tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, mạch nhanh, hô hấp khó khăn. Khi đó chúng ta sẽ giải độc bằng cách dùng trà hoặc dung dịch acid tannic 1 - 2%. Ngoài ra có thể uống nước muối loãng hoặc nước đường.Vị thuốc náng hoa trắng đã được sử dụng lâu đời ở nước ta và mang tới nhiều hiệu quả tuyệt vời đối với sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên khi dùng với liều lượng quá cao hoặc không đúng cách sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng tới tính mạng. Do đó dù bất kỳ lý do nào cũng không được tự ý dùng hay thêm liều mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước. Xem thêm:Những tác dụng của cây xá xị mà bạn có thể chưa biếtCây chìa vôi chữa xương khớp có thực sự hiệu quả không?Cây gối hạc trị xương khớp có hiệu quả như lời đồn?Cây mã tiền - Không biết cách sử dụng sẽ là con dao hai lưỡiNhững công dụng của Thiên niên kiện mà có thể bạn chưa biết
Khi nhắc tới cây xá xị nhiều người sẽ nghĩ ngay tới những tác phẩm mỹ nghệ có giá trị cao như tượng phật, thần tài,...Nhưng thực tế, loài cây này còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe như giúp giảm căng thẳng, giảm đau, hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch, hô hấp. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu rõ hơn về tác dụng của cây và những lưu ý khi sử dụng chúng. Tìm hiểu về tác dụng của cây xá xịTìm hiểu về cây xá xị là cây gì?Cây xá xị có tên khoa học là Cinnamomum parthenoxylon, thường được người dân gọi là Vù hương, Re dầu, Xã xị,...Cây được phân phối chủ yếu ở vùng rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia,...Ở nước ta, cây mọc nhiều tại một số tỉnh miền núi như: Nghệ An, Cao Bằng, Thái Nguyên,...Đặc điểm hình tháiCây xá xị thuộc loại thân gỗ, có chiều cao trung bình từ 12 - 18m, thân thẳng hình trụ, gốc phình to ra. Vỏ cây có màu nâu xám, nứt ra từng mảnh nhỏ. Cây xá xị lá to, mọc so le, rộng từ 5 - 7cm, dài 12 - 18cm. Lá cây xá xị có hai loại gân cùng xuất hiện trên một cành như gân dạng lông chim và dạng 3 gân. Cuống lá ngắn, nhỏ 4cm. Hoa màu trắng, có mùi nhẹ nhàng. Quả mọng nước, khi chín có màu vàng hoặc tím đen, mùi thơm thoang thoảng. Hình ảnh cây xá xịChế biến và bảo quảnGỗ xá xí rất quý giá nên thường được dùng để làm đồ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, tượng phật,...Bởi trong thân và rễ của xá xị có chứa 1 - 2% tinh dầu với nhiều công dụng tuyệt vời đối với đời sống và sức khỏe, nên đã được nghiên cứu và điều chế bằng phương pháp chưng cất. Tinh dầu thu được có màu vàng nhạt, thơm nhẹ, bao gồm: safrol (75 %), eugenol, pinen, long não, phellandrene.Cây xá xị có mấy loại?Hiện nay, cây xá xị rừng được chia làm 2 loại:Cây xá xị đỏ: Khi khai thác nó đã có màu đỏ sẫm so với nhiều loại cây khác để lâu ngày. Loại gỗ này thường mang ý nghĩa may mắn và đó là lý do tại sao thường được chọn để làm các sản phẩm phong thủy đắt tiền.Cây xá xị xanh: Cây có thớ xanh nhạt như tro, có khả năng chịu nước cao.Cây xá xị có tác dụng gì đối với sức khỏe?Công dụng cây xá xị mang tới cho sức khỏe hầu hết được phát huy ở thành phần tinh dầu của cây, được nghiên cứu để ứng dụng điều trị phổ biến ở những người bị huyết áp cao, khớp, đau đầu, hệ thống miễn dịch yếu,...Tác dụng giảm đau, viêm khớpTinh dầu xá xị được nhiều người bệnh áp dụng như một biện pháp giảm đau từ thiên nhiên khá hiệu quả. Bởi tác dụng giảm viên, tăng tuần hoàn tại chỗ từ đó giảm cảm giác đau viêm do bị bệnh lý xương khớp. Thực tế, bản chất chống viêm là của các thành phần trong tinh dầu, dù không có safrole thì vẫn sẽ có tác dụng dịu các mô và kích thích lưu lượng máu để khớp được bôi trơn. Bên cạnh đó, pha loãng tinh dầu có thể dùng để xoa bóp nhằm giảm đau đầu, đau nhức cơ xương khớp,...Xá xị có tác dụng giảm đau nhức xương khớpBệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau có thể mang lại hiệu quả tốt và nhanh chóng nhưng chúng thường đi kèm với nhiều tác dụng không mong muốn. Do đó việc sử dụng phương pháp từ thiên nhiên là một cách giúp cơ thể tránh được tác dụng phụ của thuốc giảm đau. Tác dụng hỗ trợ bệnh lý về đường hô hấpTinh dầu của loài cây này có tác dụng hóa lỏng và đẩy đờm, chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Hoạt chất trong tinh dầu hoạt động như một thuốc có công dụng long đờm, tránh tình trạng ứ đọng đờm gây khó thở ở đường hô hấp dưới. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, phản xạ ho còn kém chưa có khả năng tự đẩy đờm ra.Khi sử dụng xá xị cần kết hợp thêm với tinh dầu tràm để tăng tác dụng khi ngửi hoặc xông hơi. Tác dụng sát khuẩn trên da Tinh dầu xá xị cũng có tác dụng khử trùng giống với một số loại tinh dầu khác. Có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của nấm, vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng. Ngoài ra, loại dầu này có mùi thơm nhẹ nhàng, dễ chịu, loại bỏ nhanh gọn vi sinh vật gây bệnh lên vết thương.Giúp giảm tình trạng stress, mệt mỏiKhi cuộc sống và công việc quá áp lực khiến bạn căng thẳng mệt mỏi thì việc sử dụng tinh dầu xá xị sẽ giúp cải thiện tình trạng rất nhiều. Chúng giúp giảm lo lắng, đẩy lùi stress và dịu hệ thần kinh.Giảm tình trạng căng thẳng hiệu quảSử thêm bằng cách thêm khoảng 5 giọt tinh dầu vào bồn tắm và ngâm trong 10 - 15 phút. Hương thơm dịu nhẹ sẽ giúp cơ thể được thư giãn nhanh chóng.Giúp giảm sự khó chịu ở dạ dàyTinh dầu còn có khả năng giúp hoạt động đường tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn, cải thiện được sự khó chịu ở dạ dày. Cách tốt nhất là thêm 2 giọt dầu vào lòng bàn tay rồi xoa nhẹ nhàng vùng bụng tầm 15 phút.Tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hoạt động của một số cơ quanTính dầu xá xị có khả năng giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể và thực hiện nhiều hoạt động cần thiết cho cơ thể. Điển hình như kích thích nội tiết tố, kiểm soát dịch mật và điều hòa kinh nguyệt,..Tăng cường sinh lý phái mạnhMột tác dụng nữa được nhắc tới là khả năng giúp tăng cường sinh lý, cải thiện triệu chứng rối loạn cương dương cùng một số vấn đề khác ảnh hưởng tới chức năng sinh dục. Từ đó chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể.Đối với nam giới bị xuất tinh sớm, nên dùng 2 - 3 giọt tinh dầu, rồi xoa lên vùng ngực để có thể kéo dài thời gian cương dương. Đồng thời xoa lên bàn tay cũng là 1 cách để gắn kết mối quan hệ vợ chồng.Cải thiện làn da và chống lão hóaCó thể nhiều người chưa tới chức năng hỗ trợ chăm sóc da của tinh dầu và làm làn da của bạn được chắc khỏe hơn. Chúng sẽ hỗ trợ tăng quá trình tái tạo tế bào da, ngăn ngừa chảy xệ và hạn chế da bị lão hóa. Không chỉ vậy mà tinh dầu còn giúp cải thiện lỗ chân lông to, da bị mụn. Nên kết hợp với nhiều sản phẩm dưỡng da khác để tăng hiệu quả.Hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa daMột số lưu ý khi sử dụng cây xá xịTuy có nhiều công dụng như thế nhưng xá xị vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ khác nhau như nôn mửa, chóng mặt, tăng huyết áp, dị ứng. Bởi trong tinh dầu có chứa safrol nên nguy gặp phải phải những triệu chứng rất dễ. Do đó phải lưu ý một số vấn đề sau:Gặp vấn đề về đường tiêu hóaTinh dầu xá xị có chứa một hàm lượng lớn safrol nên sẽ gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo báo cáo, đã có nhiều trường hợp bị buồn nôn sau khi dùng xá xị. Do đó không nên tự ý dùng quá nhiều mà phải hỏi ý kiến của chuyên gia ý tế cụ thể. Gặp phải phản ứng dị ứngMột số người bệnh có thể dị ứng với thành phần chứa trong tinh dầu này, nên khi uống hoặc bôi tại chỗ có thể khiến da bị mẩn đỏ và ngứa. Gây tăng huyết ápViệc sử dụng quá nhiều tinh dầu có thể khiến huyết áp bị tăng cao. Điều này sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh bị tim mạch hoặc nhiều bệnh lý khác. Gây ảo giácLoại dầu này khi dùng có thể gây ảo giác. Thực chất, đây là tiền chất để sản xuất MDMA ( Thuốc lắc).Gây ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ emTinh dầu xá xị có thể gây kích thích cơn co thắt tử cung, gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi và nặng hơn là sẩy thai. Còn đối với trẻ em thì tuyệt đối không được dùng vì một lượng nhỏ safrol cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.Tác dụng của cây xá xị trong ngành y học có thể còn mới lạ đối với một số người, vì từ lâu cây được sử dụng để làm đồ mỹ nghệ. Nhưng thực chất, cây có rất nhiều công dụng và mang tới giá trị cho sức khỏe và cuộc sống, nhất là tinh dầu. Tuy nhiên, việc lạm dụng có thể gây nên nhiều tác dụng không tốt đối với cơ thể, do đó trước dùng hãy hỏi ý kiến của chuyên gia y tế nhé.Xem thêm:Cây chìa vôi chữa xương khớp có thực sự hiệu quả không?Cây gối hạc trị xương khớp có hiệu quả như lời đồn?Cây mã tiền - Không biết cách sử dụng sẽ là con dao hai lưỡiNhững công dụng của Thiên niên kiện mà có thể bạn chưa biếtMộc qua - Khắc tinh của tiêu chảy và đau xương khớp
Nhắc tới cây Chìa vôi, chúng ta nghĩ tới ngay công dụng giảm đau nhức xương khớp, chữa bong gân sưng nề cùng nhiều tác dụng đáng kinh ngạc khác đối với sức khỏe. Nhưng mấy ai có thể hiểu rõ về loài dược liệu này cũng như cách sử dụng, liều dùng hiệu quả nhất. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp được các thắc mắc của bạn nên đừng vội bỏ qua nhé.Tìm hiểu về tác dụng của cây chìa vôiTìm hiểu về cây chìa vôi là cây gì?Cây chìa vôi có tên khoa học là Cissus modeccoides Planch, thuộc họ Nho. Được dân gian gọi với nhiều tên như dây chìa vôi, bạch phấn đằng, bạch liễm,...Cây thường mọc ở những vùng có nhiều ánh sáng, độ ẩm cao, nơi bờ bụi, ven rừng hoặc suối. Ở Việt Nam, cây được phân bố chủ yếu ở Lào Cai, Ninh Bình, Đà Nẵng, Ninh Thuận…Đặc điểm hình tháiChìa vôi thuộc thân leo, ưa sáng, chịu được hạn hán, có kích thước nhỏ, dài tầm 2 - 4m. Thân cây tròn nhẵn, nhiều tua cuốn giúp bám chắc vào vật chủ, toàn thân được phủ bởi một khớp phần trắng. Do đó nhiều người mới gọi là bạch đằng phấn (cây chìa vôi trắng).Lá cây mọc đơn lẻ, hình dạng có thể khác nhau, so le với thân, xẻ thùy chân vịt, cuống lá hình tim, ở phía gốc hình mác gần như nguyên, lá phía trên chia 5 đến 7 thùy dài, mép răng cưa.Hình ảnh cây chìa vôiHoa mọc theo chùm, màu vàng nhạt, đối diện với lá nhưng ngắn hơn lá. Quả chìa vôi nang tròn, có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu đen. Củ có hình dáng giống với quả trứng, vỏ ngoài màu đen nhưng bên trong ruột là trắng.Chìa vôi thường ra hoa vào tháng 4 - 8, ra quả vào tháng 5 - 10.Cây chìa vôi có mấy loại? Dựa vào hình dạng của lá và danh pháp khoa học, người ta đã phân loại chìa vôi theo từng mục đích khác nhau như:Cây chìa vôi 4 cạnh ( Tên khoa học: Cissus quadrangulus L.): Dùng để điều trị rối loạn tiêu hóa.Cây chìa vôi 6 cạnh ( Tên khoa học: Cissus hexangularis Thorel ex Planch.): Dùng để điều trị bệnh xương khớp.Cây chìa vôi Java (Tên khoa học: Cissus javanica Don): Có tác dụng tiêu thũng, tán ứ, điều trị xương khớp. Cây chìa vôi bò ( Tên khoa học: Cissus repens Lam.): Điều trị vết loét, xương khớp.Cây chìa vôi lông ( Tên khoa học: Cissus assamica): Chữa mụn nhọt, tiêu thũng và giải độc.Chìa vôi mũi giáo (Tên khoa học: Cissus hastata): Chữa đau nhức xương khớp. Thu hái và cách chế biếnBộ phận được dùng làm thuốc bao gồm tất cả phần rễ củ và dây lá, được người dân thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là mùa khô. Củ hình quả trắng, dính liền với gốc cây, hai đầu hơi nhọn, bên ngoài màu đen, bên trong trắng. Với phần rễ củ: Sau khi đào về, tiến hành rửa sạch với nước để loại bỏ hết bụi bẩn, đất cát. Ngâm nước qua đêm cho tới khi mềm, thái mỏng và phơi khô. Khi muốn sử dụng, hãy đem dược liệu đi ngâm với nước vo gạoPhần dây lá thì đem đi cắt ngắn từng đoạn, rửa sạch và sao nóng rồi phơi khô. Có thể tán thành bột hoặc tẩm với rượu và sao. Cách chế biến dược liệu chìa vôiChú ý dược liệu sau khi sơ chế khô cần phải bảo quản ở nơi khô ráo, trong túi kín. Tránh đặt vào những nơi ẩm mốc, tránh ánh nắng mặt trời.Thành phần hoá họcTrong cây chìa vôi có chứa một số thành phần chính sau: Thân dây chứa: Phenolic, saponin, acid amin, acid hữu cơ ( Theo cuốn Trung dược từ hải quyển II. 1728).Lá và ngọn có chứa: 91,3% nước; 5,4% glucid; 1,4% protid; 1,1% xơ; 0,8% tro bao gồm 42,5 mg% vitamin C, 1,5 mg% carotene ( Theo cuốn từ điển cây thuốc Việt Nam 1999 ).Cây chìa vôi có tác dụng gì theo Y học cổ truyềnTheo y học cổ truyền, chìa vôi có vị đắng chua, tính mát tác dụng thông kinh, trừ tê thấp, đau lưng, phá huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu độc. Từ xưa, người dân thường dùng lá và ngọn non để nấu nước chua. Củ được dùng để chữa đau nhức xương khớp, tê thấp, sưng tấy và chữa rắn cắn. Bên cạnh đó, dược liệu còn dùng làm thuốc xổ, nhuận tràng.Để chữa sưng tấy, mụn nhọt: Vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối rồi đắp tại vùng bị tổn thương.Chữa rắn cắn: Giã lá cây với muối, nhai lấy bã rồi đắp lên vết thương. Có thể kết hợp cùng Chu me đất, quế chi, lá trầu không, hoa vàng , gừng, vôi, đem tất cả đi giã nát, thêm nước gạn uống rồi lấy bã đắp.Cây chìa vôi có tác dụng gì theo Y học hiện đạiHiện nay các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của các thành phần trong dược liệu và chỉ ra một số công dụng chính sau:Hỗ trợ điều trị bệnh lý liên quan đến xương khớpChìa vôi là một dược liệu quý, chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe như saponin, acid hữu cơ, phenolic và acid amin. Trong đó saponin có khả năng hỗ trợ giảm các triệu chứng về bệnh lý cơ xương khớp, giảm sưng viêm hiệu quả. Phenolic cũng có tác dụng giảm viêm, các amin tăng cường dưỡng chất cho xương khớp. Vậy cây chìa vôi trị bệnh gì?Chữa đau khớp gối, đau lưng,...Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống lưngBong gânThoái hóa khớpTuy nhiên, để có thể phát huy được hết tác dụng của dược liệu, cần phải dùng đúng liều lượng quy định.Cây chìa vôi có tác dụng điều trị xương khớp Tác dụng lợi tiểuSau khi tiêm một liều độc nọc rắn hổ mang và chuột dùng chìa vôi, các nhà nghiên cứu đã thấy rằng tỷ lệ sống của chuột được kéo dài hơn. Nhờ đó đã phát hiện được công dụng lợi tiểu của dược liệu quý này.Hỗ trợ điều trị sỏi thậnSau khi áp dụng bài thuốc để chữa sỏi niệu quản đối với bệnh nhân có sỏi đường kính không quá 0,5cm, chức năng thận tốt hoặc chỉ đang giảm nhẹ. Kết quả cho thấy 57% người bệnh đạt mức khá, 17% đạt mức trung bình và 26% đạt mức kém. Liều dùng và cách sử dụngTùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà liều dùng cũng sẽ khác nhau. Thông thường phương pháp sắc nước uống và giã ra đắp lên là được nhiều người dùng nhất. Sắc nước uống : 6 - 20gĐắp thì liều lượng tùy thuộc vào diện tích vị thương.Một số bài thuốc dân gian sử dụng cây chìa vôiBài thuốc chữa thoát vị đĩa đệmChìa vôi từ xa xưa đã được ứng dụng nhiều trong điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp giảm các cơn đau nhức từ cột sống, cơn đau mỏi vai gáy,...Chuẩn bị: 40g thân rễ lá chìa vôi, 20g lá lốt, 20g rau dền gai, 20g cỏ xước, 20g tầm gửi.Thực hiện: Rửa sạch toàn bộ dược liệu trên, rồi sắc với 1L nước, đun lửa nhỏ. Sắc đến khi còn 1 nửa nước thì tắt. Chia nước sắc thành 3 phần, uống trong ngày, sau bữa ăn 30 phút. Nên duy khi khoảng 1 tháng và uống khi còn ấm.Bài thuốc chữa thoái hóa cột sốngThoái hóa cột sống gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống do thường xuyên xuất hiện những cơn đau chạy dọc từ đốt sống cổ đến lưng. Tuy nhiên khi kết hợp chìa vôi với các vị dược liệu khác có thể làm giảm cơn đau hiệu quả.Chuẩn bị: 50g chìa vôi, 20g đương quy, 10g xuyên khung, 40g ngưu tất, 20g cẩu tích và 1 lít rượu trắng. Cách thực hiện: Rửa sạch các vị dược liệu, để cho ráo nước và cho vào 1 hũ thủy tinh có nắp đậy. Đổ 1 lít rượu trắng vào và ngâm trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày uống 1 - 2 chén nhỏ, dùng cho tới khi có dấu hiệu thuyên giảm. Đối với người có triệu chứng nặng hoặc không uống được rượu thì có thể đắp, chườm trực tiếp lên.Bài thuốc cây chìa vôi chữa đau nhức xương khớpChuẩn bị: 20g chìa vôi khô và 15g lá lốt khôThực hiện: Rửa sạch tất cả dược liệu, rồi sắc với nửa lít nước, đun sôi tới khi còn 250ml nước thì tắt bếp. Chia thành 2 phần bằng nhau, uống trong ngày. Những lưu ý khi áp dụng bài thuốc có dây chìa vôiTùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc, mà chúng ta có các phương pháp điều trị khác nhau. Khi sắc nước uống hoặc đem đi giã nát và đắp ngoài da thì phải đảm sử dụng đúng liều lượng. Đồng thời trên thị trường hiện nay thật giả lẫn lộn, do đó phải lựa chọn mua dược liệu từ các đơn vị có độ tin cậy cao, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ. Bên cạnh đó, để dược liệu có thể phát huy hết tác dụng và tránh gặp tác dụng phụ, người bệnh không nên tự ý dùng mà phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra nếu đã thực hiện phương pháp này thì cần phải kiên trì dùng thì mới đem lại hiệu quả tích cực. Nếu dùng một thời gian mà kết quả không được khả quan thì phải ngừng sử dụng và tới gặp bác sĩ ngay. Phụ nữ có thai, đang cho con bú và người bị dị ứng không được sử dụng dây chìa vôi. Hy vọng qua bài viết trên đây sẽ giúp người bệnh có thêm thông tin về cây chìa vôi chữa xương khớp như thế nào và một số lưu ý khi sử dụng để điều trị. Và để đảm bảo an toàn, trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào phải hỏi ý kiến của bác sĩ ngay.Xem thêm:Cây gối hạc trị xương khớp có hiệu quả như lời đồn?Cây mã tiền - Không biết cách sử dụng sẽ là con dao hai lưỡiNhững công dụng của Thiên niên kiện mà có thể bạn chưa biếtMộc qua - Khắc tinh của tiêu chảy và đau xương khớpCây huyết đằng - Vị thuốc quý trong kho tàng thuốc Nam